Bài của đệ tử Pháp Luân Đại Pháp Trung Quốc

[MINH HUỆ 13-1-2008] Ai cũng biết về công dụng của gương. Tuy nhiên, Hoàng đế Thái Tông triều đại nhà Đường lại đề cập đến một loại gương khác. Sau đại quan Nguỵ Trưng trung chính nhất của ông qua đời, Đường Thái Tông đã nói với mọi người trong triều, “Dùng gương làm bằng đồng, người ta có thể chỉnh trang mũ áo; dùng lịch sử làm gương, người ta có thể hiểu được thịnh suy của xã hội; dùng người làm gương, người ta có thể suy xét được thành tựu và sai lầm cũa mình.” Những chiếc “gương” rất quan trọng vì nó giúp người ta nhận ra thiếu sót của bản thân.

Pháp Luân Đại Pháp đã thiết lập một con đường tu luyện giữa xã hội người thường cho nhân loại. Người ta phải dùng Pháp như một tiêu chuẩn so sánh và tu tâm của mình. Bất kì suy nghĩ và chấp trước nào cũng cần được xem xét qua tấm kính Chân-Thiện-Nhẫn. Phải như vậy giữa gia đình, nơi công tác, hoặc giữa các bạn đệ tử, đấy tất cả đều là môi trường cho tu luyện; tất cả đều biểu hiện những cảnh giới khác nhau của chúng ta với tư cách người luyện công. Bất kì ai và bất kì điều gì có quan hệ với chúng ta đều là tấm gương cho chúng ta, đều giúp chúng ta nhìn ra những chấp trước của mình và vứt bỏ chúng. Điều này đặc biệt đúng giữa những người tu luyện. Đôi khi có những xung đột giữa những người tu luyện, những quan niệm cũa chúng ta bảo ta rằng chúng ta không nên làm tổn hại Đại Pháp, và chúng ta hạ thấp tiêu chuẩn của bản thân mình đối với chính mình. Thông thường đây là một chấp trước sâu kín. Tôi có khá nhiều kinh nghiệm trong vấn đề này. Tất nhiên tất cả đều được Sư Phụ an bài để chúng ta tu luyện và tinh tấn nhanh chóng.

Lấy cá nhân tôi làm ví dụ. Tôi đã tu luyện trong mười năm qua. Cho dù tôi luôn giữ mình ở những đòi hỏi cao, tôi vẫn thấy những sai sót của bản thân qua các hành xử của người khác, đặc biệt là các bạn tu. Từ lúc còn trẻ, tôi luôn nhận được nhiều lời tán dương. Anh chị em tôi tất cả đều nghĩ tôi là người quả quyết nhất, và cha mẹ tôi cũng đánh giá tôi khá cao. Ở nơi công tác, vì vị trí của tôi, tôi có khá nhiều ảnh hưởng. Kết quả là đôi khi tôi cũng có thể là người chuyên quyền và không biết điều. Tôi bắt đầu sự nghiệp với vai trò là nhà giáo, do vậy tôi có thói quen lên lớp người khác. Từ khi bắt đầu tu luyện, Sư Phụ thường thông qua chồng và con tôi để giác ngộ và chỉ giáo ra những điều tôi còn thiếu sót. Tuy vậy, tôi cũng đôi lần lơ là việc tu luyện vì tôi chỉ coi chồng con như những thành viên gia đình mà thôi.

Mới đây, tôi đã chỉ ra một số thiếu sót của một bạn đồng tu khác, như là sự tranh đấu, thiếu khoan dung kiên nhẫn, và đôi khi tật đố. Tôi nhìn vào bên trong, và đột nhiên nhận thấy những vấn đề này cũng tồn tại nơi bản thân mình ở nhiều cấp độ khác nhau, thậm chí đôi khi còn tồi tệ hơn những thứ nơi bạn đồng tu khác. Sư Phụ đã liên tục nhắc nhở chúng ta tìm kiếm bên trong. Khi hai người nào đó có xung đột, cả hai đều cần phải nhìn lại bên trong mình. Thậm chí những người khác chứng kiến cuộc xung đột đó cũng phải nhìn nhận bên trong mình.

Rất nhiều bài viết trên trang Minh Huệ Net đã phản ánh được sự sáng suốt và những suy nghĩ hợp lí của các bạn đồng tu, điều đó cũng đã giúp tôi nhìn thấy những sai sót và chấp trước của bản thân, bao gồm cả những thứ như sự phù phiếm, quan trọng hoá bản thân, và sự tranh đấu. Nếu tôi không dùng các bạn tu làm gương, nếu không có sự dạy bảo quí báu “tìm kiếm bên trong” của Sư Phụ, sao tôi có thể nhận ra nhiều chấp trước như vậy! Nếu tôi không thể tìm ra và loại bỏ chúng, làm sao tôi có thể tinh tấn! Sư Phụ đã tạo một hoàn cảnh tu luyện tốt nhất cho chúng ta. Chính là chúng ta phải biết trân trọng điều đó như thế nào và kiểm soát mọi điều cho thật tốt.

 

Bản Hán văn: https://big5.minghui.org/mh/articles/2008/1/13/170175.html

Bản Anh văn: https://en.minghui.org/html/articles/2008/1/23/93524.html

Đăng ngày 29-1-2008; bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai để sát hơn với nguyên tác.

Share