Bài viết của học viên Pháp Luân Đại Pháp tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc
[MINH HUỆ 20-09-2023] Hôm qua tôi đã đến thăm bà Kang, một học viên 78 tuổi. Chỉ mới vài tháng không gặp mà bà sa sút nhanh quá, điều đó khiến tôi bị sốc.
Bà Kang nằm trên giường, tóc cắt ngắn như nam nhân, khuôn mặt xanh xao, tiều tụy, trên tay chân bà lưu lại những vết gãi (giả tướng của bệnh tiểu đường). Tôi hỏi tại sao bà không ngồi dậy và nghe Sư phụ giảng Pháp. Sẽ không ổn nếu cứ nằm trên giường như thế này. Bà ấy nói với tôi rằng đã vài tháng nay bà không nghe Pháp hay luyện công.
Tôi nhìn thấy một chiếc MP3 đang sạc trên bàn nên tôi đã bật lên cho bà nghe. Tôi rất sốc khi biết rằng đó không phải là các bài giảng của Sư phụ mà là nhạc Phật giáo do con gái bà đã thu âm cho bà. Người giúp việc cho biết bà Kang đã nghe nhạc này được vài tháng. Tôi hỏi bà Kang máy nghe nhạc MP3 có các bài giảng và nhạc luyện công của Sư phụ Lý (nhà sáng lập Đại Pháp) ở đâu, bà nói rằng mình không biết, có lẽ con gái bà đã cất đi rồi.
Vài năm trước, sau khi đi thăm con gái ở Bắc Kinh về, bà Kang bắt đầu phải chịu đựng thống khổ trên thân thể. Thời điểm đó, bà vừa mới được thả sau một vụ bắt giữ. Trong nhóm học Pháp của chúng tôi, có hai đồng tu lo ngại rằng bà có thể bị công an theo dõi, nên chúng tôi đã không để cho bà đến học Pháp. Không có môi trường tu luyện tập thể, bà chuyển đến nhà con gái và không mang theo sách Đại Pháp. Hàng ngày, con gái bà đã mở nhạc Phật giáo cho bà nghe. Bà đã không phát chính niệm để loại bỏ can nhiễu và bắt đầu sa sút ngay sau đó.
Bà Kang nói với tôi rằng bà không thể chịu đựng được nữa và muốn chết. Tôi bảo bà đừng suy nghĩ như vậy. Bà đã chờ đợi hết đời này sang đời khác để đắc được Đại Pháp và trở thành đệ tử Đại Pháp. Sư phụ đã gánh chịu rất nhiều và khổ tâm an bài cho đệ tử Đại Pháp thời kỳ Chính Pháp. Nếu bà bỏ cuộc, làm sao bà có thể đối diện với lòng từ bi của Sư phụ và những chúng sinh trong thế giới của bà vốn đã đặt hy vọng được cứu độ vào bà đây?
Tôi nói: “Bác phải có trách nhiệm với bản thân và chúng sinh trong thế giới của mình. Chỉ bằng cách tu luyện tinh tấn, bác mới có thể cứu được họ. Bác phải tăng cường chủ ý thức của mình lên.“
“Nếu con gái không cho bác học Pháp, luyện công, liệu cô ấy có thể giúp bác đắc chính quả và mang đến cho bác một tương lai tươi sáng không? Nếu bác ngừng tu luyện Đại Pháp vì không muốn làm cô ấy buồn, đó chẳng phải là tình sao? Bác không nghĩ đến việc làm Sư phụ thất vọng và để cho Ngài thất vọng sao? Là một người chân tu, bác cần đo lường mọi việc dựa trên Pháp chứ không phải những gì con gái hay người giúp việc nói với bác. Chúng ta cần phải đối đãi với mọi việc, dù đó là tình thân quyến hay sự sách nhiễu bức hại của cảnh sát, bằng chính niệm. Chúng ta nên tự nhủ rằng chúng ta là đệ tử của Sư phụ và chỉ chiểu theo Pháp của Sư tôn để làm tốt ba việc.”
Bà Kang hỏi: “Tại sao trong quá trình tu luyện tôi luôn phải vật lộn với nghiệp bệnh và bây giờ tôi còn tệ hơn?” Qua câu hỏi của bà, tôi thấy dường như lý giải về Pháp của bà chỉ ở trên bề mặt và bà không thực sự nhận thức được tu luyện là gì và tại sao chúng ta tu luyện.
Tôi nói: “Kể từ ngày bước vào tu luyện Đại Pháp, chúng ta đã không còn là người thường nữa. Chúng ta là những người tu luyện. Sư phụ an bài lại cuộc sống của chúng ta dựa theo căn cơ, nghiệp lực, ngộ tính và ý chí của chúng ta. Ngài đã an bài một cách có hệ thống để chúng ta vượt quan và loại bỏ nghiệp lực. Trên con đường tu luyện sẽ có khổ nạn, có những mấp mô ghập ghềnh, thật thật giả giả để chúng ta ngộ.”
Bà còn hỏi: “Tại sao một số bạn bè của tôi không tu luyện Đại Pháp lại có sức khỏe tốt hơn tôi? Họ cứ vui vẻ ăn chơi và gặp rất ít khổ nạn.”
Tôi giải thích: “Bởi vì, là một người tu luyện, chúng ta cần phải tiêu nghiệp và trả nợ. Toàn bộ quá trình tu luyện là để chúng ta tịnh hóa thân thể và đề cao. Khi chịu đựng về mặt thể chất, tâm tính của chúng ta đề cao và cảnh giới của chúng ta thăng hoa. Đối với người thường, nhìn bề ngoài thì họ dường như không có bệnh, đó là vì nghiệp lực của họ chưa xuất ra, khi hơi có bệnh họ liền uống thuốc, không cho nghiệp bệnh xuất ra mà tích lũy vào trong thân thể. Còn đối với chúng ta, nghiệp lực đang bị đẩy ra từ tầng thâm sâu nhất, từng lớp từng lớp một, cho đến khi mọi thứ được tiêu hết. Cơ thể chúng ta sẽ được chuyển hóa thành vật chất cao năng lượng. Tiêu nghiệp có nhiều hình thức, cả thân thể và tinh thần đều phải chịu đựng thống khổ, chúng ta còn nợ gì thì phải hoàn trả đó. Trước khi có thể đạt viên mãn và trở về nhà với Sư tôn, chúng ta sẽ phải hoàn trả hết nợ và loại bỏ mọi quan niệm của người thường. Hết thảy nhân quả cần phải được giải quyết. Nếu chúng ta nhận thức được những Pháp lý này thì lúc vượt qua sẽ không quá khó khăn.”
Sư phụ giảng:
“Chư vị ở nơi người thường hàng ngày an nhàn thoải mái, thì chư vị tu làm sao? Nghiệp lực của chư vị chuyển hoá thế nào? Ở đâu có được hoàn cảnh để đề cao tâm tính chư vị và chuyển hoá nghiệp lực của chư vị?” (Bài giảng thứ sáu, Chuyển Pháp Luân)
Tôi giục bà Kang niệm “Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân-Thiện-Nhẫn hảo.” Tôi nói: “Nếu bác thực sự coi mình là một người tu luyện Đại Pháp, Sư phụ sẽ giúp bác.”
Bà Kang gật đầu và nói rằng mình cảm thấy tốt hơn rất nhiều. Tôi thực sự hy vọng bà có thể tăng cường chính niệm và vượt qua khảo nghiệm này.
Là người tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, chúng ta cần nhìn nhận sự việc khác với người thường. Khi chúng ta chịu đựng sự khó chịu, chúng ta nên coi đó là hảo sự. Tất cả chúng ta đều đã tạo ra vô số nghiệp lực trong tiền kiếp. Việc trả nợ sẽ không hề dễ chịu chút nào. Chỉ bằng cách chịu đựng thống khổ, chúng ta mới có thể trả được nợ và thực sự đề cao.
Bản quyền © 2023 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.
Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2023/9/20/465004.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/10/20/212555.html
Đăng ngày 07-11-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.