Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc
[MINH HUỆ 10-09-2023] Hiện tại, đôi lúc nhiều học viên cao tuổi vẫn đang trải qua “nghiệp bệnh”. Một số người tin rằng họ có “bệnh” này hay “bệnh” kia. Đối với một số khác, trong khi họ không nói rằng đó là bệnh, họ vẫn nhìn nhận sự không thoải mái là bệnh. Một số người mắc kẹt trong ma nạn trường kỳ và một số người thậm chí đã ra đi.
Với việc tiến trình Chính Pháp sắp tiến đến thế gian và vào khoảng thời gian then chốt này để cứu độ chúng sinh, hiện tượng như thế chính là một can nhiễu nghiêm trọng và một hữu lậu trong tu luyện của chúng ta.
Tu luyện là thay đổi bên trong chứ không phải hình thức bề mặt
Vì các đệ tử Đại Pháp ở Trung Quốc Đại lục đã phải hứng chịu đàn áp trong một thời gian dài, nhiều học viên đã bị bức hại và chịu đựng những tổn thương to lớn về thể chất và tinh thần.
Khi một số người xuất hiện triệu chứng nghiệp bệnh, họ băn khoăn: “Mình đã phó xuất rất nhiều cho Đại Pháp, tại sao mình vẫn bị như vậy?”
Một hiện tượng phổ biến trong các học viên là xem khối lượng công việc giảng chân tướng mà họ hoàn thành như là tu luyện. Họ nhìn nhận nhiều điều trong tu luyện như là các nhiệm vụ cần phải hoàn thành. Bản thân tôi từng như thế trước đây và đã bị bức hại nhiều lần. Tôi nhận thấy nhiều học viên vẫn còn mắc phải vấn đề này. Điều quan trọng đối với họ là “hôm nay mình học bao nhiêu bài giảng và luyện công được bao lâu”.
Họ luôn dùng quan niệm người thường để đánh giá sự việc. Bất cứ khi nào họ gặp vấn đề thì đều giống như Sư phụ giảng:
“Còn có một bộ phận các học viên, trong đó gồm cả một số học viên tu lâu, bình thường đều làm các việc Đại Pháp, học Pháp cũng không buông lơi, nhưng đến thời khắc then chốt thì vẫn không vượt qua được.” (Hãy tỉnh)
Sau khi bị bắt, họ sẽ viết những bản cam kết (từ bỏ Đại Pháp) để đổi lấy tự do. Sau đó họ nói rằng mình đã “bước ra khỏi hang ổ tà ác bằng chính niệm”. Khi họ bị sách nhiễu hoặc bị ép buộc ký vào một số văn bản từ bỏ Đại Pháp, họ hợp lý hóa điều đó với lý do “cố gắng bảo vệ gia đình mình khỏi sự sách nhiễu”. Mỗi khi họ thấy không thoải mái, họ tin rằng đây là “nghiệp bệnh”.
Sư phụ đã liên tiếp đề cập đến vấn đề nghiệp bệnh trong Chuyển Pháp Luân và các bài giảng khác. Chúng ta nên biết rằng Sư phụ đã tịnh hóa thân thể cho chúng ta và cái gọi là nghiệp bệnh chỉ là một quan nạn để chúng ta đề cao. Nhưng khi chúng ta cảm thấy đâu đó không thoải mái, chúng ta lại quên Pháp và vẫn đánh giá sự việc bằng quan niệm người thường.
Tôi nghĩ vấn đề là cơ sở tu luyện của chúng ta chưa đủ vững chắc và đang dừng lại ở nhận thức cảm tính về Đại Pháp. Tu luyện là nghiêm túc, càng về cuối thì các tiêu chuẩn càng nghiêm ngặt và chúng ta càng không thể giải đãi.
Tín Sư tín Pháp không phải chỉ ở trên lời nói. Nó bao gồm việc đối đãi với bản thân như người tu luyện chân chính, áp dụng các nguyên lý của Pháp vào quá trình tu luyện, nhận thức vấn đề bằng chính niệm và đánh giá sự việc bằng Pháp thay vì quan niệm người thường.
Những kết quả của việc chấp trước vào sự tiêu trừ “nghiệp bệnh”
Một đồng tu đã đến thăm tôi. Cô ấy bị tăng huyết áp, chảy máu cam và sưng chân. Cô ấy cứ hay đến bệnh viện khám và cái chân sưng của cô ấy giờ đây còn tệ hơn. Cô ấy thắc mắc sự việc đã sai ở đâu. Cô ấy luyện công, học Pháp và phát chính niệm hàng ngày, cũng như ra ngoài nói chuyện với người dân về Pháp Luân Đại Pháp và cuộc bức hại. Tôi cũng tự hỏi bản thân và hỏi cô ấy rằng liệu cô ấy có chấp trước vào bệnh của mình, vào việc khỏe lại và đã buông bỏ được ý nghĩ về bệnh chưa. Cô ấy đã thực sự phù hợp với những yêu cầu đối với một người tu luyện Đại Pháp chưa?
Sư phụ đã giảng:
“Tu luyện rồi thì sự việc gì cũng đều là hảo sự.” (“Giảng Pháp ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới 2014”, Giảng Pháp ở các nơi XII)
Một số học viên trở nên căng thẳng mỗi khi họ cảm thấy có nghiệp bệnh. Chúng ta có xem đó là một hảo sự hay không? Họ sẽ tăng cường luyện công học Pháp và kéo dài thời gian phát chính niệm. Một vài người vẫn ra ngoài giảng chân tướng trong tình trạng thể chất kém và một số còn nhờ các đồng tu phát chính niệm cho họ. Họ có một tâm truy cầu mạnh mẽ muốn tiêu trừ “nghiệp bệnh” nhanh chóng nhất có thể.
Tôi hoàn toàn đồng tình rằng “khảo nghiệm nghiệp bệnh” là một “khảo nghiệm tâm tính”. Đối với người tu luyện, tâm truy cầu là một chấp trước tệ nhất, là dễ dàng bị tà ác lợi dụng nhất. Kết quả của sự truy cầu thường là đối lập lại. Nó kéo dài nghiệp bệnh hoặc làm tình trạng tồi tệ hơn, cuối cùng thì có thể lấy đi tính mạng của người tu luyện.
Có một đồng tu ở tuổi trung niên bắt đầu xuất hiện kinh nguyệt ồ ạt bất thường. Chị gái bà ấy, cũng là một học viên Đại Pháp, đã qua đời sau khi trải qua những triệu chứng tương tự. Ban đầu bà ấy bị sốc nhưng cuối cùng đã phó thác hết mọi thứ vào tay Sư phụ. Bà ấy tu luyện như thường lệ, hướng nội và không kể với bất kỳ đồng tu nào khác. Các triệu chứng của bà đã biến mất trong vòng một tháng.
Tín tâm thực sự đến từ việc tu luyện vững chắc
Có lần, một đồng tu đến gặp tôi. Tôi đã không gặp cô ấy trong nhiều tháng. Cô ấy liền bắt đầu kể ngay với tôi rằng cô bị một chiếc xe hơi tông vào bốn tháng trước và chân của cô vẫn chưa trở lại bình thường.
“Theo khoa học về lĩnh vực y tế, cần 100 ngày để vết thương lành hẳn. Cô là người tu luyện Đại Pháp nhưng vẫn chưa lành trong vòng bốn tháng. Có lẽ đã đến lúc tìm hiểu nguyên nhân rồi.” Tôi nói với cô ấy: “Có lẽ cô đang xem việc “bị tông xe” quá nghiêm trọng và hy vọng mình sẽ ổn giống hệt như ví dụ mà Sư phụ đưa ra trong Chuyển Pháp Luân: cụ bà hơn 50 tuổi bị xe hơi tông và đứng dậy rời đi mà không có bất kỳ thương tích nào. Cô có lẽ đã hành động giống hệt và nói với tài xế rằng cô tu luyện Đại Pháp nên sẽ ổn thôi, không cần đến bệnh viện.”
Cô ấy thốt lên: “Cô nói đúng đấy! Tôi đã làm như vậy.”
Tôi nói tiếp: “Nhưng cô biết rằng mình đã bị tông rất mạnh và sau đó nghĩ rằng nếu cô làm theo những gì mà Sư phụ đề cập đến trong sách, cô sẽ ổn. Chính điều đó là một truy cầu, thảo nào cô mất thời gian lâu như vậy để khỏe lại.
“Có lẽ hai chúng ta đều cần học từ việc này. Mỗi khi đối mặt với điều gì đó, thậm chí là điều xấu, chúng ta đều nên xem đó là một hảo sự. Có lẽ việc đó sẽ không thể ngăn cản được chúng ta chút nào!”
Một đồng tu khác đã ngoài 90 tuổi bị trượt ngã trong phòng tắm vào hôm nọ, cẳng chân của bà bị gãy hẳn ở ít nhất hai chỗ. Bà ấy không thể di chuyển vì cơn đau và vết sưng ở chân. Bà ấy bò trở lại giường và không coi trọng nó. Bà ấy học Pháp với các đồng tu như thường lệ và tiếp tục sinh hoạt hàng ngày một cách bình thường, thậm chí không kể với con cái của mình để họ không lo lắng.
Ba đêm liên tiếp, bà ấy mơ thấy Sư phụ đến chữa lành cho mình. Một tuần sau, bà ấy đã trở lại bình thường. Khi cháu gái bà biết tin, cô ấy đã nhanh chóng đến thăm bà. Cháu gái bà trước đây từng bị vẹo mắt cá chân và không hồi phục hoàn toàn sau một tháng. Nhưng đối với bà ấy, chiếc chân gãy đã hoàn toàn hồi phục trong vòng một tuần! Cô ấy chứng kiến sự thần kỳ của Đại Pháp và bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp.
Buông bỏ quan niệm người thường
Một đồng tu đắc Pháp cách đây không lâu bắt đầu xuất hiện tình trạng kinh nguyệt ồ ạt bất thường. Tâm cô ấy không vững nên đã đến bệnh viện kiểm tra. Cô ấy được chẩn đoán mắc ung thư di căn giai đoạn cuối và được đề xuất làm phẫu thuật. Cô ấy đã phẫu thuật.
Sau cuộc phẫu thuật, cô ấy biết tin rằng mình phải làm xạ trị và hóa trị thêm một năm nữa. Đột nhiên, cô ấy nghe thấy giọng nói của Sư phụ:
“Gốc của bệnh đã được dứt bỏ, chỉ còn chút dư khí đen kia để nó tự chạy xuất ra, để cho chư vị chịu một chút khó khăn, chịu một chút tội [khổ] ấy mà thôi; chư vị mà không chịu đựng một chút nào thì không thể được.” (Bài giảng thứ hai, Chuyển Pháp Luân)
“Chư vị làm một người tu luyện chân chính, Pháp Luân của chúng tôi [sẽ] bảo hộ chư vị. Gốc của tôi gắn trên vũ trụ, ai có thể động tới chư vị, người ấy có thể động đến tôi; nói thẳng ra, người ấy có thể động đến vũ trụ này.” (Bài giảng thứ nhất, Chuyển Pháp Luân)
Mắt cô ấy ngấn lệ: “Đúng thế! Mình là một đệ tử Đại Pháp và chỉ đi trên con đường mà Sư phụ đã an bài cho mình. Chỉ có Sư phụ và Đại Pháp mới có thể chữa lành cho mình!”
Cô ấy buông bỏ quan niệm người thường và không làm bất kỳ xạ trị hay hóa trị nào. Cô ấy về nhà, kiên trì học Pháp luyện công, phát chính niệm và giảng chân tướng. Chẳng mấy chốc, cô ấy đã hồi phục!
Việc một người phẫu thuật hay không không phải là vấn đề then chốt, then chốt là liệu người đó có thể buông bỏ nhân tâm và quan niệm người thường hay không. Khi một số đồng tu đối diện với “nghiệp bệnh”, tâm của họ không vững vàng. Họ sợ khi không đến bệnh viện và cũng sợ khi làm như vậy, thế nên trường kỳ uống “thực phẩm chăm sóc sức khỏe” và nói rằng đó không phải thuốc, đồng thời tiếp tục làm các việc Đại Pháp. Họ cảm thấy an toàn khi theo cách đó. Hành động của họ đã dẫn đến “nghiệp bệnh” kéo dài trong một thời gian lâu.
Kỳ thực, đây chính là lừa dối bản thân. Một tay nắm lấy Thần và tay kia không buông bỏ con người. Người như thế có phải là người tu luyện chân chính hay không? Với tâm truy cầu mạnh mẽ như thế, có lẽ ngay cả Sư phụ cũng không thể giúp họ được.
Bản quyền © 2023 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.
Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2023/9/10/465033.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/9/18/211382.html
Đăng ngày 26-10-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.