Bài của phóng viên Minh Huệ ở tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc

[MINH HUỆ 19-08-2023] Kể từ khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bắt đầu bức hại Pháp Luân Công vào năm 1999, lính canh của Trại tạm giam thành phố Cát Lâm đã tích cực tham gia tra tấn các học viên. Tính đến thời điểm hiện tại, ít nhất 6 học viên đã bị tra tấn đến chết ở trong trại tạm giam này.

Lính canh không chỉ tự ra tay tra tấn các học viên mà còn xúi giục những tù nhân khác làm phụ tá cho họ. Lính canh thường ra lệnh cho tù nhân giám sát hoặc bức thực các học viên. Nhiều học viên cũng bị cưỡng bức lao động khổ sai không công. Họ thường không được ăn đủ bữa và chất lượng đồ ăn rất tệ.

Những tháng gần đây, trại tạm giam đã tăng cường ngược đãi các học viên bằng cách làm nhục họ. Lính canh tuyên bố thân nhân đã phàn nàn về những người bị giam mắc bệnh ngoài da sau khi trở về nhà và ra lệnh cho các học viên cởi trần hai lần một ngày để kiểm tra. Ngay cả các học viên nữ sắp được thả khỏi trại tạm giam cũng bị khám người trong tình trạng khỏa thân.

c5d4852bdbcf8090b99ff2ec5a6525a1.jpg

Lối vào phía trước của Trại tạm giam thành phố Cát Lâm

4114bac44e1e9bab979843c5ef9fc757.jpg

faaef1c24dee9182b3c0f7769f76484d.jpg

Trại tạm giam thành phố Cát Lâm nhìn từ bên ngoài

Dưới đây là một số thủ đoạn mà trại tạm giam sử dụng để tra tấn các học viên Pháp Luân Công.

Tra tấn ngồi

Học viên buộc phải ngồi trên những chiếc ghế đẩu nhỏ với hai tay đặt lên đùi, lòng bàn tay úp vào đầu gối và lưng phải giữ thẳng trong suốt nhiều ngày. Nếu họ chỉ hơi khẽ cử động, tù nhân liền sẽ đánh và đá họ.

7e5564b3e2aa5f4ff0bbf446ca2ec5e6.jpg

Tái hiện cảnh tra tấn: Ngồi trên ghế đẩu nhỏ

1f15b53ae4a97993cebc77a7f57b1b08.jpg

Tái hiện cảnh tra tấn: Các học viên bị đá vào lưng trong khi đang ngồi

Còng tay nối vào cùmchân

Ngày 15 tháng 10 năm 2004, vì học viên Đổng Lệ Hoa kiên trì luyện các bài công pháp của Pháp Luân Công, lính canh Lý đã bắt bà mặc đồng phục tù nhân rồi còng tay và cùm chân bà. Do còng tay và cùm chân bị nối vào nhau nên bà Đổng phải cúi người trong tư thế gò bó. Thêm nữa, bà không thể duỗi chân hay duỗi thẳng lưng mà phải cúi gập người ngồi trên sàn. Các lính canh đã khống chế bà Đổng theo cách này trong 5 ngày mà không tháo còng tay và cùm chân cho bà, ngay cả khi bà cần đi vệ sinh. Vì vậy các tù nhân khác phải bế bà vào nhà vệ sinh rồi cởi và mặc quần cho bà.

Bà Trương Tuấn Vân bị bắt vào ngày 19 tháng 5 năm 2004, khi đang đi gặp một học viên khác. Họ đưa bà đến Trại tạm giam thành phố Cát Lâm vào ngày hôm sau. Tại đây, bà bắt đầu tuyệt thực để phản kháng. Lính canh trại Hình Thục Phân, phó giám đốc Tùng Mậu Hoa, và bác sỹ nội trú Trương Thiểu Khanh đã còng tay và chân bà lại rồi tiến hành bức thực. Kết quả là, bà không thể đứng thẳng để đi lại và không thể tự mình sử dụng nhà vệ sinh.

f7dc2c478a3346272bff4cd284abebe5.jpg

Tranh minh họa thủ đoạn tra tấn: Nối còng tay và cùm chân với nhau

Bức thực

Bất kỳ học viên nào từ chối ăn đều bị bức thực bằng bột ngô.

aebca02bb61772b258929db2e0a27433.jpg

Miêu tả lại tra tấn: Bức thực

Để phản đối bức hại, bà Đổng Lệ Hoa đã tuyệt thực và không ăn uống gì. Khi nhịp tim của lên tới 120 đến 150 nhịp mỗi phút, cảnh sát bắt đầu bức thực bà bằng một hỗn hợp trộn với những loại thuốc không rõ nguồn gốc. Mỗi lần ức thực, họ chọc ống truyền thức ăn vào hai, ba, thậm chí có khi bốn hoặc năm lần, khiến bà rất đau đớn. Đôi khi bà Đổng gần như ngạt thở vì bị bức thực.

Lính canh Hình đánh đập bà Vu Lập Tân khi bà tuyệt thực và xúi giục các tù nhân khác bức thực bà Vu. Ngoài ra, lính canh Hình cũng đánh đập và bức thực bà Lưu Minh Vỹ vào ngày 14 tháng 10 năm 1999.

Bà Tả Diễm, bà Vương Quế Hoa bà bà Tôn Phượng Cầm bị bức thực vào tháng 9 năm 2003. Bà Triệu Anh Kiệt cũng bị bức thực khi bà tuyệt thực.

Bà Vương Thục Phạm, bà Vương Ngọc Quế, bà Tiếu Lệ Hoa và bà Tân Tân đã bị bức thực vào năm 2004.

Bà Triệu Vy bị bắt vào ngày 4 tháng 11 năm 2006 và bị đưa vào trại tạm giam vào ngày hôm sau. Bà đã tuyệt thực để phản đối việc giam giữ tùy tiện. Lính canh trại tạm giam và bác sỹ đã bức thực bà bằng nước tiêu cay nóng.

Đánh đập

Bà Vương Mẫn Lệ bị bắt vào ngày 18 tháng 2 năm 2001 bởi cảnh sát của Công an quận Long Đàn và Đồn Công an đường Du Thụ. Trong lúc bà ở Trại tạm giam thành phố Cát Lâm, lính canh Hình đã bắt bà phải ngồi xổm bất động trong 6 giờ đồng hồ. Ngoài ra, lính canh Hình và các tù nhân khác còn đánh đập nếu bà cử động dù chỉ một chút. Màng nhĩ của bà Vương đã bị thủng trong khi bị đánh và thính giác của bà không thể hồi phục hoàn toàn.

30becfd6fdb19f4bf57147476ab63db9.jpg

Tranh vẽ minh họa cảnh tra tấn: đánh đập

Khi ông Vương Lập Tân bị giam ở trong Trại tạm giam thành phố Cát Lâm, lính canh Trương Quan Quân và Dương Trung Hoa đã ra lệnh cho tù nhân Lai Hồng Tường và Phùng Nãi Vũ đánh đập ông. Những lính canh thậm chí còn hối thúc các tù nhân đó tra tấn các học viên: “Đánh ông ta! Đánh chết ông ta đi! Chúng tôi sẽ chịu trách nhiệm nếu ông ta chết!” Ông Vương quả thực đã bị đánh đến chết.

Giường chết

Vì bà Vu Lập Tân kiên trì luyện các bài công pháp của Pháp Luân Công nên bà đã bị trói vào giường chết và không thể cử động.

b481ebd20b7b595076d322b8fbb1ec20.jpg

Tranh vẽ miêu tả thủ đoạn tra tấn: giường chết

Kích động hận thù

Trại tạm giam cố gắng kích động tù nhân thù ghét các học viên. Nếu một học viên tuyệt thực, tất cả các tù nhân đều bị tước đoạt thời gian rảnh rỗi và phải ngồi trên ghế ngay cả vào Chủ Nhật, ngày nghỉ của họ. Ngoài ra, người nhà của các tù nhân không được vào thăm thân và tù nhân còn bị cấm mua đồ ăn.

Đồ ăn trong trại tạm giam rất tệ. Bột ngô thì cứng và đen, đôi khi chưa chín hoặc bị mốc, còn canh rau thì có cát, bùn và ruồi nhưng không có cọng lá và dầu. Mỗi bữa ăn có giá từ 25 đến 50 nhân dân tệ, đậu phộng và đường mỗi loại có giá 10 nhân dân tệ. Các mặt hàng được bán trong cửa hàng tiện lợi có giá cao hơn giá thị trường bên ngoài. Chẳng hạn, một đôi dép thường bán với giá 3 hoặc 4 nhân dân tệ thì ở trong này lại có giá 10 nhân dân tệ, một chai mù tạt thường bán với giá 7 nhân dân tệ thì trong trại có giá 15 nhân dân tệ.

Bị cưỡng chế uống những loại thuốclạ

Ngày 6 tháng 10 năm 2017, bà Vinh Thiết Văn (lúc đó 70 tuổi), bà Tống Quế Chi (lúc đó 63 tuổi) và bà Trương Thục Cầm (lúc đó 71 tuổi) đã bị bắt khi đang dán các áp phích thông tin về Pháp Luân Công.

Cảnh sát đã đột kích vào nhà bà Vinh và tịch thu hơn 100 cuốn sách Pháp Luân Công, hơn 70 áp phích Pháp Luân Công và một bức ảnh của Nhà sáng lập pháp môn. Nhà của hai học viên khác cũng bị lục soát..

Bất chấp việc bà Vinh và bà Trương được phát hiện đang bị huyết áp cao nguy hiểm, cảnh sát vẫn buộc trại tạm giam địa phương thu nhận họ. Sáu ngày sau, khi các học viên được chuyển đến trại tạm giam thành phố Cát Lâm, các lính canh ở đó cũng từ chối họ, nhưng rồi lại bị cảnh sát ép phải tiếp nhận. Con trai của bà Vinh bị cưỡng chế phải trả 300 nhân dân tệ tiền khám sức khỏe cho bà.

Ba học viên cao tuổi này đã bị lột trần để khám người khi họ đến trại tạm giam. Bà Vinh bị các lính canh cưỡng chế uống thuốc hạ huyết áp. Bác sỹ nhà tù nói rằng dù thế nào bà cũng phải uống thuốc. Bà Vinh bị ép uống 1 viên thuốc màu trắng mỗi ngày trong 2 tuần và sau đó là 1 viên thuốc màu đỏ mỗi ngày trong 1 tháng 6 ngày.

Ngày 14 tháng 11 năm 2017, khi bà Vinh được tại ngoại sau khi nộp tiền bảo lãnh 5.000 nhân dân tệ, đầu óc bà không được tỉnh táo và không thể nhận ra ngươi thân của mình. Nhiều ngày sau, mặt bà bắt đầu sưng phù, bàn tay mưng mủ và các ngón tay bị phồng rộp. Ngón cái bên trái của bà không thể hồi phục sau 6 tháng.

Ngày 27 tháng 3 năm 2018, công tố viên Cao Kế Vĩ của Viện Kiểm sát quận Phong Mãn đã gọi điện cho bà Vinh và yêu cầu bà đến đó để làm thủ tục gia hạn tại ngoại. Khi đến nơi, bà được thông báo cần phải đến Tòa án quận Phong Mãn để làm thủ tục gia hạn. Bà Vinh sau đó đã bị kết án và hiện đang thụ án ở trong Nhà tù Nữ Cát Lâm.

Lao động cưỡng bức

Các học viên bị giam ở trong Trại tạm giam thành phố Cát Lâm bị cưỡng bức lao động nặng nhọc không công trong thời gian dài. Công việc của họ bao gồm gấp những thỏi vàng mã (mỗi người phải gấp 1.500 đến 2.000 cái) hoặc quấn cuộn dây điện (mỗi phòng giam 20 người phải làm 20.000 cuộn dây mỗi tuần).

Để hoàn thiện các thỏi vàng mã, tù nhân phải thức dậy lúc 5 giờ 30 sáng và bắt đầu ép giấy thiếc. Một số người có nhiệm vụ mở giấy thiếc đã gấp để dán một tờ giấy màu vàng dưới mỗi giấy bạc đó, trong khi những người khác đặt giấy bạc và giấy vàng lên một tấm nhựa trước khi ép chúng lại với nhau. Một bó gồm 1.000 lá, mỗi ngày trại sản xuất 10 bó và một tuần khoảng 50 bó.

Họ làm việc đến 6 giờ chiều mỗi ngày và chỉ có một ngày nghỉ mỗi tuần. Đôi khi, nếu chất lượng giấy thiếc kém, tù nhân phải làm việc ngoài giờ để sản xuất bù cho số lượng kém chất lượng đó và chỉ có nửa ngày để nghỉ ngơi.

Ông Bao Văn Cúc bị bắt vào ngày 18 tháng 10 năm 2013 và bị đưa đến Trại tạm giam thành phố Cát Lâm. Ở đó ông phải làm việc với thiếc độc hại từ 6 giờ sáng đến sau 6 giờ chiều, chỉ được nghỉ ngơi trong khoảng thời gian ăn ngắn ngủi.

Ông Lưu Thắng Siêu bị giam ở trong Trại tạm giam thành phố Cát Lâm vào năm 2016. Ông buộc cưỡng chế lao động ép 1.500 đến 1.600 lá thiếc trong vòng 4 đến 5 tiếng đồng hồ, khiến các ngón tay của ông bị biến dạng. Lưng ông đau đến nỗi ông phải cúi người xuống.

Tử vong

Ông Vương Lập Tân

Ông Vương Lập Tân bị bắt vào ngày 27 tháng 11 năm 2000 và bị cảnh sát cáo buộc “gây rối trật tự xã hội” chỉ vì sao chép 100 bản tài liệu về Pháp Luân Công. Ông đã tuyệt thực ở trong trại tạm giam để kháng nghị.

0bfd39c2709b3ad18bd0a8c6fe55cef0.jpg

Ông Vương Lập Tân

Tù nhân Phùng Nãi Vũ đã lăng mạ ông Vương, không cho ông dùng nhà vệ sinh và không cho ông ngủ. Một tù nhân khác là Trương Quần (một người đã tập đấm bốc hơn 10 năm) đã đá và đấm ông Vương.

Vào ngày tuyệt thực thứ 5 của ông Vương, lính canh Dương Trung Hoa và Trương Quan Quân đã triệu tập một số tù nhân tới bức thực ông Vương bằng nước muối đậm đặc.

Vào ngày tuyệt thực thứ 7, ông Vương đã rất yếu. Ông không thể suy nghĩ rõ ràng và lẩm bẩm những điều khó hiểu. Các tù nhân Phùng, Trương và Tiểu Hồng thay phiên nhau đá và giẫm lên người ông, trong khi lính canh Dương và Trương đứng dựa vào cửa sổ để quan sát. Để ngăn ông Vương la hét, họ trói hai tay ông ra sau lưng và buộc một chiếc khăn trắng bịt miệng ông.

Các tù nhân tiếp tục đánh đập vào ngày hôm sau và ông Vương bị đánh đến chết sau 10 phút, ở tuổi 35.

Ông Phó Xuân Sinh

Ông Phó Xuân Sinh từng làm việc tại Nhà máy Cơ khí Công trình thủy. Ông bị bắt vào ngày 28 tháng 12 năm 2001 và 8 ngày sau ông đã tử vong do bị bức thực ở trong Trại tạm giam thành phố Cát Lâm. Lúc đó ông 52 tuổi.

Sau khi Phó chết, trại tạm giam đã đưa thi thể ông đến phòng cấp cứu bệnh viện và yêu cầu bác sỹ điền vào giấy chứng tử với lý do ông chết vì lên cơn đau tim.

Bà Lý Truyền Bình

Bà Lý Truyện Bình bị bắt và giam trong Trại tạm giam thành phố Cát Lâm vào khoảng tháng 7 năm 2001. Bà bị tra tấn và bắt đầu nôn ra máu. Lo sợ bà có thể chết ở đó, chức trách trại tạm giam đã thả bà vào tháng 9 năm 2001. Bà qua đời không lâu sau đó, ở tuổi 50.

Ông Vương Kiến QuốcÔng Vương Kiến Quốc và vợ là bà Triệu Thu Mai bị bắt vào ngày 2 tháng 3 năm 2006. Ông Vương đã tuyệt thực trong khi bị giam ở trong Trại tạm giam thành phố Cát Lâm. Một lính canh đã nhét ống truyền thức ăn vào khí quản để bức thực ông khiến ông bị nhiễm trùng phổi. Ông qua đời vào ngày 10 tháng 4 năm 2006, ở tuổi 30.

eb937e3547b20da787b831849b1326ae.jpg

Ông Vương Kiến Quốc

Gia đình ông Vương dựng linh bằng (rạp để làm lễ tang cúng tế người mất) ở sân nhà họ vào ngày 13 tháng 4. Đến ngày 30 tháng 4, hơn 50 cảnh sát đi trên 13 chiếc xe đã xông vào và dỡ bỏ mọi thứ ở linh bằng ngoại trừ ảnh của ông Vương. Họ đe dọa sẽ cưỡng bức hỏa táng thi thể ông và bắt giữ cha mẹ ông.

Bà Vương Mẫn Lệ

Bà Vương Mẫn Lệ bị bắt vào ngày 15 tháng 3 năm 2007 và bị giam ở trong Căn cứ Cảnh khuyển đường Việt Sơn ở thành phố Cát Lâm. Cảnh sát đã đánh và đổ chai dầu mù tạt cay vào mắt bà khiến bà bị mù một mắt. Họ còn đánh gãy một chân của bà. Bất chấp tình trạng của bà, Trại tạm giam thành phố Cát Lâm vẫn tiếp nhận bà và sau đó nói dối gia đình bà rằng tình trạng sức khỏe của bà đang rất tốt.

cc005fff787eed61805e9805be94e524.jpg

Bà Vương Mẫn Lệ

Bà chưa bao giờ được chăm sóc y tế và tình trạng sức khỏe của bà ngày càng suy giảm. Khoảng 2 giờ chiều ngày 19 tháng 6 năm 2007, lính canh nhận thấy bà Vương đang sắp chết nên họ đưa bà đến Bệnh viện 222 ở rất xa trại giam. Bà đã chết trên đường đến bệnh viện, ở tuổi 43.

Bà Vu Toàn

Bà Vu Toàn bị bắt tại nhà vào ngày 25 tháng 4 năm 2009. Bà bị nhốt trong một chiếc lồng ở Đồn Công an Trạm Tiền và sau đó bị đưa đến Trại tạm giam thành phố Cát Lâm. Bà bị kết án 2 năm tù và thụ án ở trong trại tạm giam.

Do bị tra tấn, bà mắc bệnh lao và phải nhập viện ngày 10 tháng 12 năm 2010. Cuối cùng, khi gia đình được phép vào thăm bà, cơ thể bà đã vô cùng gầy gò và yếu nhược. Bà bị đau lưng dữ dội vào chiều hôm sau rồi qua đời trong khi đang được chuyển đến bệnh viện khác. Bà qua đời ở tuổi 60.

Bản quyền © 2023 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2023/8/19/464325.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/9/14/211319.html

Đăng ngày 27-09-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share