Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp ở tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc

[MINH HUỆ 04-09-2023] Đọc kinh văn “Tránh xa hiểm ác” mới đây của Sư phụ, tôi thấy từng câu từng chữ đều chạm thẳng vào sâu tâm can tôi. Sau khi đọc xong, tôi cảm thấy rất hổ thẹn.

Bĩnh tâm lại xem xét, tôi tự hỏi: với những vấn đề được nêu trong kinh văn mới này, nếu Sư phụ không chỉ ra thì liệu chúng ta có tự ngộ và nhận thức được không? Nếu chúng ta tu luyện tốt hơn và đạt tiêu chuẩn khi làm ba việc, có lẽ Ngài sẽ không cần viết bài kinh văn này.

Tất cả chúng Thần trong vũ trụ, bao gồm cả cựu thế lực, đã chứng kiến toàn bộ quá trình Sư phụ cứu độ chúng ta và hết thảy những gì mà Ngài vì chúng ta mà gánh chịu. Nếu chúng ta tu luyện kém thì điều này sẽ trở thành một cái cớ để cựu thế lực gia tăng bức hại. Sư phụ thấy rằng nguy hiểm đang đến gần chúng ta nên Ngài đã viết những bài kinh văn để cảnh tỉnh chúng ta.

Xem lại tâm truy cầu của chúng ta

Khi đọc bài kinh văn này, chúng ta không nên nghĩ rằng đây là viết về các học viên khác và không liên quan đến mình. Mỗi người chúng ta đều cần phải dùng Pháp để tự đo lường bản thân và kiểm tra xem chúng ta có đặt Đại Pháp vào đúng vị trí trong tâm hay không, chúng ta trân quý Sư phụ và Đại Pháp đến mức nào và chúng ta tu luyện với một cái tâm thuần tịnh không hay là trộn lẫn với những truy cầu [nào đó] của người thường.

Chúng ta nên tự hỏi bản thân những câu sau: Trong tu luyện, chúng ta có từng hy vọng Đại Pháp có thể [giúp] giải quyết những rắc rối phiền toái của bản thân không? Khi gặp ma nạn, trong tâm chúng ta có than vãn không? Trong cuộc bức hại, khi phải đối mặt với ma nạn, sự hiểu lầm hay sự oán giận từ người thân trong gia đình thì tâm tu luyện Đại Pháp của chúng ta có bị dao động không? Trong chứng thực Pháp cứu người, chúng ta có khái niệm phó xuất hay có tâm so bì với người khác không? Có cảm thấy bất bình và bất công nếu thấy rằng bản thân phải làm nhiều hơn người khác không? Chúng ta có xem những gì mình đã làm là công trạng và vin vào đó để tự mãn không? Và chúng ta có còn chấp trước vào thời gian không?

Chỉ cần nhận thức của chúng ta về Sư phụ và Đại Pháp chưa đạt tiêu chuẩn thì các chấp trước của chúng ta sẽ bị phơi bày.

Đồng hoá với Pháp thông qua tu luyện vững chắc

Sau khi đọc bài kinh văn này, nhiều đồng tu đã băn khoăn rằng sau ngần ấy năm tu luyện và học Pháp, tại sao những vấn đề này lại vẫn xuất hiện cộng đồng những người tu luyện?

Tôi nghĩ rằng đó là bởi vì chúng ta đã không hoàn toàn đồng hoá với Pháp và chúng ta vẫn có những chấp trước tự ngã, vị tư mà chưa nhận thức ra. Khi những chấp trước này mâu thuẫn với Đại Pháp, nếu không chiểu theo yêu cầu của Pháp mà có một lựa chọn lý tính, chúng ta sẽ bị những chấp trước đó dẫn động và đi chệch khỏi Pháp.

Trong tu luyện thì mỗi bước đi đều là một sự lựa chọn. Nếu chúng ta đưa ra được lựa chọn dựa trên Pháp thì tức là chúng ta đang trên con đường mà Sư phụ an bài; ngược lại, nếu thuận theo quan niệm chấp trước của bản thân mà đi, thì chính là chúng ta đang đi trên con đường do cựu thế lực an bài.

Kính Sư kính Pháp không phải là biểu hiện hời hợt bề mặt, không phải là cái tình của con người, không phải là cảm tính, mà là chiểu theo Pháp mà chân chính nhận thức Đại Pháp, trong thực tu mà đồng hóa với Đại Pháp, kiên định bước đi trên con đường tu luyện mà Sư phụ an bài.

Đây là nhận thức của cá nhân tôi ở tầng thứ sở tại, xin vui lòng chỉ ra bất cứ điều gì không phù hợp.

Ghi chú của Ban Biên tập: Bài viết này thể hiện nhận thức cá nhân của tác giả ở trạng thái tu luyện hiện tại, xin chia sẻ cùng quý đồng tu để chúng ta “Tỉ học tỉ tu” (Hồng Ngâm).

Bản quyền © 2023 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2023/9/4/464908.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/9/7/211205.html

Đăng ngày 18-09-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share