Bài viết của đệ tử Đại Pháp tại Trung Quốc Đại lục

[MINH HUỆ 21-11-2022] Gần đây, địa phương chúng tôi liên tiếp có đồng tu bị bắt cóc. Lúc đầu là một, hai đồng tu bị bắt và được thả trong cùng ngày. Sau đó, số lượng bị bắt cóc tăng lên bảy học viên, hơn nữa lại là cùng bị bắt trong lúc học Pháp ở nhà, và bị giam 48 tiếng rồi mới được thả. Lần gần đây nhất, đồng tu bị bắt cóc trong lúc giảng chân tướng. Ban đầu, cảnh sát nói chắc chắn sẽ thả người sau 15 ngày tạm giữ, tuy nhiên, khi hết thời hạn tạm giữ, người nhà đến đón thì đồng tu đã bị chuyển tới trại tạm giam, tạm giữ hành chính bị chuyển thành tạm giam hình sự. Đến nay đã hơn một tháng, đồng tu vẫn bị giam giữ phi pháp.

Hiện nay, khi tà ác đã bị thanh trừ, còn lại ngày càng ít, vì sao nó vẫn ngông cuồng như thế? Mấy năm nay, hình thế chỉnh thể địa phương chúng tôi vẫn khá tốt, tại sao năm nay lại xảy ra những vụ việc này? Đây là vấn đề của chỉnh thể địa phương. Tại đây, tôi xin chia sẻ một vài thể ngộ, nếu có điểm gì không đúng mong các đồng tu từ bi chỉ chính.

I. Mâu thuẫn trong việc phối hợp chỉnh thể

Giữa các điều phối viên không thống nhất được ý kiến, ai cũng chấp vào chủ kiến của mình, nên mới xuất hiện mâu thuẫn. Chúng ta đều biết, người điều phối là khá vất vả, nhẫn nhục chịu khổ, phó xuất rất nhiều cho chỉnh thể Đại Pháp địa phương. Tôi thực sự bội phục và kính trọng họ từ trong tâm. Tuy nhiên, khi xuất hiện mâu thuẫn, người điều phối cũng cần phải hướng nội tìm, cần xem công việc Đại Pháp cũng là một phần trong tu luyện, nghiêm túc đào sâu vào những chấp trước ẩn sâu trong tâm.

1. Tâm tranh đấu

Chúng ta đều là người đang trong tu luyện, đều có tâm chấp trước cần tu bỏ. Khi phát hiện đồng tu có tâm chấp trước, thì cần kịp thời chỉ ra và khuyên nhủ, không nên để sự khác biệt về quan điểm tạo thành mâu thuẫn, từ đó sinh ra gián cách, thậm chí oán hận đồng tu.

Hôm qua, khi các đồng tu chỉ ra những thiếu sót trong công việc của tôi, ban đầu tôi không tán thành, mà phản bác lại, không phục. Đồng tu nói: “Dù bạn nghĩ lời tôi nói có đúng hay không, bạn cũng nên cẩn thận tìm thử xem, tại sao tôi lại nói như vậy. Bạn nên hướng nội và xem xét.” Tôi ý thức được cái tâm không phục này không phải là bản thân tôi, nên lập tức phủ định và thanh trừ nó.

Sau khi đồng tu rời đi, tôi tự hỏi: Đồng tu chỉ ra thiếu sót, tại sao mình lại phản bác mạnh mẽ như vậy? Bởi vì có tâm tranh đấu. Tại sao không phục? Bởi vì cho là mình đúng, xem thường người khác, đây chính là tâm tật đố. Tại sao phải bắt người khác tiếp thu ý kiến của mình? Bởi vì có tâm hiển thị, còn có chấp trước tự ngã. Sau khi phát hiện những chấp trước này, tôi lại giao lưu cùng đồng tu, thì phát hiện đồng tu ôn hòa hơn, cũng tiếp nhận đề xuất của tôi.

Lúc này, tôi đột nhiên nhớ tới một chuyện rằng Sư phụ đã điểm hóa cho tôi mấy lần trong mộng: Tôi đang tranh cãi với người khác, đối phương oán giận, móc mỉa tôi một trận, tôi liền chuẩn bị một loạt ngôn từ sắc bén để đáp trả lại. Nhưng đột nhiên làm sao cổ họng tôi như nghẹn lại, chỉ há miệng ra, cứ sôi sục lên mà không phát ra được tiếng nào. Lần nào gặp tình huống này trong mộng, tôi cũng bị như thế. Tình huống rất chân thực, cứ như tôi đang đích thân trải qua vậy, trong mơ mà lòng cứ như lửa đốt, rõ ràng đã chuẩn bị những lời phản bác có căn cứ hợp lý, hoàn toàn có thể hạ gục đối phương, thế mà cổ họng cứ nghẹn lại, đối phương tựa như không nghe thấy gì, thờ ơ không động tâm, tôi lại càng sôi sục, rồi tỉnh dậy. Trước đây, tôi vẫn cứ tưởng đó là Sư phụ điểm hóa là tôi lợi hại hơn người khác, mỗi lần như vậy tựa như một lần thanh lý tâm tranh đấu, hôm nay, tôi đột nhiên đã thanh tỉnh ra.

Bao nhiêu năm như vậy, tôi vẫn luôn hướng ngoại, cho rằng về phương diện này đồng tu làm chưa tốt và có tâm chấp trước. Chúng tôi biết cần phơi bày tà ác ở địa phương ra người dân, nhưng tại sao các đồng tu không lắng nghe? Bây giờ nhìn lại, thấy lúc đó tôi có tâm chấp trước mạnh mẽ làm sao. Tôi đã viết những trải nghiệm và thể hội của mình, đăng lên Minh Huệ, ra sức lợi dụng Minh Huệ Net và “Tuần báo Minh Huệ” để chứng thực bản thân, áp đảo đồng tu. Mà các đồng tu càng giống như không nhận ra, vẫn kiên trì ý kiến của họ.

Tại sao các đồng tu không nhìn thấy? Kỳ thực, Sư phụ điểm hóa rất rõ ràng, tuy tôi cảm thấy mình có lý, có căn cứ, nhưng chỉ có thể mở miệng mà không phát ra âm thanh, các đồng tu căn bản không nghe thấy, vì bị tâm chấp trước của tôi cản trở. Lúc đọc được kinh văn mới của Sư phụ, tôi chợt động một niệm, nếu các đồng tu đọc được thì đều minh bạch, Sư phụ giảng rõ ràng như thế rồi, sao các bạn còn không thay đổi? Ý đồ lợi dụng kinh văn của Sư phụ, lợi dụng Minh Huệ Net để thay đổi người khác, thật là cái tâm dơ bẩn đến thế, chấp trước mãnh liệt như thế! Đã vậy, tôi còn chấp mê bất ngộ bao nhiêu năm nay, để nó tồn tại lâu như vậy. Các đồng tu, trong khi điều phối chỉnh thể cũng có nhân tâm, nhưng Pháp của Sư phụ giảng không chỉ dành cho đồng tu, mà cả cho bản thân tôi nữa! Đã nhận ra rồi thì cần phải hướng nội, chứ không thể hướng ngoại cầu, trách cứ đồng tu.

Có lần tôi nghe đồng tu kể về một chuyện. Một đồng tu có một học sinh lười biếng, không làm bài tập, hay gây rối, thuộc diện dạy mãi không sửa, và rất nhiều tật xấu. Đồng tu rất không ưa học sinh này, luôn phàn nàn rằng đứa bé này dạy như nước đổ lá khoai, không hề có điểm gì tốt, vừa nhìn thấy là muốn cáu, lúc nào cũng muốn đuổi đi. Sau đó, đồng tu đột nhiên ý thức được niệm đầu đó không đúng, và bắt đầu thay đổi suy nghĩ. Tại sao mình lại ghét học sinh này? Bởi vì em ấy không nghe lời, ảnh hưởng tới kỷ luật của lớp, ảnh hưởng đến việc học tập của các học sinh khác, ảnh hưởng thành tích tập thể, thành tích bình quân sẽ bị hạ, thứ hạng của lớp sẽ bị tụt. Ồ, đó là danh! Tâm danh lợi khiến mình không thích em ấy, bài xích em ấy! Học sinh ấy không nghe lời, đến mình nói cũng không nghe, các học sinh khác đều nhìn thì ảnh hưởng uy tín của mình. Vẫn là thể diện của bản thân, vẫn là tâm cầu danh đang tác quái. Còn có tâm nào khác nữa? Hết thảy đều không ngẫu nhiên, học sinh đó cứng đầu như thế, nói thế nào cũng không học, chẳng phải là cái bóng của mình sao? Mình cũng chẳng phải như vậy sao? Bao nhiêu năm không tinh tấn lên được, Sư phụ nhiều lần điểm hóa, cũng không tỉnh ngộ, cứ chấp mê bất ngộ mãi!

Đồng tu nói: “Tôi là một đệ tử không tinh tấn như thế, quên cả sự phó thác của Sư phụ, bị gõ cho gậy cảnh tỉnh rồi mà vẫn không ngộ ra. Sư phụ từ bi vẫn không bỏ rơi tôi, vẫn từ bi điểm hóa, để đồng tu giúp đỡ tôi.” Sư phụ thương xót một đệ tử như tôi mà không bỏ rơi, vậy chúng ta có lý do gì để bỏ rơi những đồng tu đã vượt qua phong ba bão táp, cho rằng họ làm không đúng, cho rằng họ phá hoại Đại Pháp. Chúng ta đều là người đang trong tu luyện, nên dùng tâm thái từ bi để đối xử với tất cả, không nên nhìn chằm chằm vào thiếu sót của đồng tu, cần hướng nội mà tu bản thân, và làm được như Sư phụ giảng: “Tu nội mà an ngoại” (Tu nội mà an ngoại, Tinh Tấn Yếu Chỉ).

2. Vấn đề tu khẩu

Tuy không phải là người điều phối, nhưng tôi biết những ai là điều phối viên địa phương chúng tôi là ai, và làm những công tác điều phối nào. Tôi không muốn tìm hiểu, cũng không muốn biết về điều này, mà là việc có người tiết lộ thân phận các điều phối viên, tăng thêm nguy hiểm cho họ. Có một số đồng tu cá biệt không tu khẩu, thản nhiên gọi tên các đồng tu mà không chú ý an toàn. Khi có người chỉ ra thì lại biện bạch là không phải cố ý. Nếu không phải cố ý thì có thể tiết lộ danh tính các đồng tu sao? Tu luyện Đại Pháp là việc nghiêm túc phi thường, Sư phụ cũng đã nhắc nhở nhiều lần, mong các đồng tu chú ý vấn đề này.

Còn có đồng tu cho rằng quan hệ của hai người tốt, nên thuận miệng nói với đồng tu khác rằng đồng tu nào đó làm những gì. Giữa các đồng tu dù có thân thiết đến đâu, thậm chí đồng tu vợ chồng cũng vậy, cũng không nên nói ra những gì đồng tu khác làm, cho dù có biết rõ nhau đi nữa, cũng không được phá vỡ [nguyên tắc này], trong tâm tự biết thì được, không nên nói ra, càng không thể tùy ý nói cho người khác, lại càng không nên nói cho người nhà không tu luyện. Nói nghiêm trọng một chút, đó là đừng bán rẻ đồng tu, bán rẻ các việc trong hạng mục Đại Pháp! Hãy cảnh giác!

3. Tâm oán hận

Giữa các đồng tu mà đã có mâu thuẫn, chỉ trích lẫn nhau. Bởi vì cả hai bên đều muốn thay đổi đối phương, nên mâu thuẫn càng ngày càng nghiêm trọng, từ đó mà sinh ra tâm oán hận, đều cảm thấy đối phương không đúng, phá hoại Pháp. Sau khi chia sẻ với đồng tu rồi mà vẫn không có cải biến gì, lâu dần mà vẫn không tu bỏ chấp trước, khi gặp mặt lại đề phòng lẫn nhau, trong lòng oán trách nhau tại sao đồng tu không thay đổi? Thậm chí còn phàn nàn với các đồng tu khác.

Các đồng tu có chấp trước, khi chúng ta thiện ý chỉ ra chỗ thiếu sót, thì những chấp trước này sẽ bị lộ ra. Nếu như đồng tu nhận thức ra, họ cũng có thể chủ động tiêu diệt, những tâm này cũng sẽ bị giải thể triệt để. Nếu như đồng tu vẫn khư khư cố chấp, thì chính là bị tà ác can nhiễu nghiêm trọng, lúc này chúng ta nên phát chính niệm giúp đồng tu, thanh trừ hết thảy sinh mệnh và nhân tố tà ác đang thao khống đồng tu, thay vì chỉ trích và nói xấu đồng tu sau lưng.

Chúng ta khi chỉ trích và phàn nàn, tuy là hình thái ý thức, tưởng như vô hình, nhưng kỳ thực nó cũng là một loại hình thái ý thức. Cho dù những chỉ trích đó không nói ra, nhưng nó cũng đã hình thành trong tư tưởng, đều thêm lên thân đồng tu. Đặc biệt là đối với các đồng tu điều phối, họ phải đối diện là với cả chỉnh thể, nếu mỗi người nói một lời, thì chúng ta đã đem rất nhiều vật chất phụ diện thêm lên thân họ, càng tăng thêm can nhiễu cho các đồng tu điều phối, ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc tu luyện của họ.

Sư phụ bảo chúng ta phát chính niệm, là để thanh trừ, giải thể hết thảy sinh mệnh và nhân tố bất hảo trong trường không gian của các đồng tu, chúng ta đều biết tầm quan trọng và uy lực của việc phát chính niệm. Mà chúng ta oán hận đồng tu chính là cấp thêm vào không gian của đồng tu những sinh mệnh bất hảo. Việc này chẳng phải là ngược lại với yêu cầu phát chính niệm của Sư phụ. Nói nghiêm trọng một chút, oán hận đồng tu chính là đứng về phía tà ác, trở thành ma cản trở đồng tu. Nếu như đồng tu vì vậy mà từ bỏ tu luyện, hoặc chuyển sang phía đối lập thì chúng ta thử nghĩ xem tội ấy lớn nhường nào!

Khi chúng ta đạt đến tâm thái thuần tịnh, khi đối đãi với đồng tu, với mâu thuẫn giữa các đồng tu bằng tâm từ bi, chúng ta sẽ phát hiện rằng tuy các đồng tu đều có tâm cần phải tu, nhưng đều rất tinh tấn, đều sốt sắng vì chỉnh thể trong tu luyện Đại Pháp. Khi nhìn các đồng tu, sẽ thấy mỗi lời của đồng tu đều nghe lọt, họ đều vì tu Pháp, vì chỉnh thể, chỉ là có những chấp trước người thường cản trở. Hãy nhảy ra khỏi mâu thuẫn, coi đó là những khó khăn trong việc tu tâm tính, đào sâu những chấp trước thâm sâu, biến chuyện xấu thành chuyện tốt, để bản thân được đề cao.

Khi chỉnh thể xảy ra vấn đề, thì ai ai cũng có trách nhiệm, mọi người đều cần đề cao.

II. Ỷ lại, dựa dẫm là quan niệm của tà đảng

Chúng ta sau khi biết đồng tu bị bắt cóc, tôi cho rằng niệm đầu tiên nên là: lập tức giải thể các nhân tố tà ác đang bức hại đồng tu, gia trì chính niệm cho đồng tu, để đồng tu chính niệm xông được ra, chứng thực Pháp; sau đó là hướng nội tìm ở bản thân, tại sao chuyện này lại phát sinh với [đồng tu] bên cạnh mình? Mình có những tâm nào? Nhất thiết không nên tìm chấp trước của đồng tu bị bức hại. Đó là việc chính đồng tu cần phải tu, cần phải thông qua tự thăng hoa bản thân mà vượt ra được, tìm chấp trước của đồng tu không thể gia cường chính niệm cho đồng tu, ngược lại còn gia tăng can nhiễu.

Đồng tu bị bắt cóc , đương nhiên người điều phối cần điều phối chỉnh thể. Giả sử người điều phối vì nhiều nguyên nhân khác nhau mà không điều phối tốt hoặc là chậm trễ một chút, chúng ta không được ôm giữ oán hận, bởi vì nó cũng là vật chất hữu hình, đều là thêm vào trường không gian của điều phối viên, khiến họ càng bị áp lực mà khó thực hiện công việc.

Mỗi người đều nên là một người điều phối, mỗi người đều nên có trách nhiệm, đều nên nghĩ mình có thể làm gì để giúp đồng tu bị bức hại, mình có thể làm gì cho chỉnh thể? Khi chưa có tài liệu phơi bày bức hại, thì ai cũng có thể cầm bút lên; khi chưa có thông tin chi tiết về việc bức hại đồng tu thì mỗi người đều có thể đi tìm hiểu thu thập; khi chỉnh thể không có thời gian phát chính niệm tập thể cho đồng tu thì có thể mỗi điểm học Pháp tập trung thời gian hoặc là từng cá nhân phát chính niệm thời gian dài cho đồng tu; mỗi người tự chủ động bố trí thời gian đến phát chính niệm cự ly gần; mỗi người đều có thể kết hợp với người nhà đồng tu đến đội an ninh nội địa để đòi người.

Nếu như các đồng tu đều chờ đợi, dựa dẫm, đòi hỏi, thì chắc chắn sẽ tăng thêm áp lực và gánh nặng lên người điều phối, khiến cho họ rất bận rộn, không có thời gian cho việc khác nữa, việc học Pháp sẽ bị giảm thiểu, như vậy can nhiễu có khả năng lại nhiều lên. Nhiều đồng tu trong chúng ta chưa ý thức được rằng dựa dẫm, chờ đợi, và đòi hỏi đều là những thứ của tà linh, nên rất tự nhiên tiếp nhận quan niệm của nó, chưa ý thức ra rằng “ăn chung nồi” là quan niệm chúng ta cần phải thanh trừ – đều là đồng tu thì bạn giúp tôi là lẽ đương nhiên; máy móc hỏng thì đồng tu đương nhiên phải sửa, tài liệu hễ cần là tới chỗ đồng tu lấy; khi đồng tu bị bắt thì đương nhiên người điều phối phải điều phối, chuẩn bị tài liệu phơi bày bức hại, cùng người nhà đồng tu đi đòi người về… chưa bao giờ nghĩ tự mình hoàn toàn có thể học cách lên mạng, sửa chữa đơn giản, in ấn tài liệu, như vậy có thể giảm bớt gánh nặng cho các đồng tu khác. Nếu không, áp lực vô hình to lớn đều tập trung vào một số cá nhân.

Tôi biết một đồng tu điều phối, thường xuyên bận rộng công tác Đại Pháp cả ngày lẫn đêm. Áp lực cực lớn khiến anh ấy không có được bao nhiêu thời gian học Pháp, vậy mà nhiều đồng tu còn không lý giải được anh ấy. Ma nạn từ người nhà, áp lực từ các đồng tu khiến anh lực bất tòng tâm, cảm giác mình không vượt qua được nên cầu xin Sư phụ giúp, cầu Sư phụ tiêu trừ nghiệp lực cho mình. Anh nhìn dòng nước đen cuồn cuộn chảy qua ở dưới chân, trong đó đều là chúng sinh, đều là chúng sinh của anh bị tiêu hủy, đều là Thần! Vì bản thân không làm tốt, không thể gây dựng uy đức cho bản thân, vậy nên bộ phận chúng sinh đối ứng đó không thể được cứu, mắt trân trân nhìn chúng sinh của mình bị tiêu hủy mà đồng tu nước mắt lưng tròng. Thời khắc đó, tôi cũng cảm nhận được tâm tình của đồng tu, đó là những giọt nước mắt cảm ân Sư tôn từ bi, thương tiếc những chúng sinh bị tiêu hủy, cũng là sự ân hận vì bản thân đã không tinh tấn!

Mỗi đệ tử Đại Pháp đều là Vương và Chủ, uy đức đều do bản thân tự kiến lập, nếu đều phó thác cho đồng tu khác, thì chúng ta có uy đức nào nữa? Chúng sinh của chúng ta phải làm sao?

Hướng nội tìm là Pháp bảo tu luyện mà Sư phụ ban cho chúng ta, đừng tìm kiếm chỗ có lậu của đồng tu bị bức hại, cũng đừng oán hận đồng tu điều phối về những gì chưa làm tốt, mà hãy tự tìm xem bản thân chúng ta có thể làm gì, có thể gánh trách nhiệm gì, có như vậy đệ tử Đại Pháp mới có thể trở thành một chỉnh thể viên dung bất phá.

Bản quyền © 2023 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2022/11/21/448326.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/1/15/206175.html

Đăng ngày 13-09-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share