Bài viết của đệ tử Đại Pháp hải ngoại

[MINH HUỆ 01-09-2023] Có đồng tu kể rằng một đồng tu ở châu Âu vừa về Đại lục đã lại quay trở lại. Khi ở Đại lục, cô bị cảnh sát địa phương tìm đến. Cảnh sát cho cô xem video của người nào đó, v.v., người gọi là “có tri thức” và “hiểu rõ nội tình”. Một số học viên lâu năm ở hải ngoại cũng chấp trước vào người do đặc vụ Trung Cộng phái đến này. Sau khi Ban Biên tập Minh Huệ ra Thông cáo, vẫn có một số ít những người mọi khi thì không quan tâm đến Minh Huệ, nhưng giờ lại trở nên hiếu kỳ và quan tâm đến video của người này, vì thế mà khiến người này càng rơi rớt triệt để.

Kỳ thực, những vấn đề biểu hiện ra trong sự việc này, nếu chân chính đứng từ góc độ tu luyện mà nhìn, thì đều là những vấn đề căn bản, rất dễ nhận biết. Nhưng đáng tiếc là, những người có liên quan lại không muốn dùng Pháp để yêu cầu bản thân, mà lại “dùng tâm con người, niệm con người, cái tình của con người mà đo lường vấn đề” như kinh văn mới “Tránh xa hiểm ác” của Sư phụ đã chỉ ra.

Chúng ta hãy cùng suy xét cụ thể:

1. Về vấn đề quay trở về nước

Thứ nhất, tại sao lại trở về nước? Sau khi cuộc bức hại bắt đầu vào năm 1999, Sư phụ đã đặc biệt giảng rằng các học viên hải ngoại không được về nước. Vậy mà vẫn liên tục có học viên hải ngoại lấy đủ loại lý do mang theo nhân tình, nhân tâm để cường điệu rằng bản thân “cần phải về nước”, “về nước rồi quay lại hải ngoại cũng không việc gì”, nào là “máy tính, điện thoại đều đã được xử lý an toàn rồi” , v.v., nhưng lại không hề nhìn xem cái tâm kia của bản thân có phải là đang rơi vào nguy hiểm hay không: đã có Pháp mà Sư phụ giảng, tại sao vẫn luôn coi bản thân là ngoại lệ? Trong vũ trụ ai là nằm ngoài Pháp đây? Không có. Nói thẳng ra, những học viên tự tiện về nước sau năm 1999 thì đều là dùng nhân tâm, nhân tình mà đối đãi với tu luyện, “các việc Đại Pháp” ấy, có làm hay không, làm được bao nhiêu, cũng đều là dùng nhân tâm, nhân tình làm tiêu chuẩn để đo lường mà đưa ra kết luận.

Thứ hai, nói là “về nước cũng không việc gì” ấy, vậy trước và sau khi về nước, cái tâm kia của bản thân thực sự không có vấn đề sao, hay là càng lún vào trong con người rồi? Bản thân và những người xung quanh là dùng Pháp để đo lường hay là dùng cái tình của con người đo lường đây?

Thứ ba, hành tung của bạn thế nào, đặc vụ Trung Cộng nắm rõ như lòng bàn tay, phải chăng bình thường các mối ràng buộc với trong nước chằng chịt đến mức không buông được, đã cung cấp cho đặc vụ rất nhiều tin tức rồi sao?

2. Về việc cấp thị trường cho đặc vụ

Thứ nhất, với những thứ gọi là tình hữu nghị và những việc anh hùng mà Ngu Siêu tự tâng bốc trong video kia, thì những đệ tử Đại Pháp chân tu và những người hiểu rõ tình hình đều chỉ mỉm cười bỏ qua, không bận tâm. Nhưng đáng tiếc là, kiểu tự tâng bốc này lại vẫn luôn có thị trường trong một bộ phận nhỏ. Nó có thị trường ở những người nào? Chính là những người nặng cái tình của con người, lấy các loại phương thức mang theo chấp trước vào tự ngã, dùng Pháp làm lý luận để đo lường người khác nhưng lại không đối chiếu với bản thân. Bạn nói về lý của người thường, còn đệ tử Đại Pháp là nói về lý của tu luyện, suy xét vấn đề từ cơ điểm tu luyện tâm tính và cứu người, cho nên “con người” và người tu luyện Đại Pháp đương nhiên không thể bàn chuyện trên cùng một mặt bằng. “Vật dĩ loại tụ, nhân dĩ quần phân” (tạm dịch: Vật tụ theo loài, người phân theo nhóm) – đặc vụ có thể lợi dụng và giở chiêu trò, chính là có những chấp trước và nhược điểm kia của “con người”.

Thứ hai, Ngu Siêu và Tằng X, v.v. cuối cùng đã phó xuất được bao nhiêu vì người khác, đã khiến bao nhiêu người bị lầm đường lạc lối và tổn hại? Những món nợ đó tính thế nào đây, Thần quyết định được, chứ không phải con người. [Người kia] lúc ở trong tù thì sợ đến muốn chết, rồi chủ động phối hợp, hùa theo tà ác, trước mặt tà ác thì thể hiện bản thân, dẫn dắt các học viên có trình độ văn hóa thấp chuyển hóa, phỉ báng Đại Pháp, v.v., làm những việc như vậy thì nghiệp lực to lớn nhường nào, con người có thể hình dung nổi không? Không hình dung được nên đương nhiên sẽ cho là không sao cả, viết nghiêm chính thanh minh biện giải một phen, viết ra là xóa bỏ được sao? Những người gọi là “có tri thức”, có trình độ văn hóa ở trường đại học danh tiếng mà so với kẻ mù chữ thì đương nhiên là “có tri thức”, nhưng nếu lấy đó làm vốn liếng để chuyển hóa người khác, dù là việc tốt hay việc xấu, nhìn nhận một cách lý tính, thì không cần lấy cái mác đại học danh tiếng hẳn cũng có thể phán đoán được; đó là vấn đề đạo đức và vấn đề làm người, chứ không phải là vấn đề tri thức gì.

“Tu luyện lại từ đầu” và “bù đắp gấp bội”, hai từ này cho thấy Sư phụ đã từ bi với bạn, gánh chịu cho bạn, đó là sự khoan dung và trân quý chưa từng có, là biểu hiện [ân đức] cao như núi như trời, bạn có thực sự biết điều đó chăng? Những học viên được Sư phụ dẫn dắt từ khi đắc Pháp mà đi đến hôm nay, tu từng bước lên mà còn khó khăn trùng trùng, ngày ngày khổ cực, vậy những người tự rước thêm cho mình quan khó như trời kia, thì phải tự biết vị trí của mình và những hiểm ác phải đối mặt. Những người xung quanh cũng vậy.

Từ bề mặt chữ nghĩa mà nói, “tu luyện lại từ đầu” thì chính là học viên mới rồi; trong Pháp, Sư phụ cũng đã giảng rồi, bạn có nhớ chăng? Về vấn đề mang tính nguyên tắc, tại sao những lời tự biên tự diễn của những người kia, bạn lại còn nhớ rõ hơn vậy, trong khi luôn quên mất lời giảng của Sư phụ? “Bù đắp gấp bội”, nói sao dễ vậy!

Thứ ba, sau khi cuộc bức hại bắt đầu, mỗi lần vạch trần bức hại và giảng chân tướng đều do bao nhiêu đệ tử Đại Pháp cùng phối hợp hoàn thành, không có việc nào là một cá nhân anh hùng mà có thể làm được. Tâm huyết của bao nhiêu người, thậm chí phải đánh đổi bằng cả sinh mệnh, bạn lại dám tham công đức sao? Chẳng phải là quá xấu xa, thấp kém rồi sao? Hơn nữa, cả đời tham gia được một, hai việc tốt đẹp, liệu có đủ để hưởng trọn đời được không? Bạn tham gia được một chút, thì người khác liền nợ bạn sao? Bạn có thể công khai phỉ báng, công nhiên đối kháng với Sư phụ đã cứu độ chính bạn sao? Đó là phẩm hạnh gì đây, nhìn qua là thấy rõ ngay. Tại sao những người bị đặc vụ dẫn động lại không nhìn thấy những điều này chứ? Chính mình cũng hùa theo mà coi từ bi của Sư phụ thành trò đùa, nhưng lại chưa bao giờ nhìn xét vấn đề và cải biến bản thân, đối diện với mâu thuẫn mà không coi bản thân là người tu luyện, vậy chỉ có thể nói là chính mình cũng phóng túng nhân tâm, nhân niệm, nhân tình.

Những người gọi là “hiểu rõ nội tình” ấy, nội tình gì đây? Là mâu thuẫn và quan nạn xuất hiện trong quá trình ma luyện tâm tính chăng; là những dày vò xuất hiện trong quá trình tiêu nghiệp chăng? Trong tu luyện Chính Pháp, chỉ làm mà không nói, không phải cứ luôn miệng nói về người và việc. Những người không hiểu về tu luyện kia thì không cách nào lý giải được, cũng không phải là coi những người không hiểu tu luyện là khán giả để mà vạch lá tìm sâu, càng không phải là kéo đám đặc vụ vào giúp Trung Cộng tẩy não, hủy hoại sinh mệnh người khác.

Rất nhiều học viên tiếp xúc với Đại Pháp từ trước năm 1999, tại sao cuộc bức hại kéo dài hơn 20 năm rồi mà càng ngày càng giống người thường vậy? Bởi vì họ vẫn quen như cũ, cứ dùng nhân tâm, nhân niệm, nhân tình làm chuẩn tắc (hay trọng tâm) để suy xét, phán đoán người và việc. Làm người mãi thành thói quen rồi, thấy như vậy có tư vị thì quên mất sứ mệnh đến thế gian của mình, quên mất bản thân chỉ là khách qua đường nơi đây mà coi thế gian con người thành gia viên rồi.

Tôi vẫn luôn đau lòng về những người trong hoàn cảnh tu luyện mà trường kỳ không lý tính, quen lấy cái tình con người làm cơ điểm, lấy quan niệm người thường làm chuẩn tắc. Những lời này bình thường tôi không muốn nói, bởi tu luyện đều là tu chính mình, không thể cưỡng cầu người khác. Hôm nay, tôi nói mấy câu như vậy, có người có cùng cảm nghĩ không cần tức giận những người kia, những ai thích gì làm nấy, giỏi biện bác thì cũng không cần nhảy ra biện giải. Kinh văn mới đã giảng ra rồi, mọi người đều học thì sẽ biết trân quý Sư phụ, trân quý Đại Pháp, đừng cứ ôm giữ nhiều đến thế cái tâm “cho là đương nhiên”, “cần phải như vậy”, “hướng ngoại cầu” nữa. Hãy buông bỏ đi thôi, hãy vì tu luyện của chính mình, vì chúng sinh mà bản thân cần đảm trách.

Trên đây là suy nghĩ của cá nhân, mong được cùng giao lưu với các đồng tu.

Bản quyền © 2023 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2023/9/1/464830.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/9/2/211125.html

Đăng ngày 14-09-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share