Bài viết của phóng viên Minh Huệ ở tỉnh Vân Nam

[MINH HUỆ 26-07-2023]

Tên tiếng Trung: 彭學萍
Tên tiếng Anh: Peng Xueping
Giới tính: Nữ
Tuổi: 46
Thành phố: Côn Minh
Tỉnh: Vân Nam
Nghề nghiệp: Không rõ
Ngày mất: 7 Tháng 11 năm 2023
Ngày bị bắt gần nhất: 20 Tháng 12, năm 2012
Nơi bị giam giữ gần nhất: Nhà tù Nữ Số 2 Tỉnh Vân Nam

c6cb8ed09a7750098c8bfd7e59ca19f8.jpg

Cô Bành Học Bình

Cô Bành Học Bình là một học viên Pháp Luân Công ở thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam. Tháng 12 năm 2012, chỉ vì đi tặng đĩa DVD Shen Yun quảng bá văn hóa truyền thống Trung Quốc cho người dân trong vùng, cô Bành đã bị kết án phi pháp 8 năm tù giam, cô còn bị tra tấn nghiêm trọng tại Nhà tù Nữ số 2 tỉnh Vân Nam. Sau khi được trả tự do, cô tiếp tục bị sách nhiễu và đe dọa trong một thời gian dài bởi nhân viên đồn cảnh sát nơi đăng ký hộ khẩu và đồn cảnh sát nơi cô sinh sống. Ngoài ra cô còn bị người của khu dân cư quấy nhiễu, đe dọa, khiến cô mắc bệnh nặng và không thể hồi phục. Ngày 11 tháng 7 năm 2023, bà Bành Học Bình đã qua đời oan ức ở tuổi 46.

Cô Bành Học Bình sinh năm 1977, quê ở huyện Lộc Phong, thuộc châu tự trị dân tộc Di Sở Hùng, tỉnh Vân Nam. Nơi đăng ký hộ khẩu tại thôn Hồng Miếu, đường Ngư Sí, quận Tây Sơn, thành phố Côn Minh.

Cô Bành Học Bình bước vào tu luyện Pháp Luân Đại Pháp từ năm 2003. Trước khi tu luyện, mặc dù đã kết hôn nhiều năm nhưng vợ chồng cô vẫn chưa có con. Ngay sau khi đắc Đại Pháp, cô đã mang thai đứa con đầu lòng. Cô hiểu được rằng Pháp Luân Đại Pháp là Đại Pháp cao đức của Phật gia, dạy mọi người trở thành người tốt và tốt hơn nữa theo nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn. Cô cảm thấy thật may mắn khi gặp được Pháp Luân Đại Pháp và tu luyện bản thân trong lúc đạo đức con người đang trượt dốc nhanh chóng.

Vào tháng 7 năm 1999, Giang Trạch Dân, tổng bí thư đương nhiệm của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã phát động cuộc đàn áp tàn bạo đối với Pháp Luân Đại Pháp và các học viên. Cuộc bức hại này hoàn toàn dựa trên sự dối trá và sai lệch, lợi dụng công cụ tuyên truyền một chiều để bôi nhọ Pháp Luân Công. Đặc biệt, ĐCSTQ đã dàn dựng vụ “tự thiêu Thiên An Môn” giả, gây chấn động Trung Quốc và thế giới để vu oan cho Pháp Luân Công. Để giúp những người bị đầu độc bởi những tuyên truyền dối trá của ĐCSTQ và hiểu được chân tướng Pháp Luân Đại Pháp, cô Bành Học Bình đã bắt đầu phân phát tài liệu giảng chân tướng về cuộc đàn áp Pháp Luân Công tới người dân, nhưng đã bị tập đoàn lưu manh Giang Trạch Dân đàn áp vô cùng tàn bạo.

Dưới đây là những bức hại mà cô đã trải qua theo lời kể của cô khi còn sống.

Bị bắt cóc và giam giữ phi pháp

Vào ngày 20 tháng 12 năm 2012, tôi cùng ba học viên Pháp Luân Công khác là Lưu Hiểu Bình, Lưu Thuý Tiên (mẹ chồng của tôi) và Nhiễm Hiểu Mạn đã lái xe đến làng Chúc Hương, huyện Lộc Phong, châu tự trị người Di Sở Hùng, tỉnh Vân Nam để phân phát tài liệu giảng chân tướng về Pháp Luân Công. Những tài liệu mà chúng tôi phân phát chủ yếu là các đĩa DVD của “Dạ hội Tết Nguyên đán toàn cầu” (được phát miễn phí ở Trung Quốc Đại Lục vào thời điểm đó). Trong khi đang phát tặng người dân, chúng tôi bị những người chưa minh bạch chân tướng báo cáo và bị cảnh sát từ dồn cảnh sát thị trấn Thỏa An bắt cóc.

Cảnh sát túm tóc tôi và học viên Nhiễm Hiểu Mạn, còng hai tay ra sau lưng và đưa chúng tôi đến đồn cảnh sát bằng xe của tôi. Sau khi xuống xe, cảnh sát vẫn túm tóc và lôi chúng tôi ra khỏi xe trong khi tay vẫn bị còng sau lưng. Bà Lưu Hiểu Bình, mẹ chồng của tôi lúc này cũng bị bắt cóc đến đồn cảnh sát, nhìn thấy tôi bà liền hô lớn: “Không được đánh người!“ Kết quả là bà đã bị cảnh sát tát vào mặt và đá lên người nhiều lần. Sau đó, cảnh sát hung hãn bắt chúng tôi phải ngồi xổm trên mặt đất.

Cảnh sát đã bắt chúng tôi vào phòng thẩm vấn phi pháp. Một lúc sau, nhân viên Đội An ninh Nội địa huyện Lộc Phong đến đưa 4 người sang một phòng khác để khám xét người, cảnh sát cũng lấy đi số đĩa DVD còn sót lại trong xe của tôi và buộc chúng tôi phải ký tên vào biên bản. Chúng tôi cũng không được ăn uống hay đi vệ sinh cho đến tận nửa đêm. Sau đó, tôi bị còng tay và đẩy vào xe cảnh sát, phải nhịn đói và chịu lạnh cả đêm.

Vào khoảng 6 giờ sáng ngày 21 tháng 12 năm 2012, xe cảnh sát đi đến Đội An ninh Nội địa thuộc Cục Công an huyện Lộc Phong, cảnh sát tách bốn người chúng tôi vào từng phòng và thẩm vấn phi pháp cả ngày hôm đó. Khi chúng tôi bất hợp tác, không khai báo tên tuổi và địa chỉ nhà, cảnh sát đã chụp ảnh từng người và đưa cho nhân viên chính quyền nơi mà chúng tôi đã phát tài liệu giảng chân tướng. Những cán bộ thôn này tiến hành điều tra và ép buộc những người nhận được tài liệu chân tướng phải trình diện, chụp ảnh họ và yêu cầu họ xác nhận là đã nhận được tài liệu từ các học viên Pháp Luân Công, mục đích là liệt kê những tài liệu này làm bằng chứng phạm tội để buộc tội các học viên.

Đến khoảng 7 giờ tối, cảnh sát đưa chúng tôi đến bệnh viện huyện để kiểm tra sức khỏe. Đến 11 giờ tối, bốn người chúng tôi bị đưa đến trại tạm giam huyện Lộc Phong giam giữ phi pháp. Để phản đối bức hại, tôi và các học viên đã cùng nhau luyện công, học thuộc Pháp và giảng chân tướng cho tù nhân khác trong phòng giam. Trong khi tôi bị giam giữ phi pháp, cảnh sát đã lục soát trái phép ngôi nhà nơi tôi và mẹ chồng đang sinh sống và lấy đi các vật dụng cá nhân.

Xét xử và tuyên án phi pháp

Trong thời gian tố tụng, gia đình tôi đã mời một luật sư nhân quyền ở Bắc Kinh đến để bào chữa. Phòng 610 huyện Lộc Phong cùng với công an địa phương, tòa án và trại tạm giam đã ngăn cản tôi gặp luật sư trong toàn bộ quá trình xét xử.

Một ngày vào cuối tháng 4 năm 2013, tòa án huyện Lộc Phong đã tuyên án tôi và ba học viên Pháp Luân Công khác mà không tuân theo quy định xét xử. Xe chở chúng tôi đi đến tòa án huyện Lộc Phong trên một con đường hẹp có cảnh sát vũ trang đứng hai bên đường. Khi đến tòa, tôi nhìn thấy luật sư bào chữa của mình bị cảnh sát đẩy ra khỏi tòa và nói dối rằng luật sư đã vi phạm thủ tục pháp lý. Trên thực tế, các luật sư do gia đình tôi và các học viên Pháp Luân Công khác thuê để bào chữa cho mình đã hơn mười lần đến trại tạm giam để gặp thân chủ nhưng nhân viên ở đó đã không cho họ vào, cũng như không cho phép luật sư xem xét hồ sơ hoặc sao chụp bất cứ giấy tờ gì.

Tôi và các học viên khác đã yêu cầu hoãn phiên tòa xét xử nhưng thẩm phán phớt lờ và chúng tôi không còn lựa chọn nào khác ngoài việc phải tự đứng lên bào chữa cho mình. Tất cả các học viên đều giảng chân tướng về Pháp Luân Công cho mọi người và khuyên họ hãy ngừng bức hại các đệ tử Đại Pháp. Phóng viên La Kinh của Đài truyền hình Trung ương vì phạm tội phỉ báng Đại Pháp mà đã chết vì bệnh ung thư khi tuổi đời còn trẻ. Tôi cũng khuyên tất cả các công tố viên và viên chức tư pháp có mặt tại toà hãy chọn một tương lai tốt đẹp hơn cho bản thân.

Vài ngày trước phiên xét xử thứ 2, chủ tọa phiên tòa Lý Lương Thăng, thẩm phán Dương Dược Minh, Chu Yến và những người khác đã đến trại tạm giam và nói với chúng tôi rằng luật sư mà gia đình của chúng tôi thuê không thể tiếp tục bào chữa và toà có thể sắp xếp luật sư bào chữa miễn phí cho chúng tôi. Tôi hỏi họ, luật sư mà các ông thuê có thể bào chữa cho chúng tôi vô tội được không? Họ nói không chắc chắn. Vậy nên tôi đã không đồng ý và yêu cầu vị luật sư đầu tiên mà gia đình thuê đến bào chữa cho mình.

Vào ngày 31 tháng 5 năm 2013, tòa án huyện Lộc Phong đã tổ chức phiên tòa thứ hai xét xử tôi và các học viên Pháp Luân Công khác. Tôi đã yêu cầu toà cử nhân chứng đến làm chứng nhưng không có ai đến, tôi cũng đã yêu cầu bồi thẩm đoàn tham gia và đề nghị phát đĩa DVD “Dạ hội Tết Nguyên Đán người Hoa toàn cầu” trước tòa nhưng tòa đã từ chối.

Tuy không có cơ sở pháp lý hay bất cứ nhân chứng nào đứng ra làm chứng, nhưng thẩm phán Lý Lương Thăng của Tòa án huyện Lộc Phong đã ra tuyên bố rằng chúng tôi phạm tội, viện dẫn sai Bộ luật Hình sự để ra phán quyết thư số 49 vu khống “Tội thành lập tổ chức và lợi dụng tổ chức tà giáo để phá hoại việc thi hành pháp luật”. Tôi đã bị kết án 8 năm tù vì tội “làm trái pháp luật” và họ còn tịch thu chiếc xe riêng hiệu Volkswagen Lavida. Ba học viên Pháp Luân Công khác cũng bị kết án phi pháp với các bản án rất nặng: Cô Lưu Hiểu Bình bị kết án phi pháp 10 năm tù, mẹ chồng của tôi là bà Lưu Thuý Tiên bị kết án phi pháp 8 năm, và cô Nhiễm Hiểu Mạn bị kết án 7 năm rưỡi tù.

Tôi không phục bản án oan sai này và đã kháng cáo lên Tòa án Trung cấp Châu tự trị dân tộc Di Sở Hùng vào tháng 6 năm 2013. Vào ngày 10 tháng 10 năm 2013, Tòa án Trung cấp của Châu tự trị dân tộc Di Sở Hùng tỉnh Vân Nam đã bác bỏ đơn kháng cáo và giữ nguyên bản án bất công là Phán quyết hình sự số 66, năm 2013. Vào ngày 1 tháng 11 năm 2013, tôi và các đồng tu trong vụ án oan bị chuyển đến Nhà tù Nữ số 2 ở tỉnh Vân Nam.

Bị bức hại trong nhà tù nữ tỉnh Vân Nam

Đây là nhà tù duy nhất của tỉnh Vân Nam chuyên giam giữ các học viên Pháp Luân Công nữ. Trải qua nhiều năm giam cầm và đàn áp các học viên, nó đã tích luỹ một bộ phương pháp khủng bố tà ác ép buộc các học viên từ bỏ đức tin của mình. Tôi bị nhốt tại khu 9, là nơi được thiết kế đặc thù để giam các học viên Pháp Luân Công, có thể xem như một nhà tù đặc biệt bên trong nhà tù.

Khi mới vào khu 9, các học viên bị ép phải ngồi vào ghế nhỏ suốt hơn 10 giờ đồng hồ liên tục. Ngồi trên ghế nhỏ là một hình thức tra tấn. Bề mặt ghế lồi lõm và có nhiều vết rỗ. Chúng tôi phải ngồi thẳng trên ghế và không được tựa vào bất cứ vật gì, không được cúi đầu hoặc nhắm mắt. Chúng tôi chỉ được phép uống một cốc nước mỗi ngày và tắm mỗi tuần một lần bằng một chậu nước. Nếu muốn mua nhu yếu phẩm dùng hàng ngày, chúng tôi phải viết đơn đăng ký và đưa cho lính canh, trong đơn phải viết rõ đã phạm tội gì thì mới được mua. Ngay cả sau khi làm vậy, chúng tôi cũng chỉ có thể mua một vài món đồ với tổng trị giá không quá 50 tệ. Chúng tôi cũng bị tước quyền gặp mặt, gọi điện hoặc viết thư cho gia đình mình.

Phải mất 4 tháng tôi mới được ra khỏi khu 9, ở đó 1 ngày dài tưởng chừng như 1 năm. Vì lo lắng cho tương lai của các con và cảm giác nhất thời lúc đó không thể chịu đựng được bức hại thêm nữa, tôi đã viết giấy từ bỏ tu luyện Pháp Luân Công, làm trái với ý nguyện của mình. Tôi đã vô cùng hối hận và thống khổ vì hành động nhất thời đó của mình. Nhân đây tôi muôn tuyên bố rằng tất cả những lời nói và hành động mà tôi đã làm khi bị bức hại trong nhà tù là vô hiệu lực.

Sau đó tôi bị chuyển đến khu giam giữ số 5 và bị buộc phải lao động khổ sai, phải may quần áo hàng ngày.

Tôi bị các tù nhân theo dõi suốt ngày đêm. Họ ghi lại mọi việc tôi làm và hằng ngày báo cáo với lính canh. Bất cứ khi nào tôi nói chuyện với đồng tu khác, họ đều báo lại với lính canh. Lính canh Trương Doanh Tân từng ra lệnh cho tôi viết bản kiểm điểm nhưng tôi từ chối. Sau đó lính canh Trương ra lệnh cho tù nhân Bảo Vượng thay tôi viết, do đó tôi cũng không biết cô ấy đã viết những gì.

Trong lúc làm việc may quần áo, chúng tôi phải hết sức tập trung, vì chỉ cần sơ ý một chút cũng dễ bị kim đâm xuyên qua móng tay. Đôi khi chúng tôi phải làm việc suốt 10 tiếng một ngày. Một số tù nhân kẹp vỏ hạt hướng dương vào giữa mí mắt để tránh bị ngủ quên. Hầu hết mọi người trong nhóm đều bị kim đâm vào ngón tay. Nhưng phần lớn mọi người sẽ cố giấu vết thương để tránh bị lính canh chửi bới hoặc tránh bị trừ điểm để xét giảm ân xá. Xưởng may bụi bặm đến mức tôi còn bị viêm mũi nặng.

Mặc dù khi chuyển đến khu giam giữ số 5 tôi đã được phép gặp mặt gia đình, tuy nhiên lúc tôi gặp người nhà thì bị camera nhà tù theo dõi từ đầu đến cuối. Để phản bức hại, tôi đã nhiều lần từ chối tham gia các buổi phỏng vấn mỗi tháng một lần theo quy đình của nhà tù. Cuối cùng lính canh phải ngừng việc quay video theo dõi chúng tôi.

Tiếp tục bị khủng bố sau khi được trả tự do

Tháng 8 năm 2019 tôi được trả tự do. Một lính canh chụp một vài bức ảnh của tôi khi ra khỏi cổng trại giam. Vài nhân viên của đồn cảnh sát Tông Thụ Doanh huyện Côn Minh đã bắt tôi đưa đến đồn cảnh sát. Họ lấy dấu vân tay và mẫu máu của tôi, sau đó đi theo tối đến tiệm làm tóc để lấy vài sợi tóc của tôi mang đi. Họ còn đến nhà trước khi tôi về để chụp ảnh tất cả mọi thứ trong nhà. Hôm đó, tình cờ chị gái tôi có mặt ở nhà tôi và tận mắt chứng kiến hành động của họ.

Ngày hôm sau, nhân viên cảnh sát từ Đồn công an Hồng Sơn (phụ trách khu dân cư nơi tôi đang sống) đến kiểm tra tôi. Một viên cảnh sát nói anh ấy có thể đến nhà tìm tôi bất cứ lúc nào. Một vài ngày sau, anh ấy gọi cho chồng tôi để bảo tôi đến đồn cảnh sát. Tôi nghĩ mình không làm gì sai, nên tôi quyết định sẽ đối mặt với họ một cách công khai và thẳng thắn. Khi họ yêu cầu chụp ảnh và ký vào bản tuyên bố, tôi đã dứt khoát từ chối.

Đầu năm 2020, tôi cùng mẹ chồng, chồng và con trai đến thăm nhà mẹ để ở huyện Lộc Phong. Kể từ khi bị bức hại phải vào tù đến nay tôi vẫn chưa được gặp mẹ. Tuy nhiên, trên đường đi về ga tàu, chúng tôi bị một nhóm cảnh sát bao vây, họ nói rằng họ đã nhận được chỉ thị từ cấp trên và cần khám xét chúng tôi. Sau đó họ không tìm thấy thông tin gì và đã để chúng tôi đi.

Ngày hôm sau, khi tôi trở về nhà, hai cảnh sát từ đồn công an Hồng Sơn lại đến nhà tôi sách nhiễu. Tôi phản đối hành vi quấy rối người dân của họ, nói với họ rằng những gì họ đang làm là phạm pháp.

Tôi nói rằng họ không có quyền khám xét (không có cơ sở pháp lý) và việc khám xét trước mặt các con tôi làm tổn thương người nhà tôi, đặc biệt là trẻ vị thành niên. Hiến pháp Trung Quốc quy định công dân có quyền tự do tín ngưỡng, hành vi của họ hoàn toàn vi phạm pháp luật.

Sau khi tôi ra tù trở về nhà, vào những dịp gọi là “Ngày nhạy cảm” hay một số ngày khác trong năm, nhân viên đồn cảnh sát Tông Thụ Doanh và đồn cảnh sát Hồng Sơn, văn phòng khu phố Phong Ninh và khu dân cư Hoàng Thổ Pha thường gọi điện hoặc đến nhà quấy rối và đe dọa tôi, thậm chí đôi khi họ còn gọi điện cho chồng tôi.

Cô Bành Học Bình bị kết án phi pháp tám năm tù và bị bức hại nghiêm trọng. Sau khi ra tù, cô bị sách nhiễu và khủng bố trong một thời gian dài, những áp lực này cuối cùng khiến cô không trụ nổi mà phát trọng bệnh và qua đời vào ngày 11 tháng 7 năm 2023.

Các báo cáo liên quan:

Một phụ nữ trung niên bị kết án 8 năm tù vì tặng đĩa DVD quảng bá văn hóa truyền thống Trung Hoa

Bốn người phụ nữ bị kết án đến 10 năm vì phân phát DVD Shen Yun

Bà Lưu Thúy Tiên và 3 học viên khác tại Côn Minh tiếp tục bị xét xử phi pháp

Các quan chức bị kiện vì can thiệp vào việc gặp gỡ giữa luật sư và thân chủ của họ

Phiên tòa hình thức kéo dài 10 phút xét xử 4 học viên tại Tòa án huyện Lộc Phong

Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của trang web Minh Huệ (Minghui.org). Khi sử dụng lại vì mục đích phi lợi nhuận, vui lòng ghi rõ nguồn ở đầu bài đăng hoặc tác phẩm (Theo bài viết của trang Minh Huệ…), sau đó dẫn đường link bài gốc của Minh Huệ. Trường hợp sử dụng với mục đích thương mại, vui lòng liên hệ với Ban Biên tập về thủ tục ủy quyền.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2023/7/26/463422.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/7/28/210525.html

Đăng ngày 05-09-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share