Bài viết của Tong Xin

[MINH HUỆ 14-7-2007] Vào giữa tháng Năm, 2007, Chương trình Biểu diễn Nghệ thuật Thiên quốc, được lập tại Hoa kỳ, kết thúc chuyến lưu diễn thế giới. Trong số 81 cuộc trình diễn, đoàn trình diễn ba lần tại Nam Hàn vào cuối tháng Tư. Những lần trình diễn này làm cảm động tận lòng người dân Nam Hàn, mà văn hoá của họ có ảnh hưởng sâu đậm của văn hoá Trung Quốc. Rất nhiều nhà sư Phật giáo Nam Hàn tham dự những lần trình diễn tại Hàn quốc. Tại sao những nhà sư Phật giáo tham dự những lần trình diễn này?


Nhà sư Young-Kyu Oh đang tập thiền Pháp Luân Công


Nhà sư Young-Kyu Oh và Nữ tu Beop-Ryun Cha đang học một trong những kinh sách của Pháp Luân Công

Sư Young-Kyu Oh, 85 tuổi, là một trong những sư sãi Phật giáo tham dự những lần trình diễn Nghệ thuật Thiên quốc. Sư nói, “Tôi không còn ham muốn gì với cuộc sống này nữa. Từ khi còn trẻ, tôi đã được xem nhiều lần trình diễn nghệ thuật. Tôi không thấy họ có gì tốt trong những lần đó, nhưng lần trình diễn này của Nghệ thuật Thiên quốc rất khác biệt với những gì tôi đã xem. Cuộc trình diễn này không thể nói rằng nó chỉ mang ý nghĩa nghệ thuật vì nội dung của nó rất sâu sắc. Nó mang nhiều ý nghĩa về tu luyện. Sâu sắc và trang trọng không thể tưởng”.

Young-Kyu Oh chia sẻ rằng ông ta không thể cầm được nước mắt trong suốt buổi trình diễn. Ðể hiểu những gì có quan hệ với Sư và cuộc trình diễn, chúng ta hãy bắt đầu với những ngày đầu của Sư.

Giấc mơ của mẹ ông khi mang thai ông

Trước khi Young-Kyu Oh được sinh ra, mẹ ông đã sinh bốn người con gái. Ðó là những gì mà họ gọi là bất hạnh cho một người phụ nữ tại một quốc gia mà họ chỉ xem trọng con trai. Một người trong gia đình họ thậm chí còn có ý là ép buộc bà bỏ nhà ra đi. Ví thế, mẹ của Sư đi đến chùa Phật giáo để cầu xin Phật cho một người con trai. Sau đó bà mang thai .

Trước khi Young-Kyu Oh được sinh ra, mẹ ông có một giấc mơ mà trong đó Phật hiện xuống từ thiên đường và cho bà ta một quyển sách. Bà còn nằm mơ về có một đứa bé đang múa trên nước và nhảy vào một đống lửa. Nhưng, đứa bé đó không bị chết đuối hay bị phỏng chút nào. Mẹ của Sư quyết định rằng đó phải là một em bé đặc biệt vì bà ta cầu Phật xin. Bà quyết định sau này em bé này phải vào chùa tu Phật khi em lớn.

Một ước mơ thuở bé

Có một ông già trong phố của Sư mà trước đây ông ta là đầy tớ cho Vua Kojong. Từ lúc tám tuổi, Sư học chữ Nho với ông ta. Lúc đó, ông ta đã thất tuần. Ông ta học sấm Gyeok-Am Yu-Rok, một sách về sấm nổi tiếng của Hàn quốc. Là một nhà thiên văn của Hàn quốc xưa. Sa-Go Nam, viết xuống những gì ông chứng kiến trong một chuyến đi lạ lùng vào đỉnh núi Mount Kum Gang San. Ông ta được một ông tiên hiện xuống và nói với ông rằng ông phải ghi lại lời sấm này. Nam không thể hiểu nổi lời sấm. Ông viết lại hết những gì ông chứng kiến trong sách sấm Gyeok-Am Yu-Rok. Quyển sách sấm nổi tiếng này được đặt tên theo họ của Sa-Go Nam là Gyeok-Am.
Ông già tại phố của Sư Oh dạy chữ Hán và những nguyên lý quan trọng trong đời sống cho Sư. Có lần ông nói với Sư rằng nếu Sư sống hơn 70 tuổi, Sư có cơ hội gặp Phật Di Lặc khi ngài giáng xuống trần và phổ truyền Phật Pháp chính thống. Và sau đó thế gian sẽ tốt trở lại và sẽ có nhiều thay đổi tốt lành cho thế gian, cũng giống như khi trời đất mới được tạo dựng. Ông ta nói với Sư rằng ông ta không thể sống dài để chứng kiến. Ông ta cũng không có con cái và nghĩ rằng thật tội nghiệp cho ông ta. Ông ta nói “Nếu bạn muốn sống lâu để gặp Phật Di lặc, bạn phải luôn luôn biết nghĩ đến người khác và phải kính trọng cha mẹ bạn. Bạn không đưọc làm điều gì trái phép. Bạn phải tôn trọng mọi người. Sự thật là khi bạn nghĩ đến người khác tức là bạn nghĩ đến bạn”.

Young-Kyu Oh luôn luôn nhớ những lời này. Sư đã cố gắng làm đúng theo lời ông già chỉ dạy. Luôn luôn nghĩ đến người khác và giúp những ai cần đến, như là gánh nặng, vác nặng giúp cho người khác trở thành tính chất thứ hai của Sư.

Khi Sư còn nhỏ, một trong những người chị gái của Sư may cho Sư một bộ áo quần mới cho ngày Tết. Mẹ của Sư qua đời trước đó rồi, và gia đình thì không giàu có lắm. Sư mặc áo quần mới và đi chơi tại nhà hàng xóm. Khi Sư sang nhà bạn, Sư thấy một bạn nhỏ đang khóc. Cha của em bé giềng cờ bạc, để cho mẹ em bé làm thợ may sống qua ngày. Họ không đủ tiền để sinh sống. Khi người bạn nhỏ không có áo quần mới để mặc cho ngày Tết vì gia đình không may nổi. Sư rất cảm động và Sư đã cởi bộ đồ mới cho em bé và Sư mặc lại bộ đồ củ. Khi các chị của Sư muốn may lại bộ khác cho Sư, nhưng Sư không cần và chỉ muốn làm người tốt và muốn sống cho đến khi Sư có thể gặp được Phật Pháp chính tông.

Mấy mươi năm chờ đợi

Sư tham gia tu học tại chùa Phật giáo, nhưng các thầy trong chùa chỉ thích thú đồ bố thí. Thấy rằng chùa Phật không còn là nơi tu luyện, Sư vào tu luyện tại một hang cốc. Sư cũng tu với một Ðạo sĩ trong một thời gian. Nhưng thấy rằng vị Ðạo sĩ có thể làm lớn dù một việc rất nhỏ mặc dầu ông ta đã tu luyện hơn 30 năm. Sư thấy rằng đó cũng không tốt cho Sư, cho dù Sư tu luyện 100 năm đi nữa.

Sư muốn tìm một môn phái tu luyện chính thống. Khi Sư đã lục tuần, Sư quyết định học kinh điển Phật và trở thành một thầy tu Phật giáo chuyên môn. Sư ghi danh vào một đại học Phật giáo. Một ngày, một vị thầy giáo dạy về Kinh Niết bàn, một tổng hợp của các bài giảng về Phật Pháp mà Ðức Thích ca mâu ni đã dạy khi Ngài sắp nhập niết bàn. Trong những năm cuối cùng, Ðức Thích ca mâu ni nói rằng Pháp mà Ngài đã giảng trong suốt 49 năm là sai và chỉ là nền móng cho một Pháp chính thống. Ngài nói rằng ngài muốn nói với các đồ đệ một sự thật. Trong Kinh Niết bàn, Ðức Thích ca mâu ni nói về một Vua Chuyển Pháp Luân sẽ xuất hiện vào thời Mạt Pháp. Sư nói rằng ông ta rất thích thú khi ông nghe câu chuyện.

Sau đó, Sư đến một chùa Phật tại Koh Gen Do, nơi Sư tiếp tục học và dạy Kinh Phật. Tuy nhiên, các thầy tu trong chùa chỉ tụng kinh và học những ý nghĩa rất nông cạn trong kinh điển. Nói chúng, người ta cần 20 năm để học hết kinh điển, họ chỉ cần một năm. Họ giở hết trang này đến trang khác rất nhanh trong lớp học. Sư nói “Lòng ganh tị và nhỏ nhặt là nổ tung trong số các sư sãi trong chùa. Một ông thầy tu còn ép Sư và đồng môn ăn thịt. Sau đó, Sư rời chùa và sống với một người bạn”.

Bạn của Sư sống trong một làng gần toà nhà cổ của Il-Sun Gang, người đã sáng lập vùng Jeung San Do. Làng này có chừng 2000 gia đình và các người già là các đệ tử của Il-Sun Gang. Có một lần Sư thấy một người già chỉ vào đồng ruộng trống và la lớn rất thích thú “Phật Di lặc đã giáng trần! Tại sao chúng ta không nghe gì đến ông?”
Sư hoảng hốt. Ông ta hỏi “Ông già nói gì vậy? Phật Di Lặc ở đâu?” Họ giải thích cho Sư rằng Ông Gang có một lần phỏng đoán rằng Phật Di Lặc sẽ xuất hiện khi những cây thông trước ngôi làng trở thành một ruộng dâu và sau đó thành ruộng lúa. Vì người ta xây dựng con đường, ruộng dâu kia đã biến thành ruộng lúa.

“Ðó là năm 1982. Khi tôi biết rằng điều sấm kia đã được hoàn mãn. Tôi nói với bạn tôi “Tôi không cần tìm chỗ ở nữa. Tôi phải đi tìm Phật Di Lặc”. Vì thế Sư tạm biệt bạn mình và lưu lạc khắp Hàn quốc, nhưng Sư không tìm được Phật Di Lặc. Sau đó, Sư bất chợt nhớ lại những gì mà Il-Sun Gang đã nói “Bạn sẽ gặp nạn nếu bạn đi tìm Phật Di Lặc. Nhưng nếu bạn cứ ở một chỗ và tu luyện đạo đức, Phật Di Lặc sẽ đến tìm bạn” Sau đó Sư thấy thoả mái hơn, Sư đến một chùa Phật, nơi mà Sư chịu đựng nhiều khổ nhọc và tự tu luyện mình. Sư luôn luôn nhắc nhở mình nâng cao tâm tính.

Vua Chuyển Pháp Luân như đã mô tả trong Kinh điển Phật giáo.

Từ năm 1988, Young-Kyu Oh đã tập trung học Kinh Niết bàn. Rất khó để mà giải thích nội dung của Kinh Niết bàn, nhưng Sư nghĩ rằng ông ta đã hiểu được cốt lõi và ý nghĩa sâu sắc của nó. Vì thế, Sư giảng dạy Kinh Niết bàn, nhưng chỉ một ít người có thể hiểu được những điều Sư dạy. Kinh Niết bàn cốt yếu nói rằng chưa bao giờ có Phật Pháp chính thống cho đến khi Vua Chuyển Pháp Luân giáng trần. Nó nói rằng Phật giáo Ðại thừa chỉ là sự chuẩn bị cho sự giáng trần của Vua Chuyển Pháp Luân. Ðó là điều quan trọng nhất của Kinh Niết bàn.

Kinh Niết bàn nói rằng chỉ có một Vua Chuyển Pháp Luân trong số tất cả vô cùng và nói rằng chưa bao giờ có Phật Pháp chính thống cho đến khi Vua Chuyển Pháp Luân giáng trần. Nó cũng nói rằng tất cả các tên ăn trộm trên thế giới cũng sẽ thành người tốt khi vị Vua Chuyển Pháp Luân giáng trần.

Kinh Niết bàn cũng nói rằng vị Vua Chuyển Pháp Luân đang dạy các Bồ tát và các bậc Như lai cao hơn, mà những vị này sẽ có một sáng nào đó sẽ trình bày họ với thế gian và làm thế gian hoảng hốt, khi đó mọi việc sẽ thay đổi.

Thiên duyên tiền định đã đến

Theo Young-Kyu Oh, mục đích đời sống của ông ta là chờ cho được Phật Pháp chính thống. Như đã nói trong sấm Gyeok-Am Yu-Rok rằng Phật Pháp chính thống sẽ chính thức phổ truyền vào năm 1993 và sẽ phổ truyền toàn thế giới vào năm 2005. Nó cũng nói rằng ai ai cũng không nên bỏ lỡ cơ hội này để tu luyện với Phật Pháp chính thống và phải cố gắng sống sót sự thay đổi mà sẽ thay đổi cả trời đất.

Sấm Gyeok-Am Yu-Rok còn nói rằng sấm đó có thể không đúng 100 phần trăm vì Phật Di Lặc sẽ là người làm quyết định cuối cùng. Vì thế những gì Ngài làm có thể không giống hoàn toàn như bài sấm đã viết. Biết rằng một người không thể tu viên mãn trong bất cứ môn phái tu luyện hiện nay trên thế giới, Young-Kyu Oh bắt đầu nói với mọi người về sự hiểu biết của ông về Kinh Niết bàn. Trong khi phân phát tài liệu mà ông ta hiểu được, Sư chờ cho ngày Phật Di Lăc giáng trần.

Có một đêm, vị đồng tu với Sư, một nữ tu lớn tuổi tên Beop-Ryun Cha, hỏi Sư có đi Hán thành ngày hôm sau không. Nếu Sư đi Hán thành ngày hôm sau, Cha sẽ thức dậy sớm để làm cơm sáng cho Sư. Sư nói với Cha rằng Sư quyết định không cần phải đi Hán thành và trở về phòng của mình.

Nhưng khi Sư trở về phòng, không biết tại sao Sư cảm thấy như muốn đi Hán thành. Sư có linh tính rằng có điều gì tuyệt vời lắm đang chờ Sư. Sư quyết định rằng Sư không nên ở lại chùa, nhưng Sư đã nói với Cha rằng Sư không đi. Sư đã thay đổi ý kiến hai lần rồi, vì thế Sư thấy ngại khi nói với Cha rằng Sư thay đổi ý kiến.

Cuối cùng Sư quyết định là tự Sư sẽ nấu ít bún để ăn sáng.

Sáng hôm sau khi Sư thức dậy vào nhà bếp, Sư rất ngạc nhiên là Cha đã nấu đồ ăn sáng cho Sư “Tại sao Ni cô Cha lại làm đố ăn sáng vậy” Sư rất ngạc nhiên.

Cha kể cho Sư nghe một câu chuyện lạ lùng. Trong khi Cha đang ngủ thì có một chàng thanh niên trông giống như một học sinh trung học gõ vào cửa. Ðiều rất lạ là cánh cửa và cái màn tự nhiên trở thành trong suốt như gương, và Cha thấy được những gì đang xảy ra bên ngoài. Ni cô Cha đang muốn mở cánh cửa thì chàng thanh niên kia biến mất. Cha rất buồn ngủ, vì thế Cha không nghĩ nhiều và trở vào ngủ trở lại. Chỉ trong một giây phút, chàng thanh niên đó trở lại gõ cửa. Giống như lần trước, chàng ta gõ cửa một vài lần. Trước khi Cha mở cửa, thì chàng lại dừng gõ. Ngay lúc đó thì Cha hoàn toàn tỉnh thức. Cha nghĩ, “Có lẽ đây là điềm cho mình nấu ăn sáng vì Sư cụ sẽ đi Hán thành phải không? Tốt hơn, mình nên làm đồ ăn sáng”.

Ước mơ thành sự thật

Ði xe lửa đến Hán thành, Sư thấy một phụ nữ ngồi đối diện với Sư đang đọc một quyển sách với cái bìa màu vàng. Sư nghĩ đó chắc là kinh Phật vì cái bìa màu vàng. Nhưng quyển sách đó không giống kinh Phật mà Sư thấy trước đây. Sư cúi xuống xem thử cái tên quyển sách. Ðó là quyển Chuyển Pháp Luân trên bìa. Sư giật mình và lập tức nhớ lại vị Vua Chuyển Pháp Luân giáng trần như đã nói trong Kinh Niết bàn. Ngoại trừ vị Vua Chuyển Pháp Luân, thì có ai dám mở miệng tự xưng là “Chuyển Pháp Luân”. Sư nói với người phụ nữ “Ðó là quyển sách rất quý!” Người phụ nữ trả lời “Ông có muốn đọc sách này không?” Sư nói “Ðúng vậy, tôi rất muốn đọc. Nhưng tôi không thể nhận một quyển sách quý báu như thế mà không trả tiền. Nếu chị cho tôi xin số điện thoại, tôi sẽ gởi tiền đến nhà chị cho quyển sách này”

Sư nóng lòng mở quyển Chuyển Pháp Luân. Bài đầu mà Sư đọc là Luận ngữ. Sư nói “Tôi giật mình đến nỗi tâm trí tôi trống rỗng. Nội dung của Luận ngữ rất sâu sắc mà tôi cảm thấy dường như tôi thấy được toàn vũ trụ”.

Ngay khi đọc xong Luận Ngữ, Sư điện thoại cho Cha và nói “Ðừng đọc Kinh Niết bàn nữa. Tôi sẽ mang cho Ni cô một quyển sách quý hơn như thế nữa. Từ nay về sau, học tu với sách này”.

Ngay khi về đến chùa, Sư đưa quyển Chuyển Pháp Luân cho Cha. Khi Cha mở Chuyển Pháp Luân và thấy hình của Sư phụ Lý Hồng Chí, Cha hết sức ngạc nhiên. “Ðây là chàng thanh niên mà đánh thức tôi dậy sáng hôm đó”

Kể từ đó, Cha cũng tu luyện Pháp Luân Công và hành xử một cách hết sức đúng đắn theo lời dạy trong Chuyển Pháp Luân. Cha nói rằng Cha thấy Sư phụ khi mà Cha ngồi thiền và Sư phụ cũng trông giống như chàng thanh niên khi Cha thấy Ngài lần đầu tiên. Sư phụ trông giống như một học sinh trung học với một tay trong túi quần.

Sư nói “Mỗi lần tôi đọc tập thơ Hồng ngâm của Sư phụ, tôi không thể ngừng khóc được. Ðiều duy nhất mà tôi đang suy nghĩ là làm thế nào để báo cho nhiều người biết về Pháp Luân Công. Ðây là vấn đề duy nhất mà tôi nghĩ đến”.

Sau khi Sư xem Chương trình Văn nghệ Thiên quốc, Sư nói rằng ông ta càng tin vào sự chọn lựa, tìm kiếm suốt đời của Sư đã đến.

 

Bản tiếng Hán https://www.minghui.org/mh/articles/2007/7/14/158854.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2007/8/2/88253.html

Đăng ngày 03-10-2007; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share