Bài viết của phóng viên Minh Huệ Lý Tĩnh Phi

[MINH HUỆ 03-08-2023] Ngày 20 tháng 7 đánh dấu tròn 24 năm kể từ khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bắt đầu đàn áp Pháp Luân Công vào năm 1999. Các quan chức chính phủ từ khắp nơi trên thế giới đã ban hành tuyên bố ủng hộ và khích lệ các học viên, đồng thời kêu gọi chấm dứt sự tàn bạo này. Dưới đây là một số sự kiện và thư chúc mừng tiêu biểu từ 10 quốc gia Châu Âu.

Vương quốc Anh

Trong một cuộc mít-tinh do các học viên tổ chức ở London vào ngày 15 tháng 7 năm 2023, bảy nghị sỹ quốc hội đã gửi thư ủng hộ.

0fa5f1f5b39a64522470d55cf710f161.jpg

Bảy Nghị sỹ Quốc hội đã gửi thư ủng hộ nỗ lực chấm dứt cuộc bức hại của các học viên Pháp Luân Đại Pháp.
Hàng trên, từ trái sang phải: Nghị sỹ Quốc hội Ian Murray, Nghị sỹ Quốc hội Patrick Grady, Nghị sỹ Quốc hội Tommy Sheppard.
Hàng dưới, từ trái sang phải: Nghị sỹ Quốc hội Layla Moran, Nghị sỹ Quốc hội Rupa Huq, Nghị sỹ Quốc hội Anne McLaughlin của Đảng Dân tộc Scotland (SNP), Nghị sỹ Quốc hội Paul Bristow.

Nghị sỹ Ian Murray viết: “Tôi biết những cáo buộc đáng báo động đã báo cáo mấy năm qua về nạn thu hoạch nội tạng người ở Trung Quốc. Tôi cũng hiểu rằng các nhóm thiểu số và tôn giáo, trong đó có các học viên Pháp Luân Công, nhiều khả năng là mục tiêu cụ thể. Tôi sẽ tiếp tục hối thúc Chính phủ Vương quốc Anh gửi một thông điệp rõ ràng rằng chúng tôi sẽ không khoanh tay đứng nhìn và chúng tôi sẽ không dung thứ cho những hành vi vi phạm nhân quyền trắng trợn như vậy.”

Nghị sỹ Quốc hội Patrick Grady tuyên bố trong thông điệp của mình: “Xin hãy yên tâm rằng tôi sẽ không ngừng sát cánh với Pháp Luân Công và các học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc và trên toàn thế giới, cũng như với tất cả những người bị ĐCSTQ bức hại và đàn áp. Chính quyền Trung Quốc phải chịu trách nhiệm về những vi phạm nhân quyền, gồm cả những vi phạm quyền tự do tôn giáo và tín ngưỡng. Các chính phủ trên thế giới, bao gồm chính phủ Vương quốc Anh, đều có nghĩa vụ lên tiếng và hành động ở bất cứ đâu có thể.”

Nghị sỹ Quốc hội Rupa Huq viết: “Tôi sẽ tiếp tục hối thúc chính phủ Vương quốc Anh gửi đi thông điệp rõ ràng rằng chúng tôi sẽ không khoanh tay đứng nhìn và chúng tôi sẽ không dung thứ cho những hành vi vi phạm nhân quyền trắng trợn như vậy.”

Nghị sỹ Quốc hội Paul Bristow viết: “Vương quốc Anh vẫn quan ngại sâu sắc về cuộc bức hại đang diễn ra với các học viên Pháp Luân Công và các nhóm khác ở Trung Quốc. Lời khai về những gì họ đã trải qua quá đỗi đau thương và cách đối xử của họ là một trong nhiều lý do tại sao Trung Quốc là một trong 31 quốc gia cần ưu tiên về nhân quyền đối với Vương quốc Anh. Hãy yên tâm rằng tôi sẽ nêu ra mối quan ngại của các bạn với Ngoại trưởng.”

Ngày 17 tháng 7 năm 2023, Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp của Anh đã tổ chức một hội nghị chuyên đề có tiêu đề: “Câu chuyện Pháp Luân Công – Phải chăng có một cuộc diệt chủng nữa ở Trung Quốc?” tại Tòa nhà Nghị viện London. Trong số các diễn giả chính có Ngài Iain Duncan Smith, Ngài Alton của Liverpool, Ngài Hunt của Kings Heath và Nghị sỹ Quốc hội Marie Rimmer.

4bf4b8b0d311d17b4d184802b0437bd8.jpg

Từ trái sang phải: Ngài Iain Duncan Smith, Ngài David Alton của Liverpool, Ngài Philip Hunt của Kings Heath và Nghị sỹ Quốc hội Marie Rimmer

Thượng nghị sỹ Alton là người đồng sáng lập và là Phó Chủ tịch của Nhóm Liên Đảng Nghị viện Vương quốc Anh về Tự do Tôn giáo và Tín ngưỡng. Tại hội nghị chuyên đề, ông đã nhiều lần đề cập đến cuộc bức hại Pháp Luân Công và những tội ác liên quan đến ĐCSTQ, đặc biệt là nạn cưỡng bức thu hoạch nội tạng.

Ông kết luận: “Nếu chúng ta muốn nhận ra mối đe dọa và sự can thiệp của ĐCSTQ đối với nền dân chủ của chúng ta, thì chúng ta nhất định phải nhận ra được mối đe dọa và sự tàn bạo xảy ra với Pháp Luân Công. Chúng ta phải khẳng định như vậy – một cách quả quyết và dõng dạc – bởi vì thực chất là như vậy. Đây không phải là lúc để im lặng.”

Đức

Ngày 15 tháng 7 năm 2023, các học viên đã tổ chức mít-tinh tại Munich để kỷ niệm 24 năm kháng nghị ôn hòa trước cuộc bức hại ở Trung Quốc, đồng thời kêu gọi chính phủ Đức và công chúng chú ý đến tội ác của ĐCSTQ và giúp chấm dứt cuộc bức hại. Sự kiện này đã nhận được thư ủng hộ từ một số nghị sỹ quốc hội, các nhà lập pháp tiểu bang và giới chức sắc của Đức.

71e2779ff32cea5c0a074c5898b5bd6e.jpg

12 nghị sỹ quốc hội, nhà lập pháp tiểu bang và các quan chức khác của Đức ban hành tuyên bố lên án cuộc bức hại các học viên Pháp Luân Công của ĐCSTQ và kêu gọi ĐCSTQ lập tức chấm dứt bức hại Pháp Luân Công.

Hàng trên (trái sang phải): ông Bernhard Seidenath (Nghị sỹ bang Bavaria, phát ngôn viên báo chí của CSU), Tiến sỹ Michel Meister (Nghị sỹ Quốc hội và thành viên CDU của Đức), bà Astrid Rothe-Beinlich (Nghị sỹ Quốc hội bang Thüringe, Chủ tịch nhóm Nghị sỹ Quốc hội Đảng Xanh), và bà Martina Feldmayer (Đảng viên Đảng Xanh Hessian)

Hàng giữa (trái sang phải): Tiến sỹ Gülistan Yüksel (Nghị sỹ Quốc hội, Đảng viên SPD của Đức, kiêm Chủ tịch Nhóm Nghị viện phụ trách các vấn đề pháp lý tại Quốc hội, Đảng CDU/CSU), Tiến sỹ Günter Krings (CDU), Sabine Weis (CDU), Karin Müller (Phó Chủ tịch Nghị viện bang Hessian và đảng viên Đảng Xanh)

Hàng dưới (trái sang phải): Ông Asgar Can (Chủ tịch Hiệp hội Duy Ngô Nhĩ châu Âu), ông Jürgen Braun (Nghị sỹ Quốc hội, Người phát ngôn Nhân quyền của Đảng AfD), ông Heiko Kasseckert (Đảng CDU), và ông Kay Gottschalk (Nghị sỹ Quốc hội Đức, Trưởng Ban Chính sách Tài chính Nghị viện Đảng AfD)

Tiến sỹ Günter Krings, Nghị sỹ Quốc hội Đức, Chủ tịch nhóm Nghị sỹ Quốc hội CDU/CSU về các vấn đề pháp lý kiêm chủ tịch tổ chức vùng Westphalia của Đảng CDU viết: “Chúng ta không thể đứng ngoài cuộc khi cuộc sống của nhiều người bị ảnh hưởng tiêu cực và các gia đình tan nát.”

Ngày 22 tháng 7 năm 2023, các học viên Pháp Luân Công ở Bắc Rhine-Westphalia, Đức, đã tập trung trước Nhà thờ lớn Cologne. René Domke (FDP), Frank Schwabe (SPD) và Dirk-Ulrich Mende (SPD) đã viết thư ủng hộ sự kiện của họ.

73697a4c3a1c32f9137fb321cd71f8ed.jpg

Trái sang phải: René Domke (Chủ tịch Nghị viện Mecklenburg-Vorpommern của Đảng Dân chủ Tự do Đức, FDP), ông Frank Schwabe (Nghị sỹ Quốc hội của Đảng Dân chủ Xã hội Đức, SPD) và ông Dirk-Ulrich Mende (SPD)

Ông René Domke, Chủ tịch Nghị viện Mecklenburg-Vorpommern của Đảng Dân chủ Tự do, Đức (FDP), viết: “Cuộc bức hại Pháp Luân Công là một thực trạng đau buồn 24 năm qua. Điều quan trọng là chúng ta phải cùng nhau đứng lên để lên tiếng phản đối cuộc bức hại và thu hút sự chú ý đến tội ác này.”

Ông nói: “Điều quan trọng nữa là chúng ta phải nhận ra rằng cuộc bức hại các học viên Pháp Luân Công không chỉ là vấn đề của Trung Quốc. Đây là một vấn đề ảnh hưởng đến tất cả chúng ta vì nó liên quan đến các quyền cơ bản của con người và quyền tự do tín ngưỡng được trao cho mỗi người.”

Ý

Ngày 21 tháng 7, các học viên Ý đã tập trung trước Đại sứ quán Trung Quốc tại Rome để nói với mọi người về sự tàn bạo của ĐCSTQ. Họ đã nhận được những lá thư ủng hộ từ một số Nghị sỹ Quốc hội.

151ab978475765a7d4772b53485acb8f.jpg

Các vị chức sắc sau đây gửi thư ủng hộ (từ trên xuống dưới, từ trái sang phải): Ông Giulio Terzi (Chủ tịch Ủy ban Thường trực về các vấn đề châu Âu của Thượng viện), ông Lucio Malan (Thượng nghị sỹ), ông Fabio Massimo Castaldo (Nghị sỹ Nghị viện Châu Âu, kiêm cựu Phó Chủ tịch của Nghị viện châu Âu), bà Elisabetta Zamparutti (cựu Nghị sỹ Quốc hội), ông Pietrangelo Massaro (Phó Chủ tịch Hội đồng Thành phố Rome), ông Igor Boni (Chủ tịch Nhóm những người cấp tiến của Ý), ông Marco Cappato (cựu Nghị sỹ Quốc hội), ông Giampiero Leo (chủ tịch Hiệp hội vì Nhân quyền của Hội đồng khu vực Piemonte), ông Marco Respinti (Giám đốc Phụ trách Bitter Winter)

Các nghị sỹ quốc hội đã lên án các hành vi vi phạm nhân quyền của ĐCSTQ và ca ngợi các học viên đã kiên trì nỗ lực vạch trần nó. Ông Giulio Terzi (Chủ tịch Ủy ban Thường trực về các vấn đề châu Âu của Thượng viện) nói rằng ĐCSTQ đã không ngừng sách nhiễu các học viên Pháp Luân Công ôn hòa hơn 20 năm qua. Các giá trị và lòng can đảm trong nỗ lực của các học viên có tác dụng chống lại “tội diệt chủng tàn ác” của ĐCSTQ.

Thụy Sỹ

Ngày 20 tháng 7 năm 2023, các học viên Pháp Luân Công đã tổ chức buổi mít-tinh ôn hòa bên ngoài văn phòng Cao ủy Nhân quyền Liên Hợp Quốc tại Geneva, Thụy Sỹ. Họ kêu gọi ĐCSTQ chấm dứt cuộc bức hại Pháp Luân Công suốt 24 năm qua ở Trung Quốc. 21 quan chức chính phủ Thụy Sỹ đã gửi thư ủng hộ.

f5db67cd60faa247fb92661c29e412b9.jpg

Bảy nghị sỹ Quốc hội Liên bang và 14 ủy viên của Hội đồng Bang và Thành phố đã gửi thư ủng hộ nhân dịp kỷ niệm 24 năm kháng nghị ôn hòa của các học viên Pháp Luân Công chống lại 24 năm bức hại. Từ trái qua phải, trên xuống dưới: ông Jean-Pierre Grin – Ủy viên Hội đồng Quốc gia, bà Lisa Mazzone – thành viên Đại Hội đồng Geneva, bà Laurence Fehlmann Rielle – Ủy viên Hội đồng Quốc gia, bà Léonore Porchet – Ủy viên Hội đồng Quốc gia, ông Christian Dandrès – Ủy viên Hội đồng Quốc gia, ông Thomas Bläsi – Ủy viên Hội đồng Quốc gia, ông Philippe Nantermod – Ủy viên Hội đồng Quốc gia, ông Jean-Charles Rielle – Ủy viên Hội đồng Nhà nước Geneva, ông Thomas Wenger – Ủy viên Hội đồng Nhà nước Geneva, ông Philippe de Rougemont – Ủy viên Hội đồng Bang Geneva, ông John Rossi – Ủy viên Hội đồng Thành phố Geneva, ông Maxime Moix – Phó Ủy viên thay thế Hội đồng Bang Valais, ông Mathieu Clerc – Ủy viên Hội đồng Bang Valais, ông Hubert Dafflon – Ủy viên Hội đồng Bang Fribourg, bà Mary-Calude Fallet – Ủy viên Hội đồng Bang Neuchâtel, ông Niel Smith – Ủy viên Hội đồng Bang Neuchâtel, ông Richard Gigon – Ủy viên Hội đồng Bang Neuchâtel, ông Blaise Fivaz – Ủy viên Hội đồng Bang Neuchâtel, bà Assamoi Rose Lièvre – Ủy viên Hội đồng Bang Neuchâtel, bà Naomi Humbert – Ủy viên Hội đồng Thành phố Val-de-Travers, ông Nicolas Girard – Ủy viên Hội đồng Bang Jura

Ông Jean-Pierre Grin, Ủy viên Hội đồng Quốc gia, viết trong thư: “Tôi yêu cầu Trung Quốc tuân thủ đầy đủ các yêu cầu của Tổ chức Y tế Thế giới về tính minh bạch và truy xuất nguồn gốc của nội tạng được. Cũng như các chuyên gia này, tôi kêu gọi Trung Quốc nhanh chóng phản hồi về các cáo buộc thu hoạch nội tạng và cho phép các cơ quan nhân quyền quốc tế giám sát độc lập.”

Bỉ

5750fef04ea57db296405c2297061b8a.jpg

Bà Annick Ponthier, thành viên Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Liên bang Bỉ

Bà Annick Ponthier, thành viên của Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Liên bang Bỉ, đã gửi một lá thư tới chủ tịch Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp ở Bỉ để bày tỏ sự ủng hộ đối với Pháp Luân Đại Pháp và lên án cuộc bức hại 24 năm qua của ĐCSTQ.

Bà viết: “Ngày này cách đây 24 năm, ĐCSTQ bắt đầu bức hại các học viên Pháp Luân Công. Trong suốt thời gian đó, chiến dịch này đã khiến hàng trăm nghìn học viên bị bỏ tù, rồi trở thành nạn nhân của những hình thức tra tấn tồi tệ nhất. Vì vậy, tôi muốn bày tỏ sự tôn trọng sâu sắc nhất tới tất cả các nạn nhân vô tội đã bị truy tố, tra tấn, bỏ tù hoặc tệ hơn, đồng thời cầu chúc cho họ có sức mạnh lớn lao và hy vọng họ sẽ sớm được tự do.”

Phần Lan

Ngày 15 tháng 7 năm 2023, các học viên cũng đã tổ chức mít-tinh và diễu hành ở Helsinki để nói với công chúng về cuộc bức hại của ĐCSTQ đối với Pháp Luân Đại Pháp, tưởng nhớ những đồng tu đã chết vì cuộc bức hại, và kêu gọi chấm dứt bức hại.

3684331f403cfa8b3f818cc2224ffde8.jpg

Bà Satu Hassi (trái), Nghị sỹ Nghị viện châu Âu, cựu Nghị sỹ Quốc hội Phần Lan; và bà Merja Kyllönen (phải), Nghị sỹ Quốc hội Phần Lan, Nghị sỹ Nghị viện Châu Âu, đã gửi thư.

Nghị sỹ Quốc hội Merja Kyllönen viết: “Năm nay là 24 năm Trung Quốc (ĐCSTQ) đã tiến hành cuộc bức hại, cưỡng bức lao động, tra tấn và buôn bán người. Nhân quyền không thể là món hàng và chúng ta không được nhắm mắt làm ngơ hay im lặng trước cuộc bức hại, dù gần hay xa. Chúng ta phải tiếp tục phối hợp để chấm dứt cuộc bức hại. Mọi người đều có thể phát huy vai trò của mình và mọi người cần giúp đỡ. Chúng ta không được giữ im lặng. Chúng ta phải cùng nhau kiên trì, ngay cả với những người đã kiệt sức và cảm thấy không chịu đựng được nữa. Hãy tiếp tục nỗ lực! Tinh thần của tôi sẽ đồng hành cùng các bạn.”

Hà Lan

Ngày 15 tháng 7 năm 2023, các học viên đã tổ chức các hoạt động trên Quảng trường Dam ở Amsterdam để ghi dấu 24 năm kháng nghị ôn hòa trước cuộc bức hại ở Trung Quốc. Tổ chức Ân xá Quốc tế và các tổ chức khác đã ban hành tuyên bố lên án cuộc bức hại và ủng hộ những nỗ lực của các học viên.

dcbef643d8372903b27df07454ab801d.jpg

Các học viên tổ chức sự kiện trên Quảng trường Dam ngày 15 tháng 7 năm 2023

Tổ chức Ân xá Quốc tế Hà Lan đã ban hành tuyên bố bày tỏ sự ủng hộ những nỗ lực vạch trần cuộc bức hại của các học viên. Tuyên bố viết: “Năm 1999, chính quyền (cộng sản) Trung Quốc đã thành lập “Phòng 610” để giám sát việc đàn áp Pháp Luân Công. Theo đó, hàng chục nghìn học viên Pháp Luân Công đã bị tùy tiện giam giữ, tra tấn, và bị ngược đãi dưới các hình thức khác nhằm ép buộc họ phải từ bỏ tín ngưỡng.“

“Hiện cuộc đàn áp Pháp Luân Công của Trung Quốc đã bước sang năm thứ 24, Tổ chức Ân xá Quốc tế kêu gọi chính quyền Trung Quốc lập tức trả tự do cho tất cả những người bị cầm tù chỉ vì thực hiện quyền tự do tín ngưỡng và biểu đạt của họ.”

Tổ chức phi chính phủ, Quỹ Gerard Noodt vì Tự do Tôn giáo Tín ngưỡng, cũng ban hành tuyên bố ủng hộ Pháp Luân Công. “Mặc dù bị đàn áp tàn khốc, các học viên Pháp Luân Công vẫn mạnh mẽ trong cuộc phản kháng ôn hòa. Họ đã mạo hiểm mạng sống để đứng lên vì đức tin của mình và yêu cầu chấm dứt cuộc bức hại một cách hòa bình. Tinh thần bất khuất của họ đã thu hút vô số cá nhân và tổ chức trên khắp thế giới tham gia cùng họ trong cuộc đấu tranh cho công lý và tự do.”

“Chúng ta không được nhắm mắt làm ngơ trước sự đau khổ của các học viên Pháp Luân Công. Chúng ta hãy đứng về phía vô số học viên Pháp Luân Công đã bị bức hại bất công ở Trung Quốc. Là công dân toàn cầu, chúng ta có trách nhiệm lên tiếng phản đối cuộc bức hại này! Hãy lập tức chấm dứt cuộc đàn áp đang diễn ra này!”

Ireland

Ngày 12 tháng 7 năm 2023, các học viên ở Ireland đã tổ chức mít-tinh trước Tòa nhà Leinster, Quốc hội để lên án cuộc bức hại tàn bạo của ĐCSTQ đối với các học viên Pháp Luân Công suốt 24 năm qua. Họ kêu gọi công chúng giúp ngăn cản ĐCSTQ và chấm dứt cuộc bức hại càng sớm càng tốt. Vào ngày diễn ra sự kiện, một số đại biểu Ireland đã đến cuộc kháng nghị, ký đơn thỉnh nguyện và bày tỏ sự ủng hộ của họ.

Đại biểu Paul Murphy đã ký đơn thỉnh nguyện và kêu gọi ĐCSTQ chấm dứt cuộc bức hại và nạn thu hoạch nội tạng sống. Ông nói: “Nếu có nạn thu hoạch nội tạng quy mô lớn thì thật khủng khiếp. Chúng tôi phản đối mọi loại bức hại và việc phủ nhận mọi quyền công dân của bất kỳ ai sống ở Trung Quốc.”

724a10bbe618402ae9b5bce2aedacf28.jpg

Đại biểu Danny Healy-Rae ủng hộ Pháp Luân Công

Đại biểu Danny Healy-Rae nói: “Tôi không muốn thấy bất kỳ ai bị bức hại.” Ông nói rằng cuộc bức hại của ĐCSTQ là sai trái và ủng hộ nỗ lực phản kháng của các học viên. “Chúng ta đều có thể tạo nên sự khác biệt. Chúng ta không bao giờ biết mình có thể tạo ra khác biệt gì khi chưa thử”, ông nói.

c2bd994c01ee16811ec731f9701678d5.jpg

Đại biểu Johnny Guirke ký đơn thỉnh nguyện

ee32563232cf98c8c0662acf93e7ecab.jpg

Đại biểu Mattie McGrath chụp ảnh với các học viên sau khi ký đơn thỉnh nguyện

Đại biểu Johnny Guirke cũng đã ký đơn thỉnh nguyện. Đại biểu Mattie McGrath bày tỏ tình đoàn kết và chụp ảnh với các học viên để thể hiện sự ủng hộ của ông.

29fe0c40b7c7e45445e578ec55a0d051.jpg

Đại biểu Brid Smith

Đại biểu Bríd Smith đã gửi một thông điệp nói rằng bà “lên án mọi hình thức vi phạm nhân quyền, áp bức, đàn áp, bức hại và tra tấn của nhà nước.”

fd6fbe6c841da7f7ab97a9a1320d0f50.jpg

Ông Jim O’Leary, Ủy viên Hội đồng của Hội đồng Hạt Dundrum

Ủy viên Hội đồng Jim O’Leary đã gửi một thông điệp “để xác nhận sự ủng hộ của tôi đối với các thành viên Pháp Luân Công được phép thực hành tín ngưỡng của họ mà không bị bức hại và áp bức.”

Áo

Các học viên đã tập trung tại Stephansplatz ở Vienna vào ngày 15 tháng 7 năm 2023 để phơi bày cuộc bức hại Pháp Luân Đại Pháp tàn bạo của ĐCSTQ trong 24 năm qua và kêu gọi chấm dứt cuộc bức hại này. Nhiều người đã lên án tội ác của ĐCSTQ và ký đơn thỉnh nguyện để chấm dứt nó.

fef0128d8a127261df8071ead1340a7c.jpg

Các học viên đã tổ chức triển lãm ảnh và trình diễn những hình thức tra tấn mà họ phải chịu ở Trung Quốc

Nghị sỹ quốc hội Áo Faika El-Nagashi cho biết trong một tuyên bố: “Bức hại người khác vì đức tin của họ là vi phạm nhân quyền nghiêm trọng. Chúng tôi dứt khoát lên án cuộc đàn áp và bức hại tàn bạo suốt 24 năm qua đối với các học viên Pháp Luân Công, đồng thời hỗ trợ các nạn nhân. Đây là một chế độ toàn trị nhằm bịt miệng những người chỉ trích thông qua các hành động khủng bố có hệ thống như bỏ tù, tra tấn và bạo ngược.”

“Thật đáng ngưỡng mộ khi ý chí và sự phản kháng của người dân (các học viên Pháp Luân Công) vẫn không hề suy yếu sau hàng năm, hàng thập kỷ. Họ có được sức mạnh từ niềm tin và các bài công pháp của mình, đồng thời nỗ lực giúp công chúng biết đến chủ đề thường bị lãng quên này (cuộc bức hại của ĐCSTQ). Thông qua những nỗ lực của họ, chúng tôi đã biết về việc buôn bán nội tạng bất hợp pháp, đây chỉ là một trong những hành vi phạm tội đối với các học viên Pháp Luân Công. Họ còn bị giam giữ tùy tiện, tra tấn, và phỉ báng”, ông nói thêm.

Nghị sỹ Quốc hội Áo Petra Wimmer cho biết trong tuyên bố của mình: “Tôi đang nghĩ đến các học viên Pháp Luân Đại Pháp và người nhà của họ đã chết vì bị tra tấn, lao động cưỡng bức, hay nạn buôn bán nội tạng phi pháp. Sự chú ý của cộng đồng quốc tế có thể nâng cao nhận thức về những vấn đề này, từ đó gia tăng áp lực yêu cầu chính phủ Trung Quốc chấm dứt những hành vi này.”

Bối cảnh: Pháp Luân Đại Pháp là gì và vì sao bị ĐCSTQ bức hại?

Pháp Luân Đại Pháp (còn được gọi là Pháp Luân Công) lần đầu tiên được Đại sư Lý Hồng Chí truyền xuất ra công chúng ở Trường Xuân, Trung Quốc vào năm 1992. Môn tu luyện này hiện đã được thực hành ở hơn 100 quốc gia và khu vực trên toàn thế giới. Hàng triệu người sau khi noi theo những lời dạy dựa trên nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn và học năm bài công pháp của Pháp Luân Đại Pháp, đã có những chuyển biến tích cực cả về sức khỏe thể chất lẫn tinh thần.

Giang Trạch Dân, cựu lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), nhìn nhận sự phổ biến ngày càng rộng của Pháp Luân Đại Pháp là mối đe dọa đối với hệ tư tưởng vô thần của ĐCSTQ, do đó vào ngày 20 tháng 7 năm 1999, ông ta đã ra lệnh tiêu diệt môn tu luyện này.

Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Giang, ĐCSTQ đã thành lập Phòng 610, một tổ chức an ninh ngoài vòng pháp luật có quyền lực vượt trên ngành an ninh và tư pháp, với chức năng duy nhất là tiến hành cuộc bức hại Pháp Luân Đại Pháp.

Trang Minghui.org xác nhận rằng, 24 năm qua đã có hàng nghìn học viên bị bức hại đến chết. Con số tử vong thực tế chắc chắn còn cao hơn nhiều, hơn nữa, số học viên bị cầm tù và tra tấn chỉ vì kiên định tu luyện là không thể kể hết.

Có bằng chứng xác thực cho thấy ĐCSTQ hậu thuẫn cho việc giết hại để thu hoạch nội tạng từ các học viên bị giam cầm làm nguồn cung cho ngành công nghiệp cấy ghép nội tạng của Trung Quốc.

Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của trang web Minh Huệ (Minghui.org). Khi sử dụng lại vì mục đích phi lợi nhuận, vui lòng ghi rõ nguồn ở đầu bài đăng hoặc tác phẩm (Theo bài viết của trang Minh Huệ…), sau đó dẫn đường link bài gốc của Minh Huệ. Trường hợp sử dụng với mục đích thương mại, vui lòng liên hệ với Ban Biên tập về thủ tục ủy quyền.


Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2023/8/3/463756.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/8/4/210640.html

Đăng ngày 08-08-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share