Bài viết của các học viên Pháp Luân Công tại Thụy Sỹ
[MINH HUỆ 30-07-2023] Ngày 20 tháng 7 năm 2023, các học viên Pháp Luân Công đã tổ chức mít-tinh ôn hòa bên ngoài văn phòng Cao ủy Nhân quyền Liên Hợp Quốc ở Geneva, Thụy Sỹ. Họ kêu gọi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) chấm dứt cuộc bức hại Pháp Luân Công ở Trung Quốc đã diễn ra suốt 24 năm qua. 21 quan chức chính phủ Thụy Sỹ đã gửi thư ủng hộ.
Trong thư, các quan chức đã chỉ trích ĐCSTQ vì những vi phạm nhân quyền nghiêm trọng của nó. Họ kêu gọi chính phủ Thụy Sỹ tăng cường cam kết nhằm chấm dứt cuộc bức hại này và đảm bảo tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng và tư tưởng. Các quan chức cũng khen ngợi các học viên Pháp Luân Công vì sự can đảm và kiên trì, đồng thời khẳng định sự ủng hộ đối với các hành động của các học viên nhằm chấm dứt những tội ác này.
Bảy Nghị sỹ Quốc hội Liên bang và 14 Ủy viên Hội đồng Bang và Thành phố gửi thư ủng hộ nhân dịp kỷ niệm 24 năm kháng nghị ôn hòa của các học viên Pháp Luân Công trước cuộc bức hại 24 năm qua. Từ trái sang phải, từ trên xuống dưới: Ông Jean-Pierre Grin – Ủy viên Hội đồng Quốc gia, Bà Lisa Mazzone – Ủy viên Đại hội đồng Geneva, Bà Laurence Fehlmann Rielle – Ủy viên Hội đồng Quốc gia, Bà Léonore Porchet – Ủy viên Hội đồng Quốc gia, Ông Christian Dandrès – Ủy viên Hội đồng Quốc gia, Ông Thomas Bläsi – Ủy viên Hội đồng Quốc gia, Ông Philippe Nantermod – Ủy viên Hội đồng Quốc gia, Ông Jean-Charles Rielle – Ủy viên Hội đồng Bang Geneva, Ông Thomas Wenger – Ủy viên Hội đồng Bang Geneva, Ông Philippe de Rougemont – Ủy viên Hội đồng Bang Geneva, Ông John Rossi – Ủy viên Hội đồng Thành phố Geneva, Ông Maxime Moix – quyền Phó Ủy viên Hội đồng Bang Valais, Ông Mathieu Clerc – Ủy viên Hội đồng Bang Valais, Ông Hubert Dafflon – Ủy viên Hội đồng Bang Fribourg, Bà Mary-Calude Fallet – Ủy viên Hội đồng Bang Neuchâtel, Ông Niel Smith – Ủy viên Hội đồng Bang Neuchâtel, Ông Richard Gigon – Ủy viên Hội đồng Bang Neuchâtel, Ông Blaise Fivaz – Ủy viên Hội đồng Bang Neuchâtel, Bà Assamoi Rose Lièvre – Ủy viên Hội đồng Bang Neuchâtel, Bà Naomi Humbert – Ủy viên Hội đồng Thành phố Val-de-Travers, Ông Nicolas Girard – Ủy viên Hội đồng Bang Jura
Ủy viên Hội đồng Quốc gia: Tôi kiên quyết ủng hộ việc chấm dứt cuộc bức hại Pháp Luân Công
Ông Jean-Pierre Grin – Ủy viên Hội đồng Quốc gia
Ông Jean-Pierre Grin, Ủy viên Hội đồng Quốc gia, viết trong thư: “Tôi ủng hộ nghị quyết do Nghị viện Châu Âu thông qua vào ngày 5 tháng 5 năm 2022 về các báo cáo về nạn thu hoạch nội tạng vẫn tiếp diễn ở Trung Quốc. Tôi đã kiến nghị Liên minh Châu Âu (EU) và các nước thành viên đưa vấn đề thu hoạch nội tạng vào nội dung xây dựng quan hệ với các nước thứ ba.”
Ông cũng nói: “Tôi yêu cầu Trung Quốc tuân thủ đầy đủ các yêu cầu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) về tính minh bạch và truy xuất nguồn gốc nội tạng được mua bán. Cũng như các chuyên gia, tôi kêu gọi Trung Quốc nhanh chóng phản hồi các cáo buộc về nạn thu hoạch nội tạng và cho phép các cơ quan nhân quyền quốc tế giám sát độc lập.”
Bà Lisa Mazzone – Ủy viên Đại Hội đồng Geneva
Bà Lisa Mazzone, Ủy viên Đại Hội đồng Geneva, viết: “Tôi khen ngợi các bạn vì sự can đảm, kiên trì, và hành động của các bạn. Tôi cũng sẽ tham gia cùng các bạn để tiếp tục có những các hành động cần thiết.”
Bà nói thêm: “Tôi kiên quyết ủng hộ việc chấm dứt cuộc bức hại Pháp Luân Công. Chúng tôi sẽ tiếp tục mạnh mẽ yêu cầu chính quyền Thụy Sỹ phải có lập trường và hành động rõ ràng, chấm dứt việc lấy lấy nội tạng từ các nhóm thiểu số ở Trung Quốc, trong đó có các học viên Pháp Luân Công cũng như các hình thức đối xử vô nhân đạo khác.”
Bà Laurence Fehlmann Rielle – Ủy viên Hội đồng Quốc gia
Bà Laurence Fehlmann Rielle, Ủy viên Hội đồng Quốc gia, viết trong thư: “Pháp Luân Công là một phương pháp tu luyện dựa trên việc tôn trọng các giá trị nhân văn như Chân-Thiện-Nhẫn, hiện đang được thực hành ở hơn 100 quốc gia. Các báo cáo và tuyên bố của Liên Hợp Quốc, Nghị viện Châu Âu và một số tổ chức phi chính phủ đã lên án cuộc bức hại gây sốc và không thể tưởng tượng được này. Một trong những hình thức đối xử vô nhân đạo mà các học viên Pháp Luân Công phải chịu là thu hoạch nội tạng.”
Bà Rielle cũng nói: “Những người dân vô tội này đã làm gì mà phải chịu sự đàn áp dã man như vậy? Tu luyện có bị coi là có tội không? Tin vào nguyên lý vũ trụ Chân-Thiện-Nhẫn có phải là có tội không? Ngược lại, thế giới của chúng ta vô cùng cần những giá trị này! Chúng ta phải tiếp tục chỉ trích những hành động vi phạm nhân quyền của ĐCSTQ. Tôi kêu gọi chính phủ Thụy Sỹ hãy cứng rắn hơn và nỗ lực nhiều hơn nữa để chấm dứt cuộc bức hại này, đảm bảo rằng tín ngưỡng và tự do tư tưởng phải được tôn trọng.”
Bà Rielle bày tỏ sự ủng hộ toàn diện đối với các học viên Pháp Luân Công và khen ngợi họ vì lòng can đảm, quyết tâm kiên định, cùng niềm hy vọng rằng người thân của họ cũng như các học viên Pháp Luân Công khác một ngày nào đó có thể giành lại tự do, quay về quê hương và sống một cuộc sống bình thường ở Trung Quốc.
Ủy viên Hội đồng Quốc gia: Cuộc kháng nghị trường kỳ, ôn hòa và lý tính của các học viên Pháp Luân Công thực sự lớn lao
Bà Léonore Porchet – Ủy viên Hội đồng Quốc gia
Bà Léonore Porchet, Ủy viên Hội đồng Quốc gia, viết: “Những tội lỗi mà ĐCSTQ đã gây ra trong cuộc bức hại Pháp Luân Công phải bị cộng đồng quốc tế trừng phạt.”
Bà nhấn mạnh: “Đặc biệt, lấy nội tạng mà không có sự đồng thuận là một tội ác khủng khiếp. Chính phủ đồng ý giết người để lấy nội tạng chính là tội ác chống lại loài người.”
Bà Porchet tin rằng những nỗ lực của các học viên Pháp Luân Công suốt những năm qua thực sự lớn lao và đáng khích lệ. Bà cảm ơn họ vì đã cống hiến cho cuộc kháng chiến ôn hòa, hợp lý. Bà bày tỏ hy vọng rằng một ngày nào đó, Trung Quốc sẽ giống như Thụy Sỹ, sẽ coi trọng quyền tự do tín ngưỡng và tự do tư tưởng – một quyền cơ bản được hiến pháp bảo vệ.
Ông Christian Dandrès – Ủy viên Hội đồng Quốc gia
Ông Christian Dandrès, Ủy viên Hội đồng Quốc gia, viết: “Tôi gửi đến các bạn thông điệp ủng hộ này trước sự tàn bạo và đàn áp liên miên của ĐCSTQ.“
“Tôi nghĩ, ủng hộ các bạn phản đối cuộc bức hại tàn bạo này và sự cống hiến của các bạn để khiến Trung Quốc tôn trọng nhân quyền và dân chủ là một nghĩa vụ cơ bản, cũng là một yếu tố quyết định trong việc duy trì hòa bình thế giới và phẩm giá con người.”
Ông Thomas Bläsi – Ủy viên Hội đồng Quốc gia
Ông Thomas Bläsi, Ủy viên Hội đồng Quốc gia, viết: “Tôi khẳng định sự ủng hộ dành cho các bạn. Tôi phản đối bất kỳ hình thức tra tấn và lạm dụng nào đối với các học viên Pháp Luân Công.”
Ủy viên Hội đồng Quốc gia: Cuộc bức hại Pháp Luân Công thật kinh hoàng, tôi kiên quyết bày tỏ sự lên án mạnh mẽ nhất của mình
Ông Philippe Nantermod – Ủy viên Hội đồng Quốc gia
Ông Philippe Nantermod, Ủy viên Hội đồng Quốc gia, viết: “Không một thế lực chính trị nào được truy tố người dân của mình vì tín ngưỡng của họ. Cuộc bức hại các học viên Pháp Luân Công thật kinh hoàng. Tôi kiên quyết bày tỏ sự lên án mạnh mẽ nhất của mình.”
Ủy viên Hội đồng Bang Geneva: Giá trị phổ quát Chân-Thiện-Nhẫn là nền tảng căn bản làm nên phẩm giá con người
Ông Jean-Charles Rielle – Ủy viên Hội đồng Bang Geneva
Ông Jean-Charles Rielle, Ủy viên Hội đồng Bang Geneva, viết trong thư: “Tôi đã ở đây – bên cạnh các bạn – kể từ khi cuộc bức hại những người tu luyện Pháp Luân Công bắt đầu. Chúng tôi tiếp tục kiên trì kêu gọi chính phủ Trung Quốc chấm dứt cuộc bức hại này.”
“Ở Trung Quốc, các học viên Pháp Luân Công bị đưa đến một số nơi đặc biệt, trại lao động cưỡng bức và bệnh viện để mổ lấy nội tạng, thậm chí họ còn bị tra tấn đến chết. ĐCSTQ nên lấy làm hổ thẹn vì đã bức hại những người có tín ngưỡng này.”
Ông cũng nói: “Giá trị phổ quát Chân-Thiện-Nhẫn là nền tảng căn bản làm nên phẩm giá con người.”
Ông Thomas Wenger – Ủy viên Hội đồng Bang Geneva
Ông Thomas Wenger, Ủy viên Hội đồng Bang Geneva, viết: “Tại thành phố quốc tế Geneva này, [nơi tôn vinh] nhân quyền, đối thoại hòa bình, xin hãy nhớ rằng, Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền đảm bảo rằng mọi người sinh ra đều được tự do và phải được đối xử bình đẳng về nhân phẩm và quyền.”
Ông nói thêm: “Hôm nay, ngày 20 tháng 7 năm 2023, các học viên Pháp Luân Công tiếp tục bị giam giữ, tra tấn và cầm tù. Đây là điều không thể dung thứ. Các nguyên tắc trong Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền phải được áp dụng ở mọi nơi trên thế giới, kể cả Trung Quốc. Mỗi người trong chúng ta phải kiên trì trong việc bảo vệ các quyền con người này. Tôi hết lòng cống hiến cho việc này.”
Ông Philippe de Rougemont – Ủy viên Hội đồng Bang Geneva
Ông Philippe de Rougemont, Ủy viên Hội đồng Bang Geneva, viết trong thư: “Chính nhờ những nỗ lực không mệt mỏi của các bạn trong việc phản đối cuộc bức hại này mà xã hội này có thể tiếp tục phát triển theo hướng tích cực.
“Bảo vệ tính mạng của công dân là ưu tiên hàng đầu của chính phủ trên mọi nhiệm vụ khác. Khi giam cầm trong nhà tù hoặc trại lao động chỉ vì họ kiên trì theo ý thức hệ nào đó (chẳng hạn như Pháp Luân Công) và lấy nội tạng trong người họ, chính phủ Trung Quốc đã đánh mất quyền thống trị trong mắt nhân dân nước này. Chúng tôi sẽ sát cánh cùng các học viên và hy vọng nhân quyền của người dân ở đất nước này sẽ được chính phủ của họ tôn trọng, bất kể họ theo tôn giáo hay hệ tư tưởng nào.”
Ông John Rossi – Ủy viên Hội đồng Thành phố Geneva
Ông John Rossi, Ủy viên Hội đồng Thành phố Geneva, viết trong thư: “Tôi bảo vệ và ủng hộ các bạn trong việc chấm dứt thảm kịch nhân loại này. Hãy tiếp tục chiến đấu không mệt mỏi bởi đây là điều chính đáng.”
Ông Maxime Moix – quyền Ủy viên Hội đồng Bang Valais
Ông Maxime Moix, quyền Ủy viên Hội đồng Bang Valais, viết trong thư: “Hết năm này đến năm khác, cuộc bức hại này vẫn xảy ra ở Trung Quốc, đặc biệt là cuộc bức hại các học viên Pháp Luân Công đã được ghi nhận. Ngày càng có nhiều người cùng hành động để phơi bày cuộc bức hại này.”
Ông Mathieu Clerc – Ủy viên Hội đồng Bang Valais
Ông Mathieu Clerc, Ủy viên Hội đồng Bang Valais, viết: “Tôn trọng nhân quyền cần phải là xương sống của mọi xã hội. Những quyền con người này là bất khả xâm phạm và không được xâm phạm.”
Ông Hubert Dafflon – Ủy viên Hội đồng Bang Fribourg
Ông Hubert Dafflon, Ủy viên Hội đồng Bang Fribourg, viết: “Quyền tự do cá nhân cơ bản và các nguyên tắc của nền dân chủ bị vi phạm ở nhiều nơi trên thế giới. Hơn bao giờ hết, Pháp Luân Công xứng đáng được chúng ta ủng hộ vô điều kiện.”
Bà Mary-Claude Fallet – Ủy viên Hội đồng Bang Neuchâtel
Bà Mary-Claude Fallet, Ủy viên Hội đồng Bang Neuchâtel, viết: “Làm sao có thể nghĩ đến việc tiêu diệt một môn khí công có nền tảng văn hóa, lại ôn hòa và tuân theo giá trị truyền thống Chân-Thiện-Nhẫn? Với nhiều lợi ích sức khỏe, vào cuối những năm 1990, ước tính có khoảng 100 triệu người tập Pháp Luân Công ở Trung Quốc. Hãy hình dung có bao nhiêu người đã phải trải qua sự tàn bạo này.”
Bà tiếp tục: “Chúng tôi không muốn thấy những hành động man rợ như vậy một lần nữa, tôi hy vọng lá thư của tôi có thể góp phần chấm dứt cuộc bức hại này và sự hỗ trợ của tôi có thể mang lại sự an ủi cho các nạn nhân và người thân của họ.”
Ông Niel Smith – Ủy viên Hội đồng Bang Neuchâtel
Ông Niel Smith, Ủy viên Hội đồng Bang Neuchâtel, viết, ông hoàn toàn ủng hộ các hoạt động kỷ niệm 24 năm kháng nghị ôn hòa của các học viên Pháp Luân Công. Ông nói: “Tôi hy vọng những lời kêu gọi từ Thụy Sỹ và mọi nơi trên thế giới có thể giúp những người bị tra tấn chỉ vì trân trọng Chân-Thiện-Nhẫn lấy lại tự do và mang lại hy vọng cho người thân của họ.”
Ông Richard Gigon – Ủy viên Hội đồng Bang Neuchâtel
Ông Richard Gigon, Ủy viên Hội đồng Bang Neuchâtel, viết: “Tôi bày tỏ sự đồng hành và ủng hộ vững chắc của mình. Tôi ủng hộ lòng can đảm không gì có thể khuất phục được của các bạn, ủng hộ những lời thỉnh nguyện ôn hòa không ngừng của các bạn trước cuộc bức hại suốt 24 năm qua. Tôi hy vọng một ngày nào đó, tất cả các học viên Pháp Luân Công có thể trở về quê hương và đoàn tụ với gia đình, không còn bị giam vào nhà tù, trại lao động và các trung tâm tẩy não nữa, không phải chịu cảnh tàn sát, tra tấn, thu hoạch nội tạng đang diễn ra hàng ngày, tóm lại là thoát khỏi những hành vi tàn bạo, tà ác.”
Ông Blaise Fivaz – Ủy viên Hội đồng Bang Neuchâtel
Ông Blaise Fivaz, Ủy viên Hội đồng Bang Neuchâtel, viết trong thư: “Tôi ủng hộ tất cả những gia đình đã phải trải qua cuộc bức hại và giết người đẫm máu chỉ vì họ tu luyện Pháp Luân Công và tin vào Chân-Thiện-Nhẫn. Chúng ta phải bảo vệ tự do tư tưởng và tín ngưỡng!“
“Tôi mạnh mẽ lên án ĐCSTQ vì những hành vi chống lại nhân quyền như vậy. 24 năm tàn sát, 24 năm tra tấn, 24 năm đau khổ, thật không thể chịu đựng nổi! Chúng ta phải chấm dứt ngay những tội ác diệt chủng nhắm vào các học viên Pháp Luân Công và các nhóm thiểu số ở Trung Quốc! Chúng ta phải tiếp tục lên án không mệt mỏi những tội ác như vậy.”
Bà Assamoi Rose Lièvre – Ủy viên Hội đồng Bang Neuchâtel
Bà Assamoi Rose Lièvre, Ủy viên Hội đồng Bang Neuchâtel, viết: “Các học viên Pháp Luân Công vô tội. Họ đã bị bức hại kể từ ngày 20 tháng 7 năm 1999 chỉ vì tu luyện theo triết lý Chân-Thiện-Nhẫn để nâng cao sức khỏe.”
Bà nói tiếp: “24 năm thỉnh nguyện ôn hòa, 24 năm kháng nghị ôn hòa, thầm lặng trước cuộc bức hại khốc liệt của ĐCSTQ nhắm vào các học viên Pháp Luân Công và lấy nội tạng từ cơ thể họ để kiếm lợi nhuận thương mại khổng lồ.”
Bà Lièvre viết lời kết cho bức thư của mình bằng cách nhấn mạnh: “Tôi cực lực lên án mọi hành vi vi phạm nhân quyền của ĐCSTQ. Chúng ta phải tiếp tục vạch trần những tội ác nhắm vào các học viên Pháp Luân Công! Những năm dài đổ máu và đau khổ này phải kết thúc càng sớm càng tốt! Những suy nghĩ và mong muốn của tôi cũng hướng đến tất cả những gia đình đã phải chịu đựng sự chia cắt với những người thân của họ trong những năm qua.”
Bà Naomi Humbert, Ủy viên Hội đồng Thành phố Val-de-Travers
Bà Naomi Humbert, Ủy viên Hội đồng Thành phố Val-de-Travers, viết trong thư: “Chúng ta phải tiếp tục lên tiếng, dù nhỏ hay lớn, nhưng khi phối hợp với nhau, chúng ta tiếp tục lên án không mệt mỏi những hành động vi phạm nhân quyền để các quyền cơ bản như tự do tư tưởng và tự do tín ngưỡng của chúng ta sẽ được tôn trọng.”
Ông Nicolas Girard – Ủy viên Hội đồng Bang Jura
Ông Nicolas Girard, Ủy viên Hội đồng Quốc gia Jura, viết: “Vào đêm trước ngày kỷ niệm 24 năm cuộc kháng nghị ôn hòa của các học viên Pháp Luân Công, tôi đã xem lại Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền. Tôi dừng lại ở Điều 15, tôi cảm thấy vô cùng khó chịu, một cảm giác khó hiểu! Làm sao một quốc gia được gọi là hiện đại (Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa) lại có thể vi phạm bản hiến pháp đã được soạn thảo cách đây 75 năm này?”
Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của trang web Minh Huệ (Minghui.org). Khi sử dụng lại vì mục đích phi lợi nhuận, vui lòng ghi rõ nguồn ở đầu bài đăng hoặc tác phẩm (Theo bài viết của trang Minh Huệ…), sau đó dẫn đường link bài gốc của Minh Huệ. Trường hợp sử dụng với mục đích thương mại, vui lòng liên hệ với Ban Biên tập về thủ tục ủy quyền.
Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2023/7/30/463589.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/7/31/210557.html
Đăng ngày 01-08-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.