Bài viết của Lý Tĩnh Phi, phóng viên Minh Huệ

(Tiếp theo Phần 2)

[MINH HUỆ 21-07-2023] Ngày 20 tháng 7 năm 2023, các học viên Pháp Luân Công và những người ủng hộ từ khắp Hoa Kỳ đã tổ chức mít-tinh, diễu hành, và thắp nến tưởng niệm tại National Mall, gần Tòa nhà Quốc hội trên Đồi Capitol ở Washington, D.C., nhằm kêu gọi chấm dứt cuộc bức hại của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

Ngày 20 tháng 7 năm 1999, Giang Trạch Dân, cựu lãnh đạo ĐCSTQ, đã phát động cuộc bức hại Pháp Luân Công mà đến nay vẫn tiếp diễn. Trong 24 năm qua, các học viên đã phơi bày cuộc bức hại dưới nhiều hình thức ôn hòa.

Các nghị sỹ của Thượng viện và Hạ viện Hoa Kỳ đã quay video hoặc gửi thư ủng hộ các học viên Pháp Luân Công, lên án và kêu gọi chấm dứt cuộc bức hại của ĐCSTQ.

b6da778c889d79f72dd83e710106fc13.jpg

Hàng trên từ trái sang phải: Thượng nghị sỹ Ted Cruz, Thượng nghị sỹ John Boozman, và Hạ nghị sỹ Stephen F. Lynch;
Hàng dưới từ trái sang phải: Hạ nghị sỹ Thomas P. Tiffany và Hạ nghị sỹ Lori Chavez-Deremer.

Thượng nghị sỹ Cruz: Chúng ta phải đứng lên khi đối mặt với cuộc bức hại lớn như vậy

Tin nhắn video của Thượng nghị sỹ Ted Cruz

Thượng nghị sỹ Ted Cruz tuyên bố: “Hơn hai thập kỷ qua, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã xâm phạm nhân quyền của những người tập Pháp Luân Công. Hàng nghìn học viên Pháp Luân Công đã bị ĐCSTQ cầm tù, tra tấn và sát hại. “Họ tưởng rằng họ có thể phạm những tội ác này mà không bị hậu quả và thế giới sẽ im lặng. Không may cho họ là, không có gì để chứng minh họ đã đúng.”

Ông cho biết cha của ông sinh ra ở Cuba và biết rõ cảnh ngộ của người dân khi bị bức hại tín ngưỡng, tôn giáo. Ông nói tiếp: “Ở Trung Quốc, các học viên Pháp Luân Công vẫn kiên trì thực hành tín ngưỡng của họ cho dù có nguy cơ bị bức hại và sát hại. Sự thù địch của ĐCSTQ đối với tự do tôn giáo đã lan sang các quốc gia cộng sản. Bi kịch là, đây [bức hại tín ngưỡng] lại là tín điều cốt lõi của họ [các quốc gia cộng sản chủ nghĩa]. Trước tình trạng ngược đãi không khoan nhượng ấy, chúng ta phải sát cánh bên nhau. Không hành động là không thể chấp nhận được. Chúng ta có trách nhiệm đứng lên bảo vệ những người đang bị bức hại ở Trung Quốc và để cho tiếng nói của chúng ta được lắng nghe.“

“Nước Mỹ có nghĩa vụ duy trì và thúc đẩy quyền thực hành đức tin mà không bị ngăn cản. Chúng ta có nhiệm vụ lên án cuộc bức hại của ĐCSTQ và truy cứu trách nhiệm của họ. Tôi một mực lên án cách đối xử vô nhân đạo của Trung Quốc đối với các học viên Pháp Luân Công. Tôi tự hào được sát cánh cùng các bạn.”

Thượng nghị sỹ John Boozman: Cuộc phản kháng của các bạn trước cuộc bức hại của ĐCSTQ là một tấm gương hoàn hảof8aed50a4e73a550e0ab6463d3dc8ce9.jpg

Thượng nghị sỹ John Boozman và bức thư của ông

Thượng nghị sỹ John Boozman viết trong thư: “Tôi hoan nghênh các bạn tới tham gia cuộc mít-tinh năm nay để ủng hộ việc chấm dứt cuộc bức hại Pháp Luân Công của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Cách đây 24 năm, khi ĐCSTQ cấm tập Pháp Luân Công, các học viên theo đức tin này đã bị bức hại khủng khiếp chỉ vì niềm tin của họ khác với niềm tin của ĐCSTQ. Vì ĐCSTQ lo sợ những gì ngoài tầm kiểm soát của nó, nên nó dùng đến biện pháp đàn áp khốc liệt hòng gạt phe đối lập ra bên lề và xóa bỏ tình trạng bất đồng chính kiến.”

“Cuộc phản kháng của các bạn tiếp tục truyền cảm hứng cho tất cả những ai tôn trọng tự do tôn giáo, và như tôi từng nói, các bạn đã mang lại hy vọng và sự khích lệ không chỉ cho các học viên Pháp Luân Công vẫn bị bức hại, mà cả cho mọi nhóm sắc tộc và tôn giáo bị áp bức khác trên toàn thế giới.“

“Những gì các bạn đã trải qua là một ví dụ hoàn hảo cho thấy vì sao Hoa Kỳ phải tiếp tục đi đầu trong việc chấm dứt bạo lực và lạm dụng nhân quyền đầy bi thảm, đồng thời lên án những kẻ vi phạm luật pháp quốc tế. Bảo vệ và thúc đẩy tự do tôn giáo là một bộ phần thiết yếu trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ và chúng ta phải dùng ảnh hưởng của mình để hỗ trợ những người ủng hộ nguyên lý căn bản này. ĐCSTQ cần phải lập tức chấm dứt cuộc bức hại các học viên Pháp Luân Công và các nhóm tôn giáo và sắc tộc khác, đồng thời cho phép họ tự do thực hành tín ngưỡng của mình.”

Hạ nghị sỹ Stephen F. Lynch: Chúng tôi kêu gọi Trung Quốc chấm dứt cuộc bức hại Pháp Luân Công

39b2e9af57366dc7537bac0001a93ad5.jpg

Hạ nghị sỹ Stephen F. Lynch và bức thư của ông

Hạ nghị sỹ Stephen F. Lynch viết trong thư: “Tôi tự hào được cùng với các đồng sự Nghị sỹ Quốc hội của mình và tất cả các bạn hôm nay kêu gọi Trung Quốc chấm dứt cuộc bức hại các học viên Pháp Luân Công và tôn trọng quyền của mọi công dân Trung Quốc.”

“Cuộc đàn áp tàn bạo của chính quyền độc tài Trung Quốc đối với người dân của chính họ, những người bất đồng chính kiến, các dân tộc thiểu số hay các tín đồ của các tôn giáo, tín ngưỡng, trong đó có các học viên Pháp Luân Công, dường như không có hồi kết. Bất chấp áp lực toàn cầu và những lời khẩn cầu của người dân, những vi phạm nhân quyền kinh khủng của Chính phủ Trung Quốc chỉ ngày càng tồi tệ hơn. Nó tiếp tục tham gia một cách trơ trẽn vào các vụ bắt giữ tùy tiện, tra tấn và ngược đãi các tù nhân của mình, tiến hành các phiên tòa giả tạo mà không có thủ tục tố tụng, và áp đặt các bản án khắc nghiệt vô lý. Và các báo cáo đáng tin cậy vẫn xuất hiện về hoạt động thu hoạch nội tạng kinh khủng.“

“Không may cho họ là, những nỗ lực của Chính phủ Trung Quốc nhằm quấy nhiễu và uy hiếp không chỉ giới hạn trong biên giới nước họ. Mới tháng 4 vừa qua, các đặc vụ liên bang của Hoa Kỳ đã bắt giữ hai người vì điều hành một đồn cảnh sát bí mật ở Khu phố Tàu của Manhattan và ở Los Angeles vì làm việc với cảnh sát Trung Quốc để gây áp lực buộc những người chạy trốn trở về Trung Quốc. Chỉ một tháng sau, Bộ Tư pháp đã buộc tội hai người khi họ mưu đồ hối lộ một mật vụ liên bang hòng tước bỏ tư cách miễn thuế của nhóm Pháp Luân Công. Sự thiếu tôn trọng công dân nước mình và chủ quyền của các quốc gia khác đơn giản là không thể chấp nhận được, đặc biệt là đối với một quốc gia đang nỗ lực để được công nhận là quốc gia đi đầu thế giới.”

“Chừng nào Trung Quốc còn chà đạp lên các quyền con người cơ bản của người dân của họ, thì người dân Hoa Kỳ sẽ và phải lên tiếng.”

Hạ nghị sỹ Thomas P. Tiffany: Tôi sát cánh cùng các học viên Pháp Luân Công để chấm dứt cuộc bức hại333970f93d2bd8d7f984ebe46a6128ec.jpg
Hạ nghị sỹ Thomas P. Tiffany và bức thư của ông

Hạ nghị sỹ Thomas P. Tiffany viết trong thư: “Đã hơn 20 năm kể từ khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) phát động cuộc bức hại có hệ thống đối với Pháp Luân Công, khiến các học viên của họ phải chịu các hình phạt hình sự, tra tấn, giam giữ tùy tiện và thu hoạch nội tạng phi tự nguyện.“

“Cũng như các bạn, tôi vô cùng lo ngại về Bắc Kinh với hồ sơ lâu dài trong việc bức hại các nhóm thiểu số tôn giáo, những người bất đồng chính kiến, nghệ sỹ, nhà báo và các nhà hoạt động nhân quyền.”

“Hôm nay, tôi tham gia cùng các bạn để kêu gọi chấm dứt các hành vi bức hại và vi phạm nhân quyền ở Trung Quốc.”

Hạ nghị sỹ Lori Chavez-Deremer: Tôi bày tỏ sự ủng hộ và sẽ sát cánh với các bạn trong cuộc chiến chống áp bức

096257858d5a002ec2175e45caaed3df.jpg

Hạ nghị sỹ Lori Chavez-Deremer và bức thư của bà

Hạ nghị sỹ Lori Chavez-Deremer viết trong thư: “Khi các bạn tưởng niệm và hồi tưởng về chiến dịch bức hại suốt 24 năm qua, tôi muốn bày tỏ sự ủng hộ chân thành nhất và sẽ sát cánh cùng các bạn trong cuộc chiến chống lại sự áp bức.“

“Tương tự, tôi khen ngợi những nỗ lực của các bạn trong việc thu hút sự chú ý đến các vi phạm nhân quyền của ĐCSTQ mà lâu nay thường không được chú ý, thậm chí bị lờ đi. Những câu chuyện mà tôi được nghe về tình trạng tùy tiện giam giữ, tra tấn, giết người phi pháp, và cưỡng bức thu hoạch nội tạng đối với các học viên Pháp Luân Công thật đau lòng, và đáng buồn là, đó chỉ là một ví dụ về tình trạng ĐCSTQ chà đạp phẩm giá cơ bản của con người.”

“Tôi mong đến ngày các học viên Pháp Luân Công và tất cả các nhóm tôn giáo thiểu số ở Trung Quốc được hưởng quyền tự do tôn giáo mà không phải sợ bị bức hại. Tôi đánh giá cao những gì các bạn đang làm để nâng cao nhận thức về thảm kịch đang diễn ra này và khuyến khích bạn tiếp tục kiên định trong cuộc đấu tranh giành tự do này.”

Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của trang web Minh Huệ (Minghui.org). Khi sử dụng lại vì mục đích phi lợi nhuận, vui lòng ghi rõ nguồn ở đầu bài đăng hoặc tác phẩm (Theo bài viết của trang Minh Huệ…), sau đó dẫn đường link bài gốc của Minh Huệ. Trường hợp sử dụng với mục đích thương mại, vui lòng liên hệ với Ban Biên tập về thủ tục ủy quyền.


Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2023/7/21/463237.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/7/23/210432.html

Đăng ngày 27-07-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share