Bài viết của học viên Pháp Luân Công tại Liêu Ninh

[MINH HUỆ 09-05-2023] Người ta thường nói mẹ là một danh xưng vĩ đại, và tình mẹ cao hơn hết thảy. Ở Trung Quốc ngày nay, Trung Cộng đã mất đi nhân tính, để duy trì địa vị thống trị tà ác của nó, nó đã tùy tiện chà đạp tình mẹ – khi nó cần [lợi dụng] tình mẹ thì người mẹ được yêu thương con, nếu không thì không thể. Song chính lý nơi nhân gian là, tình mẫu tử là loại tình thân không thể chia cắt.

Kể từ ngày 20 tháng 7 năm 1999, Giang Trạch Dân vì để đạt được mục tiêu triệt để hủy diệt dân tộc Trung Hoa cổ đại, đã đẩy tất cả người Trung Quốc đến hang ổ của ma quỷ. Ông ta lấy dâm loạn và tham nhũng làm chiến lược trị quốc, lấy quyền lực thay cho pháp luật, lợi dụng quyền lực trong tay, lợi dụng Trung Cộng để thao khống mọi kênh tuyên truyền trên toàn quốc để khai màn cuộc đàn áp tàn bạo đối với Pháp Luân Công, bịa đặt dối trá và thi hành chính sách diệt chủng “bôi nhọ thanh danh, hủy hoại thân thể, vắt kiệt tài chính” đối với các học viên, khiến vô số người tốt tu luyện “Chân-Thiện-Nhẫn” bị bắt giữ, lục soát nhà, giam giữ, cải tạo lao động, kết án phi pháp, và bị bức hại đến chết. Mẹ của họ vì âu lo, thương nhớ con, vì bị chính quyền Trung Cộng quấy nhiễu, đe dọa mà hàm oan qua đời. Sau đây, xin đơn cử một vài trường hợp xảy ra ở thành phố Dinh Khẩu (Doanh Khẩu), tỉnh Liêu Ninh.

Ba con gái bị Trung Cộng bức hại tàn bạo, bà Vương Phúc Cần cùng chồng hàm oan qua đời

Bà Vương Phúc Cần ở thị trấn Hùng Nhạc, thành phố Dinh Khẩu, tỉnh Liêu Ninh. Năm 1997, sau khi bước vào tu luyện Pháp Luân Công, những bệnh tật lâu năm của bà đã không trị mà khỏi. Bà và chồng bà là ông Lý Khôn Liên có ba cô con gái yêu, đều tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, làm người tốt. Nhưng các cô con gái, nhất là cô út Lý Phượng Mỹ đã bị trại giam và Nhà tù Nữ Liêu Ninh bức hại tàn khốc đến mức tính mạng gặp nguy hiểm. Điều này khiến bà Vương Phúc Cần và ông Lý Khôn Liên lo nghĩ, buồn thương nhiều mà lần lượt ra đi oan uổng.

2023-5-8-201852-0.jpg
Ảnh bà Vương Phúc Cần và chồng, ông Lý Khôn Liên

Con gái út của bà Vương Phúc Cần, cô Lý Phượng Mỹ, sinh năm 1965, nguyên là một giáo viên tiếng Anh ưu tú tại Trường Trung học Phổ thông Hùng Nhạc ở thành phố Dinh Khẩu. Năm 1997, cô bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Sau ngày 20 tháng 7 năm 1999, cô Lý Phượng Mỹ bị ĐCSTQ tà ác bắt nhiều lần và bị kết án phi pháp 4 năm tù giam, lần lượt bị Phòng Công an Hùng Nhạc, Nhà tù Thành phố Cái Châu, Trường Giáo dưỡng Dinh Khẩu, Nhà tù Bát Ngư Quyển Số 3 và Nhà tù Nữ Tỉnh Liêu Ninh giam giữ phi pháp và bức hại tàn khốc, thân tâm đều bị tổn thương to lớn đến độ suýt chết.

Hai lần cô con út Lý Phượng Mỹ bị bắt đưa đến Thẩm Dương khiến bà lão thiện lương Vương Phúc Cần bị chấn động tinh thần rất lớn, cả ngày chỉ nghĩ đến con gái. Khi bà biết con gái Lý Phượng Mỹ đang bị tra tấn trong Trại Lao động Cưỡng bức Bát Ngư Quyển thì cô đã rơi vào tình trạng nguy kịch. Các nhân viên vô pháp của Trại giam Bát Ngư Quyển lo cô Lý Phượng Mỹ chết thì họ phải chịu trách nhiệm, bèn chủ động làm “bảo lãnh tại ngoại để điều trị y tế” cho cô. Nhưng bác sỹ nhà tù Cao Nhật Chính ra sức cản trở, hòng che đậy tội ác của mình, đã đầu độc cô Lý Phượng Mỹ từng chút từng chút một. Cao Nhật Chính đã hai lần thêm thuốc phá hoại thần kinh trung khu, còn bỏ thuốc vào đồ ăn của cô, khiến cô bị mất trí nhớ, tóc rụng nhiều, khó thở, không đi lại được, mất chức năng cảm giác như không biết nóng lạnh, không biết đói hay no, không tự chủ được đại tiểu tiện. Bác sỹ nhà tù độc ác Cao Nhất Chính thấy cô Lý Phượng Mỹ vẫn chưa mất hẳn trí nhớ, vào đêm trước hôm đưa cô đến Nhà tù Nữ Tỉnh Liêu Ninh, lại cưỡng chế tiêm cho cô một loại thuốc không rõ chủng loại.

Hai lần cô Lý Phượng Mỹ bị đưa đến Nhà tù Nữ Tỉnh Liêu Ninh thì cả hai lần đều vì sức khỏe không đạt mà bị từ chối tiếp nhận và bị đưa trở lại Trại giam Bát Ngư Quyển. Sau khi biết tin, người nhà cô yêu cầu thả cô ra để điều trị y tế. Cảnh sát họ Triệu của trại giam nói: “Chúng tôi thấy cô ta không có bệnh, không cần trị, chúng tôi nói thế nào thì là thế ấy, không cần các vị quản.” Thái độ của lính canh trong trại giam cực kỳ tệ. Cuối cùng, cô Lý Phượng Mỹ bị đưa đến Nhà tù Nữ Tỉnh Liêu Ninh lần thứ ba để bức hại. (Ngày 11 tháng 12 năm 2019, cô đã qua đời ở tuổi 53.) Để biết ngọn ngành về vụ bức hại cô Lý Phượng Mỹ, vui lòng xem “Hồ sơ về cuộc bức hại Lý Phượng Mỹ ở Dinh Khẩu, tỉnh Liêu Ninh”.

Trước đó, người con gái cả và con gái thứ cũng bị bắt vào các lớp tẩy não. Việc ba con gái liên tục bị bức hại đã khiến bà lão Vương Phúc Cần chịu không nổi áp lực tinh thần to lớn và xung kích nặng nề này mà bị xuất huyết não và hàm oan qua đời vào ngày 21 tháng 3 năm 2004 ở tuổi 69 tuổi. Lúc còn sống, bà Vương từng đến thăm cô Lý Phượng Mỹ bảy lần, nhưng lần nào cũng bị từ chối. Sau khi bà qua đời, người nhà đã tìm đến Trại tạm giam với hy vọng xin được cho cô Lý Phượng Mỹ về nhìn mặt mẹ lần cuối, nhưng cũng bị trại giam từ chối.

Chồng bà Vương Phúc Cần là ông Lý Khôn Liên, sau đó cũng trở nên mất trí, suốt ngày hoảng sợ, hễ đến tối lại ra ngoài la hét, cầm dao hoặc gậy để dọa “kẻ xấu” trong tưởng tượng đến nhà bắt hoặc hãm hại người thân của ông”, mỗi lần như vậy người nhà chỉ biết dỗ dành ông về nhà. Ông lão qua đời ngày 22 tháng 11 năm 2009, ở tuổi 71.

Bà Trần Tố Trân ở quận Bát Ngư Quyển, thành phố Dinh Khẩu hàm oan qua đời

Ngày 24 tháng 1 năm 2021, bà Trần Tố (Thục) Trân, một học viên Pháp Luân Công 73 tuổi ở quận Bát Ngư Quyển, thành phố Dinh Khẩu, tỉnh Liêu Ninh, đã qua đời trong sự khắc khoải cay đắng. Bà mang theo hoài niệm về con, mang theo ước nguyện được đi hết hành trình cuộc đời mình để về nơi thế giới mỹ hảo. Vào thời khắc đó, người nhà bà đang kêu khóc, than oan rằng bà lão lâm chung mà chưa được nhìn mặt con gái Biên Ái Na và con rể Lâu Dược Quân.

Vào tháng 5 năm 2015, khắp thế giới đã dấy lên làn sóng “kiện Giang Trạch Dân”, vợ chồng học viên Pháp Luân Công Lâu Dược Quân và Biên Ái Na chiểu theo luật pháp Trung Quốc, theo điều khoản quy định ”có án phải lập, có kiện cáo phải thụ lý”. Sau khi kiện Giang, anh Lâu Dược Quân bị kết án phi pháp 8 năm, cô Biên Ái Na bị kết án 7 năm 6 tháng. Trước đây, cô Biên Ái Na đã bị kết án 3 năm tù giam, anh Lâu Dược Quân bị kết án 5 năm tù. Vì các con bị bức hại, lại thêm bức hại về kinh tế, rồi cả áp lực tinh thần, bản thân bà Trần Tố Trân cũng bị quấy nhiễu trong quá trình tu luyện, khiến bà không chịu đựng nổi mà hàm oan qua đời vào ngày 24 tháng 1 năm 2021.

Con trai bị kết án tù oan, cụ bà 80 tuổi ở thành phố Dinh Khẩu bị quấy nhiễu mà qua đời (Ảnh)

Bà lão Phó Thụ Cần 84 tuổi ở quận Tây Thi, thành phố Dinh Khẩu, tỉnh Liêu Ninh, chồng mất sớm, con trai là Cận Phó Chương bị kết án tù phi pháp vì tu luyện Pháp Luân Công, nên về cơ bản, bà sống cô độc. Tháng 4 năm 2020, sau khi bị cảnh sát bất chấp pháp luật tới quấy nhiễu, tối ngày 6 tháng 6, bà đã qua đời một cách oan uổng, lúc lâm chung không được gặp con trai thương nhớ.

Vào một ngày tháng 4 năm 2020, ba cảnh sát từ Đồn Cảnh sát Kim Ngưu Sơn ở quận phía Tây thành phố Dinh Khẩu tới gõ cửa nhà bà, lẽ ra họ nên hỏi thăm xem bà lão có gặp khó khăn gì trong cuộc sống không, cần giúp đỡ gì. Ngược lại, cảnh sát vừa vào nhà đã hỏi: “Này bà lão, có phải bà học Pháp Luân Công không?” bà học Pháp luyện công ai cũng biết. Bà lão tiếp lời, nói: “Vâng, tôi luyện Pháp Luân Công từ trước ngày 20 tháng 7 năm 1999.” Hồi chưa tu luyện, tôi bệnh đầy thân: nào bệnh tim, tiểu đường, đục thủy tinh thể, cao huyết áp, v.v… đều là bệnh khó chữa. Bệnh tim hễ phát là trước sau ngực đều đau, đau đến nỗi tôi không thẳng lưng nổi, uống thuốc cũng không đỡ, từ khi tu luyện là tôi khỏi hết rồi.

Những cảnh sát này không quan tâm bà lão luyện công được lợi ích như thế nào, họ cứ tuân theo mệnh lệnh của cơ quan công an cấp trên và Ủy ban Chính trị và Pháp luật tới bức hại người luyện công, hòng buộc họ từ bỏ tu luyện. Một cảnh sát nói: “Bà không luyện Pháp Luân Công không được sao?” Bà lão nói: “Không được, tôi không thể không học Pháp, luyện công! Người này nói: “Bà không học Pháp, luyện công thì làm sao?” Bà lão nói: “Tôi không học Pháp, luyện công thì mệnh lìa đời!” Cảnh sát thấy bà lão kiên định vậy, bèn chuyển sang thủ đoạn lừa gạt khác: “Vậy bà hãy ký vào ba tờ giấy này.” Bà nói: “Tôi không ký.” Họ hỏi tại sao. Bà nói: “Tôi không biết các cậu đã viết gì trên ba tờ giấy đó.” Họ hỏi: “Thế bà không có kính mắt hả?” Bà lão nói:“Kính này của tôi chỉ xem được sách Đại Pháp, chứ không nhìn được mấy thứ của các cậu.” Ba cảnh sát thấy không lừa được bà lão thì nói vài câu gì đó rồi rời đi.

Sau đó, một người bạn đến thăm bà cụ, bà kể cho người bạn nghe những chuyện xảy ra gần đây, còn nói bạn của bà chú ý chút, trước mắt đừng đến nhà bà. Xem ra bà lão có chút sợ hãi sau sự việc kia! Rèm cửa trong nhà hay đóng từ sớm. Con trai duy nhất của bà, anh Cận Phó Chương, U40, hai lần bị cảnh sát Trung Cộng bắt giữ, cưỡng bức lao động, và bức hại kết án một cách phi pháp. Nhất là lần này bà cứ nói mãi về chuyện: Sáng ngày 28 tháng 6, khoảng 6 giờ, có người gõ cửa, con trai bà ra mở cửa thì bốn, năm người mặc thường phục xông vào, liền ghì anh xuống sàn, sau đó hai người họ một người một bên bắt con trai tôi đi. Trong lời nói của bà có sự tiếc nuối: “Tôi làm mẹ mà không bảo vệ được con.”

Anh Phó Chương bị cảnh sát ĐCSTQ bắt cóc vào ngày 28 tháng 6 năm 2016 chỉ vì tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Sau đó, anh bị Tòa án Huyện Tây của thành phố Dinh Khẩu kết án oan 5 năm tù, bị giam giữ phi pháp và bị bức hại tại Khu số 5 của Nhà tù Đại Liên (Địa chỉ của Nhà tù Đại Liên là: 3-3, Số 300 Đường Diêu Gia, Quận Cam Tỉnh Tử, Thành phố Đại Liên). Trong thời gian bà lão lâm bệnh, vợ anh Cận Phó Chương đã mấy lần gọi điện đến nhà tù xin cho anh về nhà gặp mẹ già một lần, những mong thỏa tâm nguyện của mẹ già, nhưng đều bị từ chối.

Từ đó đến nay, mặc dù sinh hoạt khó khăn, nhưng bà lão vẫn duy trì cuộc sống như bình thường mỗi ngày. Họ hàng của bà lão đều ở xa, ngay cả nhà thông gia cũng ở ngoài thành phố, có thể tưởng tượng cuộc sống của bà lão trong bốn năm qua khó khăn như thế nào. Cô con dâu cũng khó khăn, không có công việc chính thức, kiếm được ít tiền thì còn phải nuôi cậu con trai đang học trung học, vì để tồn tại, cô thường xuyên phải thay đổi công việc, không thể thường xuyên đến nhà mẹ chồng để chăm sóc bà.

Từ khi cảnh sát của Đồn Cảnh sát Kim Ngưu Sơn đến nhà bà quấy nhiễu, bà lão đi lại càng khó khăn, cuộc sống vất vả, tinh thần suy sụp, nỗi sợ bị quấy nhiễu nhất loạt đè nặng lên bà, gần hai tháng bà không muốn ăn uống gì. Con dâu bà đưa cháu trai của bà đến nhà chăm sóc, nhưng bà ngày một nặng hơn. Đến ngày 6 tháng 6 năm 2020, bà đã đi đến điểm cuối của sinh mệnh. Thương thay cho bà, lúc lâm chung vẫn chưa được nhìn mặt con trai thương nhớ.

2023-5-8-201852-1.jpg

Ảnh bà Phó Thụ Cần

Trong thời gian đó, một số người thân, cảnh sát, kể cả cai trại đều muốn bà chuyển hóa con trai bà, họ đều biết cuộc sống sau này của bà lão sẽ khó khăn… Bà kiên quyết nói: “Con trai tôi không sai, nó không thể chuyển hóa được. Đã vậy, bà là cán bộ công ty về hưu, lương hưu vốn không nhiều, lại phải cho con trai chút tiền ăn thêm trong tù, còn phải lo học phí cho cháu đang học trung học, v.v.

Ngày 8 tháng 6 năm 2020, thi thể của bà cụ nằm trong nhà xác của nhà tang lễ, xung quanh không có hoa tươi hay vòng hoa, chỉ có một người thân duy nhất là con dâu và mấy người được thuê làm tang sự, vỏn vẹn chưa tới chục người, làm một đám tang rất đơn sơ.

Hai mẹ con bị bức hại, bà Đông Thư Bình hàm oan qua đời (Ảnh)

Cô Phục Diễm, một học viên Pháp Luân Công ở thành phố Đại Thạch Kiều, Dinh Khẩu, tỉnh Liêu Ninh, bị Trung Cộng kết án phi pháp 13 năm rưỡi. Tháng 9 năm 2010, mẹ của cô là bà Đông Thư Bình đã mời một luật sư ở Bắc Kinh kháng cáo cho con gái bà. Nhà tù Nữ Liêu Ninh viện đủ loại lý do để từ chối cho luật sư gặp cô Phục Diễm, còn tăng cường bức hại và giam cô không cho gặp ai đến 15 tháng. Cuối năm 2010, vị luật sư Bắc Kinh kháng cáo cho cô Phục Diễm bị thu hồi giấy phép một cách bất hợp pháp. Ngày 5 tháng 3 năm 2011, một tuần sau khi nhận được thông báo của tòa án Trung Cộng bác đơn kháng cáo của cô Phục Diễm, bà Đông Thư Bình đã hàm oan qua đời.

2023-5-8-201852-2.jpg
Ảnh bà Đông Thư Bình

Bà Đông Thư Bình, 78 tuổi, nhà ở thành phố Đại Thạch Kiều, tỉnh Liêu Ninh, từng mắc mười mấy loại bệnh như tắc nghẽn mạch máu não, tiểu đường, thoái hóa đốt sống, bệnh tim, viêm đại tràng, v.v. Ngày nào bà cũng phải uống cả vốc thuốc mà vẫn không có chuyển biến tốt. Năm 1998, khi bà Đông Thư Bình đến thăm người thân ở Bắc Kinh và may mắn gặp được Pháp Luân Công, bà đã bắt đầu bước trên con đường tu luyện; kể từ đó, bà đã vứt bỏ lọ thuốc, thân thể vô bệnh nhẹ nhàng, 13 năm qua, bà chưa từng phải uống một viên thuốc nào.

Năm 1999, sau khi Trung Cộng bắt đầu bức hại Pháp Luân Công, tháng 5 năm 2000, bà Đông Thư Bình đã đến Bắc Kinh để nói lời công đạo cho Pháp Luân Công, nhưng bị cảnh sát bắt và đưa về Đại Thạch Kiều giam giữ phi pháp 15 ngày. Đầu năm 2001, bà Đông Thư Bình bị bức hại và phải sống lưu lạc. Tháng 8 năm 2001, bà Đông Thư Bình bị cảnh sát bắt tại nhà của con gái, đưa bà trở lại Đại Thạch Kiều và giam giữ bất hợp pháp trong bốn tháng. Tháng 7 năm 2002, bà Đông Thư Bình, 70 tuổi, lại bị đưa vào lớp tẩy não ở trại tạm giam Dinh Khẩu và bị giam giữ phi pháp trong nửa tháng.

Con gái Phục Diễm, làm kinh doanh ở Bắc Kinh. Tháng 8 năm 2001, cô bị cảnh sát Trung Cộng bắt cóc tại nhà ở Bắc Kinh, sau đó bị kết án phi pháp ba năm lao động cưỡng bức, bị giam giữ tại Trại Lao động Mã Tam Gia. Năm 2003, vụ học viên Pháp Luân Công Lý Diễm Hoa bị bức hại đến chết bị phơi bày trên trang web Minh Huệ. Ngày 17 tháng 2 năm 2003, cảnh sát ở Đại Thạch Kiều đã bắt cóc sáu học viên Pháp Luân Công địa phương và chuyển cô Phục Diễm đang trong trại cải tạo lao động phi pháp đến một trại giam; tại đây, cô lại bị kết án phi pháp tám năm. Trong trại tạm giam, cô Phục Diễm bị bức hại đến độ phát triệu chứng bệnh tim, cao huyết áp. Sau đó, cô đã trốn thoát khỏi bệnh viện, nhưng hai tháng sau lại bị bắt và đưa đến Nhà tù Nữ tỉnh Liêu Ninh. Tòa án Thành phố Đại Thạch Kiều truy tìm cô Phục Diễm đến tận nhà tù, rồi kết án phi pháp cô năm năm.

Một con gái nữa là cô Phục Anh, học tại Học viện Văn học Liêu Ninh và Khoa Ngôn ngữ Anh của Đại học Bắc Kinh, sau đó làm nghiên cứu sinh tại Học viện Điện ảnh Bắc Kinh; lần lượt công tác tại Ban Tuyên truyền của Công ty Khí đốt An Sơn, Công ty Điện ảnh Truyền hình Hiểu Khánh, Đài Truyền hình Bắc Kinh, và Tạp chí Nhân tài Xuyên Thế kỷ. Các tác phẩm chuyên ngành của cô có tập thơ “Cô gái trầm lặng” và các tác phẩm đồng tác giả như “Hưởng thụ nỗi bi thương”. Tháng 7 năm 2001, cô Phục Anh mới hơn 30 tuổi này bị cảnh sát bắt cóc, bị Tòa án Trung cấp Bắc Kinh kết án phi pháp 9 năm tù. Tháng 4 năm 2003, cô bị đưa đến Nhà tù Nữ Liêu Ninh, bị hành hạ đến không nhận ra được nữa, đầu tóc ngả hoa râm.

Năm 2001, hai con gái Phục Diễm và Phục Anh bị bắt cóc, khiến bà mẹ Đông Thư Bình đổ bệnh đến nỗi phải nhập viện. Năm 2003, sau khi hai con gái bị bắt vào Nhà tù Nữ tỉnh Liêu Ninh, bà Đông Thư Bình và chồng là ông Phục Thừa Dũng, ngoài 70 tuổi càng thêm khó khăn vì vừa phải chăm bé Tiểu Thanh Tuyền, con gái ba tuổi của cô Phục Diễm, hàng tháng lại phải chạy đi chạy lại từ Đại Thạch Kiều tới nhà tù thăm con gái. Năm 2008, chồng bà, ông Phục Thừa Dũng, cũng hàm oan qua đời vì sự sách nhiễu và áp lực nặng nề, để lại gánh nặng cho bà Đông Thư Bình. Ba tháng sau, người con rể thứ ba đột ngột qua đời, để lại người vợ tàn tật và đứa cháu gái ngoại mới hai tuổi, một gia đình chỉ còn lại mẹ góa con côi.

Năm 2009, để minh oan cho con gái Phục Diễm, bà Đông Thư Bình đã kháng cáo lên Tòa án Trung cấp Thành phố Dinh Khẩu, nhưng đã bị bác đơn một cách vô lý. Từ tháng 12 năm 2009, Nhà tù Nữ Liêu Ninh đã tước quyền thăm thân của Phục Diễm. Tháng 9 năm 2010, bà Đông Thư Bình đã dùng toàn bộ số tiền 10.000 nhân dân tệ tiết kiệm từ chi tiêu tằn tiện để thuê một luật sư ở Bắc Kinh biện hộ cho con gái Phục Diễm. Tuy nhiên, Nhà tù Nữ Liêu Ninh lại viện đủ loại lý do để không cho luật sư biện hộ gặp cô Phục Diễm, còn gia tăng bức hại và không cho cô Phục Diễm được gặp gia đình và luật sư 15 tháng ròng. Ngày 5 tháng 3 năm 2011, một tuần sau khi nhận được thông báo từ chối đơn kháng cáo của cô Phục Diễm từ tòa án của Trung Cộng, bà Đông Thư Bình đã hàm oan qua đời.

Cái chết của và sự bức hại mà những bà mẹ này phải chịu đựng chỉ là phần nổi của tảng băng chìm trong vô số gia đình học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc đại lục đã bị bức hại nghiêm trọng. Người mẹ nào mà chẳng thương con, người con nào mà chẳng phải là cốt nhục tình thân của cha mẹ. Người ta thường nói: “Con đi ngàn dặm, mẹ lo lắng!” Trung Cộng chính là dùng loại hành vi tra tấn con cái cực kỳ tàn ác này để bức hại các bà mẹ, cho đến hủy diệt nhân loại.

(Phụ trách biên tập: Lý Thanh)

Bản quyền của các tác phẩm đăng trên Minh Huệ Net thuộc sở hữu của Minh Huệ Net. Nếu đăng lại phi lợi nhuận, vui lòng ghi rõ nguồn ở đầu tác phẩm (“Theo bài viết của Minh Huệ Net, …”), sau đó ghi chú đường dẫn đến bản gốc của Minh Huệ Net. Nếu đăng lại với mục đích thương mại, vui lòng trao đổi với Ban Biên tập về thủ tục ủy quyền.


Bản tiếng Hán : https://www.minghui.org/mh/articles/2023/5/9/459927.html

Bản tiếng Anh : https://en.minghui.org/html/articles/2023/5/13/208868.html

Đăng ngày 03-06-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share