Bài viết của Tôn Bình
[MINH HUỆ 09-02-2023] Từ khi “Thuyết tiến hóa bằng chọn lọc tự nhiên” được Charles Darwin công bố trong cuốn sách “Nguồn gốc các loài” vào năm 1859, nó đã vấp phải nhiều sự phản đối. Thuyết này mâu thuẫn với các tín ngưỡng, còn các khám phá khoa học hiện đại đã chứng minh rằng ba bằng chứng về sự tiến hóa (cụ thể là giải phẫu học, tính tương đồng về phôi thai, và khảo cổ học) là vô căn cứ. Sinh học phân tử và di truyền học đã chứng minh rõ rằng thuyết tiến hóa là phi thực tế. Thực ra, ngay cả bản thân Darwin cũng tỏ ra rụt rè và hoài nghi trong lần đầu đưa ra giả thuyết về thuyết tiến hóa.
Tuy nhiên, sau khi cuốn “Nguồn gốc các loài” được xuất bản vào năm 1859, nó đã nhanh chóng thu hút được nhiều sự chú ý. Karl Marx, tác giả xuất bản “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” trước đó 11 năm, đã tán thưởng cuốn sách này. Năm 1860, Marx viết: “Cuốn sách của Darwin rất quan trọng và tôi có thể dùng làm căn cứ khoa học tự nhiên cho cuộc đấu tranh giai cấp trong lịch sử.” Còn Darwin gọi thuyết tiến hóa là “Thánh kinh của ma vương”.
Trớ trêu thay, cả Darwin và Marx, hai ông tổ chế tác ra các thuyết vô thần này đều xuất thân từ những gia đình Cơ Đốc giáo, đều từng được học Cơ Đốc giáo và Thần học từ khi còn nhỏ, nhưng cuối cùng, lại đi xây dựng hai hệ thống vô thần, đó là thuyết tiến hóa và chủ nghĩa cộng sản. Một vị tăng nhân đắc đạo quê ở Vân Nam, xuất gia vào chùa ở Mongla, Myanmar, nói Darwin thực ra là ma vương chuyển thế, cũng giống như Marx vậy, vào thời mạt pháp mạt kiếp sẽ họa loạn nhân gian, hủy diệt nhân loại.
Minghui.org đã xuất bản nhiều bài viết, như “Tại sao Đảng Cộng sản Trung Quốc vô thần lại yêu cầu Đảng viên thề cống hiến trọn đời?”, đã phân tích về Marx và chủ nghĩa cộng sản. Trong loạt bài ba phần này, chúng tôi sẽ tập trung vào cuộc đời của Darwin và học thuyết tiến hóa của ông ta.
1. Cuộc đời của Darwin
Darwin sinh ra tại Shrewsbury, nước Anh, vào năm 1809. Cả cha và ông nội đều là bác sỹ, còn ông ngoại là nhà sáng lập công ty đồ gia dụng Wedgwood.
Thiên bẩm đã có tính dối trá và thích hư vinh
Mặc dù đã được rửa tội và hay đi nhà thờ cùng mẹ từ nhỏ, nhưng ngay từ tuổi niên thiếu, Darwin đã thích hư vinh, hay tranh với các anh chị em ruột để giành được sự chú ý của người khác. Để đạt được điều đó, ông ta đã học cách nói dối.
Trong cuốn tự truyện “Hồi ức về quá trình phát triển trí óc và tính cách của tôi”, Darwin viết: “Hồi còn nhỏ, tôi đã có thói quen chế chuyện hoang đường, nhằm khiến mọi người nghe mà sởn tóc gáy. Chẳng hạn, có lần tôi lấy rất nhiều trái cây quý ở vườn cây của cha tôi và đem giấu vào bụi cỏ, rồi vội chạy hết hơi đi loan tin rằng tôi đã phát hiện ra một đống trái cây bị đánh cắp.”
Một lần khác, Darwin nói với cậu bé Leighton: “Tôi có thể tạo ra hoa thủy tiên và hoa anh thảo nhiều màu sắc bằng cách tưới chất lỏng có màu sắc nào đó”, “… tất nhiên đó là câu chuyện hoang đường kỳ quái, và tôi chưa bao giờ thử”, ông ta giải thích.
Những năm học đại học
Darwin có hai năm học tại trường Y của Đại học Edinburgh, sau đó là ba năm học ở Christ’s College của Đại học Cambridge. Nhưng ông ta cho rằng các bài giảng ở đó “chán ngắt, chán không chịu nổi” và thường chuyển hướng quan tâm sang săn bắn và kích nổ các chất nổ. Vì thế, ông ta được gọi bằng biệt danh là “Gas” và đã từng bị hiệu trưởng khiển trách công khai.
Sau đó, Darwin quyết định theo học tại trường Đại học Cambridge và trở thành mục sư. Ông ta viết: “Nhưng từ khi rời ghế nhà trường, tôi chẳng hề mở cuốn sách kinh điển nào ra, nên tôi thất vọng vì thấy trong hai năm chen ngang này, khó tin làm sao, tôi thực ra đã quên gần hết những gì đã học, thậm chí kể cả mấy từ tiếng Hy Lạp. Vì thế, tôi không theo học ở Cambridge theo lịch thường lệ vào tháng 10 nữa, mà học với một gia sư riêng ở Shrewsbury. Sau kỳ nghỉ Giáng sinh vào đầu năm 1828, tôi mới lại đến Cambridge.”
Ông ta giải thích: “Tôi đã lãng phí thời gian suốt ba năm ở Cambridge, về học thuật thì giống hệt như ở Edinburgh và trường phổ thông.” Ông ta đã dành nhiều thời gian cho bắn súng, săn bắn, và cưỡi ngựa việt dã. “Tôi đã tham gia vào một nhóm thể thao, trong đó có cả một số thanh niên đầu óc tầm thường, ăn chơi sa đọa. Chúng tôi thường ăn tối cùng nhau, mặc dù các bữa tối thường có cả những người có địa vị cao hơn, và đôi khi chúng tôi uống rất nhiều.” Còn với việc học ở Cambridge, Darwin cho rằng: “Thời gian của tôi đã bị lãng phí một cách đáng buồn ở đó, mà còn tệ hơn cả lãng phí.”
Tài liệu lưu trữ do Đại học Cambridge phát hiện vào năm 2009 đã tiết lộ thêm về cuộc đời của Darwin trong ba năm đó. “Ông ta đã thuê một đội nhân viên để giúp các việc vặt hàng ngày, gồm một người rửa chén bát, một người giặt là và một người đánh giày”, hãng Reuters đưa tin trong một bài báo năm 2009 có tiêu đề “Tài liệu lưu trữ hé lộ những ngày tháng sinh viên của Darwin” (Archives shed light on Darwin’s student days).
“Một người thợ may, thợ làm mũ, và thợ cắt tóc đảm trách làm sao để ông ta ăn mặc chỉn chu; còn người quét ống khói và người khai thác than thì lo cho lò sưởi luôn có lửa cho ông ta. Thậm chí ông ta còn trả thêm năm xu rưỡi mỗi ngày để có rau với khẩu phần cơ bản là thịt và bia ở trường Christ’s College”, bài báo nói tiếp.
Cha của ông ta giận giữ, nói “Mày chẳng biết gì ngoài việc bắn súng, nuôi chó và bắt chuột, và mày sẽ làm ô nhục bản thân mày và cả gia đình của mày.”
Nhưng Darwin phớt lờ những lời này. Ông ta đã cùng những người bạn tổ chức một cuộc tranh luận bài xích những người theo Đạo Cơ đốc, khiến khoảng 50 sinh viên Thần học nghi ngờ về đức tin của họ. Darwin gọi ba năm đó ở Cambridge là “niềm vui sướng nhất trong cuộc đời hạnh phúc của tôi”.
Ba chứng cứ chính của thuyết tiến hóa không có căn cứ vững chắc
Sự thông minh của bộ não con người, bí ẩn của cơ thể người, và độ chính xác của các thiên thể vũ trụ đều không thể được giải thích bằng sự ngẫu nhiên, bởi vậy, những chủ đề này đã trở thành mối quan tâm sâu sắc trong hàng ngàn năm qua. William Paley khẳng định trong cuốn “Thần học Tự nhiên” xuất bản năm 1802, rằng cấu trúc phức tạp của cơ thể người, như cặp mắt và các khớp, hẳn phải do một Đấng Sáng tạo thông minh thiết kế.
Mặc dù ban đầu cũng bị thuyết phục trước cuốn sách của Paley, nhưng sau đó, Darwin đã bác bỏ nó. Ông ta không tin vào sự tồn tại của Tháp Babel hay hàm nghĩa của cầu vồng như miêu tả trong Kinh Cựu Ước. Hơn nữa, ông ta cảm thấy không sao lý giải được vì sao con người lại phải chịu khổ, mấy triệu động vật cấp thấp phải chịu khổ trong thời gian bất tận. Vì thế, ông ta cho rằng sự từ bi của Thượng Đế chỉ là hữu hạn, không đáng tin, do vậy hết thảy đều là kết quả của chọn lọc tự nhiên… Với kiểu lập luận này, người ta có thể cho rằng Darwin là người bảo vệ động vật, nhưng thực tế lại hoàn toàn ngược lại, vì ông ta có đam mê săn bắn và giết chóc.
Theo cuốn tự truyện của Darwin, khi còn là một cậu bé, ông ta đã “đánh một con chó con … chỉ vì muốn hưởng thụ cảm giác về sức mạnh. Ông ta thích bắn súng đến mức nói “Nếu trên đời này có niềm hạnh phúc nào, thì chính là nó.” Nhiều người săn bắn vì để có đồ ăn hoặc vì mục đích thể thao, hoặc cả hai, còn Darwin không chỉ vì thế. Ông ta viết: “Nhiệt huyết [săn bắn] của tôi lớn đến mức tôi thường đặt đôi ủng đi săn của mình cạnh giường khi đi ngủ, để không mất thêm nửa phút đi giày vào buổi sáng.”
Vợ của Darwin, bà Emma, là một tín đồ Cơ Đốc sùng đạo. Bà đã nhiều lần khuyên Darwin sửa lại cuốn “Nguồn gốc các loài”, bởi nếu không có đức tin, thế giới này sẽ trở nên vô vọng. Nhưng Darwin vẫn không nghe. Thực ra, ngay cả người bạn thân của ông ta là Alfred Russel Wallace cũng không tin rằng hoạt động trí óc của con người phát triển nhờ tiến hóa.
Các căn bệnh mãn tính
Năm 1839, Darwin kết hôn với em họ Emma và họ có mười người con – sáu trai, bốn gái, nhưng đứa con nào cũng gặp vấn đề nào đó.
Con trai cả William (sinh năm 1839) bị hiếm muộn; con trai thứ hai Goerge (sinh năm 1845) luôn bị căng thẳng và thích nói về bệnh tật của người khác; con trai thứ ba là Francis (sinh năm 1848) mắc bệnh trầm cảm; con trai thứ tư là Leonard (sinh năm 1850) bị hiếm muộn; con trai thứ năm là Horace (sinh năm 1851) thường xuyên đau ốm và phải nương vào sự chăm sóc của mẹ; con trai thứ sáu là Charlie (sinh năm 1856) qua đời khi mới hai tuổi. Con gái lớn là Anne (sinh năm 1841) chết vì bệnh ban đỏ khi mới 10 tuổi; con gái thứ hai Mary (sinh năm 1842) chết ngay sau khi sinh; con gái thứ ba Henrietta (sinh năm 1843) bị hiếm muộn; con gái thứ tư là Elizabeth (sinh năm 1847) có lẽ gặp một số vấn đề về phát triển khi còn nhỏ và chưa bao giờ kết hôn.
Trong những năm cuối đời, Darwin cho rằng những bất hạnh này là do ông ta kết hôn với em họ gần. Trái lại, Emma tin rằng những đau khổ mà các con của bà phải chịu đựng là hậu quả của việc chồng bà bất kính với Chúa. Trên thực tế, vào thời điểm đó, những cuộc hôn nhân giữa những người họ hàng gần giống như họ không phải là hiếm ở châu Âu, nhưng không mấy người gặp những vấn đề như vậy với con cái.
Ba năm sau khi bắt đầu viết cuốn “Nguồn gốc các loài”, Darwin đã mắc phải một chứng bệnh kỳ lạ: hay buồn nôn, nôn, đánh trống ngực, viêm da, mất ngủ, đau đầu, đau dạ dày, loét miệng và các triệu chứng khác. Bởi vậy, ông ta chỉ có thể làm việc hai, ba tiếng đồng hồ mỗi ngày.
Tuy nhiên, khi các bác sỹ đến, các triệu chứng này lại biến mất và không thể chẩn đoán được các bệnh đó là gì. Cha của Darwin là bác sỹ, nhưng ông cũng không biết bệnh đó là gì. Trong mấy chục năm kể từ lần đầu Darwin có biểu hiện của những triệu chứng đó, ông ta đã gặp hơn 20 bác sỹ nổi tiếng, nhưng không ai có thể giúp được ông ta.
Để giảm đau, Darwin đã thử phương pháp điều trị bằng nước, ngâm mình trong nước lạnh hoặc đắp chăn lạnh và ẩm. Thỉnh thoảng, ông ta còn quấn dây đồng hoặc dây kẽm tẩm giấm vào người, những mong chuyển nỗi đau tinh thần sang nỗi đau thể xác, nhưng hầu như chẳng ích gì. Ông ta chết vào năm 1882.
(Xem tiếp Phần 2)
Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2023/2/9/456602.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/3/21/207763.html
Đăng ngày 13-04-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.