Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Trung Quốc

[MINH HUỆ 26-04-2023] Ngày 25 tháng 4 là một trong những ngày mà Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) sợ nhất. Hàng năm vào khoảng thời gian này, chính quyền Trung Quốc lại bỏ ra những nguồn lực khổng lồ để giám sát chặt chẽ các học viên Pháp Luân Công.

Nhưng tại sao ĐCSTQ lại sợ ngày này đến vậy? Điều này bắt nguồn từ một cuộc thỉnh nguyện lịch sử cách đây 24 năm, với sự tham gia của 10.000 học viên Pháp Luân Công bên ngoài Văn phòng Kháng cáo của Quốc vụ viện.

Trên thực tế, tôi là một trong những học viên tham gia cuộc thỉnh nguyện ngày 25 tháng 4 năm 1999. Yêu cầu thỉnh nguyện của chúng tôi rất đơn giản: 45 học viên Pháp Luân Công đã bị bắt oan ở thành phố phụ cận Thiên Tân, nên chúng tôi hy vọng chính phủ sẽ sớm trả tự do cho họ và hiểu rằng Pháp Luân Công là một môn tu luyện tuyệt vời và chân chính. Chúng tôi muốn chính phủ hiểu rằng việc tu luyện Pháp Luân Công đã cải thiện thân tâm của học viên cũng như mang lại lợi ích cho toàn xã hội như thế nào.

Các học viên Pháp Luân Công là những công dân bình thường thuộc mọi tầng lớp xã hội và thực hành theo nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn. Họ là những học sinh ngoan, những nhân viên chăm chỉ, những người quan tâm đến gia đình và những thành viên có trách nhiệm với cộng đồng. Bầu không khí tại cuộc thỉnh nguyện rất ôn hòa. Các học viên rất khiêm tốn và chúng tôi không có biểu ngữ, cũng không hô khẩu hiệu. Chúng tôi lặng lẽ đứng trên vỉa hè và chờ phản hồi từ chính quyền.

Sau đó, đại diện của các học viên đã được mời vào khu phức hợp của chính quyền trung ương. Họ mang theo ba yêu cầu: trả tự do cho các học viên bị bắt giữ phi pháp ở Thiên Tân, tạo cho các học viên một môi trường tự do để tu luyện Pháp Luân Công, và cho phép xuất bản các sách của Pháp Luân Công như cuốn Chuyển Pháp Luân. Chúng tôi không hề có bất kỳ mưu cầu chính trị nào.

Vậy tại sao ĐCSTQ lại lo lắng về việc thỉnh nguyện nhiều đến vậy? Như được nghiên cứu và đưa ra bên dưới, đó là do bản chất tàn bạo và dối trá của nó, nó cố gắng bằng mọi cách để kiểm soát người dân và không cho phép bất kỳ suy nghĩ độc lập nào.

Những nguyên lý mà chúng ta cần

Một số người bình luận rằng các học viên quá ngây thơ về mặt chính trị để đối mặt với ĐCSTQ. Nhưng nếu chúng ta xem xét bối cảnh của sự kiện, chúng ta sẽ hiểu rõ hơn về những vấn đề căn bản.

Trong hàng ngàn năm, người Trung Quốc đã tuân theo các giá trị truyền thống, những giá trị truyền cảm hứng cho một nền văn minh huy hoàng. Tuy nhiên, sau khi ĐCSTQ lên nắm quyền cách đây nhiều thập kỷ, chính quyền này đã phá hủy văn hóa truyền thống một cách hệ thống thông qua nhiều chiến dịch chính trị. Kết quả là, người dân đã bị mất đi suy nghĩ độc lập và mù quáng cúi đầu trước ĐCSTQ.

May mắn thay, Pháp Luân Công và các nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn đã mang các giá trị truyền thống trở lại với người dân Trung Quốc. Nhiều học viên đã trải qua sự tàn khốc của Cách mạng Văn hóa (1966 – 1976) và cuộc Thảm sát Thiên An Môn (1989). Nhưng trong thâm tâm, họ hiểu tầm quan trọng của sự trung thực và chính trực. Đó là lý do tại sao họ kiên định giữ vững những nguyên tắc cơ bản này bất kể áp lực bên ngoài.

Lựa chọn một con đường

Tâm linh là điều mà ĐCSTQ sợ nhất, bởi nó không thể kiểm soát tâm trí của những người tâm linh. Trong tuyên truyền tẩy não có hệ thống của nó, ĐCSTQ luôn tuyên bố rằng nó được chính người dân Trung Quốc lựa chọn. Tuy nhiên, nhìn lại lịch sử của Liên Xô và cộng sản Trung Quốc, người ta thấy rằng hệ tư tưởng cộng sản luôn bị cưỡng ép lên người dân, và kéo theo đó là sự tàn bạo và dối trá.

Tôi đã từng nói chuyện với một quý ông theo Quốc dân Đảng sang Đài Loan vào năm 1949. Khi nghe tin ĐCSTQ sẽ đến, mọi người đã tìm đủ mọi cách để trốn thoát vì họ biết ĐCSTQ có thể làm bất cứ điều gì để đàn áp người dân một cách tàn nhẫn. Rất nhiều người đã chờ để lên tàu lớn sang Đài Loan. Một số người già đã phải để những đứa con đã trưởng thành của mình ra đi, cho dù điều này có nghĩa là họ sẽ không bao giờ được gặp nhau nữa.

Mặt khác, một số trí thức đã chọn ở lại do ảo tưởng của họ về ĐCSTQ. Nhưng thời gian trôi qua, hầu hết họ đều trở thành nạn nhân của các chiến dịch chính trị của ĐCSTQ. Ví dụ, trại lao động cưỡng bức Jiabiangou nằm ở sa mạc Gobi ở Tây Bắc Trung Quốc, nơi có gió mạnh và thời tiết cực lạnh. Tuy nhiên, trong các phong trào Chống cánh hữu và Đại nhảy vọt, hơn 3.000 trí thức đã bị đưa đến đó để trồng trọt và cố gắng nuôi sống bản thân. Sau khi hết thức ăn, họ phải ăn cỏ, chuột, thằn lằn và thậm chí cả chất thải của con người, một số người còn ăn cả thịt của đồng loại. Đến năm 1960, chỉ còn chưa đến 1.000 người còn sống.

Một nỗi kinh hoàng đe dọa tất cả mọi người

Quá trình tẩy não có hệ thống của ĐCSTQ triệt để đến mức một số trí thức này đã không tỉnh ra. Lần đầu tiên, cuộc thỉnh nguyện ôn hòa của các học viên Pháp Luân Công vào tháng 4 năm 1999 đã xuyên thủng sự tàn bạo và dối trá của ĐCSTQ, cho mọi người thấy phẩm giá và hy vọng.

Mặc dù vào tháng 7 năm 1999, ba tháng sau cuộc thỉnh nguyện ôn hòa, ĐCSTQ mới phát động cuộc đàn áp Pháp Luân Công trên toàn quốc nhưng trên thực tế, chính quyền này đã sách nhiễu nhóm này từ sớm hơn nhiều. Quay trở lại năm 1996, ĐCSTQ đã cấm xuất bản các sách Pháp Luân Công. Sau đó, nó đã ra lệnh cho cảnh sát khắp Trung Quốc thu thập bằng chứng để buộc tội cho môn tu luyện. Sau đó, nó đưa ra chỉ thị cho cảnh sát tiến hành can nhiễu các học viên tại các điểm luyện công.

Sự ngược đãi như vậy đã gia tăng đến một cấp độ mới sau khi cuộc bức hại bắt đầu vào năm 1999. Cảnh sát bắt đầu bắt và giam giữ các học viên trên khắp Trung Quốc. Năm 2001, nó ngụy tạo Vụ tự thiêu trên Quảng trường Thiên An Môn để phỉ báng Pháp Luân Công. Một tỷ lệ lớn dân số Trung Quốc đã bị lừa gạt và do đó quay lưng lại với Pháp Luân Công và nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn.

Ngay bây giờ, ĐCSTQ đã dùng các chiến thuật từng sử dụng với Pháp Luân Công để áp dụng đối với các nhóm thiểu số khác. Điều này bao gồm cả việc cưỡng bức thu hoạch nội tạng từ người Duy Ngô Nhĩ và thậm chí cả công chúng nói chung. Bất kỳ ai lên tiếng chống lại ĐCSTQ, bao gồm những luật sư nhân quyền, người Duy Ngô Nhĩ, người ủng hộ dân chủ, người bất đồng chính kiến ​​kêu gọi quyền lợi hợp pháp của họ và cả những nhà báo công dân phơi bày sự thật trong đại dịch, thì từng người, từng người đều bị công kích.

Với chi phí khủng lồ cho việc “duy trì sự ổn định”, ĐCSTQ có lực lượng cảnh sát lớn nhất, kiểm soát công dân thông qua kiểm duyệt, giám sát internet, camera giám sát và kiểm soát dữ liệu lớn.

Điều này đã biến Trung Quốc thành một nhà nước cảnh sát, đe dọa công dân cả trong và ngoài Trung Quốc. Việc loại bỏ ĐCSTQ và làm theo lương tâm của chúng ta là cách duy nhất để thoát khỏi đầm lầy và hướng tới một tương lai tốt đẹp hơn.

Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2023/4/26/459205.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/4/30/208300.html

Đăng ngày 21-05-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share