Bài viết của Tôn Bình
[MINH HUỆ 10-02-2023] Từ khi “Thuyết tiến hóa bằng chọn lọc tự nhiên” được Charles Darwin công bố trong cuốn sách “Nguồn gốc các loài” vào năm 1859, nó đã vấp phải nhiều sự phản đối. Thuyết này mâu thuẫn với các tín ngưỡng, còn các khám phá khoa học hiện đại đã chứng minh rằng ba bằng chứng về sự tiến hóa (cụ thể là giải phẫu học, tính tương đồng về phôi thai, và khảo cổ học) là vô căn cứ. Sinh học phân tử và di truyền học đã chứng minh rõ rằng thuyết tiến hóa là phi thực tế. Thực ra, ngay cả bản thân Darwin cũng tỏ ra rụt rè và hoài nghi trong lần đầu đưa ra giả thuyết về thuyết tiến hóa.
Tuy nhiên, sau khi cuốn “Nguồn gốc các loài” được xuất bản vào năm 1859, nó đã nhanh chóng thu hút được nhiều sự chú ý. Karl Marx, tác giả xuất bản “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” trước đó 11 năm, đã tán thưởng cuốn sách này. Năm 1860, Marx viết: “Cuốn sách của Darwin rất quan trọng và tôi có thể dùng làm căn cứ khoa học tự nhiên cho cuộc đấu tranh giai cấp trong lịch sử.” Còn Darwin gọi thuyết tiến hóa là “Thánh kinh của ma vương”.
Trớ trêu thay, cả Darwin và Marx, hai ông tổ chế tác ra các thuyết vô thần này đều xuất thân từ những gia đình Cơ Đốc giáo, đều từng được học Cơ Đốc giáo và Thần học từ khi còn nhỏ, nhưng cuối cùng, lại đi xây dựng hai hệ thống vô thần, đó là thuyết tiến hóa và chủ nghĩa cộng sản. Một vị tăng nhân đắc đạo quê ở Vân Nam, xuất gia vào chùa ở Mongla, Myanmar, nói Darwin thực ra là ma vương chuyển thế, cũng giống như Marx vậy, vào thời mạt pháp mạt kiếp sẽ họa loạn nhân gian, hủy diệt nhân loại.
Minghui.org đã xuất bản nhiều bài viết, như “Tại sao Đảng Cộng sản Trung Quốc vô thần lại yêu cầu Đảng viên thề cống hiến trọn đời?”, đã phân tích về Marx và chủ nghĩa cộng sản. Trong loạt bài ba phần này, chúng tôi sẽ tập trung vào cuộc đời của Darwin và học thuyết tiến hóa của ông ta.
(Tiếp theo Phần 1)
2. Những lỗ hổng của thuyết tiến hóa
Năm 2001, Đài Truyền hình PBS của Mỹ công bố trong loạt bài “Tiến hóa” rằng hầu như nhà khoa học nào trên thế giới cũng tin rằng thuyết tiến hóa là đúng. Điều này đã dấy lên phản ứng dữ dội trong dư luận. Năm 2006, hơn 500 nhà khoa học, tất cả đều có học vị tiến sỹ, đã ký một tuyên bố để công khai bày tỏ sự hoài nghi đối với học thuyết tiến hóa của Darwin.
Ông John G. West, Phó Giám đốc Trung tâm Khoa học & Văn hóa của Viện Khám phá, nhận xét: “Những người theo thuyết Darwin tiếp tục tuyên bố rằng không có nhà khoa học nghiêm túc nào nghi ngờ thuyết này. Nỗ lực của những người theo chủ nghĩa Darwin trong việc sử dụng tòa án, truyền thông, và các ủy ban học thuật để đàn áp những người bất đồng chính kiến và bóp nghẹt các cuộc thảo luận thực ra lại càng khiến có nhiều người bất đồng chính kiến hơn, và khiến ngày càng nhiều nhà khoa học muốn chuyển sang nhóm những người bất đồng chính kiến.”
Nhà sinh vật học phân tử Michael Denton đã tóm tắt các bằng chứng chống lại thuyết tiến hóa trong cuốn sách năm 1986 của ông “Tiến hóa: Một học thuyết đang bị khủng hoảng” (Evolution: A Theory in Crisis) rằng “Darwin không chỉ đâu ra được trường hợp chọn lọc tự nhiên có thật nào đã thực sự tạo ra sự thay đổi theo kiểu tiến hóa trong tự nhiên… Cuối cùng, thuyết tiến hóa của Darwin cũng không hơn không kém gì so với huyền thoại vũ trụ vĩ đại của thế kỷ XX.”
Thực ra, chính Darwin cũng coi thuyết tiến hóa là một giả thuyết và hy vọng các thế hệ sau sẽ tìm ra được bằng chứng để chứng minh học thuyết của ông ta. Nhưng ngày càng xuất hiện nhiều khám phá trái ngược. Thuyết tiến hóa cho rằng sự biến đổi của các loài là thông qua chọn lọc tự nhiên. Nó cũng tuyên bố bằng chứng chứng minh giải phẫu so sánh, cổ sinh vật học, và sự phát triển của phôi thai. Nhưng tất cả hiện đều đã bị khoa học hiện đại bác bỏ.
Chứng cứ giải phẫu học so sánh: Một kiểu logic lệch lạc
Thuyết tiến hóa đưa ra giả thuyết rằng nếu con người tiến hóa từ loài vượn thì hai loài này phải có những điểm tương đồng. Vì con người và vượn có nhiều điểm chung, nên thuyết tiến hóa kết luận rằng con người thực sự tiến hóa từ vượn.
Nhưng kiểu lập luận như vậy lại đầy sơ hở – không thể kết luận vượn là tổ tiên của con người chỉ vì giữa hai loài có một số điểm tương đồng.
Một ví dụ minh họa luận điểm này là, nếu Joe là con trai của Jack thì Joe phải trẻ hơn Jack. Nhưng nếu vì Ave trẻ hơn Amelia, thì cũng không thể mặc nhận rằng Ave là con gái của Amelia.
Nhưng trong giải phẫu học so sánh, tính tương đồng được định nghĩa là những đặc điểm giống nhau vì có chung tổ tiên, và khi tồn tại tính tương đồng thì nó sẽ được dùng làm bằng chứng để chứng minh là có chung tổ tiên. Jonathan Wells, tác giả của cuốn “Biểu tượng của tiến hóa: Khoa học hay chuyện hoang đường” (Icons of Evolution: Science or Myth) cho rằng “đây là kiểu lập luận luẩn quẩn đội lốt bằng chứng khoa học”.
Trò lừa bịp về sự phát triển phôi thai
Năm 1866, nhà sinh vật học người Đức Ernst Haeckel đưa ra khái niệm “tái hiện”, tức là quá trình phát triển phôi thai của sinh vật bậc cao sẽ mô phỏng lại quá trình tiến hóa từ loài thấp lên loài cao hơn. Ví dụ, khi phôi người phát triển bên trong tử cung, nó phải trải qua các giai đoạn tiến hóa như có mang giống cá, có đuôi giống khỉ, v.v. Đây là một trường hợp điển hình của kiểu lý luận luẩn quẩn, dùng thuyết tiến hóa để chứng minh thuyết tiến hóa.
Ban đầu, Haeckel cũng có những trải nghiệm hết sức tương tự như Darwin. Ông ta học đại học ngành y theo ý nguyện của cha, nhưng lại thích ngành sinh học hơn. Năm 1859, khi Darwin xuất bản cuốn “Nguồn gốc các loài”, Haeckel đã hoàn thành chương trình tiến sỹ về động vật học và trở thành một người ủng hộ trung thành của Darwin.
Các nhà sử học nhận thấy Haeckel không chỉ là một nhà sinh vật học mà còn là một nghệ sỹ đầy đam mê, để tâm đến từng tiểu tiết trong các tác phẩm nghệ thuật của mình. Tiếc thay, ông ta lại dùng những kỹ năng này để bóp méo hình ảnh phôi thai, hòng minh họa cho giả thuyết về thuyết tái hiện của mình. Ví dụ, ông ta vẽ phôi người trông giống cá, và sửa hình vẽ phôi người và chó do các nhà khoa học khác vẽ để tăng thêm sự tương đồng giữa phôi của các loài khác nhau và che giấu sự khác biệt giữa chúng.
Năm 1866, Haeckel xuất bản một bộ 24 hình vẽ phôi trong cuốn “Hình thái chung của vi sinh vật: Cơ sở chung của khoa học hình thức“, bám một cách máy móc vào thuyết hậu duệ mà Darwin đã chỉnh sửa. Năm 1874, ông ta lại đưa những hình vẽ này vào cuốn sách nổi tiếng hơn của mình “Lịch sử của tạo hóa”. Trong các hình vẽ, ông ta đã cố ý thay đổi ba giai đoạn phát triển của cá, kỳ nhông, rùa, gà, lợn, bò, thỏ và phôi người. Những hình vẽ này – sau này được biên soạn thành sách giáo khoa sinh học – đã đánh lừa biết bao thế hệ học sinh không biết sự thật và mù quáng tin vào thuyết tiến hóa.
Năm 1997, nhà nghiên cứu phôi thai người Anh Michael Richardson đã tổ chức các nhà khoa học từ 17 viện nghiên cứu tiến hành nghiên cứu phôi và quá trình phát triển của chúng ở 50 loài động vật có xương sống, rồi cẩn thận quan sát và ghi chép. Tháng 8 năm 1997, họ cùng công bố bài báo trên Anatomy và Embryology có tiêu đề “Không có giai đoạn phôi nào được bảo tồn y nguyên ở động vật có xương sống: ý nghĩa đối với thuyết tiến hóa và phát triển” (There is no highly conserved embryonic stage in the vertebrates: implications for current theories of evolution and development). Họ phát hiện rằng Haeckel không chỉ thêm và xóa mà còn sửa đổi cấu trúc của phôi thai.
Các tác giả viết “Trái ngược với những tuyên bố gần đây rằng mọi động vật có xương sống đều trải qua một giai đoạn có cùng kích thước, chúng tôi nhận thấy chiều dài tối đa ở giai đoạn chồi đuôi lớn gấp hơn 10 lần. Khảo sát của chúng tôi đã hạ thấp mạnh mẽ độ tin cậy của các hình vẽ của Haeckel, trong đó thứ được vẽ không phải là một giai đoạn được bảo tồn của động vật có xương sống, mà là một phôi thai cách điệu của động vật có màng ối.”
Trong cuốn sách “Sự bắt đầu của cuộc sống con người” (The Beginnings of Human Life) xuất bản năm 1977, nhà phôi thai học người Đức Erich Blechschmidt đã chứng minh bằng dữ liệu chi tiết rằng bào thai người ngay từ đầu đều là cấu trúc của con người. Nói về thuyết của Haeckel, cuốn sách viết “Cái gọi là quy luật cơ bản của sinh học di truyền là sai. Không có cái “nhưng” hay “nếu” nào có thể phủ nhận thực tế này; nó không hề đúng, dù chỉ một chút, mà cũng không đúng dưới hình thức nào khác. Nó hoàn toàn sai.”
Các phát hiện từ cổ sinh vật học
Thuyết tiến hóa đã vạch ra một quá trình lâu dài của sự sống từ đơn giản đến phức tạp thông qua chọn lọc tự nhiên. Quá trình này được miêu tả thành “cây tiến hóa”, trong đó các sinh vật phát triển từ sinh vật cấp thấp đến sinh vật cấp cao. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều phát hiện khảo cổ học chứng minh rằng tuyết tiến hóa không thể biện minh cho chính nó. Ví dụ, nhà khảo cổ học Michael A. Cremo và Richard Thompson đã liệt ra 500 trường hợp mâu thuẫn với thuyết tiến hóa trong cuốn sách xuất bản năm 1994 mang tên “Lịch sử bị giấu kín của loài người: Vụ che đậy khoa học lớn bị phơi bày” (The Hidden History of the Human Race: Major Scientific Coverup Exposed). Các di tích được tìm thấy tại nhiều nơi trên thế giới đã chứng minh rằng nền văn minh nhân loại đã tồn tại từ hàng vạn, thậm chí hàng trăm triệu năm về trước.
Dưới đây là một vài ví dụ. Thuyết tiến hóa của Darwin cho rằng loài người xuất hiện từ cách đây khoảng 100.000 năm, và những sinh vật sống đầu tiên xuất hiện không quá 580 triệu năm trước đây. Tuy nhiên, một lò phản ứng hạt nhân được xây dựng cách đây 2 tỷ năm đã được phát hiện ở nước Cộng hòa Gabon, châu Phi, vào năm 1972; nhiều công cụ bằng đá tinh xảo đã được khai quật vào năm 1880 dưới chân núi Taibo ở California, Mỹ có niên đại tới 55 triệu năm; nhà khảo cổ học Y. Druet đã tìm thấy một số loại ống kim loại vào năm 1968 từ một lớp đá vôi ở Pháp, và tuổi của lớp đá là 65 triệu năm; một lô sắt được nhà địa chất người Mỹ Virginia Steen-McIntyre phát hiện đã được chế tạo cách đây 250.000 năm.
Cộng đồng khảo cổ học cũng đã phát hiện rằng rất nhiều loài “không chịu” tiến hóa sau hàng trăm triệu năm. Đây là một đòn nặng nữa giáng vào thuyết tiến hóa. Ví dụ, hóa thạch cá mút đá được phát hiện ở Nội Mông có thể được tìm thấy vào đầu Kỷ Phấn trắng cách đây 125 triệu năm. Các nhà nghiên cứu tại Đại học Kansas, Mỹ đã phát hiện loài cá mút đá ngày nay không trải qua quá trình phát triển nào, đặc điểm hình thái, và thói quen sinh sống không khác gì so với 125 triệu năm trước. Quả là khác với thuyết tiến hóa. Thêm vào đó, các nhà khoa học cũng phát hiện ra loài ong đã thụ phấn hàng triệu năm trước, loài dương xỉ không tiến hóa trong gần 200 triệu năm, và loài cá vân tay không thay đổi thói quen giao phối trong 400 triệu năm qua.
Về vấn đề tiến hóa từ vượn thành người, các nhà khoa học theo thuyết tiến hóa vẫn chưa thể tìm được hóa thạch của loài chuyển tiếp là “người vượn”. Bởi vậy, một số nhà khoa học đã có những gian lận trong khoa học, dù là hữu ý hay vô ý. Hóa thạch chuyển tiếp giữa người và vượn, Người Java, được cho là đã được phát hiện vào năm 1892, được chứng minh là một mảnh sọ vượn và xương chân người cách nhau 40 feet. Hóa thạch vượn người “Lucy” được chứng minh là một loài vượn Australopithecus đã tuyệt chủng, không liên quan đến con người. Từ năm 1861, các nhà cổ sinh vật học đã liên tiếp phát hiện ra sáu “hóa thạch Archaeopteryx”, điều này đã gây chấn động thế giới và trở thành một hình mẫu cho loài chuyển tiếp giữa chim và bò sát, nhưng sau đó, năm hóa thạch trong số đó được xác định là nhân tạo, người phát hiện ra những hóa thạch còn lại một mực khước từ mọi sự nhận dạng. “Người khám phá” ban đầu đã thú nhận một trong những lý do cho sự giả mạo này là: ông đã đặt quá nhiều niềm tin vào thuyết tiến hóa.
3. Sinh học phân tử
Thuyết tiến hóa của Darwin được công bố vào năm 1859. Năm 1866, tu sỹ Công giáo người Áo Gregor Mendel đã công bố bài báo “Thí nghiệm về lai tạo thực vật”, từ đó khai sinh ra di truyền học. Nhưng mãi đến nửa thế kỷ sau khi Mendel qua đời, những đóng góp của ông mới được phát hiện. Sau đó, sự kết hợp giữa thuyết tiến hóa và các ý tưởng của Mendel đã hình thành nên học thuyết Darwin mới về tổng hợp hiện đại. Vào những năm 1950, James Watson người Mỹ và Francis Crick người Anh đã phát hiện ra cấu trúc ba chiều của chuỗi xoắn kép DNA bằng kính hiển vi tia X. Crick thiết lập quá trình tổng hợp từ DNA đến RNA, rồi đến protein. Vào thời điểm đó, nhiều nhà khoa học tin rằng chọn lọc tự nhiên xảy ra thông qua đột biến gen. Nhưng các nghiên cứu sâu hơn về hệ sinh học lại cho thấy nó quá phức tạp để có thể được tạo ra nhờ đột biến ngẫu nhiên.
Tính phức tạp và tính hệ thống của trùng roi đơn bào
Trùng roi (flagella) là một phân tử protein dài và mỏng mọc trên bề mặt của nhiều sinh vật đơn bào và một số sinh vật đa bào. Cấu trúc của nó rất giống với cấu trúc của động cơ, bao gồm: các phần lõi đứng yên, rô-tơ chuyển động quay, các trục chính, ống lót ổ trục, thanh liên kết, hệ thống điều chỉnh và phanh, v.v. Chiều dài của trùng roi khoảng 15.000 nanomet, và đường kính chỗ dày nhất là khoảng 20 nanomet. Tốc độ của cơ vận động của trùng roi là khoảng 100 lần mỗi giây, và có khả năng điều khiển chính xác, đồng thời nó có thể phanh và chuyển hướng trong 1/4 vòng tròn.
Trùng roi của vi khuẩn thông thường có thể chạy quãng đường gấp 60 đến 100 lần chiều dài cơ thể của nó trong một giây, vượt xa tốc độ của con báo. Trùng roi của vi khuẩn được coi là động cơ phân tử và là cỗ máy nano tinh vi và hiệu quả nhất trong tự nhiên, đồng thời là một trong những cỗ máy protein phức tạp nhất, có khả năng quay 300-2.400 vòng mỗi giây. Vì tính hệ thống và phức tạp cao nên vận động của trùng roi luôn là một điểm khó trong nghiên cứu về vi sinh, hóa sinh, lý sinh và sinh học cấu trúc.
Hình ảnh minh họa trùng roi
Trùng roi đã phát triển như thế nào? Thật khó để giải thích bằng thuyết tiến hóa của Darwin. Cơ vận động của trùng roi được cấu tạo từ 50 bộ phận và khoảng 30 loại phân tử protein. Chúng phải được phối hợp một cách có hệ thống và tồn tại đồng thời theo cơ chế nội tại cụ thể thì mới có thể vận hành bình thường. Dù thế nào cũng không thể nào bắt đầu từ một cấu trúc đơn giản mà phát triển từng bước một. Cũng giống như chiếc đồng hồ Thụy Sỹ, thiếu đi bất kỳ bộ phận nào, nó cũng không thể hoạt động bình thường được. Nó chỉ có thể được sản xuất và lắp đặt theo quy trình nghiêm ngặt, và không thể tiến hóa một cách tự phát và ngẫu nhiên.
Tế bào của người là những nhà máy phức tạp không thể giản lược hơn
So với trùng roi, cấu trúc, và sự vận hành của một tế bào còn phức tạp hơn nhiều, cả về mặt vật lý và sinh hóa.
Dưới sự điều khiển của DNA, hàng trăm nghìn phân tử protein có thể được tạo ra bên trong mỗi tế bào, với tổng số lên đến hàng chục triệu. Các tế bào cứ vài giờ lại phân chia một lần. Hiệu suất của quá trình sản xuất này phụ thuộc vào “dây chuyền sản xuất” như một nhà máy quy mô lớn, hiện đại, có tích hợp trí thông minh, thông tin và số hóa. Nó có nhà xưởng, trang thiết bị sản xuất, bộ phận đóng gói, trung tâm điều khiển, nền tảng thông tin liên lạc, hệ thống giao thông và trạm xử lý chất thải, và có đầy đủ chức năng hoàn chỉnh và sự phân chia rõ ràng các hệ thống làm việc phụ trợ.
Hình ảnh minh họa các tế bào người hoạt động giống như một nhà máy
Lấy ví dụ như tầm nhìn, quá trình đông máu, vận chuyển tế bào, v.v. giáo sư hóa sinh Michael Behe nhận thấy thế giới sinh hóa bao gồm một kho vũ khí gồm các cỗ máy hóa học với các bộ phận phụ thuộc lẫn nhau, có kích cỡ chính xác. Ông gọi đây là sự phức tạp không thể giản lược.
“Về lý luận, có lẽ sẽ rất hấp dẫn khi hình dung rằng sự phức tạp không thể giản lược này lại chỉ cần có nhiều đột biến diễn ra đồng thời – sự tiến hóa đó có lẽ là vận may hiếm gặp hơn chúng ta nghĩ rất nhiều, nhưng vẫn có thể xảy ra. Không bao giờ có thể bác bỏ sức cuốn hút như thế đối với vận may thô tháo ấy. Vận may là kiểu suy đoán mang tính lý thuyết suông; các giải thích mang tính khoa học cần phải đưa ra được nguyên nhân”, ông viết trong cuốn “Chiếc hộp đen của Darwin: Thách thức sinh hóa đối với sự tiến hóa” (Darwin’s Black Box: The Biochemical Challenge to Evolution).
Tiến hóa thông qua đột biến gen: Cần 10.000 tỷ trái đất
Ngoài các nhà khảo cổ học và sinh vật học, một số nhà toán học cũng thắc mắc về thuyết tiến hóa. Vào những năm 1950, kỹ sư người Mỹ Stanislaw Ulam của Dự án Manhattan tin rằng, theo quan điểm toán học, trong DNA có một lượng lớn thông tin về sự sống, mà tự nhiên không thể hoàn toàn dựa vào các quá trình ngẫu nhiên để tạo ra những thông tin kiểu như vậy.
Nhà sinh vật học người Mỹ Douglas Axe cũng đã tính toán, trong đó giả thiết từ khi trái đất được sinh ra cho đến nay, tất cả các nguyên tử trên trái đất đều được dùng để hình thành axit amin, và tất cả axit amin đều tham gia vào các thí nghiệm hoán vị và tổ hợp của biến dị ngẫu nhiên. Nếu thí nghiệm này được lặp lại mỗi phút một lần để tạo ra một phân tử protein bình thường thông qua đột biến ngẫu nhiên, thì cần phải có 10.000 tỷ trái đất để thực hiện thí nghiệm này cùng một lúc. Rõ ràng, điều này là không thể.
Năm 2019, Behe đã xuất bản một cuốn sách mới với tựa đề “Sự phá hoại của Darwin: Khoa học mới về DNA lật ngược thuyết tiến hóa” (Darwin Devolves: The New Science About DNA That Challenges Evolution). Ông viết, “Tiến hóa – một hệ thống chọn lọc tự nhiên hoạt động dựa vào đột biến ngẫu nhiên – có thể khiến một thứ gì đó có hình dáng và hoạt động khác đi. Nhưng tiến hóa không bao giờ tạo ra được thứ gì một cách hữu cơ.”
Trên thực tế, đột biến là quá trình phân hủy — phá hủy các tế bào trong DNA để tạo ra thứ gì đó mới ở cấp độ sinh học thấp nhất. Behe kết luận: “Một quá trình có thể phá hủy cỗ máy tinh vi một cách quá dễ dàng thì không phải là quá trình xây dựng nên các hệ thống chức năng phức tạp.”
(Xem tiếp Phần 3)
Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2023/2/10/456604.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/3/22/207771.html
Đăng ngày 16-04-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.