Bài viết của đệ tử Đại Pháp tại Trung Quốc Đại lục

[MINH HUỆ 21-01-2023] Ngày 30 tháng 11 năm 2022, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) công bố tin cựu Tổng Bí thư Giang Trạch Dân qua đời. Theo luật hình sự hiện đại thì thông thường không truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người đã chết. Năm ấy, cũng vì nguyên nhân này mà thẩm phán của phiên tòa Nuremberg không đưa ra được phán quyết cho Adolf Hitler khi y tự sát.

Tuy nhiên, những vụ xét xử người đã chết, dù hiếm gặp, nhưng vẫn có tiền lệ ở cả thời cổ đại và hiện đại. Joan of Arc (1412-1431), vị Thánh bảo hộ của nước Pháp, bị kết tội là kẻ dị giáo và bị xử tử. Mấy thập kỷ sau, một đơn kháng cáo chính thức được đệ trình, và bản án của bà được hủy bỏ vào năm 1456. Manente degli Uberti (1212-1264), một nhà lãnh đạo quân sự và quý tộc người Ý, bị khai quật tử thi và xét xử vì tội dị giáo vào năm 1283. Ông bị kết tội, và tử thi của ông đã bị hành quyết sau khi khai quật. Henry Plummer (1832-1864), một kẻ sống ngoài vòng pháp luật ở miền Tây nước Mỹ, bị buộc tội đã giết nhiều người và bị xét xử sau khi chết (sau đó được tuyên bố là án oan) vào năm 1993. Sergei Magnitsky (1972-2009) là một cố vấn thuế và luật sư tại Nga đã chết trong tù năm 2009. Năm 2013, ông bị kết tội trốn thuế. Bản án oan sai của ông bị cộng đồng quốc tế lên án. Cuối năm 2012, Quốc hội Hoa Kỳ ban hành Đạo luật Magnitsky nhằm trừng phạt các quan chức Nga chịu trách nhiệm về cái chết của ông. Đạo luật này sau đó được mở rộng nhằm xử lý thủ phạm nhân quyền nói chung. Một số quốc gia khác, trong đó có Vương quốc Anh, Canada và Liên minh Châu Âu cũng đã thông qua những đạo luật tương tự.

Những ví dụ trên chỉ ra rằng các bị cáo dù đã chết vẫn có thể bị truy tố. Hoàn toàn có khả năng kết tội kẻ phạm tội hay lật lại án oan ngay cả sau khi bị cáo đã chết.

Bên cạnh hình phạt do tòa án đưa ra, còn có các hình thức trừng phạt khác cho kẻ phạm tội sau khi đã chết. Về sự việc này, có thể kể đến Tần Cối, viên tể tướng khét tiếng thời Nam Tống. Sau khi qua đời vào năm 1155, Tần Cối vẫn bị tước bỏ chức vị và đổi thụy hiệu hai lần: một là “Mậu Xú” (phản bội) do Hoàng đế Ninh Tông đặt vào năm 1206; hai là “Mậu Ngận” (gian ác) Hoàng đế Lý Tông đặt vào năm 1254. Trong Sử ký, Tần Cối bị liệt vào cuốn “Tiểu sử kẻ phản quốc”.

Với những trường hợp nêu trên, tôi tin nhất định sẽ có sự thẩm phán công bằng và thích đáng đối với những tội ác của Giang – kẻ ra lệnh bức hại Pháp Luân Công vào tháng 7 năm 1999 và lãnh đạo đất nước bằng tham nhũng, để phán tội cho ông ta là một trong những lãnh đạo hủ bại, dâm ô, tà ác nhất trong lịch sử.

Gần đây, trang Minh Huệ đã đăng nhiều bài viết về Giang, như “Vì sao nói Giang Trạch Dân là thủ phạm làm bại hoại đạo đức người Trung Quốc?”, “Di sản của Giang Trạch Dân”, và “Bảng thành tích của Giang Trạch Dân toàn điểm kém”.

(Tiếp theo Phần 2)

1. Cơ hội chuộc tội cho những người tham gia cuộc bức hại

Các học viên Pháp Luân Công và người nhà của họ đã phải trải qua vô vàn đau khổ trong cuộc bức hại 23 năm qua. Nhưng những người chịu tổn thất lớn nhất – về cả mặt pháp lý và đạo đức – có lẽ là các quan chức ĐCSTQ, cảnh sát, thẩm phán, công tố viên và nhiều người khác đã bị ĐCSTQ thao túng để tham gia cuộc bức hại. Vì bị chính quyền lừa dối, ép buộc và mua chuộc, những cá nhân này đã hành động trái với lương tâm và bán rẻ linh hồn cho ĐCSTQ tà ác. Cuối cùng, họ sẽ phải gánh chịu hậu quả về pháp lý và bị lên án về đạo đức.

Các học viên Pháp Luân Công tuân theo nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn để trở thành người tốt hơn, và họ không có kẻ thù. Bao năm qua, họ đã nỗ lực nói cho mọi người, kể cả những thủ phạm bức hại họ, về Pháp Luân Công, vì sao cuộc bức hại là vô căn cứ và vì sao họ nên chấm dứt việc bức hại các học viên vô tội.

Đưa Giang Trạch Dân ra công lý sẽ mang đến cho các thủ phạm một cơ hội nữa để nhìn nhận lại và hối cải về những gì họ đã làm sai. Chỉ cần họ còn sống thì Thần Phật vẫn cho họ cơ hội để ăn năn hối cải. Những người đứng ra khởi tố Giang, cũng như chấm dứt cuộc bức hại và ĐCSTQ cũng sẽ được chuộc tội nếu họ vẫn còn sống.

2. Sự hối cải của những người tham gia bức hại

Người Trung Quốc có câu “Thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo”, ứng với giá trị phổ quát về quan hệ nhân quả. Do đó, bất kỳ ai tham gia cuộc bức hại dù sớm hay muộn cũng sẽ phải hoàn trả nghiệp báo của mình. Vì cuộc bức hại nhắm vào các học viên Pháp Luân Công vô tội chỉ vì họ kiên định vào đức tin và nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn, nên hậu quả đối với những thủ phạm có thể rất thảm trọng. Nếu họ bỏ lỡ cơ hội hối cải khi còn sống thì tội lỗi và hậu quả mà họ phải gánh chịu sẽ thảm khốc ngoài sức tưởng tượng.

Chính vì thế, các thủ phạm bức hại nên nắm lấy cơ hội để hối cải khi còn sống. Quan trọng là họ phải thành tâm hối lỗi với Thần Phật. Đây là điều rất nghiêm túc, và họ cần phải thật tâm hối cải. Nếu một người thực sự chân thành, họ có thể nêu rõ những hành vi sai trái đã phạm phải với các học viên, và cung cấp thông tin về những thủ phạm khác có liên quan. Họ cũng có thể nêu rõ động cơ khiến họ hành động trái với lương tâm để bức hại các học viên. Các học viên Pháp Luân Công là những người vô tội và lương thiện, và môn tu luyện này giúp cải thiện cả tâm lẫn thân mà không có chút hại nào. Điều gì đã khiến những thủ phạm này trở nên thù địch với Pháp Luân Công và các học viên? Khi tìm hiểu quá trình tư duy của họ một cách chi tiết, các thủ phạm có thể nhận ra Giang và ĐCSTQ đã độc ác như thế nào khi khiến họ lạc lối. Việc làm này cũng sẽ giúp công chúng, gồm cả các thủ phạm, nhận ra cuộc bức hại này tà ác như thế nào – nó phi pháp, vô đạo đức và không bao giờ được xảy ra nữa.

3. Một cơ hội cho các lãnh đạo ĐCSTQ sau Giang

Việc đưa Giang ra công lý cũng là lời cảnh tỉnh và cơ hội cho các lãnh đạo tối cao của ĐCSTQ sau Giang, những người vẫn chưa tuyên bố chấm dứt cuộc bức hại Pháp Luân Công.

Vì cuộc bức hại đi ngược lại các giá trị phổ quát và do Giang và ĐCSTQ khởi xướng, bất kỳ lãnh đạo nào kế nhiệm Giang sẽ bị coi là có tội vì tắc trách, thậm chí bị buộc tội là đồng lõa với Giang vì họ đại diện cho ĐCSTQ. Hơn nữa, chính quyền của Giang đã dựng lên vô vàn dối trá để phỉ báng Pháp Luân Công, phá hoại các giá trị truyền thống, và che đậy sự thật, khiến mọi người không phân biệt được đúng sai. Tuyên truyền thù hận này vẫn tiếp tục sau khi nhiệm kỳ của Giang kết thúc, và những người kế nhiệm Giang cũng sẽ phải chịu trách nhiệm vì không cải chính.

Hơn nữa, văn hóa Trung Hoa chú trọng “Thiên nhân cảm ứng”, “Thiên nhân hợp nhất”. Mặc cho các triều đại hay các đảng cầm quyền lên rồi xuống, các giá trị đạo đức cơ bản về thiện-ác, tốt-xấu vẫn không thay đổi. Bất cứ ai hoặc bất kỳ nhóm nào phá hoại nền tảng đạo đức là tội ác nghiêm trọng nhất.

Trong văn hóa Trung Hoa, có câu nói rằng “Thiên ý bất khả vi” (không thể làm trái ý Trời). ‘Trời diệt Trung Cộng‘ là thiên ý. Nếu lãnh đạo nào đó của ĐCSTQ thực sự muốn giải thể ĐCSTQ thì việc đó có lẽ không khó như họ nghĩ. Giả sử một nhà lãnh đạo sau Giang không muốn đi theo chủ nghĩa cộng sản và không muốn thành vật tế Thần cho tội ác của Giang, tại sao ông ta không không hành động để chấm dứt cuộc bức hại? Với hành động đúng đắn, ông ta có thể tránh được họa bị diệt cùng ĐCSTQ.

Thực tế, đáng lẽ lãnh đạo ĐCSTQ sau Giang cũng cần phải cắt đứt quan hệ với ông ta từ trước khi ông ta chết. Giờ Giang đã chết, nhiều cơ hội chỉ còn là dĩ vãng. Cơ hội duy nhất còn lại là đưa Giang ra công lý và thực hiện những hành động lẽ ra phải tiến hành từ lâu, như được nhắc đến trong Phần 2 của loạt bài này. Họ chỉ có làm vậy mới là có trách nhiệm với bản thân họ, với đất nước Trung Hoa và với các thế hệ tương lai.

4. Khuyến nghị cụ thể

Là người tu luyện Pháp Luân Công sống ở Trung Quốc, đã trải qua cuộc bức hại 23 năm qua, tôi có một số kiến nghị cho các nhà lãnh đạo Trung Quốc tiến bước theo hướng này.

Thứ nhất, cuộc bức hại Pháp Luân Công vẫn tiếp diễn sau khi Giang rời khỏi vị trí chủ tịch Trung Quốc vào năm 2003, điều đó nghĩa là tất cả lãnh đạo ĐCSTQ sau Giang đều ủng hộ chính sách bức hại của ông ta. Vì vậy, điều quan trọng là họ phải nghiêm túc tuyên bố cắt đứt quan hệ với Giang và cuộc bức hại Pháp Luân Công của ông ta.

Thứ hai, tham chiếu văn hóa Trung Hoa truyền thống, chúng ta có thể xác định lại chính phủ Trung Quốc là chính phủ vận hành thuận theo thiên ý – tức là thuận theo thiên ý và thiên lý để hoàn thành sứ mệnh được ban cho vào thời đại này, từ đó lấy văn hóa truyền thống làm đặc tính vận hành của chính quyền Trung Quốc, cắt đứt chủ nghĩa duy vật và triết học vô thần luận mà tà đảng Trung Cộng tuyên truyền.

Thứ ba, lãnh đạo tối cao của Trung Quốc có trách nhiệm dẫn dắt người dân biết trọng nhân nghĩa và đức hạnh. Ngoài việc tự kiểm điểm và ăn năn về những sai lầm của mình, (các) lãnh đạo này cũng cần phải thực hiện một cuộc thẩm định vô tư về Giang để giáo dục công chúng về tội ác của ông ta.

Thứ tư, cần có một cơ quan chuyên biệt hoặc lực lượng đặc nhiệm để điều tra những gì Giang đã làm sau khi trở thành quan chức chính phủ, đặc biệt sau khi ông ta leo lên vị trí tối cao. Vì Giang là nguyên thủ quốc gia, cần phải đánh giá ông ta dựa trên những gì ông ta đã làm và trách nhiệm đối với những gì đã xảy ra ở Trung Quốc trong nhiệm kỳ của ông ta. Dựa trên cuộc điều tra này, có thể thu hồi toàn bộ những danh hiệu mà nhà nước trao cho ông ta, đồng thời truy tố và kết tội ông ta. Tùy thuộc vào tình hình, tịch thu toàn bộ hoặc một phần tài sản mà ông ta tích lũy được do lạm quyền.

Thứ năm, những người kế nhiệm Giang cũng cần phải ăn năn họ đã làm những việc làm sai trái hại nước hại dân như thế nào. Họ có thể hối cải và tạo điều kiện cho các thủ phạm bức hại khác làm điều tương tự.

Thứ sáu, thay mặt quốc gia, những người kế nhiệm Giang phải chính thức xin lỗi nhà sáng lập Pháp Luân Công và các học viên. Dựa trên kết quả điều tra toàn diện, chi tiết, và mức thành khẩn khi hối cải của thủ phạm để truy cứu trách nhiệm pháp lý thích đáng.

5. Lời kết

Hàng ngàn năm qua, các giá trị truyền thống đã được gìn giữ, bảo tồn ở Trung Quốc. Trên thực tế, Trung Quốc đã có 89 vị hoàng đế Trung Quốc ban hành “tội kỷ chiếu” (tức là “chiếu thư tự trách tội”), có hoàng đế còn nhiều lần ban hành “tội kỷ chiếu”. Ví dụ, Chu Thành Vương đã công bố 260 tội kỷ chiếu, Đường Thái Tông công bố 28 bản. Sử sách cho thấy, bắt đầu từ thời Đại Vũ, hầu hết các vị hoàng đế đều ban hành tội kỷ chiếu, ngoại trừ Hoàng đế Tần Thủy Hoàng và Tùy Dạng Đế.

Nhưng ĐCSTQ đã thoái thác tất cả những điều này, chưa bao giờ ăn năn về những sai lầm hay tội ác của nó. Ngược lại, nó còn tấn công bất cứ ai coi trọng văn hóa truyền thống. Khi cổ súy đấu tranh giai cấp và kích động thù hận, bạo lực dưới vỏ bọc ngọt ngào, ĐCSTQ đã đàn áp được hết nhóm này đến nhóm khác. Nhất là Giang đã thề sẽ tiêu diệt Pháp Luân Công và nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn trong vòng ba tháng. Khi tuyên bố như vậy, ông ta đã tự đặt mình và những người nghe theo ông ta (gồm cả các đảng viên ĐCSTQ) vào con đường nguy hiểm – con đường sẽ bị lịch sử đào thải.

Vì vậy, điều quan trọng là chúng ta phải hiểu rõ tầm quan trọng của việc đưa Giang ra công lý cho dù ông ta đã chết. Được sống trong giai đoạn lịch sử này, chúng ta có cơ hội làm nên sự thay đổi. Hành động theo lương tâm sẽ dẫn đến một tương lai tươi sáng hơn; nếu không, có thể còn xảy ra nhiều hậu quả nữa tương tự như SARS, COVID, và các thảm họa khác.

(Hết)

Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2023/1/25/455566.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/2/5/207199.html

Đăng ngày 19-02-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share