Bài viết của Phó Kiệt

[MINH HUỆ 16-01-2023] Thuyết tiến hóa vẫn là một giả thiết gây nhiều tranh cãi. Ngay từ khi ra đời, nó đã gặp phải những trở ngại không thể vượt qua, ví như đối với virus, đặc biệt là COVID.

Những sơ hở khó bào chữa của thuyết tiến hóa

Chẳng hạn, khi giải thích về sự tiến hóa của hươu cao cổ, Charles Darwin cho rằng ngày xưa những con hươu cao cổ có cổ dài hơn sẽ sinh tồn tốt hơn ở những nơi khô hạn so với những con cùng đàn vì chúng có thể với được lá của những cây cao hơn. Nhưng cách giải thích này đã bị ngay cả những người theo chủ nghĩa Darwin chính thống ngày nay bác bỏ. Bởi vì: (i) một con hươu cao cổ với cái cổ dài hơn cũng sẽ nặng hơn những con khác, khiến cho chúng ít có khả năng sống sót trong điều kiện hạn hán hơn; (ii) những con hươu cao cổ đực cao hơn nhiều so với hươu cao cổ cái, hươu mới sinh hoặc đồng loại nhỏ hơn. Theo thuyết tiến hóa của Darwin, thì nhóm được nhắc đến phía sau sẽ chết và những loài này sẽ trở nên tuyệt chủng; (iii) nhiều loài động vật không có cổ dài vẫn có thể với được thức ăn ở trên cao. Ví dụ, dê có thể trèo lên cây để ăn lá cây.

Một ví dụ khác khiến thuyết tiến hóa trở nên đáng nghi ngờ là đôi cánh của côn trùng, vốn có khả năng đập 200-1.000 lần mỗi giây. Ngoài đặc tính mỏng, nhẹ, kết cấu tinh mỹ, đôi cánh còn có nhiều nhóm cơ với hệ thần kinh phát triển. Hơn nữa, đặc điểm khí động học của chúng, ví như tính linh hoạt giúp định vị và điều hướng, vượt trội hơn nhiều so với các vật thể bay mà con người tạo ra ngày nay. Không chỉ có vậy, những loài côn trùng nguyên thủy nhất như loài cá bạc xuất hiện vào thời đầu Kỷ Devon (400 triệu năm trước), còn côn trùng có cánh xuất hiện nhiều vào Kỷ Than đá (350 – 300 triệu năm trước) và kể từ đó đôi cánh hầu như không thay đổi nhiều. Như vậy quá trình tiến hóa chỉ mất vài chục triệu năm, điều này mâu thuẫn với giả thuyết trong thuyết tiến hóa rằng phải mất một thời gian rất dài để tiến hóa từ trạng thái cấp thấp lên trạng thái cấp cao.

Bản thân thuyết tiến hóa có quá nhiều lỗ hổng và Darwin đã yếu thế khi đưa ra học thuyết này. Chẳng hạn, ông không thể giải thích được nguồn gốc của thực vật có hoa và thậm chí còn gọi các loài thực vật này là “bí ẩn tồi tệ”. Tương tự, ông gặp khó khăn trong việc giải thích về sự tồn tại của đôi mắt. Trong cuốn ‘Nguồn gốc các loài’, Darwin viết: “Tôi thừa nhận giả thuyết cho rằng đôi mắt người, vốn có kết cấu không gì sánh kịp khiến nó có thể điều chỉnh tiêu điểm theo các khoảng cách khác nhau, tiếp nhận các lượng ánh sáng khác nhau, và điều chỉnh quang sai mặt cầu và sắc độ, được hình thành bởi chọn lọc tự nhiên dường như là rất vô lý“, “Giờ đây, mỗi lần nghĩ đến con mắt, tôi đều cảm thấy kinh hãi.”

Virus có phải là sinh vật sống hay không?

Virus có phải là sinh vật sống hay không? Đây là câu hỏi mà các nhà khoa học đã tranh luận từ rất lâu. Vào năm 1935, nhà hóa sinh người Mỹ Wendell M. Stanley đã phân lập được virus khảm thuốc lá dưới dạng tinh thể tinh khiết. Nghiên cứu sâu hơn cho thấy cấu trúc của virus rất đơn giản, chỉ bao gồm DNA hoặc RNA được bao bọc bởi protein. Hầu hết các nhà sinh vật học cho rằng virus không phải là sinh vật sống vì chúng không có quá trình trao đổi chất và không thể tự sinh sản, DNA/RNA của chúng không thể sao chép khi không có tế bào của vật chủ.

Tuy nhiên, virus cũng có những đặc tính của nhiều dạng sinh vật sống, trong đó có đặc tính chúng cũng được cấu thành từ các vật chất tương tự như trong các sinh vật sống khác. Chúng cũng nhân rộng và phát triển. Một số vi khuẩn chỉ có thể nhân bản trong các tế bào khác. Và tất cả các sinh vật sống mà nhân loại biết đến đều dựa vào các sinh vật sống khác. Theo đó, không có ranh giới phân chia rõ ràng giữa virus và các sinh vật sống khác.

Virus chỉ bằng một phần nghìn kích thước của vi khuẩn, nhưng với việc phát hiện ra vi khuẩn tí hon và virus khổng lồ, ranh giới giữa virus và vi khuẩn đôi khi trở nên mờ nhạt, và virus đã thể hiện “trí thông minh” ngoài sức tưởng tượng của con người. Hơn nữa, các nhà khoa học gần đây đã phát hiện ra một số virus khổng lồ với kích cỡ tương tự như vi khuẩn, và chúng cũng có các gen trao đổi chất. Nhà sinh học phân tử Thomas Laughlin tại Đại học California, San Diego, và nhóm của ông đã phát hiện ra rằng nay sau khi xâm nhập vào vật chủ, thể thực khuẩn khổng lồ (một loại virus) có thể hình thành các ngăn giống như nhân tế bào để bảo vệ DNA của chúng khỏi hàng rào miễn dịch của vật chủ. Công trình này đã được công bố trên tạp chí Nature vào tháng 8 năm 2022 với tiêu đề “Cấu trúc và khả năng tự lắp ráp vỏ nhân của thể thực khuẩn khổng lồ”.

Những lỗ hổng không thể giải thích

Các nhà sinh vật học tin rằng các sinh vật bậc thấp tiến hóa lên các sinh vật bậc cao thông qua đột biến gen. Nhưng giả thuyết này không thể áp dụng cho virus. Trước hết, virus không được định nghĩa là một loài. Thứ hai, virus có khả năng biến đổi gen rất mạnh, nhưng không thể gây ra những biến đổi sinh hóa quan trọng ở virus. “Lịch sử tiến hóa của virus là một chủ đề hấp dẫn, mặc dù không rõ ràng, đối với các nhà virus học và các nhà tế bào học. Bởi tính đa dạng rất lớn của các loại virus, các nhà sinh học đã gặp không ít khó khăn trong việc phân loại các thực thể này và tìm ra cách để liên hệ chúng với cây sự sống thông thường”, trích trong bài “Nguồn gốc của virus” đăng trên tạp chí Nature Education năm 2010.

“Chúng có thể đại diện cho các yếu tố di truyền có được khả năng di chuyển giữa các tế bào. Chúng có thể đại diện cho các sinh vật sống tự do trước đây đã trở thành dạng sống ký sinh. Chúng có thể là tiền thân của sự sống như chúng ta biết”, bài báo viết.

Trong The Edge of Evolution (Bờ vực của thuyết tiến hóa), nhà hóa sinh người Mỹ Michael Behe viết rằng quần thể của một loài càng lớn thì thời gian để tạo ra các đột biến càng ngắn và việc thực hiện đột biến càng dễ dàng hơn. Ví dụ, vi khuẩn có nhiều khả năng đột biến hơn so với linh trưởng.

Chẳng hạn, các nghiên cứu chỉ ra rằng Plasmodium falciparum là loài ký sinh trùng đơn bào gây bệnh sốt rét nguy hiểm nhất mà con người đã phải nghiên cứu ra nhiều loại thuốc mới tiêu diệt được nó. Trong mỗi người bệnh có khoảng 1.000 tỷ (1012 ) tế bào sốt rét, theo đó lượng ký sinh trùng P. Falciparum trên thế giới nhiều gấp 100 triệu lần (1020 ). Tuy nhiên, chỉ mất vài chục năm là chúng đã có thể tạo ra một chủng đột biến có hai axit amin có khả năng kháng lại thuốc chloroquine. Vì quần thể người nhỏ hơn khá nhiều, ông Behe tin rằng sự đột biến từ linh trưởng thành người đòi hỏi sự biến đổi 147 axit amin, theo đó phải mất tới 1.000.000 tỷ (1015 ) năm. Do vậy “sự tiến hóa” theo cách này là hoàn toàn không thể.

Ông Behe cũng đã nghiên cứu một trường hợp virus nghiêm trọng gây suy giảm miễn dịch ở người, virus HIV, để khám phá các hạn chế của quá trình tiến hóa. HIV biến đổi nhanh gấp 10.000 lần so với một tế bào, chỉ trong vòng 50 năm qua chúng “đã trải qua nhiều đột biến hơn tất cả các tế bào đã trải qua kể từ khi khai thiên tịch địa”. Tuy nhiên, các nghiên cứu chỉ ra rằng kể từ khi HIV được phát hiện ở người cách đây nhiều thập kỷ, “virus này chưa trải qua những thay đổi sinh hóa cơ bản nào cả”. Song, với hàng trăm triệu đột biến đều có cùng một thủ thuật là thay đổi hình dáng của protein khiến thuốc không thể bám dính để tiêu diệt chúng.

Ngoài ra, hóa sinh hiện đại tiết lộ ở cấp độ phân tử rằng các tế bào không phải là “cụm protein đơn giản chứa các phân tử carbon”, mà là một “nhà máy” với cấu trúc, chức năng hoàn hảo và phức tạp, cũng như sự giao tiếp và phối hợp đáng kinh ngạc giữa các đơn vị. Đột biến gen tế bào thường không phải là điều tốt. Như chúng ta đã biết, ung thư thực chất là kết quả của sự đột biến tế bào, còn sự lão hóa của con người là do sự tích tụ đột biến của các tế bào trong cơ thể.

Nguồn gốc của virus

Còn có một vài thảo luận thú vị về sự tiến hóa rằng, nếu “kẻ mạnh nhất sẽ sống sót” hay ”khôn sống mống chết” là thực sự đúng, thì thực vật sẽ biến đổi thành khó ăn hoặc độc hại để không bị động vật hoặc con người tiêu thụ. Một số nhà tiến hóa lập luận rằng nó không xảy ra theo chiều hướng đó bởi vì trong quá trình trồng trọt, con người đã tuyển chọn những cây giống ngon, có thể ăn được. Về vấn đề này, một cư dân mạng viết: “Điều này chẳng phải cây, trái, rau ngon không phải là kết quả của chọn lọc tự nhiên mà là kết quả của sự can thiệp của sinh mệnh cao cấp sao?”

Isaac Newton có một người bạn tên Edmond Halley, vốn là một nhà vật lý vô thần. Halley tin rằng vũ trụ “chỉ tự nhiên xuất hiện” như thế. Có lần, Newton tạo ra một mô hình hệ mặt trời tinh xảo, khi người ta điều khiển mô hình, các hành tinh sẽ di chuyển theo quỹ đạo riêng của chúng. Halley tới thăm và nhìn thấy mô hình thì rất kinh ngạc và hỏi ai đã tạo ra mô hình đó.

Newton trả lời: “Không ai cả.”

Halley đã rất thất vọng và nói “Anh nghĩ tôi là một kẻ ngốc sao! Chắc hẳn một người nào đó đã làm ra nó! Anh ta quả là một thiên tài, và tôi muốn được gặp anh ta!”

Newton nói rằng mô hình này tuy tinh xảo nhưng không là gì so với vũ trụ kỳ diệu của chúng ta. “Anh biết không, các quy luật và trật tự chính xác kiểm soát vũ trụ của chúng ta. Chỉ với mô hình này, món đồ chơi này thôi tôi dường như đã không thể thuyết phục anh rằng không có một nhà thiết kế hay nhà sản xuất nào làm ra nó”, ông tiếp tục. “Vậy mà anh lại nói nhiều lần rằng hệ mặt trời, vốn phức tạp hơn hàng tỷ lần so với mô hình này, “chỉ là tự nhiên xuất hiện”. Giờ anh nói xem, đó có phải là kết luận hợp lý của một nhà khoa học không?”

Tương tự, nguồn gốc của virus cũng là một ẩn đố đối với thuyết tiến hóa. Do sự đa dạng của các virus, các nhà khoa học không tin rằng chúng có duy nhất một tổ tiên chung. Virus có ở khắp mọi nơi. “Chẳng hạn, nếu tất cả 1 × 1031 loại virus trên trái đất được đặt nối tiếp nhau thì chúng sẽ trải dài trong 100 triệu năm ánh sáng”, miêu tả được nêu trong một bài báo có tiêu đề “Vi sinh vật học theo các con số” đăng trên Nature Reviews Microbiology, một tạp chí về vi sinh vật.

“Hơn nữa, số vi khuẩn trong các đại dương (13 × 1028 ) nhiều gấp 100 triệu lần so với các ngôi sao trong vũ trụ đã được biết tới”, bài báo tiếp tục. “Tỷ lệ lây nhiễm virus ở các đại dương là 1 × 1023 ca nhiễm mỗi giây, và những ca nhiễm này loại bỏ 20-40% tổng số tế bào vi khuẩn mỗi ngày”.

Trái lại, con người dường như rất yếu kém. Các nhà khoa học cho rằng nhân loại mới chỉ đánh bại thành công hai bệnh truyền nhiễm do virus gây ra là bệnh đậu mùa trên người và bệnh dịch tả trên động vật. Thế nhưng, trong suốt lịch sử, virus đã tàn phá trái đất vô số lần, từ thời Hy Lạp cổ đại đến La Mã cổ đại rồi tới dịch cúm Tây Ban Nha 100 năm trước. Ngay cả xã hội hiện đại với công nghệ tiên tiến dường như cũng bất lực trước COVID.

Đã đến lúc cần suy ngẫm

Người xưa trọng đức và tin rằng con người tùy ý làm trái đạo trời sẽ gặp nguy hiểm như bị lũ lụt, động đất, bệnh dịch, và các tai họa khác. Nhiều người tin rằng các dịch bệnh tàn phá Đế chế La Mã cổ đại là hậu quả của việc đàn áp những người theo Kito giáo. Cái chết Đen ở Châu Âu thời Trung Cổ thường được nhìn nhận là sự trừng phát của Chúa. Dịch cúm Tây Ban Nha cũng bùng phát khi chủ nghĩa cộng sản chiếm đóng Nga, trong khi đại dịch COVID dường như nhắm vào Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Đại sư Lý Hồng Chí, nhà sáng lập Pháp Luân Công, đã cảnh báo trong bài viết “Lý tính” vào năm 2020:

“Kỳ thực bản thân ôn dịch chính là đến nhắm vào nhân tâm, đạo đức bại hoại, nghiệp lực to lớn.”

“Nhưng mà ôn dịch “virus Trung Cộng” hiện nay (viêm phổi Vũ Hán) như thế này là có mục đích, là có mục tiêu nhắm vào. Nó đến để đào thải phần tử của tà đảng, và những ai cùng đứng với tà đảng Trung Cộng.”

Đại sư Lý Hồng Chí cũng từ bi tiết lộ cho thế nhân biện pháp hóa giải để vượt qua đại dịch:

“Người kia phải là thật lòng chân tâm hướng Thần sám hối, bản thân mình chỗ nào không tốt, mong mỏi được cho cơ hội sửa lỗi, [thì] đó mới là biện pháp, đó mới là linh đan diệu dược chứ.”

“Hãy tránh xa tà đảng Trung Cộng, không đứng cùng phe với tà đảng, vì đằng sau nó là ma quỷ màu đỏ, hành vi bề mặt là lưu manh, hơn nữa là không việc ác nào không làm. Thần sắp bắt đầu trừ sạch nó, hễ đứng cùng đội với nó thì đều bị đào thải.”

Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2023/1/16/455111.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/1/28/207093.htm

Đăng ngày 14-02-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share