Bài viết của đệ tử Đại Pháp tại Trung Quốc Đại lục

[MINH HUỆ 21-01-2023] Ngày 30 tháng 11 năm 2022, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) công bố tin cựu Tổng Bí thư Giang Trạch Dân qua đời. Theo luật hình sự hiện đại thì thông thường không truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người đã chết. Năm ấy, cũng vì nguyên nhân này mà thẩm phán của phiên tòa Nuremberg không đưa ra được phán quyết cho Adolf Hitler khi y tự sát.

Tuy nhiên, những vụ xét xử người đã chết, dù hiếm gặp, nhưng vẫn có tiền lệ ở cả thời cổ đại và hiện đại. Joan of Arc (1412-1431), vị Thánh bảo trợ của nước Pháp, bị kết tội là kẻ dị giáo và bị xử tử. Mấy thập kỷ sau, một đơn kháng cáo chính thức được đệ trình, và bản án của bà được hủy bỏ vào năm 1456. Manente degli Uberti (1212-1264), một nhà lãnh đạo quân sự và quý tộc người Ý, bị khai quật tử thi và xét xử vì tội dị giáo vào năm 1283. Ông bị kết tội, và tử thi của ông đã bị hành quyết sau khi khai quật. Henry Plummer (1832-1864), một kẻ sống ngoài vòng pháp luật ở miền Tây nước Mỹ, bị buộc tội đã giết nhiều người và bị xét xử sau khi chết (sau đó được tuyên bố là án oan) vào năm 1993. Sergei Magnitsky (1972-2009) là một cố vấn thuế và luật sư tại Nga đã chết trong tù năm 2009. Năm 2013, ông bị kết tội trốn thuế. Bản án oan sai của ông bị cộng đồng quốc tế lên án. Cuối năm 2012, Quốc hội Hoa Kỳ ban hành Đạo luật Magnitsky nhằm trừng phạt các quan chức Nga chịu trách nhiệm về cái chết của ông. Đạo luật này sau đó được mở rộng nhằm xử lý thủ phạm nhân quyền nói chung. Một số quốc gia khác, trong đó có Vương quốc Anh, Canada và Liên minh Châu Âu cũng đã thông qua những đạo luật tương tự.

Những ví dụ trên chỉ ra rằng các bị cáo dù đã chết vẫn có thể bị truy tố. Hoàn toàn có khả năng kết tội kẻ phạm tội hay lật lại án oan ngay cả sau khi bị cáo đã chết.

Bên cạnh hình phạt do tòa án đưa ra, còn có các hình thức trừng phạt khác cho kẻ phạm tội sau khi đã chết. Về sự việc này, có thể kể đến Tần Cối, viên tể tướng khét tiếng thời Nam Tống. Sau khi qua đời vào năm 1155, Tần Cối vẫn bị tước bỏ chức vị và đổi thụy hiệu hai lần: một là “Mậu Xú” (phản bội) do Hoàng đế Ninh Tông đặt vào năm 1206; hai là “Mậu Ngận” (gian ác) Hoàng đế Lý Tông đặt vào năm 1254. Trong Sử ký, Tần Cối bị liệt vào cuốn “Tiểu sử kẻ phản quốc”.

Với những trường hợp nêu trên, tôi tin nhất định sẽ có sự thẩm phán công bằng và thích đáng đối với những tội ác của Giang – kẻ ra lệnh bức hại Pháp Luân Công vào tháng 7 năm 1999 và lãnh đạo đất nước bằng tham nhũng, để phán tội cho ông ta là một trong những lãnh đạo hủ bại, dâm ô, tà ác nhất trong lịch sử.

Gần đây, trang Minh Huệ đã đăng nhiều bài viết về Giang, như “Vì sao nói Giang Trạch Dân là thủ phạm làm bại hoại đạo đức người Trung Quốc?”, “Di sản của Giang Trạch Dân”, và “Bảng thành tích của Giang Trạch Dân toàn điểm kém”.

Thông qua loạt ba bài viết này, tôi muốn chia sẻ quan điểm cá nhân về việc tại sao chúng ta cần phải truy cứu trách nhiệm cựu độc tài Giang Trạch Dân cho dù ông ta đã chết.

1. Ảnh hưởng đến hệ thống pháp luật

Kể từ khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) lên nắm quyền vào năm 1949, hệ thống luật pháp của Trung Quốc đã bị lai tạp giữa chủ nghĩa Mác, luật pháp phương Tây và truyền thống Trung Hoa. Nó có rất nhiều chỗ khiếm khuyết. Ví như Điều 1 của Hiến pháp quy định: “Chế độ xã hội chủ nghĩa là chế độ nền tảng của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản trung Quốc là đặc trưng của xã hội chủ nghĩa mang màu sắc Trung Quốc. Nghiêm cấm mọi tổ chức, cá nhân phá hoại chế độ xã hội chủ nghĩa.”

Với tiền đề này, bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào cũng có thể bị biến thành mục tiêu của ĐCSTQ, mà chính điều này lại mâu thuẫn với Điều 2 của Hiến pháp Trung Quốc: “Mọi quyền lực của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đều thuộc về nhân dân”.

2. Nhận thức chung về chuẩn mực đúng – sai theo luật

Pháp luật hiện đại của Trung Quốc đã khác rất nhiều so với pháp luật thời Trung Quốc cổ đại hay ở nhiều quốc gia Tây phương, vốn là hiện thân của công bình chính nghĩa vĩnh hằng. Sự công bình chính nghĩa vĩnh hằng này bắt nguồn từ thời Thần Zeus (Hy Lạp cổ đại), Thần Shamash (Babylon cổ đại) và từ Kinh Thánh. Tương tự, Đổng Trọng Thư, một học giả thời Hán tin rằng “Trời bất biến, Đạo bất biến”, nghĩa là cho dù triều này xuống, triều kia lên thì quan niệm đúng sai vẫn không đổi.

Ví như Trụ Vương (Đế Tân) thời nhà Thương khét tiếng tàn bạo. Ông ta đã phát minh ra bào lạc (hình phạt đốt thịt bằng ống kim loại nóng) để giải trí, ông ta đã cho phanh ngực moi tim của người chú Tỷ Can, một trung thần của triều đình.

Hoàng đế Trung Quốc cổ đại còn được gọi là Thiên tử, phải thuận theo Thiên ý trong việc cai quản quần thần và Thiên-Địa-Nhân hợp nhất. Hoàng đế nếu không hoàn thành sứ mệnh làm theo Thiên ý thì sau khi băng hà, sẽ bị người kế vị xét xử. Đó là lý do tại sao sử sách ghi chép Trụ Vương sau khi chết bị giáng chức và đặt lại thụy hiệu là vua tàn bạo, sát hại người vô tội. Nói cách khác, theo luật của triều đại nhà Thương và các triều đại sau đó, hành động của Trụ Vương luôn bị coi là tội ác, vô đạo. Do đó, trong suốt chiều dài lịch sử, vẫn luôn có quan niệm nhất quán về đúng-sai.

Phiên tòa Nuremberg cũng phản ánh quan niệm tương tự. Mặc dù Hitler không bị đưa ra xét xử, nhưng nhiều quan chức khác của Đức Quốc xã đã bị kết tội chống lại hòa bình, tội ác chiến tranh và tội ác phản nhân loại. Trong các tội danh được xét xử, tội ác phản nhân loại thường chỉ áp dụng đối với nguyên thủ quốc gia chứ không áp dụng cho quan chức cấp dưới hay binh lính thực hiện mệnh lệnh. Phiên tòa Nuremberg đã đặt ra một tiền lệ buộc những người không phải là nguyên thủ quốc gia cũng phải chịu trách nhiệm hình sự về tội ác phản nhân loại. Ông David Scheffer, một giáo sư luật tại Đại học Northwestern và là Đại sứ Lưu động Toàn cầu đầu tiên của Hoa Kỳ về Tội phạm Chiến tranh (1997-2001) viết: “Cách đây bảy thập kỷ, Phiên tòa Nuremberg đã khẳng định hành động xâm lược và tàn bạo đối với thường dân không chỉ là vô đạo đức mà còn là bất hợp pháp.”

Tuy nhiên, luật pháp Trung Quốc không cho phép xét xử hay áp dụng hình thức trừng phạt nào đối với người đã chết. Tôi tin rằng hệ thống pháp luật Trung Quốc cần thay đổi để có thể truy tố trách nhiệm của Giang Trạch Dân cho dù ông ta đã qua đời.

3. Ảnh hưởng lâu dài không chỉ ở một đời

Thời Trung Quốc cổ đại, việc đánh giá một người vẫn còn tiếp tục sau khi người đó qua đời. Người có đức hạnh thường được phong tước vị sau khi chết và được tổ chức tang lễ theo các loại cấp bậc khác nhau tùy theo tước vị (quốc tang hay tang lễ thông thường). Con cháu của người quá cố có thể hưởng lợi ích từ tước vị này, nhưng nếu người quá cố đã làm điều sai trái và bị truy cứu thì có thể bị giáng chức vị. Những người đã thực hiện hành vi tàn bạo như Tần Cối và Trụ Vương có thể bị sử sách lưu lại tiếng xấu muôn đời. Trên thực tế, hoàng đế kế nhiệm thường có trách nhiệm đánh giá vị hoàng đế tiền nhiệm sau khi người đó qua đời.

Tuy nhiên, luật pháp hiện đại của Trung Quốc chỉ tập trung vào các quyền hoặc đặc quyền, có giới hạn trong một đời của cá nhân đó, nghĩa là một người đã phạm tội nào đó có thể bị tước quyền tự do hay quyền tham gia vào một số hoạt động xã hội và chính trị. Nhưng luật pháp chỉ áp dụng trong thời gian sống của người đó.

Trên thực tế, danh dự của một người, dù tốt hay xấu, sẽ lưu lại lâu hơn cuộc đời của cá nhân đó. Chẳng hạn, Khổng Tử đã đặt nền móng cho văn hóa truyền thống, và ông được kính trọng trong, hàng ngàn năm lịch sử. Khổng Tử được vinh danh trong các triều đại, vì toàn thể nhân loại đều cần duy trì các giá trị đạo đức; hễ lệch rời khỏi các giá trị đạo đức đều có thể dẫn đến thảm họa – như có thể thấy khi ĐCSTQ hủy hoại văn hóa truyền thống trong vài thập kỷ qua. Tương tự, việc đặt thụy hiệu cho Trụ Vương và Tần Cối có ý nghĩa trọng yếu bởi nó có tác dụng cảnh báo con người hãy tránh xa những tư tưởng và hành động thiếu thận trọng mà hại mình hại người, gây họa cho toàn xã hội.

Đối với trường hợp của Giang, những gì ông ta đã làm còn tàn bạo hơn Trụ Vương và Tần Cối. Giang đã vươn lên vị trí của người đứng đầu quốc gia bằng cách đàn áp phong trào dân chủ vào năm 1989. Trong nhiệm kỳ của mình, ông ta đã dâng nhiều vùng đất trù phú cho Nga, cai trị đất nước bằng tham nhũng và khiến dân chúng quay lưng với các học viên Pháp Luân Công chỉ vì họ tu luyện theo giá trị Chân-Thiện-Nhẫn. Cụ thể, ông ta đã thành lập Phòng 610, một cơ quan ngoài vòng pháp luật, để thực thi đầy đủ chính sách bức hại nhằm bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính và hủy hoại thân thể các học viên Pháp Luân Công. Ông ta còn cho giết hại các học viên để lấy nội tạng của họ.

Giang đã hủy hoại nền tảng đạo đức của Trung Quốc và bịt miệng những quốc gia cố gắng lên tiếng tố cáo hành vi vi phạm nhân quyền của ông ta… Nếu tội ác của Giang không được thẩm phán thấu đáo, thế giới sẽ thiếu những ghi chép trung thực về giai đoạn lịch sử này [nhiệm kỳ lãnh đạo đất nước của ông ta].

(Còn tiếp)

Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2023/1/21/455564.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/2/3/207178.html

Đăng ngày 14-02-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share