Bài viết của Nhất Ngôn

[MINH HUỆ 18-01-2023] Sau khi bài “Hơn 400 triệu người Đại Lục chết trong 3 năm đại dịch” được đăng trên Minh Huệ, nhiều học viên muốn xác thực số liệu 400 triệu người, 500 triệu người, và 200 triệu người được đề cập đến trong bài viết là do Sư phụ công bố để tránh lan truyền thông tin sai lệch.

Sau đó, ban biên tập Minh Huệ đã đăng bài viết “Xác nhận” để khẳng định những số liệu đó là do Sư phụ công bố. Tuy nhiên, một số học viên lại thắc mắc tại sao Sư phụ không đăng Kinh văn mới về số người chết vì COVID ở Trung Quốc và liệu Ban biên tập Minh Huệ có dẫn đầu trong việc lan truyền những tin đồn thất thiệt hay không. Một số học viên khác bị sốc và khó tiếp nhận những số liệu này bởi họ không quan sát thấy có nhiều người chết quanh mình.

Hiện tượng này khiến tôi nhận ra rằng, thứ nhất, Cửu Bình về Đảng Cộng sản đã được công bố từ hơn 10 năm trước. Qua đó, mọi người biết được Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) là tà ác, nhưng lại không thực sự biết rõ chế độ này tàn ác đến mức độ nào. Nếu họ vẫn nhận định ĐCSTQ cuộc hạn trong những trải nghiệm cá nhân thì sẽ rất khó tin vào những gì nằm ngoài phạm vi hiểu biết của họ, và họ có thể có loại phản ứng này. Thứ hai, một số người chỉ thấy mới tin, coi khoa học là cơ sở đáng tin cậy nhất, và cách nghĩ đó có thể dẫn đến ngộ nhận.

Một số người nghĩ nếu số người chết bởi COVID lên đến 400 triệu trong mấy năm qua, thì trong mỗi vài người mà họ biết phải có ít nhất một người tử vong. Tuy nhiên, tỷ lệ trung bình là không khoa học, số liệu trung bình của một hoặc một vài trường hợp không đại diện cho tất cả những trường hợp khác. Thực ra, ôn dịch xảy đến là do nghiệp lực và quả báo của con người. Nếu gia đình này mọi người đều thiện lương và minh bạch chân tướng, thì ngay cả có đến mười người, gồm cả già, trẻ, nam, nữ cũng không ai bị tử vong. Còn gia đình kia, nếu các thành viên đều tham gia vào nạn cưỡng bức thu hoạch nội tạng sống, thì có thể là cả nhà họ sẽ mất mạng. Nói cách khác, tỷ lệ tử vong của gia đình đầu tiên là bằng 0 và của gia đình thứ hai gần như là 100%, trong khi tỷ lệ tử vong trung bình chỉ nằm trong khoảng từ 0 đến 1.

Nếu chỉ biết đến gia đình thứ nhất, chúng ta có thể cho rằng mọi thứ vẫn ổn và hoài nghi về số người chết cao. Do vậy, chúng ta không thể dựa vào kinh nghiệm cá nhân hoặc tỷ lệ trung bình “khoa học” để nhận định bức tranh tổng thể, bởi chúng ta chỉ đang nhìn thấy một cái cây chứ không phải là cả một khu rừng.

Ngoài ra, người ta không thấy hết được nghiệp lực cũng như hoàn cảnh cụ thể của người khác. Chẳng hạn, trong thời gian bị phong tỏa, chúng ta ít tiếp xúc với người khác và có thể không biết được họ đã trải qua những gì. Ngay cả khi có vài người chết, chúng ta cũng không lập tức biết được thông tin vì nhiều lý do. Vậy nên, những gì chúng ta biết đến xung quanh có thể không kịp thời hoặc không chính xác.

“Thần ôn dịch” biết cần nhắm vào ai và họ không làm hại một người vô tội nào. Thần ôn dịch cũng không chạy theo cái gọi là bằng chứng “khoa học” để nhắm vào một nhóm người cụ thể. Họ chỉ trừng phạt những người đã từng làm những điều xấu. Chỉ có ĐCSTQ là nhắm vào người dân theo chỉ tiêu, như việc dán nhãn 5% người dân là Cánh hữu và đàn áp họ.

Hầu hết người dân Trung Quốc tiếp nhận thông tin từ những phương tiện truyền thông nhà nước và internet (trong đó có những kênh truyền thông xã hội đã bị kiểm duyệt chặt chẽ). Phần lớn những thông tin đó đều ủng hộ ĐCSTQ. Chúng ta có thể có xu hướng cho rằng việc Trung Quốc giàu lên là nhờ đọc những thông tin bị kiểm duyệt—cho đến khi bi kịch ập đến cửa nhà chúng ta. Ví dụ, chính quyền tuyên truyền rằng mọi thứ đều ổn cho đến khi chúng ta biết được một thảm họa lớn đã hủy diệt một nửa dân số tại khu vực chúng ta sinh sống. Khi đó, chắc chắn chúng ta sẽ thắc mắc rằng mọi người đi đâu cả rồi và bắt đầu hoài nghi về bức tranh huy hoàng được tô vẽ bởi chiến dịch tuyên truyền đó.

ĐCSTQ rất giỏi trong việc che đậy thảm họa và thao túng con số. Một nguồn tin đáng tin cậy cho thấy ít nhất 45 triệu người dân Trung Quốc đã thiệt mạng trong Nạn đói lớn (1959-1961), chiếm 7 – 8% trên tổng số 600 triệu dân số thời đó. Nhưng nhiều người dân sống tại thành thị hồi đó lại không hề hay biết hoặc không nhận thấy số người chết cao. Trong mọi chiến dịch chính trị, ĐCSTQ luôn nhắm vào một nhóm người và xúi giục những người còn lại tấn công nhóm người đó. Khiến cho hầu hết mọi người sẽ cảm thấy an toàn vì họ thuộc về “đa số” và không buồn kiểm tra xem chuyện gì đã xảy ra với “bọn phản cách mạng” hoặc các nhóm mục tiêu khác. Song, có một thực tế đau lòng là nhóm “an toàn” thường trở thành mục tiêu trong chiến dịch chính trị tiếp theo.

Theo cửu bình, năm 1951, Mao Trạch Đông đã chỉ thị rằng: “những phần tử phản cách mạng cứng đầu chỉ được chiếm dưới 1% dân số ở tất cả các vùng, tức là khoảng 0,1% dân số sẽ phải bị xử tử để đào thải những phần tử phản cách mạng xấu xa nhất.“ Theo chỉ tiêu này, 600.000 người Trung Quốc đã phải mất mạng. Không chỉ có Mao, mà Đào Chú, lãnh đạo cao cấp thứ tư trong ĐCSTQ, cũng ra lệnh cải cách ruộng đất “Làng làng đổ máu, nhà nhà đấu tranh.” Điều này có nghĩa là, những địa chủ ở mỗi thôn làng đều phải chết.

Sau nhiều thập kỷ nắm quyền, ĐCSTQ là một cỗ máy được tra dầu chuyên bịa đặt những lời dối trá, xảo biện và tuyên truyền dối trá trên phạm vi toàn cầu. Tất cả những gì nó quan tâm là nắm giữ quyền lực, chứ không phải hạnh phúc của người dân. Vì vậy, tìm đâu ra sự thật trong các thông báo chính thức hoặc phương tiện truyền thông nhà nước. Nhiều người đã quen với việc tin vào những thông tin đã bị kiểm duyệt, chứ không phải sự thật. Vậy nên, không khó để lý giải việc một số học viên sốc trước số người chết cao mà Sư phụ công bố.

Bất kỳ ai dám thách thức các chính sách tàn bạo hoặc những số liệu “chính thống” của ĐCSTQ đều có thể phải đối mặt với việc bị trả thù nghiêm trọng. Đây là điều đã xảy ra đối với cuộc bức hại Pháp Luân Công, sự bùng phát của đại dịch và số người chết vì COVID gần đây ở Trung Quốc. Nhưng Thần đang nhìn, chúng ta cần phải thanh tỉnh.

Trên đây chỉ là chút suy ngẫm của bản thân để các đồng tu tham khảo.

Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2023/1/18/455339.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/1/19/206241.html

Đăng ngày 03-02-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share