Bài viết của Tiêu Bằng

[MINH HUỆ 28-01-2023] Các ca lây nhiễm COVID vẫn đang bùng phát ở Trung Quốc khiến nhiều người tử vong. Cư dân mạng nói người dân còn bận đi dự đám tang hơn cả đón Tết Cổ truyền (ngày 22/1). Tuy nhiên, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) vẫn đang lừa mị dân chúng khi che đậy số ca nhiễm và tử vong thực tế.

Ngày 15 tháng 1, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc (CDC, thuộc Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc) tuyên bố rằng từ ngày 8 tháng 12 năm 2022 đến ngày 12 tháng 1 năm 2023, số ca tử vong do COVID tại các bệnh viện là 59.938 người. Con số thấp đến phi lý này lập tức dấy lên sự phẫn nộ trong công chúng. Vài ngày sau, CDC cho biết từ ngày 13 đến ngày 19 tháng 1 có thêm 12.658 ca tử vong do COVID. Tổng số ca tử vong là 72.596 trong 43 ngày, cơ quan này tuyên bố đỉnh dịch của đợt COVID mới nhất đã qua.

Số đảng viên ĐCSTQ tử vong tăng cao

Một lượng lớn bằng chứng rất nhanh được đưa ra để bác bỏ số liệu của CDC. Ngày 22 tháng 1, ông Trình, một người Hoa có quốc tịch Mỹ có nguồn tin nội bộ của Trung Cộng, tiết lộ với Thời báo The Epoch Times: “Một người bạn của tôi làm việc tại Ủy ban Y tế Quốc gia phụ trách theo dõi quy mô dân số và tỷ lệ sinh đẻ cho biết 10% đảng viên ĐCSTQ đã chết vì COVID. Họ có mô hình giám sát dân số, chứng tỏ lãnh đạo cao tầng trung ương Đảng đều biết rồi.” Ông Trình còn tiết lộ rằng, một quan chức của Cục Quản lý Xuất Nhập cảnh nói Bắc Kinh có ít nhất 200.000 thi thể vẫn chưa được hỏa táng. Vấn đề là, có thật là chỉ có 10% đảng viên chết vì dịch không?

ĐCSTQ sinh ra đã có gen dối trá, nghĩa là ngay cả thông tin nội bộ cũng có thể hoàn toàn không đáng tin cậy. Số liệu và thông tin mà mô hình giám sát dân số đó dựa vào nhất định có chỗ sai lớn, nhưng từ số liệu nội bộ của họ, mọi người cũng có thể thấy họ đang tuyên truyền và che giấu điều gì trong nội bộ.

Theo Ban Tổ chức Trung ương ĐCSTQ, tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2021, tổng số đảng viên là 96,71 triệu. Nếu lấy con số này làm cơ sở, thì 10% đảng viên đã là 9,67 triệu, như vậy đã gấp 133 lần con số 72.596 chết vì dịch do CDC công bố. Cần lưu ý rằng nhiều người không phải là đảng viên ĐCSTQ cũng đã tử vong vì COVID.

Theo cách giải thích của Trung Cộng, vi-rút Omicron chủ yếu tấn công vào người già. Số đảng viên về hưu của Trung Cộng là 19,42 triệu, như vậy là gần 50% đảng viên về hưu nằm trong số này. Trên thực tế, nhiều đảng viên tại chức của ĐCSTQ cũng đã chết trong đại dịch. Do thiếu số liệu nên chúng tôi không thể đưa ra ước tính chính xác về tỷ lệ tử vong do COVID.

Chúng ta lại xem xét một số số liệu công khai khác. Ngày 28 tháng 12 năm 2022, Tân Hoa Xã đưa tin Ban Tổ chức Trung ương đã chi khoản kinh phí 336,6 triệu nhân dân tệ để “thăm hỏi” các đảng viên có cuộc sống khó khăn, đảng viên lâu năm và cán bộ lão thành nhân dịp Tết Dương lịch và Tết Cổ truyền 2023. Bản tin còn cho biết chi tiết các gia đình được đến thăm có đảng viên đã vào Đảng từ trước năm 1949 và các gia đình có người thân hy sinh khi làm nhiệm vụ. Điều đáng chú ý là những cán bộ vào Đảng từ trước năm 1949 nay đều đã 90 tuổi và là những người bị ảnh hưởng nặng nề bởi COVID, trong khi những người “chết khi thi hành công vụ” là chết vì COVID.

Lại phân tích số liệu của mấy năm trước. Kinh phí thăm hỏi năm 2019 là 111 triệu nhân dân tệ, năm 2020 là 227 triệu nhân dân tệ (tăng 204,5%). Chúng tôi chưa tra ra được số liệu năm 2021. Đến năm 2022, con số này là đã lên 220 triệu nhân dân tệ, về cơ bản là bằng với năm 2020. Nhưng đến năm 2023 lại tăng lên 336,6 triệu nhân dân tệ (tăng 153% so với năm 2020). Mặc dù lý do tăng kinh phí thăm hỏi không phải đều là để thăm viếng các gia đình có đảng viên qua đời, nhưng mức tăng vọt từ năm 2019-2020 (khi COVID lần đầu tiên bùng phát), rồi đến năm 2022-2023 (cơn sóng thần COVID càn quét) là tương ứng với hai đợt dịch này.

Một lần nữa, chúng tôi không có dữ liệu đầy đủ nên không thể đưa ra ước tính chính xác, nhưng những bằng chứng trực tiếp và gián tiếp khiến chúng ta không khỏi nghi ngờ về số ca tử vong do COVID được báo cáo chính thức.

Khi sự thật bị chôn vùi

Ngày 15 tháng 1, Đại sư Lý Hồng Chí, nhà sáng lập Pháp Luân Công, cho biết ĐCSTQ đã che đậy sự thật, và rằng hơn 400 triệu người ở Trung Quốc đã tử vong trong đại dịch ba năm qua. Hầu hết mọi người đều bị sốc trước con số này và một số nghi ngờ về số người đã chết.

Tuy nhiên, nhìn lại lịch sử, chúng ta đã chứng kiến nhiều bài học tương tự. Trong Thế chiến Thứ hai, khi nhà ngoại giao Ba Lan Jan Karski nói với các quan chức Mỹ, gồm cả Tổng thống Hoa Kỳ Franklin Roosevelt và Thẩm phán Tòa án Tối cao Felix Frankfurter về trải nghiệm thực tế của cá nhân ông trong cuộc diệt chủng Holocaust nhắm vào người Do Thái ở Ba Lan, nhưng họ đều bác bỏ điều ông Karski nói.

Thẩm phán Tòa án Tối cao Felix Frankfurter, cũng là người Do Thái, nói: “Tôi không tin được anh.”

Đại sứ Ba Lan khẳng định: “Ngài Felix, ngài không thể nói thẳng vào mặt người đàn ông này rằng anh ấy đang nói dối. Quyền hành của chính phủ của tôi còn đứng sau anh ấy.”

Thẩm phán Tòa án Tối cao trả lời: “Ngài Đại sứ, tôi không nói chàng trai trẻ này đang nói dối. Tôi nói rằng tôi không sao tin anh ấy được. Hai điều đó là khác nhau.”

Không khó để tìm ra sự thật khi mọi người đủ can đảm đối mặt với áp lực. Walter Duranty, Giám đốc Tòa soạn Thời báo New York Times tại Moscow (1922–1936), được trao giải Pulitzer vào năm 1932 vì có nhiều bài báo tích cực về Liên Xô.

Gareth Jones, một nhà báo trẻ từ Vương quốc Anh, đã sang thăm Liên Xô, khi quay về đã đưa ra một thông cáo báo chí kể chi tiết về tình hình thảm khốc ở đó. Nhưng Duranty đã viết một số bài báo tố cáo Jones và phủ nhận nạn đói. Nhiều năm sau, sự thật mới lộ ra, người ta đã kêu gọi thu hồi giải Pulitzer của Duranty. Tờ New York Times từng gửi các tác phẩm của Duranty để tranh giải vào năm 1932, đến năm 1990, viết rằng các bài báo của Duranty phủ nhận nạn đói đã trở thành “một số trong những bài báo tồi tệ nhất xuất hiện trên thời báo này.”

Nhận ra sự thật khi bi kịch ập đến nhà

Khi ĐCSTQ có công nghệ kiểm duyệt hiện đại và ảnh hưởng mạnh mẽ trên toàn cầu, không mấy ai đủ dũng khí để thách thức chính quyền này. Mặc dù nạn cưỡng bức thu hoạch nội tạng từ các học viên Pháp Luân Công còn sống do ĐCSTQ hậu thuẫn đã bị phanh phui từ năm 2006, nhưng nhiều người ở Trung Quốc vẫn không tin, càng không có hành động nào để ngăn chặn tội ác này. Mãi cho đến tháng 10 năm 2022, một học sinh 15 tuổi học lớp 10 biến mất trên đường từ ký túc xá đến lớp học tại một trường tư thục có cổng, nhiều người mới bắt đầu nghi ngờ về sự tồn tại của nạn cưỡng bức thu hoạch nội tạng.

Một ví dụ nữa là cuộc đàn áp 23 năm qua nhắm vào Pháp Luân Công. Từ khi ĐCSTQ bức hại Pháp Luân Công vào tháng 7 năm 1999, hàng chục triệu học viên đã bị bắt giữ, giam cầm và tra tấn vì giữ vững đức tin của mình. Do ĐCSTQ tuyên truyền kích động thù hận Pháp Luân Công, nhiều công dân Trung Quốc hoàn toàn không quan tâm đến nỗi đau của các học viên. Tuy nhiên, nhiều người đã trực tiếp trải nghiệm sự tàn nhẫn của ĐCSTQ khi đại dịch bùng phát, người dân bị phong tỏa và bị giám sát chặt chẽ thông qua ứng dụng mã y tế (mà nhiều người ví như còng tay điện tử) trên điện thoại của mình. Khi cảnh sát và Big White (nhân viên y tế mặc đồ bảo hộ toàn thân màu trắng) có thể tùy ý xông vào nhà riêng và đưa mọi người đi cách ly thì mọi người bắt đầu nhận ra họ không có quyền cơ bản nào cả.

Điểm mù che lấp sự thật

Một số người dân Trung Quốc nghĩ: “Nếu 400 triệu người chết trong đại dịch thì tôi phải thấy chứ?”. Họ tự hỏi tại sao đường phố vẫn có bao nhiêu người như thể không có gì thay đổi cả?

Dưới đây chúng tôi đưa ra một số khám phá mà mắt và quá trình tư duy có thể đánh lừa chúng ta.

Ảo ảnh thị giác

86bc816bf788db70018b47868c248457.jpg

Ảo giác Müller-Lyer

Trên đây là một ví dụ về ảo giác Müller-Lyer. Ba đoạn thẳng trong hình trên có độ dài bằng nhau, nhưng chúng ta có thể tưởng rằng đoạn thẳng ở giữa có hai mũi tên hướng vào trong dài hơn đoạn thẳng bên trên và đoạn thẳng bên dưới. Có cảm giác chiều dài của đoạn ở giữa dài hơn tới 20% so với chiều dài thực tế.

765c53d94eb3c4c32be82087fdfbea6f.jpg

Ảo giác Ebbinghaus

Ví dụ khác về ảo giác Ebbinghaus. Mặc dù hai hình tròn màu cam ở hình trên có cùng kích thước nhưng hình bên trái trông nhỏ hơn hình bên phải.

Ngoài ra còn có nhiều loại ảo giác thị giác khác, như ảo giác Munker-White, ảo giác Hering, ảo giác lưới Hermann và ảo giác bàn tay cao su. Độc giả quan tâm có thể tra cứu các loại ảo giác này trên internet. Điểm mấu chốt là, nếu bạn đang đứng trên một con phố ở Bắc Kinh, bạn không thể biết Trung Quốc có 1,4 tỷ người hay 700 triệu người.

Con số Dunbar – quy tắc 150

Vào đầu năm 1990, nhà nhân chủng học người Anh Robin Dunbar dựa vào cấu trúc của não bộ đã đưa ra đề xuất một người chỉ có thể tương tác với 150 người, “vượt quá con số này, thành viên của bất kỳ nhóm xã hội nào cũng sẽ mất khả năng hoạt động hiệu quả trong các mối quan hệ xã hội”. Trong số 150 người này, thường có 5 người bạn thân, 15 người bạn tốt (trong đó có 5 người thân thiết), 50 người bạn (trong đó có khoảng 20 người bạn tốt) và 150 người quen (bao gồm tất cả).

Hiện tượng này thường thấy trong danh sách liên lạc của mọi người, danh sách bạn bè trên Facebook, số người nhận thiệp Giáng sinh, đơn vị quân đội, cờ bạc trực tuyến, sỹ số lớp học, và quy mô cộng đồng cư trú. Khi mọi người trong vòng tròn khép kín của chúng ta không có thay đổi lớn thì chúng ta thường không nhận ra những thay đổi bên ngoài vòng tròn đó.

Đương nhiên, quy tắc 150 là mô hình trong xã hội tự do. Ở Trung Cộng, mọi người có thể có những vòng tròn nhỏ hơn (ít hơn 150 người quen) khiến bạn hình thành nên quan niệm về môi trường xung quanh và toàn bộ xã hội, đặc biệt khi bị chi phối bởi công nghệ kiểm duyệt tối tân và tuyên truyền của các kênh truyền thông do chính phủ kiểm soát, cũng như các thành phần thân ĐCSTQ (còn được gọi là Đảng viên 50 xu được trả tiền để ca ngợi ĐCSTQ trên các nền tảng truyền thông xã hội).

Thiên kiến về kẻ sống sót

Thiên kiến về kẻ sống sót là vấn đề lỗi về logic khi tập trung vào những thực thể đã vượt qua quá trình chọn lọc nhưng lại bỏ qua những thực thể thất bại trong quá trình đó. Ví dụ, nếu dữ liệu về kết quả hoạt động tài chính được thu thập bằng cách loại bỏ các công ty đã thất bại hiện không còn tồn tại, thì kết quả trung bình sẽ cao hơn. Tương tự, khi điều tra lý do xảy ra tai nạn xe hơi, chúng ta sẽ chỉ có thể thu được thông tin không đầy đủ khi phỏng vấn những người sống sót, vì những người đã chết không thể cung cấp bất kỳ thông tin chi tiết nào về vụ tai nạn.

Tương tự như vậy, nếu không có ai hoặc rất ít người trong vòng trong khép kín của một người đã chết vì COVID, thì người ta có thể không cảm nhận được những gia đình bên ngoài vòng tròn của họ đã mất đi người thân vì COVID.

Ông Triệu Lan Kiện, cựu chuyên gia truyền thông, từng là mục tiêu của ĐCSTQ vì tìm kiếm sự thật về một phụ nữ bị bán làm nô lệ tình dục và bị xiềng xích cả ngày, gần đây đã bình luận về đại dịch trên Twitter: “Sau đại dịch này, tôi nghĩ dân số Trung Quốc sẽ chỉ còn dưới một tỷ, thậm chí thấp hơn. Bạn có thể tìm thấy bằng chứng ở những ngôi nhà trống không, những nơi bị bỏ hoang, những vùng đất cằn cỗi ở các thị trấn và làng xã.”

Với công nghệ kiểm duyệt tiên tiến, toàn diện và sự tàn bạo của ĐCSTQ, rất ít người dám mạo hiểm mạng sống để tìm kiếm sự thật để rồi chịu đựng phải hội chứng Stockholm (con người dần dần hình thành cảm xúc tích cực đối với những kẻ bắt giữ hoặc lạm dụng mình sau một thời gian), chọn cách im lặng hoặc thậm chí đứng về phía ĐCSTQ để nói dối như cuội để vượt qua những trải nghiệm đau thương.

Những bằng chứng khác

Dù sao sự thật vẫn là sự thật, bằng chứng sớm hay muộn cũng sẽ lộ ra. Ông Dịch Phú Hiền, nhà nghiên cứu tại Đại học Wisconsin ở Madison, cho rằng không thể tin vào số liệu thống kê dân số do Trung Quốc công bố. Dữ liệu bị rò rỉ từ chính phủ Trung Quốc đã xác nhận phân tích của ông. Tháng 8 năm 2022, tờ Washington Post dẫn lời của ông trong một bài báo có tiêu đề “Nhân khẩu học của Trung Quốc sụt giảm, chứ không phải quyền bá chủ” như sau, “Điều đó có nghĩa là dân số thực của Trung Quốc không phải là 1,41 tỷ người (con số chính thức), thậm chí có thể nhỏ hơn con số ước tính của tôi là 1,28 tỷ.”

Có thể đưa ra một suy luận nữa khi nhìn vào thông tin rò rỉ từ cảnh sát ở Thượng Hải. Cuối tháng 6 năm 2022, một hacker mang tên “ChinaDan”, đăng trên diễn đàn tin tặc Breach Forum để mời chào mọi người mua thông tin bảo mật của 970 triệu người dân Trung Quốc, bao gồm tên, địa chỉ, nơi sinh, số chứng minh nhân dân, số điện thoại di động, v.v. Dữ liệu rò rỉ này (970 triệu người) được cho là số người trưởng thành ở Trung Quốc.

Có thể tìm thêm bằng chứng nữa ở ngành công nghiệp hỏa táng. Dù cho nhiều lĩnh vực ngành nghề đã tàn lụi trong đại dịch, nhưng lĩnh vực xét nghiệm khuếch đại axit nucleic (giải trình tự gen, gồm cả xét nghiệm PCR) vẫn luôn có nhu cầu cao cho đến khi dỡ bỏ chính sách Zero-COVID. Dịch vụ tang lễ và hỏa táng sau đó đã trở thành ngành nóng tiếp theo. Các lò hỏa táng trên khắp Trung Quốc đã quá tải trong vài tháng qua. Thực tế, điều tương tự cũng xảy ra trong dịch SARS năm 2003. Ngày 3 tháng 4 năm 2021, trang Tencent.com đưa tin “Dịch vụ tang lễ đã lọt vào ‘top 10 ngành có lợi nhuận hàng đầu ở Trung Quốc’ trong vài năm kể từ năm 2003.” Trên thực tế, năm 2003 là thời điểm dịch SARS gây tử vong cho nhiều người dân Trung Quốc.

Theo dữ liệu công khai, năm 2015 chỉ có 2.706 doanh nghiệp dịch vụ tang lễ và hỏa táng. Con số này tăng đã đều đặn trong những năm tiếp theo, năm 2019 là 7.789 công ty, năm 2020 là 10.123 công ty và năm 2021 là 13.879 công ty. Mức tăng mạnh mẽ như vậy tương ứng với số lượng lớn ca tử vong do COVID trong đại dịch.

Trời giáng tai họa, đường ở phương nào?

Trong dịch bệnh, đảng viên ĐCSTQ, những người ủng hộ,tiếp tay cho Trung Cộng liên tiếp tử vong. Những hiện tượng bất thường thường xảy ra trước hay cùng lúc với các thảm họa lớn do con người hay thiên tai gây ra. Vào tháng 6 năm 2022, một đám mây bảy màu xuất hiện trước khi xảy ra trận động đất lớn ở tỉnh Tứ Xuyên. Tháng 12 năm 2022, một thiên thạch rơi xuống tỉnh Chiết Giang, và dịp Tết Cổ truyền vừa qua đã xảy ra sự kiện bốn hành tinh thẳng hàng. Ngoài ra, cư dân ở Tứ Xuyên và Tân Cương còn nhìn thấy Mặt Trời xanh lục vào ngày 26 tháng 1, trong khi trước đó một hôm, ở thành phố Thiết Lĩnh, tỉnh Liêu Ninh xuất hiện hiện tượng ba mặt trời.

Người hiểu văn hóa truyền thống Trung Hoa đều biết “Thiên nhân hợp nhất”, thiện ác nhân quả. Những hiện tượng bất thường này đều là để cảnh tỉnh nhân loại sắp gặp đại tai đại nạn, mà người tu luyện lại càng biết rõ. Người nào vẫn bám chặt lấy Trung Cộng, đi theo Trung Cộng, chưa vứt bỏ Trung Cộng, thì sẽ trở thành mục tiêu nơi đầu sóng ngọn gió bị Trời phạt. Đại dịch đang diễn ra gần đây ở Trung Quốc khiến số ca nhiễm bệnh và tử vong tăng cao.

Trời liên tiếp giáng tai họa, đường ở phương nào?

Tháng 3 năm 2020, Đại sư Lý Hồng Chí, nhà sáng lập Pháp Luân Công, viết:

“…Ôn dịch “virus Trung Cộng” hiện nay (viêm phổi Vũ Hán) như thế này là có mục đích, là có mục tiêu nhắm vào. Nó đến để đào thải phần tử của tà đảng, và những ai cùng đứng với tà đảng Trung Cộng.” (“Lý Tính”)

“Hãy tránh xa tà đảng Trung Cộng, không đứng cùng phe với tà đảng, vì đằng sau nó là ma quỷ màu đỏ, hành vi bề mặt là lưu manh, hơn nữa là không việc ác nào không làm. Thần sắp bắt đầu trừ sạch nó, hễ đứng cùng đội với nó thì đều bị đào thải. Không tin thì hãy mở to mắt đợi xem.” (“Lý Tính”)

Tuy vậy, nhiều người không coi trọng sự cảnh tỉnh quan trọng này, cũng không coi trọng con đường mà Đại sư Lý Hồng Chí đã chỉ ra:

“Người kia phải là thật lòng chân tâm hướng Thần sám hối, bản thân mình chỗ nào không tốt, mong mỏi được cho cơ hội sửa lỗi, [thì] đó mới là biện pháp, đó mới là linh đan diệu dược chứ.” (“Lý Tính”)

Ngày 20 tháng 1 năm 2023, Đại sư Lý Hồng Chí lại viết trong bài “Vì sao có nhân loại” để công bố với toàn thế giới về nguồn gốc của nhân loại và nhiều thiên cơ khác, trong đó có khải thị:

“Bởi vì thân thể người có thể trong khổ mà tiêu tội nghiệp, đồng thời trong [hoàn cảnh] không có chính lý, [mà] có thể kiên trì giữ được chính lý mà Thần bảo, cũng có thể bảo trì thiện lương thì sẽ đạt được đề cao của sinh mệnh. Mạt hậu tới rồi, cổng trời nơi Tam giới đã mở rồi, Sáng Thế Chủ đã đang lựa chọn loại người này [để] cứu độ.”

Hy vọng sẽ có nhiều người hơn nữa đọc được bài Kinh văn ”Vì sao có nhân loại“ này, một lời kêu gọi của Thần để mang lại cơ hội cho mình. Cơ hội gặp được thật vô cùng khó, xin đừng dễ dàng bỏ lỡ.

Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2023/1/28/456181.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/1/30/207119.html

Đăng ngày 09-02-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share