Bài viết của một đệ tử Pháp Luân Đại Pháp tại Trung Quốc đại lục

[MINH HUỆ 14-01-2023] Trong một thời gian dài, nhận thức của tôi về việc hình thành chỉnh thể chỉ giới hạn ở việc các đồng tu làm thế nào để kết nối, trao đổi, phối hợp, viên dung tốt với nhau trong một hạng mục nào đó, hoặc trong phương diện giải cứu đồng tu, hay mọi người cùng nhau làm một việc nào đó trong phạm vi khu vực nhất định.

Gần đây, trong khi giao lưu với đồng tu, tôi ngộ được rằng việc hình thành chỉnh thể không chỉ thể hiện trong những phối hợp cụ thể khi làm các việc mà còn thể hiện trong việc tiêu trừ hết thảy những gián cách giữa các đồng tu.

Trong khi tiếp xúc và phối hợp với nhau, các đồng tu không ngừng tu khứ các chủng quan niệm, thành kiến, nhân tâm từng hình thành về nhau, tu bỏ các chấp trước như chấp vào chấp trước của người khác, dùng quan niệm của bản thân đánh giá đối phương, coi thường người khác, chứng thực bản thân, sa đà vào việc tranh luận mãi một sự việc nào đó, bị phía tu chưa tốt của đối phương dẫn động, cảm thấy bản thân giỏi giang hơn người, cho đến tình đồng tu, văn hóa đảng và hết thảy những biểu hiện và nhân tố không phù hợp với Đại Pháp. Không ngừng tu khứ bất kỳ nhân tố bất thuần của bản thân, hoàn toàn đứng trên cơ điểm trợ Sư chính Pháp, cứu độ chúng sinh và chứng thực Pháp, mọi người đều thành tâm thành ý nhắc nhở lẫn nhau, trợ giúp lẫn nhau, bổ sung cho nhau, dựa trên Pháp mà viên dung chỉnh thể, cộng đồng tinh tấn, cùng nhau hoàn thành sứ mệnh.

Mỗi lạp tử Đại Pháp chúng ta từ trong Pháp mà tự chính lại hết thảy những nhân tố bất chính, đồng thời tiêu trừ các nhân tố gián cách giữa từng lạp tử Đại Pháp, thuần tịnh tự thân trong khi thuần tịnh lẫn nhau, mỗi cá thể thuần tịnh rồi thì chỉnh thể tự nhiên sẽ thuần tịnh. Chỉnh thể hình thành như vậy mới là kiên chắc không thể phá. Mọi người cùng nhau dùng chính niệm và Pháp lực, từ bi và trí huệ để làm các việc, đó mới thực sự phù hợp với đặc tính Chân-Thiện-Nhẫn của vũ trụ, mới là thuần tịnh nhất, hơn nữa vô luận mọi người có cùng làm một việc hay không thì khi chúng ta đồng tâm, trường năng lượng của chúng ta đều là tương dung tương thông, từng phạm vi của đệ tử Đại Pháp tại các tầng thiên thể vũ vụ cho đến không gian đều dung hợp với nhau, tạo nên năng lượng cự đại, uy lực to lớn, vô hạn, bất cứ lúc nào đều phát huy tác dụng của chỉnh thể.

Mọi người đều có thể dùng từ bi và chính niệm trong khi làm việc cứu người và chứng thực Đại Pháp. Vậy giữa đồng tu chúng ta thì sao? Chúng ta cũng nên dùng từ bi, khoan dung, dùng chính niệm mà đối đãi nhau.

Một hôm, tôi lại xuất hiện xung đột với một đồng tu lớn tuổi, tôi vô cùng chán nản rằng mình lại không giữ vững tâm tính, đến khi nào mới có thể chân chính tu xuất được tâm từ bi đây. Buổi tối khi học Pháp, một câu Pháp của Sư phụ đã điểm ngộ cho tôi.

Sư phụ giảng:

“‘Từ bi’ chân chính là không có ‘tư tâm’ nào trong đó hết, đối với ai, đối với chúng sinh đều dùng chính niệm xét vấn đề, đều là từ ái.” (Thế nào là đệ tử Đại Pháp – Giảng Pháp tại các nơi XI)

Khi tôi đứng tại cơ điểm cá nhân của bản thân mà suy nghĩ về đồng tu, thì thấy tất cả hành động của mình đều ẩn giấu tư tâm. Tuy rằng biểu hiện ra là vì để tốt cho đối phương, vì để phối hợp làm việc tốt hơn, nhưng có trộn lẫn ý niệm cá nhân vào trong đó, đều không thể hoàn toàn vì đối phương, không thể thuần tịnh, vô tư vô ngã được.

Ngày hôm sau, tôi bắt đầu dùng chính niệm trong Pháp để đối đãi với đồng tu lớn tuổi thay vì dùng quan niệm, nhân tâm, nhân tình, phương thức và kết cấu tư duy của con người như trước. Tôi thực sự thể hội được rằng khi tâm từ ái với người khác phát ra tự nội tâm, thì chính mình cảm nhận rõ cảm giác tự tại và dễ chịu khi hòa tan trong Pháp .

Bất kể hình thế và hoàn cảnh tốt hay xấu, trọng trách nặng hay nhẹ, sự việc đơn giản hay phức tạp, là đại hòa thượng hay tiểu hòa thượng trong một hạng mục nào đó, đều cần minh bạch rằng bản thân là đệ tử Đại Pháp, cần cẩn thận tỉ mỉ tu luyện bản thân đồng thời hướng nội tìm, cải biến bản thân từ bản chất, hiểu được ý nghĩa nhân sinh mà Sư phụ dạy chúng ta, gánh vác trách nhiệm và hoàn thành sứ mệnh lịch sử của chúng ta.

Trên đây là một chút thể hội tu luyện gần đây của tôi, tầng thứ hữu hạn, có chỗ nào chưa phù hợp với Pháp, thỉnh đồng tu từ bi chỉ chính.

Ghi chú của Ban Biên tập: Bài viết này thể hiện nhận thức cá nhân của tác giả ở trạng thái tu luyện hiện tại, xin chia sẻ cùng quý đồng tu để chúng ta “Tỉ học tỉ tu” (“Hồng Ngâm”).

Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2023/1/14/454694.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/1/28/207097.html

Đăng ngày 01-02-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share