Bài viết của đệ tử Pháp Luân Đại Pháp ở Nhật Bản
[MINH HUỆ 08-10-2022] Tôi là đệ tử Đại Pháp sinh ra ở Việt Nam, hiện tại sinh sống và làm việc tại Nhật. Trước khi đắc Pháp, cuộc sống du học sinh của tôi ở Nhật hầu như khép kín, rất ít giao lưu với người khác, chỉ là xoay quanh việc đi học, đi làm, đọc truyện online, xem phim, lên Facebook. Sống ở Nhật chưa tới một năm, tôi có ý định quay về nước, nhưng vận mệnh đã khiến tôi gặp được người chồng hiện tại của mình.
Vào tháng 7 năm 2019, khi con tôi được năm tháng tuổi, tôi vô tình nhìn thấy một video các đệ tử Đại Pháp đang luyện năm bài công pháp trên Facebook, vẻ đẹp và sự uyển chuyển thư thái của mỗi bài công pháp đã thu hút tôi, tôi đã liên hệ với đệ tử Đại Pháp để hướng dẫn tôi học, tôi nhanh chóng nghe hết chín bài giảng Pháp của Sư phụ.
Mặc dù trong quá trình nghe có một số can nhiễu, nhưng đồng tu lâu năm dặn dò tôi cứ tiếp tục nghe, can nhiễu đó sẽ rất nhanh qua thôi, vậy là tôi đã bước vào tu luyện Đại Pháp. Tôi đã dùng điện thoại để thông đọc kinh văn Giảng Pháp các nơi của Sư phụ, điều này giúp mọi vấn đề sức khỏe của tôi đều biến mất.
Qua một đoạn thời gian, do tu luyện không vững chắc, gặp phải khó khăn và mâu thuẫn liền quên bản thân là người tu luyện, tâm tính rớt xuống, căn bản là hơn sáu tháng không học Pháp luyện công.
Tuy nhiên, Sư phụ từ bi vĩ đại đã ban cho tôi một cơ hội tu luyện mới. Lần này tôi rất trân quý, tôi đọc “Chuyển Pháp Luân” và kinh sách mỗi ngày, đồng thời cũng có đồng tu nhiệt tình giúp đỡ, đôi khi tôi lên Minh Huệ Net đọc bài chia sẻ của đồng tu, dần dần dung nhập vào chỉnh thể đệ tử Đại Pháp, cũng minh bạch được ý nghĩa trọng đại và tính trọng yếu của tu luyện. Nhưng do ngộ tính của tôi kém, nhờ Sư phụ điểm hóa hết lần này đến lần khác, tôi mới dần dần ngộ ra.
Sau đây tôi chia sẻ một số trải nghiệm tu luyện của mình.
1. Tu bỏ tâm tật đố
Tôi vừa chăm con nhỏ, vừa phải làm việc bán thời gian trong một siêu thị, nhưng kết thúc học kỳ, cháu phải chuyển sang trường mẫu giáo khác. Vì trường tôi đăng ký không có chỗ nên cháu phải nghỉ một thời gian để chờ chỗ mới, hoặc nộp hồ sơ vào trường khác xa nhà.
Nhà bố mẹ chồng tôi có rất nhiều vấn đề cần dùng tiền. Mỗi lần mẹ chồng gọi điện thoại nói phải gửi tiền về để làm cái này, làm cái kia, trong tâm tôi rất không thoải mái, đủ mọi tư tưởng nổi lên như chỉ trích, oán hận, tật đố. Lúc đó thu nhập cả nhà tôi rất thấp, hầu như không có dư, điều này khiến tôi rất lo lắng, cũng rất khó xử, cũng cố gắng tìm mọi cách để thay đổi hiện trạng. Sau này nghĩ lại, tôi nhận ra rằng tình huống này là để tôi tu bỏ chấp trước vào lợi ích cá nhân, nhưng lúc đó tôi không ngộ tới.
Tôi và chồng cùng tu luyện. Nhưng do chồng làm công việc toàn thời gian, nên anh ấy không thể bảo đảm việc học Pháp, luyện công. Nhưng tôi cảm thấy anh ấy mượn cớ biện hộ cho tâm an dật, nên tôi phân chia việc nhà với anh. Nếu tôi đang làm việc nhà, anh ấy không thể ngồi chơi, nếu không tâm tôi sẽ không thoải mái, và làm bất cứ việc gì giống như giận cá chém thớt vậy. Mỗi khi tôi dậy sớm luyện công, anh ấy vẫn đang ngủ, trong tâm tôi không phục, khi đó tôi nghĩ: “Nếu anh không học Pháp luyện công, anh còn tính là người tu luyện không.” Tôi khuyên anh ấy học Pháp nhiều, xem kinh văn nhiều, nhưng anh ấy vẫn không xem, khi rảnh rỗi thường cầm điện thoại lên Facebook. Trong tâm tôi rất bất bình, trong tâm coi anh ấy như người thường, nhưng lại không thể dùng thiện tâm đối xử với anh ấy, dần dần anh ấy không tu luyện nữa.
Tôi nghĩ, mình phải làm công việc toàn thời gian giống như anh ấy, đồng thời vẫn duy trì tu luyện, nếu mình có thể làm được, vậy chứng minh anh ấy chỉ biện hộ cho chấp trước của anh ấy mà thôi. Tôi cố gắng hết sức chứng thực bản thân, hiển thị bản thân, cứ vậy mà lục đục tranh đấu, mỗi khi gặp phải chuyện không như ý thì cảm thấy oán hận và căm phẫn bất bình.
Sau khi tôi tìm được công việc toàn thời gian, vẫn học Pháp luyện công mỗi ngày. Tôi yêu cầu chồng tu luyện trở lại, anh ấy từ chối nói: Tôi phải làm công việc và cương vị giống anh ấy, mới có thể lý giải được anh ấy. Lúc này, một đoạn Pháp của Sư phụ hiển hiện trong đầu tôi:
“Kỳ thực làm sao mà như nhau được? Công tác thực thi là khác nhau, mức độ chức vụ trách nhiệm cũng khác nhau.” (Bài giảng thứ bảy, Chuyển Pháp Luân)
Tôi bỗng minh bạch: Hóa ra là mình tật đố với anh ấy.
Rất nhiều lần tôi chia sẻ với anh ấy, khuyên anh ấy quay lại tu luyện, anh ấy đều không nghe tôi, vì vậy tôi nghĩ, vì sao anh ấy cố chấp đến vậy? Vì sao coi thường người khác đến vậy? Kệ thôi! Không nói nữa! Về sau học Pháp đến một đoạn trong “Tâm lý hiển thị”, tôi ngộ rằng: Khi mình khuyên anh ấy quay lại tu luyện, tâm tật đố của mình vẫn chưa buông xuống, mang theo tâm hiển thị bản thân biết rất nhiều mà nói, còn muốn nói cho anh ấy biết Pháp của Sư phụ giảng trong kinh văn. Tâm tật đố khiến ý kiến của tôi không thể khởi bất kỳ tác dụng gì.
Khi tham gia phát tờ rơi cho người dân, tôi cũng tật đố với người khác. Nhìn thấy đồng tu khác có thể phát nhiều, và có rất nhiều người qua đường, nhưng tôi không thể phát một tờ rơi nào. Đứng đó phát tờ rơi, nhưng tư tưởng luôn nghĩ lung tung, bình phẩm người này, bình phẩm người kia. Đôi khi nhìn thấy cô gái trẻ đẹp đi qua, tôi nghĩ, vóc dáng cô ấy tốt nhỉ, ăn mặc đẹp, thân hình lý tưởng. Nhìn lại bản thân, vóc dáng thấp bé giống như học sinh, đi đâu ai cũng nói tôi giống học sinh cấp hai. Trong tâm tôi khó chịu: Mang theo một trường không gian bất hảo như vậy, làm sao có thể khởi được hiệu quả cứu người chứ.
Sau khi học thuộc lòng Pháp lý liên quan đến tâm tật đố, tôi càng nhận thấy tật đố cũng biểu hiện ở mọi phương diện như: Lợi ích cá nhân, công việc, chức vụ, trạng thái cuộc sống, tướng mạo, tâm tật đố ở bất kỳ phương diện nào cũng cần chú ý tu bỏ nó đi. Vì tranh đấu và tật đố, muốn hiển thị bản thân, khi nhận ra bản thân không bằng người khác, thì sẽ sinh ra oán hận và bất bình; khi cảm thấy bản thân giỏi hơn những người khác, thì sinh ra tâm tự mãn, tâm coi thường người khác, khiến không thể tu xuất thiện tâm.
2. Vì sao tôi không thể đề cao tâm tính
Thu nhập cả nhà đều do tôi quản, tất cả chuyện quan trọng cuối cùng là do tôi quyết định, hoặc bản thân tôi làm thì mới yên tâm. Khi học Pháp, mỗi lần tôi sắp đọc đến phần nghi tâm mà Sư phụ giảng, tôi có một cảm giác không muốn đọc. Mẹ tôi cũng đã học “Chuyển Pháp Luân” gần một năm, bà học Pháp của Sư phụ mỗi ngày, nhưng vẫn thường nhắn tin cho tôi rằng: Liệu điều giảng trong sách có thật không? Làm thế nào có chuyện ấy nhỉ?! Bà nói rằng mình không tin vào chuyện tu luyện. Đôi khi bà gửi tin nhắn như vậy cho tôi, tôi trả lời: Mẹ không tin Pháp của Sư phụ là không được đâu, mỗi chữ Pháp của Sư phụ là tuyệt đối chính xác, mẹ nhất định phải tin mới được! Tôi luôn nghĩ rằng có vấn đề gì đó với mẹ mình, nhưng tôi không bao giờ nghĩ rằng liệu bản thân mình có vấn đề hay không. Đây không phải là nghi tâm sao?
Vài tháng trước, tôi thay đổi công việc, vừa mới bắt đầu công việc mới, tôi cũng gặp rất nhiều vấn đề khiến tôi muốn nghỉ việc, ấy là tăng ca rất nhiều, người ở đó không tốt, việc gì cũng yêu cầu tôi làm, công việc đó chiếm dụng rất nhiều thời gian của tôi, khiến tôi không có thời gian học Pháp luyện công. Tôi cảm thấy khó khăn trùng trùng, một lần nữa lại muốn thay đổi hiện trạng. Lúc đó, tôi rất mệt mỏi và không biết phải làm sao. Nhưng vì tôi học Pháp nhiều, nên đã nhẫn nại làm đến nay hơn ba tháng. Nếu là trước khi đắc Pháp, tôi nhất định sẽ thực hiện tất cả các thay đổi cùng một lúc trong vòng một tuần, vì lúc đó trong đầu tôi không có hai chữ “kiên trì”. Tôi chia sẻ vấn đề này với nhóm học Pháp của mình, một đồng tu đã chỉ ra cho tôi một đoạn Pháp.
Sư phụ giảng:
“Đối mặt với vấn đề đang làm khốn khó mọi người một thời gian dài này, không phải là biết khó liền tiến tới, [mà] là biết khó liền thoái rồi, liền không muốn làm nữa.” (Giảng Pháp tại Pháp hội quốc tế New York năm 2009)
Lúc đó trong tâm tôi rất sốc. Đây chẳng phải nói tôi sao? Gặp khó khăn liền muốn thay đổi, muốn từ bỏ. Mỗi tối tan ca về nhà, ngồi xuống học Pháp, khi học Pháp, niệm đầu nghỉ việc đã bị diệt mất. Đại Pháp đã ban cho tôi sức mạnh kiên trì trong khó khăn.
Tôi nhận ra nơi làm việc là môi trường để tôi tu tâm tính, những chuyện tôi gặp là tấm gương phản ánh ra những tâm tôi cần tu bỏ, khi người khác đối với tôi thế nào, tôi cũng nên nhìn lại bản thân mình, tôi không kìm được mà bật khóc. Vì thời gian dài mang theo nghi tâm học Pháp của Sư phụ, khiến tôi không ngộ được Pháp lý mới, không thể đề cao lên.
Một lần nọ, con trai tôi thực sự thích ăn bánh quy, tôi đã không cho cháu ăn. Tôi nói: “Vì sao cứ nhất định muốn bánh quy đó, con không thể ăn chút gì khác sao?” Sau khi nói xong, tôi cảm thấy dường như là nói mình vậy, nhưng tôi vẫn không ngộ, Sư phụ lại từ bi điểm hóa tôi. Trong mơ, tôi nhìn thấy Pháp thân Sư phụ nhận Trư Bát Giới làm đệ tử, Pháp thân Sư phụ nói đại ý là: “Đây là vấn đề nghiêm túc, không thể dùng vật giả.” Tỉnh dậy, tôi nghĩ rằng Sư phụ muốn tôi dùng hoa tươi để thay hoa giả trong phòng. Sau khi tôi nói với chồng, anh ấy nói: “Anh cảm thấy ý nghĩa đó là giả tu.” Tôi nghe xong thì lặng người. Tôi tự hỏi liệu mình có thực sự tu luyện? Vì sao là giả tu? Sau đó tôi kể với đồng tu về giấc mơ, nói xong thì tôi ngộ ra rằng, tu luyện của tôi rất giống Trư Bát Giới, tham ăn, thích thoải mái tự tại, chấp trước sắc dục, cũng chính là chấp trước vào cảm thụ của bản thân, thường không muốn tiếp tục đi Tây Thiên thỉnh kinh nữa!
Mặc dù Sư phụ điểm hóa tôi rất nhiều, nhưng tôi không hướng nội tìm bản thân cần tu bỏ những phương diện nào, trường kỳ không thể đề cao, mà chỉ tập trung bảo hộ lợi ích cá nhân của mình, muốn sống một cuộc sống hạnh phúc của người thường. Muốn nghe những lời dễ nghe, muốn được người khác thiện đãi, vì vậy tôi luôn lấy tâm thái phòng thủ để tương tác với người khác, tránh phát sinh xung đột với người khác, như vậy tôi sẽ không bị tổn hại gì. Đặc biệt là không tin tưởng bất cứ ai. Khi đọc rất nhiều bài chia sẻ của đồng tu, tôi mới biết đây là chấp trước vào “giả ngã”.
Nhận ra vấn đề này thực sự rất nghiêm trọng, cần nghiêm túc tu bỏ, nhưng tôi vẫn không biết tu bỏ như thế nào, tôi nghĩ, vì sao mình không tu luyện Pháp Luân Đại Pháp trước khi kết hôn nhỉ? Nếu như vậy, có thể dễ tu bỏ tâm sắc dục hơn. Dường như hoàn cảnh hiện tại là chướng ngại tu bỏ vấn đề này.
Thông qua học Pháp, tôi ngộ rằng, chính tại hoàn cảnh phức tạp như vậy mới là tôi. Điều tôi cần tu bỏ là “nhân tâm”, chứ không phải người chồng của tôi. Điều nhất định phải buông bỏ trong tu luyện chính là “nhân tâm”, nhân tâm không buông xuống, cho dù ở bất kỳ hoàn cảnh nào, đều không thể cải biến căn bản.
Mang thái độ như thế nào khi học Pháp là đặc biệt quan trọng, tâm không tĩnh mà học Pháp thì không được. Tôi ngộ rằng, người tu luyện không thể giống như người thường. Không luyện công không phải là vấn đề nhỏ, nếu phát chính niệm không đủ, một số chuyện xác thực sẽ phát sinh trong không gian này.
Khi tôi gặp vấn đề không thể giải quyết, tôi sẽ dừng mọi việc để chuyên tâm học Pháp. Học Pháp khiến tôi cảm thấy mình đang ở trong trường năng lượng từ bi và tường hòa của Sư phụ, sau đó mọi chuyện đều có thể được giải quyết, đây là con đường mà Sư phụ an bài cho tôi. Mỗi lần tôi nhận ra mình cần tu bỏ tâm gì, hoàn cảnh cũng sẽ hoàn toàn thay đổi. Hiện tại chồng tôi đã tu luyện trở lại, tham gia học Pháp nhóm và tham gia làm ba việc.
Cuối cùng, đệ tử cảm ân Sư phụ từ bi cứu độ. Con nhất định tiếp tục kiên trì dùng Đại Pháp quy chính bản thân, trân quý thời gian mà Sư phụ kéo dài vì chúng sinh, cố gắng nói chân tướng Pháp Luân Đại Pháp với nhiều người hơn.
(Bài chia sẻ trình bày tại Pháp hội Nhật Bản 2022)
Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.
Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2022/10/8/【日本法會】珍惜法輪大法的修煉機緣(譯文)-450534.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/10/16/204335.html
Đăng ngày 03-11-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.