Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ ở tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc
[MINH HUỆ 10-06-2022] Ngày 31 tháng 7 năm 2021, bà Lưu Ngọc Nga (50 tuổi) ở thành phố Hoài Hóa, tỉnh Hồ Nam đã bị bắt tại quê nhà vì nói với người dân về Pháp Luân Công, một pháp môn tu luyện đã bị chính quyền cộng sản Trung Quốc bức hại từ năm 1999. Bà bị đưa vào Trung tâm Chăm sóc Người cao tuổi Chúng Hân Nhất và trải qua 3,5 tháng bị tra tấn tàn bạo, ngoài ra bà còn phải nộp 18.000 Nhân dân tệ tiền sinh hoạt phí cho khoảng thời gian bị giam giữ ở trong trung tâm này.
Bà Lưu bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công vào tháng 1 năm 2006 và đã nhanh chóng khỏi bệnh xoang, suy nhược thần kinh. Nhận thấy bản thân được thụ ích to lớn từ pháp môn này, bà Lưu mong muốn chia sẻ nó với mọi người. Thế nhưng việc làm thiện ý này của bà lại khiến bà nhiều lần bị chính quyền bắt bớ, giam giữ và còn bị cầm tù tù 4 năm. Bà cũng buộc phải ly dị chồng.
Trung tâm Chăm sóc Người cao tuổi Chúng Hân Nhất ở thành phố Hoài Hóa, tỉnh Hồ Nam
Dưới đây là lời kể của bà Lưu về lần bị bức hại gần đây nhất.
Kiểm tra sức khỏe
Ngày 31 tháng 7 năm 2021, sau khi bắt giữ tôi, hai cảnh sát đã đưa tôi từ Đồn Công an Hồ Thiên đến Trung tâm Chăm sóc Người cao tuổi Chúng Hân Nhất. Hộ lý trưởng Dương Hương Xuân và một hộ lý khác đã đẩy tôi vào thang máy và đưa đến khoa tâm thần trên tầng ba. Họ lột sạch quần áo của tôi và ra lệnh cho tôi mặc chiếc áo choàng bệnh nhân, sau đó họ đưa tôi đi xét nghiệm virus corona. Vì tôi không hợp tác với Dương nên cô ta đã tát tôi nhiều lần.
Tiếp đó, họ đưa tôi về lại tầng một để chụp CT. Tôi từ chối hợp tác và ngồi trên bàn xét nghiệm. Vì không thể chụp CT cho tôi nên họ đã đưa tôi quay lại tầng ba.
Lúc đó đã đến giờ ăn tối nhưng tôi từ chối ăn. Tôi ngồi ở hành lang và nói với những người đi ngang qua về cuộc bức hại Pháp Luân Công.
Sau bữa tối, tôi bị nhốt trong một căn phòng rộng khoảng 5-6 mét vuông. Căn phòng chỉ có một chiếc giường sắt và tường bao quanh căn phòng này là những thanh kim loại. Tôi nghe nói những căn phòng dạng này là dùng để nhốt người từ chối hợp tác hoặc không dùng thuốc.
Tôi cũng từ chối hợp tác khi một hộ lý cố lấy máu tôi vào sáng hôm sau. Một nam hộ lý trẻ tên Dương Dương và y tá trưởng đã liên tục tát vào mặt tôi, khiến mặt và hai mắt tôi nhanh chóng sưng vù lên. Sau đó, mỗi khi lấy máu của tôi thì họ lại bố trí nhiều người ghì tôi xuống.
Tôi hỏi vài nam hộ lý rằng tại sao tôi bị lấy máu và kiểm tra sức khỏe. Họ nói rằng họ làm vậy là để biết cần kê loại thuốc nào cho tôi. Tôi nói rằng tôi hoàn toàn khoẻ mạnh và không cần dùng thuốc.
Tôi thấy sợ bởi hai lý do: Tại sao trung tâm chăm sóc người cao tuổi này lại nhận người khoẻ mạnh? Và tại sao người khoẻ mạnh lại bị ép phải kiểm tra sức khoẻ và dùng thuốc?
Ngày 15 tháng 11 năm 2021, vào lúc tôi chuẩn bị được thả, người y tá trưởng ấy lại lấy máu của tôi. Cô ta nó rằng nguời tôi bẩn và giẫm lên người tôi khi lấy máu của tôi.
Bị bức thực và tấn công tình dục
Trong những ngày bị nhốt trong căn phòng nhỏ đó, tôi đã tuyệt thực để phản đối bức hại và các y tá đã nhét một cái ống vào dạ dày của tôi thông qua đường mũi, sau đó bức thực tôi bằng nước, thức ăn và thuốc.
Tranh minh hoạ tra tấn: Bức thực
Vài ngày trước khi được thả, tôi lại bị bức thực khi đang tuyệt thực. Họ đưa cơm vào mũi tôi thông qua ống dẫn thức ăn. Ngoài việc bức thực, họ còn làm nhục tôi bằng cách cởi cúc áo của tôi và nhéo hai núm vú. Họ cũng tụt quần tôi xuống và nhổ lông mu của tôi. Trong ba tháng ở đó, tôi không khóc vì tra tấn mà khóc vì bị làm nhục.
Ngày hôm sau, nam hộ lý họ Dương lại đến bức thực tôi một lần nữa. Anh ta nói: “Tôi nghe nói cô không còn lông ở vùng kín, vậy thì tôi sẽ nhổ trụi tóc của cô”. Khi bức thực tôi, anh ta đã tát vào mặt tôi. Cả anh ta và y tá trưởng đã giật tóc tôi và đập đầu tôi vào chiếc giường kim loại. Tôi bị rụng rất nhiều tóc và chúng rơi vãi đầy trên giường và sàn nhà. Họ còn úp một bát cơm đầy lên mặt tôi. Thậm chí sau này khi đã trở về nhà, tôi vẫn bị rụng tóc.
Bị cưỡng chế truyền dịch
Sau ngày bị bức thực lần đầu tiên, tôi đã bị truyền dịch. Các y tá trói tôi lại để tôi không thể cử động. Tôi bị truyền dịch từ 9 giờ sáng đến 7 giờ tối, mỗi lần khoảng hai hay ba chai nước thuốc.
Tôi lại bị truyền dịch ở lần tuyệt thực thứ hai sau khi bị bức thực bằng thuốc gần 20 ngày. Tôi bắt đầu ăn trở lại sau khi một bác sỹ hứa sẽ không bức thực tôi bằng thuốc nữa.
Vào ngày được thả, tôi bị truyền dịch lần thứ ba. Các bác sỹ nói đó là dịch glucose, nhưng trước khi họ kịp truyền dịch thì gia đình tôi đến và đón tôi về.
Khi các bác sỹ chuẩn bị truyền dịch, một người trong số họ không thể tìm thấy mạch của tôi. Dù hộ lý trưởng Dương không phải là y tá nhưng cô ta lại đến đâm kim vào người tôi rồi nói: “Đâm như vậy thật vui”.
Bị cưỡng chế dùng thuốc thần kinh và bị châm kim
Tôi từng bị bệnh về xoang, viêm dạ dày và mất ngủ. Dù đã nhập viện điều trị và dùng cả thuốc ngủ nhưng vẫn không khỏi. Tôi không thể ăn những món chua, ngọt, cay hay lạnh vì tôi bị đau dạ dày. Bác sỹ nói rằng phẫu thuật không thể chữa được bệnh viêm xoang của tôi và thuốc cũng không thể giúp tôi được. Thế nhưng, tất cả bệnh tật của tôi đều khỏi sau khi tôi tu luyện Pháp Luân Công.
Dù ở trong trong viện trưỡng lão tôi không đau ốm gì, nhưng lại bị trói trong tư thế “đại bàng sải cánh” và bị bức thực bằng thuốc. Mỗi lần bức thực đều có 5-6 sáu người giữ chặt đầu, tay và chân tôi. Họ bóp mũi tôi và cạy miệng tôi bằng một cái thìa kim loại. Miệng tôi thường xuyên chảy đầy máu, và nếu máu bắn vào người họ, họ sẽ đánh đập và chửi bới tôi.
Có vài lần, để ngăn tôi cử động, Dương nằm đè lên tôi. Cô ta nặng khoảng 100 kg và gần như khiến tôi ngạt thở.
Một lần, khi y tá trưởng không thể bức thực tôi bằng thuốc, cô ta đã chỉ đạo các y tá khác bức thực tôi ba lần một ngày bằng chính loại thuốc đó. Họ không cởi trói cho tôi và không cho tôi sử dụng nhà vệ sinh. Họ cấm những người khác thay quần cho tôi khi tôi làm bẩn quần. Sau đó, họ không bức thực tôi ba lần một ngày nữa vì họ không đủ nhân lực.
Khi bị bức thực lần đầu tiên, tôi nghe một y tá hỏi bác sỹ rằng họ có nên bức thực tôi bằng thuốc không và bác sỹ đồng ý. Tôi không thể kháng cự vì đang bị trói. Vào lúc đó, họ cũng dùng kim đâm khắp người tôi, kể cả chân và bụng. Một y tá còn không ngừng đâm kim vào chân tôi.
Một tháng sau, nam hộ lý Dương đưa tôi đi kiểm tra sức khoẻ. Tôi nói rằng tôi rất khoẻ nhưng anh ta đã lôi tôi ra ngoài và nói với những y tá và hộ lý khác rằng tôi từ chối hợp tác. Sau đó các bác sỹ đến và tát vào mặt tôi.
Tôi thường xuyên bị bức thực bằng viên thuốc màu trắng to bằng ngón tay cái. Nhiều người trong viện dưỡng lão cũng uống loại thuốc này. Y tá trưởng muốn bức thực tôi bằng thuốc này ba lần một ngày nhưng họ chỉ bức thực được một lần một ngày do thiếu nhân lực. Đợt bức thực này kéo dài gần 20 ngày.
Vì bị bức thực mà lưỡi và răng của tôi đều bị thương, tôi không thể ăn được thức ăn cay nữa.
Có lần, tôi từ chối tiêm vắc-xin và bị lôi ra ngoài. Một người đàn ông làm nhiệm vụ tiếp đón bệnh nhân đã vặn hai tay tôi ra sau lưng và thúc cùi chỏ vào người tôi.
Bị nhốt trong buồng giam nhỏ
Các y tá và hộ lý muốn đo cân nặng của tôi. Khi tôi từ chối hợp tác, họ giật tóc, tát tôi và đặt chân tôi lên bàn cân. Tuy nhiên cuối cùng họ vẫn không đạt được mục đích.
Có lần, một nữ bác sỹ và y tá đã nhốt tôi vào một căn phòng nhỏ khi tôi từ chối đo cân nặng. Tôi bị trói trên giường suốt ba ngày. Họ cũng bắt tôi nhìn các nam bệnh nhân khoả thân trong các căn phòng khác. Khi tôi từ chối nhìn, hộ lý Dương đã dịch chuyển giường của tôi và tôi đã gõ vào chiếc giường kim loại để phản kháng dù hai tay đang bị còng. Hộ lý Dương rất tức giận và cởi cúc áo của tôi rồi véo đầu vú của tôi. Họ đã nhiều lần doạ lột hết quần áo của tôi và đưa tôi vào căn phòng có những nam bệnh nhân đang khoả thân kia.
Tái hiện tra tấn: Trói vào giường
Điều kiện sinh hoạt rất tồi tệ
Trung tâm chăm sóc người cao tuổi này rất bẩn. Rau được chế biến mà không có dầu ăn và đồ ăn thì gây buồn nôn.
Có lần hộ lý Dương bảo tôi rửa bát và nói rằng giám đốc trung tâm sẽ cho tôi về nhà sau sáu tháng nếu tôi giúp họ rửa bát và quét dọn trung tâm. Nếu tôi từ chối, họ sẽ giam tôi trong hai năm. Tôi không hợp tác với họ.
Một nơi rất tà ác
Tôi cũng chứng kiến những bệnh nhân khác bị ngược đãi ở trong trung tâm chăm sóc người cao tuổi này.
Một người phụ nữ tên Ngô Bản Ngọc. Cô ấy ngoài 40 tuổi và không thể tự chăm sóc bản thân. Cô ấy đã ở trong trung tâm này hơn bốn tháng sau khi bị mẹ bỏ ở đó. Khi tôi vừa đến trung tâm, Ngô đã chào tôi và nói rằng cô ấy bị ép dùng thuốc ba lần một ngày. Cô ấy nói rằng ở nhà cô ấy không uống thuốc gì. Sau một thời gian ở trung tâm, cô bắt đầu đi tiểu ra quần khiến quần và giường bị bẩn. Cuối cùng, cô ấy đã qua đời sau một ngày trở về nhà, và mẹ của cô ấy đã yêu cầu trung tâm giải thích lý do.
Một phụ nữ khác tên Phan Phượng Anh, bà ấy đã gần 60 tuổi, cũng nói với tôi rằng bà bị ép uống thuốc ba lần một ngày và phải đi kiểm tra sức khoẻ. Bà ấy sợ uống thuốc nhưng không dám từ chối vì sợ bị bức thực. Có lần, bà không nuốt thuốc xuống nhưng y tá trưởng phát hiện và đánh đập bà. Thuốc khiến cho bà chán ăn và bà chỉ ước có thể sống sót ra khỏi đây.
Một cô gái trẻ tên Phương Phương. Khi mới đến trung tâm cô ấy vẫn có thể chào hỏi mọi người. Nhưng chỉ sau khi bị ép dùng thuốc một thời gian, cô ấy đã không thể nói chuyện và cũng bị tiểu tiện mất kiểm soát ra quần và giường.
Hầu hết mọi người tôi biết đầu rất ổn khi họ vừa đến trung tâm, nhưng sau khi ở đó một thời gian và bị ép dùng thuốc, họ đều xuất hiện các triệu chứng tâm thần.
Có lần, tôi nhìn thấy một số người lạ. Tôi nghe nói rằng họ không có bệnh gì cả nhưng sống ở đó để trung tâm đạt chỉ tiêu số lượng “bệnh nhân” theo yêu cầu để được nhận tài trợ từ chính phủ.
Còn có một người đàn ông ngoài 60 tuổi. Tôi nghe nói vé tàu lửa và thẻ căn cước của ông ấy đã bị mất cắp nên ông ấy đã bị cảnh sát đưa đến trung tâm. Vì cả ông lẫn trung tâm đều không thể liên lạc với gia đình nên ông không thể ra ngoài. Ông từng mơ thấy người nhà đang cuống cuồng tìm mình và thậm chí còn dán thông tin ông bị mất tích ở trên đường.
Cũng có những “bệnh nhân” khác là người vô gia cư, lao động nhập cư hoặc người bình thường say rượu và những người đến đồn công an để hỏi đường. Tôi thấy lạ là tại sao cảnh sát lại đưa họ đến trung tâm này, vì đó không phải là trại tạm giam hoặc trung tâm bảo trợ xã hội. Bởi những “bệnh nhân” này hoàn toàn cách biệt với thế giới bên ngoài nên gia đình không thể tìm thấy họ và họ không cũng thể liên lạc với gia đình.
Có một bệnh nhân ngoài 50 tuổi. Anh trai của ông ấy đã tìm thấy ông ấy, nhưng vì không thể trả nổi 16.000 Nhân dân tiện “chi phí y tế”, nên trung tâm không để ông ấy đi.
Một điều khiến tôi khó hiểu nữa là, với hệ thống nhận dạng khuôn mặt rộng khắp ở Trung Quốc, thì vì lẽ gì mà cảnh sát lại không thể dễ dàng phát hiện những người vô gia cư đó là ai và liên lạc với gia đình của họ, thay vì đưa họ vào trung tâm. Trung tâm nhận những người này chỉ vì tiền hay sao?
Sau khi tôi bị bắt, gia đình và bạn bè đã tìm kiếm tôi ở các trạm tạm giam địa phương và đồn công an, nhưng không thấy. Sau đó, một người nào đó đã gửi thư cho họ và nói cho họ biết tung tích của tôi.
Người thân của tôi biết rằng tôi bị gán số “7-31”, đây là ngày mà tôi bị đưa vào trung tâm, và họ nói với trung tâm rằng họ đang tìm tôi. Thông tin mà họ biết đã khiến trung tâm này kinh ngạc.
Khi tôi được thả nhờ vào sự kiên quyết mạnh mẽ của gia đình, trung tâm đã tính cho tôi 18.000 Nhân dân tệ tiền thức ăn và chi phí y tế. Vào cái ngày tôi được thả, họ cũng nhốt tôi vào một căn phòng nhỏ và nói rằng phí ở trong phòng này là 200 Nhân dân tệ một ngày và phí trói tôi lại mỗi lần là 50 Nhân dân tệ.
Lúc thả tôi, họ cũng đưa cho tôi hai hồ sơ nhập viện. Bộ đầu tiên là từ ngày 31 tháng 7 đến 30 tháng 8 năm 2021, trong đó họ mô tả tôi là một bệnh nhân tâm thần phân liệt “lang thang trên đường với hành vi bất thường và nói những điều vô nghĩa hơn một năm”. Mặc dù thực tế là tôi đang khoẻ mạnh, nhưng lại bị kê đơn thuốc “chống rối loạn thần kinh” Solian.
Hồ sơ nhập viện lần đầu tiên từ ngày 31 tháng 7 đến 30 tháng 8 năm 2021 (chỉ có bản tiếng Trung)
Hồ sơ nhập viện lần hai từ ngày 1 tháng 9 đến 15 tháng 11 năm 2021, họ chẩn đoán tôi bị “rối loạn tâm thần hoang tưởng”. Lần này lý do tôi bị nhận vào là “tâm trạng bộc phát lên xuống thất thường trong một năm; kích động, ồn ào, hành vi kỳ quặc tái diễn trong ba ngày”. Hồ sơ ghi nhận tôi bị đưa vào bệnh viện vào ngày 24 tháng 1 năm 2021, dù thực tế tôi bị bắt vào đây từ ngày 31 tháng 7 năm 2021.
Hồ sơ nhập viện lần hai từ ngày 1 tháng 9 đến 15 tháng 11 năm 2021 (chỉ có bản tiếng Trung)
Trong cả hai hồ sơ nói trên, tôi đều bị miêu tả là nói điều nhảm nhí khi cố gắng giảng chân tướng Pháp Luân Công với họ. Họ tuyên bố tôi cần được giám sát trong cuộc sống hàng ngày và thiếu tự chủ. Hồ sơ thứ hai còn ghi tôi bị teo não và tiếp tục kê đơn thuốc Solian để tôi điều trị tiếp.
Bài liên quan:
Một người phụ nữ bị tra tấn tàn nhẫn tại trung tâm chăm sóc người cao tuổi ở tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc
Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2022/6/10/444717.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/7/3/202072.html
Đăng ngày 23-09-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.