Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ tại tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc

[MINH HUỆ 12-03-2022] Bà Hạ Ninh (68 tuổi, cư trú tại thành phố Hưng Thành, tỉnh Liêu Ninh) bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp (còn được gọi là Pháp Luân Công) vào ngày 17 tháng 1 năm 1999. Sáu tháng sau, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) phát động một chiến dịch trên phạm vi toàn quốc nhắm vào Pháp Luân Công. Kể từ đó, bà đã nhiều lần bị bắt và tra tấn vì kiên định đức tin của mình.

Bà Hạ đã hai lần bị kết án lao động cưỡng bức với tổng thời gian hơn 5 năm. Bà bị bắt lần gần đây nhất vào tháng 7 năm 2017 và bị kết án 4,5 năm tù vào tháng 1 năm 2018. Bà đã được trả tự do vào ngày 14 tháng 1 năm 2022.

Bất chấp cuộc bức hại tàn bạo, bà Hạ chưa bao giờ dao động đối với đức tin của mình, bà đã trở nên tràn đầy năng lượng, cởi mở và vui vẻ hơn sau khi tu luyện Pháp Luân Công. Bà có niềm tin kiên định vào Chân-Thiện-Nhẫn của Pháp Luân Công, bà tin rằng đó là những giá trị phổ quát mà mọi người nên tuân theo.

Bị bắt vì thỉnh nguyện ở Bắc Kinh

Sau khi ĐCSTQ phát động chiến dịch bức hại Pháp Luân Công vào tháng 7 năm 1999, báo chí, đài phát thanh và đài truyền hình đã tung những tin đồn thất thiệt và kích động thù hận đối với Đại Pháp. Do đó, hàng chục nghìn học viên Pháp Luân Công đã đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện, tìm kiếm công lý cho Pháp Luân Công.

Tháng 10 năm 2000, bà Hạ đã đến Bắc Kinh để lên tiếng cho Pháp Luân Công và Sư phụ Lý (Nhà sáng lập Pháp Luân Công). Bà bị giam ở trong Trại tạm giam Hưng Thành trong 15 ngày. Bà trở lại Bắc Kinh vào ngày 1 tháng 1 năm 2001 và bị bắt tại Quảng trường Thiên An Môn trong ngày hôm đó. Bà bị đưa đến Đồn Công an Đông Cao Địa (Bắc Kinh) và bị giam ở đó trong 7 ngày. Trong thời gian này, bà bị đánh đập và bắt phải đứng ngoài trời đông lạnh giá mà không có áo khoác. Bà cũng bị cưỡng chế phải giẫm lên các sách Pháp Luân Công và nói những lời phỉ báng Sư phụ.

Sự bức hại ở trong Trại Lao động Mã Tam Gia

Tháng 6 năm 2001, bà Hạ đã chia sẻ các video có chứa thông tin về “Vụ tự thiêu ở Quảng trường Thiên An Môn” lừa bịp. Bà bị bắt và giam giữ tại trại tạm giam Hưng Thành trong 8 ngày và sau đó bị đưa đến Trại Lao động Mã Tam Gia khét tiếng để tẩy não.

Trong 3 năm bị giam ở Mã Tam Gia, bà Hạ luôn bị kiểm soát nghiêm ngặt. Bà thường không được phép ngủ hoặc nói chuyện với các tù nhân khác. Bà phải ngồi xổm hoặc đứng trong thời gian dài. Trong một lần, lính canh đã lột áo của bà và bắt bà quỳ xuống với một chiếc ghế đẩu trên đầu. Trên đỉnh chiếc ghế đẩu có một xô nước. Cùng lúc đó, một cộng tác viên (cựu học viên đã từ bỏ đức tin dưới áp lực) đã đọc tuyên bố từ bỏ Pháp Luân Công cho bà và yêu cầu bà ký vào bản tuyên bố, nhưng bà đã từ chối.

Bà Hạ bị biệt giam trong phần lớn thời gian. Trong phòng biệt giam bà thường bị trói vào một chiếc ghế kim loại trong thời gian dài. Bà chỉ được đưa ra khỏi phòng biệt giam khi có dấu hiệu mất ý thức hoặc nguy hiểm đến tính mạng.

Bà được thả vào tháng 7 năm 2004.

Sự bức hại ở trong trại tạm giam Hưng Thành

Ngày 13 tháng 9 năm 2004, bà Hạ bị bắt và bị đưa đến trại tạm giam Hưng Thành, ở nơi đây bà bị còng tay, cùm chân và bị đánh đập trong suốt 4 ngày.

Ngày 11 tháng 3 năm 2008, bà Hạ và một học viên khác đã bị trình báo vì giảng chân tướng Pháp Luân Công. Họ bị bắt và đưa đến trại tạm giam Hưng Thành. Sau đó một số cảnh sát từ Đồn Công an Thành Đông đã đột nhập vào nhà bà. Bà Hạ đã tuyệt thực để phản đối vụ bắt giữ và bị bức thực dã man hai lần tại Bệnh viện 810 Hưng Thành. Mười ngày sau, bà và người học viên kia được thả sau khi Trại Lao động Mã Tam Gia từ chối tiếp nhận vì không đảm bảo điều kiện sức khỏe.

Tra tấn ở trong Trại Lao động Mã Tam Gia

Ngày 13 tháng 5 năm 2008, hai cảnh sát đã đột nhập vào nhà của bà Hạ. Họ đã đập vỡ một khung ảnh treo ảnh của Sư phụ. Khi họ lôi bà Hạ xuống cầu thang, bà đã chống cự và hô lớn: “Pháp Luân Đại Pháp hảo! Các học viên Pháp Luân Công vô tội!”

Ngay sau khi bà Hạ bị đưa đến Đồn Công an Thành Đông, cảnh sát đã cưỡng chế lấy mẫu máu và chụp ảnh bà trước khi chuyển bà đến Trại Lao động Mã Tam Gia. Trên đường đến trại lao động, bà được thông báo rằng bà sẽ bị giam giữ 1 năm [trong khi thời hạn của bà là 2 năm].

Trong trại lao động, bà Hạ bị sốc điện bằng dùi cui điện, đá, đánh và còng tay bất cứ lúc nào khi bà nhẩm Pháp (các bài giảng của Pháp Luân Công), phát chính niệm, hoặc từ chối mặc đồng phục của trại lao động. Dưới đây là tóm tắt về sự bức hại mà bà Hạ đã phải chịu đựng trong thời gian bị giam giữ.

Bức thực và cạy miệng bằng dụng cụ kim loại

Khi bà Hạ bị đưa vào trại lao động, Đội trưởng Đội số 3 Trương Quân và một lính canh đã đưa bà vào nhà kho và lột sạch quần áo của bà. Họ xem hồ sơ của bà và nói rằng bà đã bị kết án 2 năm lao động cưỡng bức.

Họ chửi rủa sỉ nhục bà và còng tay trái của bà vào giường. Sáng hôm sau khi họ báo cáo công việc, họ cởi trói, túm tóc và tát bà. Họ còng tay bà vào một chiếc giường khác và cố gắng cạy miệng bà bằng một dụng cụ kim loại. Khi nỗ lực của họ thất bại, họ đã đánh đập bà một cách tàn bạo.

Sau đợt tra tấn đó, bà Hạ đã không ăn gì nhằm phản đối sự bức hại dã man. Vài ngày sau, hai người đàn ông cạy miệng và bức thực bà. Đồng thời, họ mở cho bà nghe những đoạn băng ghi âm phỉ báng Pháp Luân Công.

2004-11-14-jiling-6--ss.jpg

Dụng cụ cạy miệng bằng kim loại

Bà Hạ tiếp tục tuyệt thực hơn 10 ngày nữa. Bà bị truyền tĩnh mạch với một thứ chất lỏng không xác định.

Bà đã bị đưa tới bệnh viện để kiểm tra sức khỏe, một ngày sau, lính canh trói bà trong tư thế “đại bàng sải cánh” với hai tay, hay chân dang rộng và trói vào bốn góc của khung giường. Sau đó họ cạy miệng bà bằng dụng cụ kim loại và bức thực bà cháo ngô loãng. Sau khi bức thực, lính canh đã cố tình để dụng cụ bằng kim loại trong miệng bà nhiều giờ. Cuối cùng, khi nó được lấy ra, bà Hạ không thể ngậm miệng lại để hai hàm khít vào nhau.

Vào ban đêm, bà Hạ bị bắt đứng và bị trói hai tay vào giường. Cuộc tra tấn kéo dài 13 ngày liên tục.

Trói vào khung giường và kéo căng

Kéo căng cơ thể là một trong những phương pháp tra tấn tàn độc nhất trong trại lao động. Nó thường được sử dụng kết hợp với các phương pháp tra tấn khác. Bà Hạ thường xuyên bị tấn kéo căng trong khi bị giam giữ.

Để buộc bà Hạ ngừng tuyệt thực, một hôm, đội trưởng Trương Quân đã trói kéo căng bà vào khoảng giữa trưa. Ông ta còng hai tay bà vào khung giường phía trên và trói hai chân bà vào khung giường dưới. Bà Hạ bị trói trong tư thế như vậy suốt nửa đêm. Sau đó, bà bị bắt đứng với cả hai tay bị trói chặt vào khung giường trong nửa đêm còn lại.

2013-5-8-cmh-masanjia-03--ss.jpg

Tái hiện tra tấn: Trói và kéo căng người

Cuộc tra tấn tiếp tục vào ngày hôm sau. Bà Hạ cảm thấy tê và đau ở tay và lưng khi được cởi trói. Bà lặng lẽ luyện tập các bài công pháp của Pháp Luân Công để giúp giảm đau khi các lính canh không chú ý.

Khi lính canh trực ca đến vào buổi sáng, anh ta lại trói tay bà và không cho phép bà sử dụng nhà vệ sinh hoặc tắm rửa.

Trong nhiều lần khác, bà Hạ bị bắt đứng suốt cả ngày và sẽ bị mắng chửi nếu bà không đứng thẳng. Bà chỉ được ngủ vào ban đêm nếu lính canh cho phép.

Sốc điện bằng dùi cui điện

Sự bức hại các học viên Pháp Luân Công leo thang trong Thế vận hội 2008, và nhiều nam lính canh đã được điều chuyển đến Trại Lao động Mã Tam Gia để thành lập cái gọi là “Đội Kiểm soát Đặc biệt”. Các học viên được yêu cầu báo cáo số tù nhân của họ và mặc đồng phục tù nhân và phù hiệu tên. Họ phải hát bài hát của trại lao động và đọc nội quy của trại. Họ bị cưỡng bức lao động, nếu không hợp tác, họ sẽ bị còng tay, tra tấn kéo căng và sốc điện.

Bà Hạ khẳng định mình không phải là tội phạm và từ chối lao động cưỡng bức cũng như ăn thức ăn dành cho tù nhân. Do đó, bà thường xuyên bị sốc điện bằng dùi cui điện và bị kéo căng. Một ngày nọ, các nam lính canh đưa bà lên tầng 4 và dùng dùi cui điện chích điện tàn bạo bà vì bà từ chối ăn. Sau đó, họ trói bà vào một chiếc giường bên trong Phòng Kiểm soát Nghiêm ngặt.

Một buổi sáng, lính canh đưa bà Hạ vào Phòng Kiểm soát Nghiêm ngặt và trói tay bà vào giường để kéo căng cơ thể bà trước sự chứng kiến ​​của một nhóm người đến các đơn vị quản lý. Khi được hỏi liệu bà có chịu ăn hay không, bà Hạ khẳng định mình không phải là tội phạm và từ chối ăn. Bà đã bị sốc điện và bị bức thực một cách tàn bạo.

Một buổi sáng khác, lính canh lại đưa bà Hạ đến Phòng Kiểm soát Nghiêm ngặt, nơi có nhiều người đến từ các phòng ban khác nhau. Khi bà Hạ từ chối trả lời mọi câu hỏi, họ bịt mắt bà, kéo căng tay bà và trói lên khung giường rồi trói hai chân bà vào nhau và dùng dùi cui điện sốc điện. Bà được đưa trở lại phòng giam của mình sau 5 giờ chiều.

Khi được hỏi liệu bà có chịu lao động không, bà Hạ kiên quyết nói không. Bà bị trói và kéo căng người ở trong Phòng Kiểm soát Nghiêm ngặt. Lính canh đã sốc điện khắp người bà suốt cả đêm, khiến bà đau đớn tột cùng.

Sự bức hại tàn bạo đã khiến bà Hạ gặp khó khăn khi ngồi vệ sinh suốt một thời gian khá dài.

Bức thực bằng thứ thuốc không rõ nguồn gốc

Y tá Trần Tân khét tiếng với việc đã bức thực các học viên Pháp Luân Công trong trại lao động. Bà ta thường chuẩn bị các loại thuốc không rõ thông tin, nước, nước tỏi đập dập để bức thực. Bà ta hoàn thành việc bức thực chỉ trong vài giây bất kể chất lỏng để bức thực là nóng hay lạnh. Sau khi xong việc bà ta cũng không bao giờ lấy dụng cụ cạy miệng ra. Một loại thuốc mà bà ta dùng để bức thực các học viên có màu đỏ, cay và có vị rất kinh khủng.

Có lần, lính canh trói bà Hạ và một học viên khác vào giường, và Trần Tân liên tục bức thực họ bằng loại thuốc cay đỏ nhiều lần trong suốt buổi sáng. Đồng thời, bà ta còn mở các đoạn băng ghi âm phỉ báng Pháp Luân Công.

Ngay sau khi bà Hạ bị bức thực, bà đã ói mửa làm bẩn quần áo và ga trải giường. Một lần khác, một số lính canh đã bức thực bà bằng nước tỏi đập dập và gần như khiến bà bị nghẹt thở. Sau đó, họ bức thực bà bằng cháo ngô kém chất lượng theo chỉ đạo của Trần Tân.

Lột quần áo trong phòng lính canh nam

Lính canh Trịnh Hiểu Phong thường sốc điện bà Hạ một cách ngẫu hứng. Một lần, bà ta lột toàn bộ quần áo ngoại trừ quần lót của bà Hạ và kéo bà vào phòng của lính canh nam, để bà gần như khỏa thân trước sự chứng kiến ​​của các lính canh nam. Khi bà ta toan làm điều đó một lần nữa, bà Hạ đã bám chặt vào khung giường và phản kháng lại.

Bà Hạ nói: “Bà kéo tôi vào phòng lính canh nam, hơn nữa bà lấy đi quần áo của tôi hai tuần rồi mà vẫn chưa trả lại. Bà có thể giải thích lý do tại sao không?“

Đánh đập và đấm đá

Sự bức hại càng tồi tệ hơn sau khi nhiều lính canh trở lại trại lao động sau Thế vận hội 2008. Một lần, khi bà Hạ ngồi xuống và phát chính niệm trong giờ ngủ trưa, lính canh Uyển Quốc Hữu đã ra lệnh cho bà đứng dậy và dùng một thanh gỗ đánh mạnh vào mạn sườn của bà. Bà đã phản kháng và hô lớn: “Pháp Luân Đại Pháp hảo! Các học viên Pháp Luân Công vô tội!” Sau đó bà bị trói vào giường với tư thế kéo căng trong phòng tra tấn. Đêm hôm đó, bà cảm thấy đau ở mạn sườn và không thể trở mình khi ngủ.

Sáng hôm sau, bà Hạ nhẩm đọc Pháp và bị lính canh Uyển đánh mạnh vào đầu, mũi và môi. Việc đánh đập khiến mặt bà sưng vù và chảy máu miệng. Một lính canh khác sau đó liên tục đá bà ngã xuống sàn.

Một đêm nọ, bà Hạ cùng với các tù nhân khác đi vệ sinh, khi bà quay lại, chăn ga của bà đã không còn. Ngay khi bà vừa nằm xuống giường, lính canh đã kéo bà ra khỏi giường và buộc tóc bà vào bộ tản nhiệt.

Vào một buổi sáng sớm, bà Hạ luyện bài tĩnh công trên giường và đã bị lính canh đánh đập tàn nhẫn. Họ đẩy bà ngã xuống sàn và cưỡng chế bà mặc đồng phục tù nhân. Sau đó, họ đưa bà đến phòng tra tấn và dùng dùi cui sốc điện bà. Bà Hạ đã tuyệt thực để phản đối sự bức hại tàn bạo này.

Một đêm, bà Hạ bị báo cáo vì đã phát chính niệm. Bà bị đưa đến một căn phòng và bị đánh đập trong một giờ đồng hồ. Lính canh cũng thóa mạ bà bằng những lời lẽ thô tục. Họ quấn băng dính quanh miệng bà (để ngăn bà nhẩm đọc Pháp), đẩy bà nằm ngửa trên sàn và giẫm lên chân bà. Sau đó, họ còng tay bà ra sau lưng vào ống sưởi trong một thời gian dài sau khi họ tháo băng dính. Bà Hạ không thể nhớ mình đã bị trói trong bao lâu.

Bà Hạ bị chuyển trở lại Đội 3 vào tháng 10 năm 2009. Ba lính canh (trong đó có đội trưởng Trương Quân) đã nhốt bà vào nhà kho và còng tay bà vào khung giường. Vài ngày sau, một lính canh làm trực ban đã trói bà vào một chiếc giường khác. Lính canh Lưu Bình đe dọa sẽ đánh bà nếu bà ra khỏi giường. Bà Hạ đã nhẩm đọc Pháp khi bà trở về phòng của mình. Bà bị đấm vào miệng, đạp ngã xuống sàn và còng tay vào đường ống sưởi. Các lính canh còn may đồng phục tù nhân vào quần áo của bà.

Bị tra tấn vì không mặc đồng phục

Lính canh đã sử dụng nhiều hình thức tra tấn như sốc điện, còng tay, làm lạnh cóng và hạn chế sử dụng nhà vệ sinh để buộc bà Hạ mặc đồng phục của trại.

Một buổi sáng, bà Hạ cởi bỏ đồng phục trại lao động và nói rằng bà không phạm tội không nên mặc. Vì không mặc lại bộ trang phục đó nên bà đã bị sốc điện liên tục. Bà hô lớn: “Pháp Luân Đại Pháp là tốt. Pháp Luân Đại Pháp là chính Pháp. Các học viên Pháp Luân Công vô tội”.

Lính canh dùng băng dính quấn quanh miệng và mặt bà rồi đưa bà đến phòng tra tấn. Bà bị trói vào giường trong tư thế kéo căng. Bà bị bỏ đói trong bốn ngày và chỉ được cho ăn cháo loãng vào ngày thứ năm. Lính canh bắt bà mặc ba bộ đồng phục tù nhân của trại.

Lúc đó là tháng 12, nhưng các lính canh vẫn mở toang cửa sổ phòng tra tấn đóng băng bà Hạ, Họ không cho bà sử dụng nhà vệ sinh, khiến bà phải đi tiểu tại chỗ và nhiều lần làm ướt quần và giày.

Bà Hạ vẫn kiên quyết không mặc đồng phục của trại. Bà đã phải chịu đủ mọi thủ đoạn tra tấn. Vì bị tra tấn quá tàn bạo, bà Hạ bị thở gấp khi ngủ. Các bộ phận cơ thể của bà bao gồm ngực, xương sườn và cánh tay liên tục bị đau và bà không thể trở mình.

Một đêm nọ, bà Hạ rất yếu và không thể thay quần áo. Vì vậy, bà đã đi ngủ với bộ quần áo ban ngày. Lính canh trực ban đã dùng cán chổi đánh bà khiến mông bà tím đen. Sau đó, họ may đồng phục tù nhân thẳng vào quần áo của bà. Bà Hạ bí mật nhẩm học Pháp và luyện Pháp Luân Công mỗi ngày. Bà sớm phục hồi sức khỏe và có thể cởi bỏ bộ đồng phục tù nhân đã khâu vào quần áo của mình.

Một đêm, vì không mặc đồng phục tù nhân để ngủ, bà Hạ bị đưa đến phòng tra tấn và bị bắt đứng với hai tay bị trói vào giường suốt cả đêm. Khi lính canh lại may đồng phục tù nhân vào quần áo của bà, bà Hạ đã đọc to Pháp lên thành tiếng.

Tháng 7 năm 2009, một Đội Kiểm soát Đặc biệt đã được thành lập để bức hại các học viên Pháp Luân Công. Nhiều lính canh đã được chuyển đến đội mới này. Lính canh mặc đồng phục tù nhân cho mỗi học viên và dùng dùi cui điện sốc điện họ hàng ngày khi họ đến lao động.

Bà Hạ bị trói vào giường và bị bắt đứng trong phòng giam vào ban ngày, ban đêm trở về Đội Kiểm soát Đặc biệt để ngủ. Bà luôn tận dụng mọi cơ hội để vứt bỏ đồng phục tù nhân mỗi khi dọn phòng và đổ rác.

Có lần, lính canh không cho phép bà Hạ ngủ vì sợ bà sẽ cởi bỏ đồng phục tù nhân. Khi bà cởi bỏ đồng phục tù nhân, lính canh đã mở cửa sổ để muỗi và bọ bay vào.

Bà Hạ phát chính niệm vào lúc 12 giờ mỗi ngày. Một ngày nọ, khi bà phát chính niệm vào lúc nửa đêm, lính canh đã đưa bà đến văn phòng và đấm đá khắp người bà một cách tàn nhẫn. Họ cưỡng chế mặc đồng phục tù nhân và trói bà vào ống sưởi.

Một hôm, bà Hạ quấn cơ thể mình bằng áo vải gai và quần dài vì bà không có quần áo để mặc. Các lính canh đã hỏi bà bằng cách nào mà bà có được chiếc quần và thay chúng bằng đồng phục tù nhân. Khi bà Hạ phản kháng, lính canh đánh đập một cách tàn độc.

Sự ngược đãi như vậy lặp đi lặp lại. Bà Hạ không thể nhớ mình đã bị tra tấn trong bao nhiêu ngày.

Mặc dù bà Hạ bị tra tấn rất tàn bạo, nhưng đức tin vào Đại Pháp của bà vẫn kiên định bàn thạch. Bà đọc lớn những đoạn Pháp. Vì sự kiên định của bà trong một thời gian dài, các lính canh cuối cùng không còn bắt bà mặc đồng phục tù nhân trong thời gian thụ án còn lại.

Sự bức hại ở trong Nhà tù Nữ tỉnh Liêu Ninh

Ngày 15 tháng 7 năm 2017, bà Hạ bị bắt tại nhà bởi cảnh sát mặc thường phục của Đồn Công an Ôn Tuyền (thành phố Hưng Thành). Bà đã bị giam ở trong Tại tạm giam Hồ Lô Đảo 9 tháng. Đến tháng 1 năm 2018, Tòa án thành phố Hưng Thành kết án bà 4,5 năm tù và sau đó bà bị đưa đến Nhà tù Nữ Liêu Ninh vào ngày 24 tháng 4 năm đó.

Không được phép mua nhu yếu phẩm

Tù nhân trong Nhà tù Nữ Liêu Ninh thường được phép đến cửa hàng của nhà tù mỗi tháng một lần để mua thực phẩm và nhu yếu phẩm hàng ngày. Nhưng các học viên Pháp Luân Công từ chối từ bỏ đức tin của họ không được phép mua bất cứ thứ gì. Không có giấy vệ sinh, kem đánh răng, bàn chải đánh răng, xà phòng, chất tẩy rửa, và những thứ cần thiết hàng ngày khác, các học viên phải sinh hoạt vô cùng khó khăn. Nhà tù đã ngược đãi các học viên như vậy hòng cố ép họ phải từ bỏ đức tin.

Trong 4 tháng đầu tiên, bà Hạ từ chối từ bỏ Pháp Luân Công hoặc viết bất kỳ tuyên bố nào mà nhà tù yêu cầu, nên bà không được phép mua bất kỳ thứ gì trong khoảng thời gian đó.

Không được phép tắm rửa

Ngày 24 tháng 4 năm 2018, sau khi bà Hạ bị đưa đến Đội 4, Khu 3 của Nhà tù Nữ Liêu Ninh, bà không được phép đánh răng, gội đầu hoặc tắm rửa.

Tù nhân trong phòng giam của bà khinh thường bà vì mùi hôi cơ thể (do không được tắm), vì vậy, họ yêu cầu bà từ bỏ Pháp Luân Công để bà có thể đi tắm. Bà Hạ từ chối từ bỏ đức tin của mình và kiên trì phản đối sự ngược đãi này. Cuối cùng, bắt đầu từ tháng 8 năm 2018, lính canh đã cho phép bà đi tắm.

Đứng trong thời gian dài

Bà Hạ (khi đó 65 tuổi) đã phải đứng bất động bên cửa sổ của xưởng sản xuất cả ngày. Hai tù nhân thay phiên nhau theo dõi bà cho đến 10 giờ tối. Dù là Chủ Nhật hay ngày lễ, bà cũng bị bắt đứng suốt ngày đêm.

25c8f9f44e600edac1bba9addc8ecae8.jpg

Tranh vẽ minh họa phương thức tra tấn: Đứng trong thời gian dài

Giám sát suốt ngày đêm

Một số cá nhân theo dõi giám sát bà Hạ suốt ngày đêm. Những người theo dõi như vậy được gọi là “lực lượng đặc nhiệm” và thường gồm hai tù nhân. Họ theo dõi mọi lời nói và hành vi của mỗi học viên, sau đó báo cáo tất cả mọi điều họ nhìn thấy cho lính canh.

Quản lý nhà tù xem mọi thứ liên quan đến các học viên là ưu tiên hàng đầu. Mỗi cặp tù nhân giám sát theo dõi chặt chẽ một học viên – từ việc họ mặc gì, ăn gì, đi đứng như thế nào, v.v.

Lính canh đã cho phép những tù nhân giám sát này tùy ý ngược đãi các học viên. Người ta có thể nghe thấy rõ tiếng các tù nhân giám sát la hét, chửi bới và mắng nhiếc các học viên. Nếu những ngươi giám sát này không báo cáo mọi thứ về học viên mà bị lính canh phát hiện, họ sẽ bị phạt.

Các tù nhân rất mệt mỏi vì họ phải làm việc từ 7 giờ sáng đến 7 giờ tối và sau đó lại giám sát các học viên. Điều này khiến họ ghét bỏ các học viên.

Đức tin vào Đại Pháp không bị lay chuyển

Một ngày đầu tháng 11 năm 2018, bà Hạ bị phân vào một căn phòng nhỏ và hai tù nhân Hoàng Lan Lan và Lưu Phượng Lâm được chỉ định canh chừng bà. Đến ngày thứ hai, trước khi xuống giường vào buổi sáng, bà Hạ lặng lẽ phát chính niệm theo cách không gây trở ngại cho bất kỳ người nào. Tuy nhiên, các tù nhân đã lôi bà ra khỏi giường và đẩy bà xuống sàn. Bà Hạ hô lên: “Pháp Luân Đại Pháp hảo! Đệ tử Đại Pháp vô tội!”

Một số tù nhân (bao gồm cả trưởng nhóm) kéo đến và lôi bà Hạ lên giường. Họ dùng tay bịt miệng và mũi khiến bà gần như tắt thở. Sau khi vụ việc được báo cáo với lính canh đang làm nhiệm vụ, các học viên khác đã yêu cầu trừng phạt các thủ phạm. Vì vậy, bà Hạ đã được đưa trở lại căn phòng lớn nơi bà ở ban đầu. Một lần nữa, bà lại bị hai tù nhân khác là Vu Đan và Ninh Đan giám sát.

Ngày 14 tháng 11 năm 2019, toàn bộ Khu 3 được sáp nhập vào Nhà tù Nữ Số 2 Liêu Ninh. Sáng 18 tháng 11, bà Hạ đợi tù nhân Ninh Đan ở hành lang để sử dụng nhà vệ sinh. Tù nhân Ninh Đan nói rằng trưởng nhóm không muốn bà Hạ ngồi trên giường vì bà Hạ đã nói điều gì đó khiến Ninh khó chịu. Sau đó, bà bị đẩy vào phòng của trưởng nhóm và bị một nhóm người bạo hành. Họ giữ bà trên mặt đất. Một số bịt miệng bà, trong khi những người khác giẫm lên người bà.

Sáng ngày 20 tháng 11, vì bà Hạ phát chính niệm trên giường, tù nhân Kim Ngọc Quân đã đấm bà và đẩy bà xuống sàn. Sau đó cô ta túm tóc bà Hạ và đập đầu vào tường.

2b4d16eaad13bc61f448342f51aaf241.jpg

Tái hiện tra tấn: Túm tóc và đập đầu vào tường

56c29c86987391f8ed3902a40c79c39f.jpg

Tái hiện tra tấn: Đánh đập tàn bạo

Ngay khi bà Hạ ngồi dậy và phát chính niệm trên giường vào buổi sáng hàng ngày, tù nhân Kim Ngọc Quân sẽ liền lao đến đánh bà. Sau mỗi lần đánh đập, Kim sẽ báo cáo “thành tích của cô ta trong việc ngược đãi bà Hạ” cho Viên Vi (đội trưởng Đội 4) để nhận được lời khen. Cô ta sẽ đánh bà Hạ thậm chí còn nặng hơn vào ngày hôm sau. Sự ngược đãi kéo dài khoảng một tuần.

Trong thời gian này, các tù nhân khác cũng tham gia vào bức hại bà Hạ. Hậu quả là, bà Hạ bị thương khắp người và hai chiếc răng bị lung lay. Bà cảm thấy đau khi thở và không thể ngủ được vì quá đau đớn.

Bắt đầu từ ngày 20 tháng 9 năm 2020, các tù nhân chia ca (mỗi ca hai người) để thay phiên nhau đưa bà Hạ ra hành lang lúc 4:30 mỗi sáng. Họ tát bà vào ngày đầu tiên và lột sạch quần áo chỉ để lại quần áo lót vào ngày thứ hai. Khi bà Hạ hô lên “Pháp Luân Đại Pháp hảo!”, bà đã bị tát dã man bằng dép lê.

Một buổi sáng trong lúc tuần tra, tù nhân Lâm Viên Viên nhìn thấy bà Hạ đang ngồi trên giường. Cô ta ra lệnh cho bà Hạ nằm xuống và gọi một tù nhân khác đến để trợ giúp. Họ đánh đập bà Hạ một cách thô bạo, kéo bà ngã xuống đất, túm tóc đập đầu vào tường.

Việc ngược đãi kéo dài nhiều ngày khiến hai chiếc răng ở hàm dưới của bà bị lung lay.

Tù nhân Phương Lệ Lệ đánh bà Hạ bằng móc quần áo nhựa. Một tù nhân khác không cho phép bà Hạ ngồi bình thường và đẩy bà ngay khi bà Hạ ngồi xuống. Vì bị ngược đãi, bà Hạ đã gặp khó khăn trong việc cầm ca nước. Bà không thể ngẩng đầu lên. Phần lưng dưới của bà vẫn chưa hồi phục hoàn toàn ngay cả khi bà rời khỏi nhà tù vào ngày 14 tháng 1 năm 2022. Sức khỏe của bà chỉ được cải thiện sau một thời gian dài.

Tuy nhiên, cho dù bà Hạ đã phải chịu đựng những khổ nạn hay bức hại tàn nhẫn thế nào, bà vẫn kiên định đức tin của mình vào các nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn.

Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2022/3/12/439954.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/5/5/200195.html

Đăng ngày 14-06-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share