Bài viết của Trần Lệ Trân

[MINH HUỆ 03-07-2022] Mấy năm nay, về phương diện tu luyện cá nhân, tôi đã gặp rất nhiều trở ngại, các ma nạn và nguy hiểm liên tiếp xuất hiện. Thời gian gần đây, thông qua học Pháp, tôi đã tìm lại được một số trạng thái và đạt được đề cao về tâm tính. Mong nhân cơ hội này đàm luận một chút về bài học từ câu chuyện Tôn Ngộ Không thật và giả trong “Tây Du Ký”.

Hầu Vương thật giả là một câu chuyện rất quen thuộc với mọi người, kể về việc bốn thầy trò trên đường thỉnh kinh gặp phải Ngộ Không giả. Ngộ Không giả này có bản sự rất lớn; Ngộ Không thật biết gì, Ngộ Không giả cũng biết; Ngộ Không thật nói gì, Ngộ Không giả cũng nói như thế. Ngộ Không giả lấy giả làm loạn thật, không chỉ cướp giấy thông quan của Đường Tăng, mà còn lợi dụng thân phận của Ngộ Không thật để chiếm lấy thủy liêm động, huyễn hoá ra yêu ma can nhiễu người tu luyện đi Tây Thiên cầu Pháp.

Ngộ Không thật vội lật tẩy nó, nó cứ một mực càn quấy, từ Hoa Quả Sơn đánh tới Lạc Già Sơn của Quan Âm Bồ Tát, từ Lạc Già Sơn đánh tới Âm ty Địa phủ, lại từ Diêm La Điện đánh tới Nam Thiên Môn… Quan Âm Bồ Tát, Địa Tạng Bồ Tát, Ngọc Hoàng Đại Đế. Ai cũng đều không có khả năng chế ngự Hầu Vương giả, cuối cùng tới Phật Tổ Như Lai ra tay, mới thu phục được yêu hầu, và nói ra lai lịch của Ngộ Không Giả – chính là Lục Nhĩ Mi Hầu.

1. Không tu thiện niệm gặp phải nạn này

Trong câu chuyện này, Tôn Ngộ Không không ngộ được cái nạn này là để tống khứ tâm tranh đấu, tâm tùy tiện giết người và tâm xốc nổi không đủ kiên định cầu Đạo. Ngộ Không thật không đợi Phật Tổ Như Lai khuyên can, đã đánh chết Ngộ Không giả, sau đó không lập tức quay về với Đường Tăng, mà lại mặc cả với Như Lai, vẫn còn tâm bỏ gánh.

Những ai đọc kỹ sẽ phát hiện, nhiều câu chuyện quan trọng trong “Tây Du Ký” đều là mỗi chương có ba hồi. Nạn này của Ngộ Không thực ra không đơn giản. “Hồi 56 Điên tiết đuổi giặc cỏ, mê đạo đuổi Ngộ Không” đã làm bước đệm cho câu chuyện Ngộ Không thật giả. Ngộ Không giả sở dĩ có thể tập kích Đường Tăng, lấy cắp hành lý, là vì Ngộ Không thật và Đường Tăng còn có tranh cãi trong vụ giết cường đạo. Tôn Ngộ Không vì bảo vệ Đường Tăng đã giết bọn cướp, hai thầy trò thiếu chút nữa là không nhìn nhau nữa, nguyên văn Đường Tăng nói với Ngộ Không là: tâm hung ác điên cuồng thì không luyện đan được, thần [khí] vô định Đạo khó thành.

Hồi thứ 57, Tôn Ngộ Không tức giận, bay tới Nam Hải tìm Quan Âm Bồ Tát kể khổ. Bồ Tát nói: giặc cỏ bất lương, nhưng rốt cuộc cũng là thân người, chớ nên đánh chết… Theo ta, đánh chết người là ngươi bất nhân, còn là bất thiện nữa.

Đọc tới đoạn này, tôi nghĩ lại quá trình những năm cùng đồng tu phối hợp giảng chân tướng, quá vướng mắc vào cái lý bề ngoài của sự việc, thường xuyên rơi vào trạng thái tranh luận với người khác, kết quả làm người xấu không rõ chân tướng mà báo cảnh sát, tạo thành những tổn thất không đáng. Nghĩ kỹ lại, đây chính là không nhảy ra khỏi cái lý đúng sai trong người thường, không chú ý tu thiện. Chính niệm của người tu luyện là Phật Pháp thần thông, chúng được dùng để giải thể các nhân tố tà ác ở không gian khác, ngăn chặn kẻ ác hành ác, không phải dùng để phô trương đi trị người thường. Người tu luyện Đại Pháp lấy Chân-Thiện-Nhẫn là tín ngưỡng, nếu không làm được thiện thì không phải là một vấn đề nhỏ. Tự cho là đang tu, thực tế là trường kỳ qua quýt có lậu, qua loa, nắm lý thì không buông cho người khác. Khi bị người khác nói thì bực tức bất bình, có cơ hội liền nghĩ tìm người kể khổ, đây chẳng phải giống với Ngộ Không khi gặp chuyện thì tức giận đến quẳng gánh, vội tìm Bồ Tát lý luận sao?

2. Tật đố không bỏ, chuốc lấy ma mạn

Lục Nhĩ Mi Hầu không giống với các yêu ma khác, các yêu quái khác thì muốn ăn thịt Đường Tăng, hay muốn có được khí tinh huyết của Đường Tăng. Còn Ngộ Không giả chỉ đánh Đường Tăng ngất xỉu và cướp đi hành lý, huyễn hóa ra yêu hầu lừa bốn thầy trò, ngăn cản quá trình thầy trò họ đi thỉnh kinh.

Tội này, có thể nhẹ mà cũng có thể nặng. Nói nhẹ, có thể tính như giúp Tôn Ngộ Không và mọi người tu luyện; nói nặng là vì có thể chính vì thế mà hủy người tu hành.

Mặc dù nguyên tác không viết rõ ra, nhưng kỳ thực có thể dùng Lục Nhĩ Mi Hầu để nhìn ra phía phản diện của bốn thầy trò Đường Tăng (đặc biệt là Tôn Ngộ Không), là cái ‘tôi giả’ do quan niệm hậu thiên tạo thành, là ‘tâm tật đố’ và hành vi của ‘chứng thực tự ngã’ mạnh mẽ, cũng là các loại biểu hiện của người tu luyện chấp trước vào giả lý của cái gọi là ‘tự ngã chính xác’. Đây cũng là một lần khảo nghiệm xem tâm tu Đạo của bốn thầy trò kiên định đến đâu.

Trong hồi thứ 57, Sa Tăng tới Hoa Quả Sơn khuyên nhủ cần phải có giấy thông quan. Tôn Ngộ Không giả nói: Ta đánh Đường Tăng, cướp hành lý, không phải vì ta không đi Tây phương, cũng không phải vì ta muốn sống ở đây. Giờ ta đọc thuộc thông điệp, tự ta sẽ đi Tây Thiên bái Phật cầu kinh, dâng lên Đông Thổ, mình ta thành công, khiến người Nam Chiêm Bộ Châu lập ta làm tổ sư, lưu danh muôn đời.

Gây rối, đánh người đều không phải là mục đích, Lục Nhĩ Mi Hầu lại muốn chứng minh bản thân xứng đáng với danh hiệu người lấy kinh hơn là bốn thầy trò thực sự. Nó cho rằng việc lấy kinh này chẳng có gì là giỏi, ai cũng đều làm được, nó cũng có thể biến thành một Đường Tăng cùng đi Tây Thiên, còn tính kiếm về danh tiếng tốt cho bản thân. Loại lý do này thoạt nhìn có vẻ điên cuồng.

Nếu muốn có danh tiếng thì hoàn toàn có thể làm chút sự việc khác, không cần phải hủy hoại người khác.

Lục Nhĩ Mi Hầu vốn không phải là một trong mười động vật tầm thường trên thế gian, nhưng con yêu quái này lại không may mắn như Tôn Ngộ Không, có lẽ nó rất ghen tị với Ngộ Không vì đã bảo vệ Đường Tăng đi lấy kinh, nên nó rất giống với những loại người ở đời không nhìn thấy điều tốt của người khác, nó cũng không phải là thập ác bất xá, nhưng lại nảy sinh tâm đố kỵ với người tốt chân chính tu Phật. Chính vì tâm ghen tị này nó thể hiện sự bất kính với Phật Pháp và khinh thường người tu luyện. Nó đi hủy người khác vì loại tâm lý bất bình này, điều này thật vô cùng đáng tiếc.

Hành vi tức giận gây rối loạn của Lục Nhĩ Mi Hầu cũng bắt nguồn từ chính bản thân Tôn Ngộ Không, là ác niệm chưa vứt bỏ ở nơi sâu trong tâm của Tôn Ngộ Không thật. Ban đầu, Tôn Ngộ Không muốn bảo vệ Đường Tăng đi lấy kinh, trong tất cả những nhân tâm của Ngộ Không, mong ước chủ yếu nhất chính là trở về Hoa Quả Sơn làm Khỉ Vương. Bởi vì ở đó có tiêu diêu tự tại, còn có sự ấm áp của gia đình khỉ. Thậm chí, nó có thể tìm lại danh tiếng đã có khi còn là Tề Thiên Đại Thánh, thế là đủ uy phong, hơn nữa là uy phong do tự bản thân đạt được.

Đây nói chung chính là loại người trong người thường sống vì danh, vì khí mà Sư phụ chúng ta nói tới. Nhưng cơ duyên tu Phật và căn tính của Tôn Ngộ Không rất lớn. Sự nóng tính hấp tấp và cá tính của Ngộ Không, thực ra là khó khăn lớn nhất để kiên định hộ tống Đường Tăng đi Tây Thiên. Những gian khổ trải qua phía trước, mỗi quan mỗi nạn đều là để tống khứ khí hận của Tôn Ngộ Không, vứt bỏ tâm tự cho mình là đúng, luôn muốn chứng minh bản thân có năng lực lớn.

3. Là chân, giả không được; là giả, chân không nổi

Tôn Ngộ Không phải tốn rất nhiều công sức, tìm Quan Âm Bồ tát xin giúp đỡ, thỉnh cầu Địa Tạng Vương Bồ Tát phân xử, rồi tìm Ngọc Hoàng Đại Đế và Phật Tổ Như Lai xin hàng phục yêu ma. Mục đích không gì khác hơn là rửa sạch nỗi oan và phân định lẽ phải. Quan Âm, Địa Tạng Vương và Ngọc Hoàng phải chăng thực sự không cách nào phân biệt và thu phục Lục Nhĩ Mi Hầu? Tôi không nghĩ vậy. Cái thật không bao giờ có thể là giả, và cái giả không bao giờ có thể là thật. Khi đến thời điểm, tự nhiên sẽ có thể phân biệt được.

Cảnh giới sinh mệnh của Bồ Tát và Ngọc Hoàng rất cao, làm sao không thể nhìn rõ ra yêu hầu? Đây là một quan nạn lớn trên con đường tu luyện của Ngộ Không, cần phải chính bản thân vượt qua, xem xem rốt cuối có coi bản thân là người tu luyện không.

So với ba lần đánh Bạch Cốt Tinh, quả thực Tôn Ngộ Không đã trưởng thành lên nhiều. Lần này, Ngộ Không không về thẳng Thủy Liêm Động, Hoa Quả Sơn, mà biết trước tiên đi tìm Quan Âm Bồ Tát xin giúp đỡ, sau đó biết cầu Phật Tổ hóa giải. Mặc dù Đường Tăng và Ngộ Không là thầy trò, nhưng thực sự quản họ là Quan Âm Bồ Tát và Phật Như Lai. Đối với tu luyện, khi gặp phải nguy nan mà bản thân không giải quyết được, không cầu cứu Sư phụ thì cầu ai?

Phật Tổ từ bi, đã nói ra ngọn nguồn, tất cả bắt nguồn từ việc năm đó Tôn Ngộ Không vung bút, xóa sổ sinh tử, sau đó mới có hầu vương giả ngày nay. Ban đầu, thuần túy là vấn đề tranh giành đúng sai. Sau khi đánh một hồi, Ngộ Không mới nhận ra rằng đây là nghiệp quả của chính mình gây ra, cái nạn này đã được Sư phụ Phật Tổ đặt trên con đường tu luyện để tiêu nghiệp cho bản thân.

4. Tĩnh tâm thực tu, không bị loạn tượng lôi kéo

Gần đây, tôi đọc một bài viết của đồng tu nói về việc thích dùng điện thoại đi động để xem tin tức xã hội, bị nó lôi đi tới mức như quên hết tất cả. Bất chợt, tôi nghĩ tới cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm đó, cũng có vấn đề tương tự, vuốt điện thoại đọc tin khó tránh khỏi sinh ra ý nghĩ tìm người thảo luận, gặp đồng tu thân cận hoặc người thường một khi bắt đầu chủ đề này là không thể ngưng. Việc này đã sinh ra rất nhiều tâm người thường, ví như tâm cầu kết quả, tâm thù hận với kẻ ác kẻ xấu…

Người thường yêu thích các tin xã hội về tranh giành quyền lực, đằng sau đó, rốt cuộc là nhân tố nào khởi tác dụng? Chỉ cần tĩnh lại và đối chiếu với Pháp thì không khó để suy xét rõ. Nội bộ tà ác cắn giết nhau ngày càng gay gắt, càng có nhiều kẻ muốn lợi dụng lòng dân để làm loạn. Người bình thường có thể thảo luận. Người tu luyện chân chính không nên hứng thú với chuyện này.

Trong hơn 20 năm, tà ác đã dốc hết mọi thủ đoạn để bôi nhọ Đại Pháp, nhưng nó vẫn không ngăn được 390 triệu người có lương tri thức tỉnh, hiểu rõ sự thật về Pháp Luân Công. Bao năm qua, truyền thông luôn kiên trì đưa tin về cuộc sống của người dân ở Trung Quốc đại lục, có thể mang đến cho người dân ở Trung Quốc đại lục những thông tin trung thực. Nó cũng khiến người dân Đại lục thấy rõ học viên Pháp Luân Công là nhóm người như thế nào: rốt cuộc là bộ máy chuyên quyền của Trung Cộng đang phá hoại hiến pháp và luật pháp, đàn áp chính tín thiện lương, hay là giống như tuyên truyền dối trá vu khống của cơ quan ngôn luận CCTV? Thực ra, người dân ở Trung Quốc đại lục biết rất rõ. Những người mượn cuộc bức hại Pháp Luân Công để mưu lời cũng biết rõ mười phần, ngày tàn của ĐCSTQ đã không còn xa nữa.

Nhà sáng lập Pháp Luân Công – Sư phụ Lý Hồng Chí từng nói:

“Tà đảng Trung Cộng chính là chỉ vì sự việc này mà tồn tại; chư vị có quản nó cũng vậy, mà không quản nó cũng vậy, rốt cuộc nó cũng giải thể. Việc mà đệ tử Đại Pháp cần làm [khi] đã được làm xong rồi thì nó giải thể, nhất định giải thể; nhưng trong quá trình đụng độ chính-tà, vị trí lựa chọn của mỗi một sinh mệnh, con đường mà người chọn, và hết thảy những gì mà chúng sinh biểu hiện đều là lối đi của chúng sinh tương lai. Chính là quan hệ như vậy.” (Giảng Pháp tại hội thảo luận Đài truyền hình Tân Đường Nhân 2009)

Trong thời gian có hạn trước khi chính Pháp kết thúc, tôi hy vọng cùng với các đồng tu có thể thực tu tốt bản thân, không bị các loạn tượng trong con người kéo đi. Đồng thời, tôi cũng hy vọng những người đang tiếp xúc gần với Pháp Luân Công đều có thể hiểu rõ “Đông Thổ nan sinh, nhân thân nan đắc, Phật Pháp nan văn” (Cơ hội được sinh ở Đông Thổ là rất khó, thân người khó đắc, Phật Pháp khó tìm), đừng vì dễ có được mà dễ mất. Khi lịch sử lật qua trang này, tất cả sinh mệnh đều phải chịu trách nhiệm cho hành vi của bản thân. Đây cũng là một trong những nguyên nhân mà người tu luyện cần đi giảng chân tướng.

Tầng thứ bản thân có hạn, nếu có gì sơ sót, mong các đồng tu từ bi chỉ giúp

Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2022/7/3/445078.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/7/28/202503.html

Đăng ngày 11-09-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share