Bài viết của Thẩm Dung, phóng viên Minh Huệ

[MINH HUỆ 12-08-2022] Lý Hữu Phủ sinh ra ở vùng nông thôn tỉnh Hà Bắc. Ông đã từng là võ sư ở Trung Quốc và đoạt giải quán quân võ thuật trong nhiều năm. Ông cũng là một bác sỹ Trung y nhân từ và lành nghề. Ông từng nghiên cứu rất nhiều sách cổ, cũng như khoa học nhân thể và công năng đặc dị. Tuy nhiên, đối với câu hỏi “Ý nghĩa của đời người là gì?” đã làm khó rất nhiều người từ xưa đến nay, ông cũng không có câu trả lời và nghĩ không thông.

Ánh hào quang bên ngoài không phải là điều ông cần. Năng lực chuyên môn mà ông nắm vững cuối cùng vẫn không thể đột phá tầng thứ hữu hạn của sinh mệnh. Lý Hữu Phủ phát hiện bản thân càng biết nhiều, càng không minh bạch. Hằng đêm, ông vọng ngắm thiên không, mong sao trên trời có một vị Thánh giả đến chốn nhân gian, nói cho ông biết phương pháp tu luyện chân chính. Khi ông gần 50 tuổi, điều mong mỏi bấy lâu cuối cùng đã được hồi đáp. Năm 1993, Lý Hữu Phủ đến Mỹ dạy học ở một trường Trung y. Vào thời gian rảnh, ông đi khắp nơi thăm viếng chùa chiền, đạo quán và thiền viện. Đồng thời, ông còn nghiên cứu nhiều loại kinh tạng, sách cổ và kinh Phật. Có một lần, ông từng đến chùa Tây Lai (Hsi Lai) vừa dạy đánh quyền vừa cầu Đạo.

Tuy nhiên, ông nói: “Tôi phát hiện mọi người ở trong chùa đều đang cầu. Hễ thân thể họ mắc bệnh, hôn nhân không thuận, bị người khác thưa kiện hay gặp tai nạn; thì họ đến chùa bỏ tiền, cầu Thần linh bảo hộ. Nhưng không một ai nói đến phương pháp đắc Đạo giải thoát chân chính, cũng như làm thế nào để đề cao tầng thứ và không chịu nỗi khổ của thân người, không một ai quan tâm đến việc này, người xuất gia cũng không biết.”

Ánh ban mai xua tan màn sương, vì Pháp mà đến

Năm 1996, Lý Hữu Phủ đọc báo biết tin người bạn thâm giao Quan Quý Mẫn, cũng là “ca vương của Trung Quốc”, sẽ đến Los Angeles biểu diễn. Ông hớn hở liên lạc với bạn. Bạn bè lâu ngày gặp nhau, hai người chuyện trò vui vẻ.

Qua cuộc trò chuyện, Lý Hữu Phủ bày tỏ nỗi khổ tâm cầu Đạo bất thành và cầu Pháp không có kết quả. Thật không ngờ, Quan Quý Mẫn vui vẻ nói với ông: “Mình đã tìm được phương pháp tu luyện rồi. Nó chính là Pháp Luân Công, hay còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp!”

Cảm thụ lớn nhất của Lý Hữu Phủ sau khi đọc xong cuốn sách “Chuyển Pháp Luân” chính là “Triêu văn Đạo, tịch khả tử”. Chân lý tựa như ánh ban mai xua tan màn sương, soi sáng tâm linh, thấm nhuần vào kỳ kinh bát mạch. Ông vui mừng như vớ được báu vật: “Tôi một mạch đọc hết cuốn sách, trong tâm quá đỗi phấn kích. Cuốn sách ấy không chỉ giải đáp những vấn đề mà tôi đang vướng mắc, nghiên cứu và suy ngẫm; mà nó còn giảng ra thiên cơ tu luyện, cũng như phương pháp tu luyện chân chính mà người tu Đạo hàng ngàn năm không tìm được. Ngoài ra, trong sách còn tiết lộ bí ẩn về nhân thể, sinh mệnh và vũ trụ; đó đều là những điều trước đây tôi không dám nghĩ tới. Tôi vừa đọc sách vừa khóc nức nở. Năm đó, tôi tròn 48 tuổi. Tôi phấn khích đến nỗi nước mắt cứ trào ra. Tôi đã tìm kiếm suốt nửa đời người, cuối cùng cũng tìm được câu trả lời.”

2022-7-31-li-youfu-story-01--ss.jpg
Ảnh 1: Cảm thụ lớn nhất của Lý Hữu Phủ sau khi đọc xong cuốn sách “Chuyển Pháp Luân” chính là “Triêu văn Đạo, tịch khả tử”.

Trước khi đắc Pháp, mặc dù Lý Hữu Phủ luyện võ và khí công, cũng như nghiên cứu Trung y đã hơn 30 năm; nhưng chứng đau đầu kinh niên của ông vẫn kéo dài không khỏi. Vậy mà, Pháp Luân Đại Pháp đã sử dụng ngôn ngữ đơn giản ngay cả một bà lão cũng có thể nghe hiểu để nói rõ điểm then chốt của tăng công, cũng như nguyên nhân căn bản của việc con người mắc bệnh và gặp nạn.

2022-7-31-li-youfu-story-02--ss.jpg
Ảnh 2: Lý Hữu Phủ đang luyện bài công pháp thứ năm “Thần thông gia trì pháp”.

Trước đây, Lý Hữu Phủ chịu ảnh hưởng của nền giáo dục văn hóa truyền thống và tinh thần nghĩa hiệp. Ông đã từng mạo hiểm tính mạng để giúp bạn học cùng lớp. Ông cũng từng dùng thuật châm cứu hoặc điểm huyệt để cứu sống người khác, trong đó có cả những người đã từng bắt nạt ông và gia đình của ông. Tuy nhiên, Lý Hữu Phủ nhận thấy xuất phát điểm của mình khi đó là bất thuần. Ông nói: “Lúc tôi giúp họ, không hiểu sao tôi cứ luôn cảm thấy làm như vậy có thể xua tan uất hận trong lòng, dường như tôi muốn mượn dịp này để nói với họ rằng: Tôi có thể cứu mạng của anh đấy, vậy mà anh còn dám bắt nạt tôi sao?”

Vì cơ điểm bất chính, thêm vào bị đối đãi bất công, hoặc là ông và người nhà bị hãm hại vô cớ; cho nên Lý Hữu Phủ nhận thấy dù mình luyện võ đánh quyền cỡ nào, cũng khó vứt bỏ phẫn uất trong tâm. Ông bày tỏ: “Lấy một ví dụ, tôi rõ ràng thi được giải nhất, nhưng họ lại gạch bỏ tên tôi, hơn nữa họ còn cho tôi đứng chót. Đối mặt với nhiều bất công, tôi nghĩ không thông vì sao tôi xem võ thuật như bảo bối và không thể vứt bỏ nỗi khổ trong tâm?”

Cho đến khi ông đọc cuốn sách “Chuyển Pháp Luân”, ông mới minh bạch ra tất cả. Lý Hữu Phủ cho biết, Sư phụ Lý Hồng Chí bảo chúng tôi cần phải đề cao tâm tính, trong sách đã giải thích tâm tính là gì, và Pháp lý đề cao thế nào. Ông nói: “Pháp của Sư phụ đã nói cho tôi biết bí mật mà người thường vĩnh viễn không thể biết được; hơn nữa còn đưa tôi đến một cảnh giới cao thượng vô biên, có thể hoàn toàn loại bỏ phiền não.”

Phương thuốc cứu mạng “chín chữ chân ngôn”

Bản thể sau khi được Đại Pháp cải biến và tâm cảnh sau khi thăng hoa không chỉ trợ giúp Lý Hữu Phủ, mà nó còn ảnh hưởng đến nhiều sinh mệnh khác nữa. Ông nói: “Trong một lần tổ chức giải thi đấu võ thuật, có một người muốn đến đọ sức; nhưng thật kỳ lạ, lúc anh ta liên tục động niệm so tài, đột nhiên cả người anh ta không thể di chuyển, sau đó anh ta đã được đưa đến bệnh viện. Tôi đã nói với anh ấy, võ thuật trước tiên coi trọng đạo đức, anh cần phải coi trọng võ đức, ngay bây giờ có thể cứu anh duy chỉ có Pháp Luân Đại Pháp, anh hãy niệm ‘Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân-Thiện-Nhẫn hảo’ nhé, chỉ có Pháp này mới có thể cứu anh thôi. Về sau, người này kể lại với tôi, sau khi niệm xong thì anh ấy không bị sao hết.”

Vậy vì sao niệm “Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân-Thiện-Nhẫn hảo” có thể cứu mạng? Lý Hữu Phủ cho biết: “Đại Pháp hồng truyền thế giới, có lẽ cá nhân mỗi người đã từng ít nhiều nghe nói về cuộc bức hại của Trung Cộng, nhưng họ không thể tìm hiểu sâu hơn. Vào thời khắc then chốt, khi tính mạng sắp sửa nguy kịch và không thở được, bạn bảo họ niệm ‘Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân-Thiện-Nhẫn hảo’ có thể cứu mạng, thì Đại Pháp vũ trụ sẽ rung lên hồi chuông cảnh báo trong đầu não họ. Nếu họ có thể thành tâm niệm, thì trong tâm liền có điểm tựa, nhịp thở sẽ rất ổn định, tâm bình khí hòa. Chân-Thiện-Nhẫn là đặc tính của vũ trụ, khi nhịp thở ổn định, thêm vào tín niệm Đại Pháp có thể cứu mạng, thì chính niệm trong tâm sẽ trực tiếp câu thông với năng lượng chính trong vũ trụ, như vậy họ sẽ được cứu sống.”

Năm 1999, Lý Hữu Phủ thi đỗ giấy phép hành nghề Trung y ở Mỹ. Sau đó, ông vừa hành nghề y, vừa tiếp tục học lên thạc sỹ. Năm 2005, ông học lên tiến sỹ. Hai năm sau, ông lấy bằng tiến sỹ Trung y ở Mỹ. Lý Hữu Phủ cho biết:

“Sư phụ giảng:

’Nếu nhân loại có thể lấy đạo đức làm cơ sở để đề cao phẩm hạnh và quan niệm của con người, như thế thì văn minh của xã hội nhân loại mới có thể lâu dài, và Thần tích cũng sẽ xuất hiện trở lại nơi xã hội nhân loại.’ (Chuyển Pháp Luân)

Tiêu đề luận văn của tôi là ‘Đạo đức dưỡng sinh’; tôi muốn truyền đạt rằng kiên trì truyền thống, thăng hoa đạo đức và bước vào tu luyện mới là phương pháp dưỡng sinh thật sự tránh khỏi tai nạn và đau bệnh.”

Ông vừa dạy học, vừa khám chữa bệnh; ngoại trừ nói cho mọi người biết về con đường dưỡng sinh căn bản của sinh mệnh nằm ở đạo đức, ông cũng thường xuyên nói với mọi người về phương thuốc cứu mạng “chín chữ chân ngôn” trân quý.

Lý Hữu Phủ nói: “Có một lần, lúc tôi chữa trị cho một bệnh nhân, tôi nói với ông ấy, nếu ông có thể tin vào Chân-Thiện-Nhẫn thì sẽ không sao, bởi vì Đại Pháp tuyệt đối có thể cứu mạng ông. Lúc ấy, ông đã thành tâm tin tưởng, bệnh tình lập tức ổn định ngay. Còn có một người mắc bệnh phổi, tôi bảo người đó niệm Chân-Thiện-Nhẫn, tu luyện Pháp Luân Công. Sau khi làm theo, nhịp tim của ông ấy đã ổn định. Nếu chúng ta có thể minh bạch sự gian khổ mà bản thân mình đến đây trong đời này, thì sẽ hiểu được Đại Pháp là điều trân quý nhất trong sinh mệnh.”

Từ võ sư cho đến bác sỹ Trung y, Lý Hữu Phủ biết rõ không gì quan trọng bằng việc giúp người khác đắc Đại Pháp. Ông nói: “Dù họ là học trò, bệnh nhân hay bạn bè; tôi cảm thấy hiện nay tôi để tâm nhất đến những người ở xung quanh mình; bởi vì từ tận đáy lòng, tôi muốn tốt cho họ và muốn họ được cứu.”

2022-7-31-li-youfu-story-03--ss.jpgẢnh 3: Lý Hữu Phủ chia sẻ với mọi người trong một buổi thuyết giảng về việc niệm “chín chữ chân ngôn” và tu luyện Pháp Luân Công là phương pháp phòng tránh virus tốt nhất.

Tìm về truyền thống mới có thể nâng cao đạo đức và thoát khỏi loạn tượng

Trong dòng sông dài lịch sử của tu luyện, truyền thừa võ thuật lấy đức làm gốc, văn hóa truyền thống Trung Hoa là con đường thông thiên mà Thần lưu lại cho nhân loại, có đức mới luyện thành võ, có võ lại càng phải tu đức. Nền tảng tích lũy của văn hóa Thần truyền hàng ngàn năm là để đánh thức chính niệm trong tâm con người thế gian, giúp con người quay trở về Thiên quốc của Thần thông qua việc đề cao đạo đức.

Lý Hữu Phủ cho biết: “Võ thuật trong quá khứ là có công năng, người này vừa đẩy, người kia liền ngã; nhưng không phải nhờ luyện động tác luyện ra, mà nó nhờ tu tâm tính tu xuất được, coi trọng đạo đức, âm thầm chịu khổ, tin vào Sư phụ, kiên định mà luyện, tâm tính thật sự mới là mấu chốt khởi tác dụng.”

Tuy vậy, ở nơi Thần châu đại địa, Trung Cộng đã thông qua hàng loạt vận động chính trị và bạo lực trấn áp, thậm chí nó còn đề xướng phương thức võ thuật mới để gián tiếp phá hoại mối liên kết giữa con người và Thần. Lý Hữu Phủ nuối tiếc bày tỏ: “Võ thuật truyền thống coi trọng đạo đức, cần phải giương cao chính nghĩa, không được vô cớ lạm sát người vô tội. Nhưng Trung Cộng lại đề xướng đánh thắng mới là anh hùng, hơn nữa còn thêm vào những động tác của thể dục, múa ba-lê, kỹ xảo v.v. Nó bảo người ta học đấm bốc của Tây phương và đấm đá kiểu côn đồ, không hề giảng hít thở đan điền, không coi trọng quy luật của trời đất. Về hình thức, nó làm biến dị truyền thừa võ thuật truyền thống. Về nội hàm, nó bẻ cong tinh thần ngăn chặn cái ác, hồng dương cái thiện. Về căn bản, nó cũng hủy hoại tín niệm kính Trời tín Thần của nhân loại.”

Từ xưa đến nay, nội hàm văn hóa và nền tảng đạo đức mà Thần đặt định cho nhân loại là để vào thời khắc then chốt cuối cùng, vào thời mạt kiếp loạn thế, hoán tỉnh lương tri và thiện niệm của con người, trải ra con đường hồi thiên phản bổn quy chân. Lý Hữu Phủ hiểu rõ, duy chỉ có tìm về truyền thống mới có thể đề cao đạo đức và thoát khỏi loạn tượng.

Lời kết

Mặc dù Lý Hữu Phủ đã ngoài 70 tuổi, nhưng ông vẫn bôn ba khắp nơi để khuyến khích thế hệ trẻ hồng dương võ thuật truyền thống, tìm về văn hóa Thần truyền, và trân quý cơ duyên vạn cổ Đại Pháp truyền xuất thế gian. Ông thành khẩn nói: “Con đường tôi đi trong đời này, hết thảy mọi việc tôi đã trải qua, mỗi từng bước đi đều chứa đựng lòng từ bi và phó xuất vô hạn của Sư phụ Đại Pháp. Khi tôi thật sự vô tư vô ngã và hòa tan trong Đại Pháp, đó cũng là khoảnh khắc hạnh phúc nhất trong đời này của tôi. Tôi cũng hy vọng nhân loại có thể tin tưởng rằng, mỗi cá nhân các bạn đến thế gian đều giống như tôi, đều là vì Pháp mà đến, vì chuẩn bị để đắc Pháp.”

Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2022/8/12/447099.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/8/15/202792.html

Đăng ngày 04-09-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share