Bài viết của học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Nhật Bản

[MINH HUỆ 20-05-2022] Có một đoạn thời gian tu luyện của tôi trì trệ. Khi đọc các bài chia sẻ kinh nghiệm tu luyện của các học viên trên Minh Huệ, tôi thấy ngưỡng mộ những học viên mà họ cảm thấy hạnh phúc và thăng hoa vì đắc được Pháp, trở thành đệ tử Đại Pháp trong thời kỳ Chính Pháp của Sư phụ và làm tốt ba việc.

Tôi cũng muốn làm ba việc, nhưng tôi cảm giác có cái gì đó khiến tôi tê liệt. Sau khi trải qua những ma sát về tâm tính trong mâu thuẫn trong xã hội người thường và chứng kiến những dối trá, lừa gạt và dung tục ở khắp mọi nơi, tôi thường cảm thấy rằng cuộc sống này thật quá khó khăn và vô thường, như thể tôi không thể mỉm cười được.

Sư phụ giảng:

“Pháp này không biến [đổi], Sư phụ không biến [đổi]. Chúng ta có những người trong tu luyện biến [đổi] thành không còn như thủa đầu nữa, thời gian vẫn không tính là dài. Quá khứ giảng rằng, quay mặt vào vách chín năm, quay mặt vào vách cả đời, chịu khổ trong tịch mịch; ở chùa, trong rừng núi, không tiếp xúc xã hội người thường mà chịu khổ, có tịch mịch hay không? Chư vị chưa hề như thế, vậy mà có những người chê chán thời gian dài; xưa nay tu luyện nào có ngắn thế này, chính là [do] tự mình không tinh tấn; hơi động một chút can nhiễu, bèn quên mình là đệ tử Đại Pháp rồi. Chư vị biết chư vị tu là cho ai? Là cho danh của chư vị? Là cho uất hận của chư vị? Là cho chấp trước trong tâm chư vị? Là cho thân nhân chư vị? Là cho những việc mà chư vị chấp trước vào? Đang tu cho những việc mà chư vị không buông bỏ nổi kia ư? Đó không phải đúng chính là những thứ phải vứt bỏ đi sao?” (Giảng Pháp tại Pháp hội Miền Tây Mỹ quốc 2015)

Tại sao tôi lại không thể tu luyện như thuở đầu? Tôi tự hỏi bản thân liệu tôi có muốn tiếp tục trạng thái này mãi mãi không? Sau khi học thuộc Pháp, tôi nhận ra rằng trạng thái này là kết quả của việc chịu đựng những khổ nạn một cách thụ động sau khi trải qua các khảo nghiệm và khổ nạn trong xã hội người thường.

Học thuộc Pháp không một lỗi sai

Tôi thường tự hỏi mình: “Nếu Chính Pháp kết thúc, điều gì khiến tôi hối hận nhất?” Tôi cũng hỏi các học viên khác câu hỏi này, và phần lớn mọi người trả lời rằng: “Không cứu đủ người” hoặc “không tu luyện tốt” hoặc họ chưa từng nghĩ nhiều về điều này. Điều hối hận lớn nhất của tôi chính là tôi đã không học thuộc cuốn Chuyển Pháp Luân một cách hoàn chỉnh và trôi chảy, không một lỗi sai. Không phải sẽ là rất tuyệt vời nếu tôi có thể học và ghi nhớ Pháp, từ đó tôi có thể nhớ lại ở bất cứ đâu, ngay cả khi tôi không có sách trong tay hay sao?

Sau khi tôi có tâm nguyện này, những can nhiễu, chướng ngại và dục vọng nổi lên hết cái này cái khác, chúng biểu hiện dưới hình thức làm tiêu tốn thời gian của tôi theo những cách khác nhau. Vậy thì tôi cần vứt bỏ những gì mà tôi cần vứt bỏ, bởi vì tôi cần phải đặt tâm vào việc ghi nhớ cuốn Chuyển Pháp Luân.

Trước đây, tôi học thuộc từng đoạn rất nhanh chóng, giống như đi hoàn thành công việc đơn giản. Pháp đã không thấm sâu vào tâm tôi và từng tế bào của tôi. Tôi chỉ chạy theo tốc độ trong khi học thuộc Pháp. Do đó, miễn là tôi có thể ghi nhớ Pháp một cách đại khái, tôi cho rằng mình đã hoàn thành tốt công việc.

Lần này khi tôi học thuộc Pháp, tôi đặt ra yêu cầu rất nghiêm khắc. Tôi cần nghiêm túc và đặt tâm vào việc học. Tôi phải nhẩm thuộc mỗi đoạn hai lần mà không có sai sót nào trước khi tôi chuyển sang đoạn tiếp theo, và sau đó là cả một chương, kết nối các đoạn với nhau. Tôi phải học thuộc mọi điều mà không có bất kỳ sai sót nào trước khi tôi chuyển sang mục tiếp theo.

Khi tôi học thành công được một mục, tôi đột nhiên cảm thấy trường không gian của mình trở nên vui vẻ và tràn đầy năng lượng, và các sinh mệnh mà đã chìm sâu vào giấc ngủ được đánh thức và trở nên hạnh phúc. Bất cứ khi nào tôi học thuộc một đoạn, Pháp lý sẽ tự triển hiện từng tầng từng tầng. Khi tôi gặp phải vấn đề, tôi ngay lập tức biết cần phải xem xét bản thân dựa trên Pháp. Trước khi đi ngủ và sau khi thức dậy, miễn là tâm trí tôi đang trống rỗng, trong tâm tôi sẽ nhẩm đi nhẩm lại Pháp mà tôi đã học thuộc.

Lần đầu tiên tôi có cảm giác rằng thực sự khi ai đó hoàn toàn đắm chìm trong Pháp, dù cho có vấn đề gì xảy ra, họ sẽ không cảm thấy sợ hãi hay lo lắng. Đối mặt với những mâu thuẫn trong xã hội người thường, họ sẽ không có bất kỳ lo lắng nào và tâm của họ luôn vững vàng và bình tĩnh. Sau một đoạn thời gian ngắn học Pháp theo cách này, khi tôi nhớ lại con đường mà mình đã đi qua trong tu luyện, khi tôi trượt ngã, nghiệp tư tưởng và can nhiễu sắc dục, những tranh cãi và mâu thuẫn tâm tính không thể dứt bỏ tâm, tâm oán hận, bất hạnh và tất cả những vấn đề tâm lý tích tụ – tất cả những thứ ấy đều tan biến hết. Điều quan trọng bây giờ đó là tôi có thể học thuộc Pháp. Tôi đã bắt đầu cảm thấy hạnh phúc khi mỗi ngày lại làm ba việc.

Phân biệt cảm tính và lý tính – Chân ngã và giả ngã

Trên con đường tu luyện, quá trình mà một người thường cuối cùng trở thành Thần bất tử, họ chắc chắn sẽ phải trải qua nhiều khổ nạn – dù cho người ấy có thể chịu đựng được, không thể chịu được hay không muốn chịu đựng. Vào những thời khắc then chốt, nhân tố quyết định đó là, liệu phía lý tính mạnh hơn hay phía cảm tính mạnh hơn. Khi chỉ có nhận thức cảm tính về vấn đề, người ấy có xu hướng nói ra giống như người thường và sử dụng quan niệm cá nhân để tranh luận và đánh giá đúng sai. Chúng ta thường phàn nàn và trở nên giận dữ hoặc chỉ nghe một phía để thêm dầu vào lửa và tranh cãi lý lẽ.

Tuy nhiên, khi chúng ta lý trí đối đãi với tu luyện, không điều gì khiến chúng ta lo lắng và chúng ta có thể giữ bình tĩnh khi giao tiếp với mọi người. Phía tình của con người sẽ bị giải thể. Do đó khi chúng ta chứng kiến bất kỳ biểu hiện nào của sự trượt dốc trong thế giới con người, chúng ta có thể nhìn thấu nó một cách rõ ràng. Hành vi của những người vẫn còn đang tu luyện cũng trở nên bình thường và có thể hiểu được. Điểm then chốt là chúng ta không còn bị ảnh hưởng bởi thế giới hỗn loạn này nữa. Chúng ta có thể bảo trì những điều căn bản và làm ba việc thật tốt, như vậy chúng ta sẽ không bị dao động hay bị kéo xuống bởi những giả tướng trong xã hội người thường.

Chúng ta là các học viên Đại Pháp. Khi chúng ta gặp mâu thuẫn, chúng ta nên nghĩ tới Sư phụ và tự hỏi xem Sư phụ sẽ cảm thấy thế nào nếu chúng ta làm tổn hại các đệ tử của Ngài. Khi chúng ta đối đãi nghiêm túc với việc tu luyện, chúng ta sẽ có thể tránh được nhiều chuyện, bao gồm cả những rắc rối mà chúng ta không nên phải chịu đựng. Đối với một vài việc, chúng ta có thể vãn hồi nhưng có những việc chúng ta không thể. Nếu chúng ta gây ra tổn thất, điều ấy sẽ khiến Sư phụ đau lòng.

Trước đây, tôi thường xuyên dùng giả ngã cảm tính của mình để giải quyết các mâu thuẫn. Tôi sẽ cảm thấy rằng tôi đang bị chèn ép hoặc tôi đang trải qua những khổ nạn, nhưng tôi không nghĩ về việc tại sao nó lại xảy ra. Không có gì người tu luyện gặp phải là ngẫu nhiên, bởi vì nó luôn xảy ra vì lý do nào đó. Nó giống như một khảo nghiệm để xem liệu bạn tu luyện như thế nào và liệu bạn có muốn tu luyện không. Tôi thường bị mắc kẹt giữa giả ngã, cái tôi bị tình chi phối và mất bình tĩnh, và chân ngã, cái tôi muốn tu luyện. Nhưng tôi lại tiếp tục ôm giữ cái lý của người thường và không buông bỏ. Đó là lý do tôi cảm thấy mọi thứ thật khó khăn và mệt mỏi – vì tôi bị lạc trong giả tướng của xã hội người thường.

Sau khi học thuộc Pháp một cách vô cùng nghiêm túc, tôi có thể lý trí đối đãi với tu luyện. Tất cả chúng ta ở trên Trái Đất này là để tu luyện bản thân mình, do đó chắc chắn sẽ xuất hiện các loại vấn đề có thể là phù hợp hoặc không phù hợp với ý thích của chúng ta. Tất cả những việc xảy ra quanh ta và tất cả những sinh mệnh mà chúng ta gặp – bao gồm cả việc họ đối đãi với chúng ta như thế nào, họ lấn át chúng ta ra sao, họ buộc tội chúng ta đã làm những việc không tốt như thế nào – hãy để họ nói những gì họ muốn nói. Tất cả những điều đó là thể hiện của nhân tố chính diện và phụ diện mà mỗi sinh mệnh trong vũ trụ này đều có.

Nếu không có những mâu thuẫn nảy sinh từ chấp trước con người thì chúng ta đề cao trong tu luyện như thế nào? Nếu chúng ta có thời gian để suy nghĩ về việc liệu người này đúng hay sai, thì thay vào đó, chúng ta hãy tĩnh tâm lại để học thuộc Pháp. Lấp đầy tư tưởng, các tế bào và tất cả những trường không gian khác nhau của chúng ta bằng Pháp và làm những việc chúng ta nên làm để đạt được yêu cầu của Pháp. Vì thế, ngay cả dẫu trời có sụp xuống, chúng ta sẽ vẫn có thể điềm tĩnh và bất động.

Sau khi học thuộc Pháp, lợi ích lớn nhất tôi nhận được đó là có thể đối diện với các vấn đề theo phương thức bình hòa và tự nhiên. Tôi vừa tìm lại được trạng thái tu luyện như thuở đầu và tôi cũng tìm lại được sự tự tin của mình trong tu luyện. Học thuộc Pháp một cách vững chắc thực sự vô cùng tốt! Con xin cảm tạ ơn từ bi cứu độ của Sư phụ!

Trên đây là kinh nghiệm cá nhân của tôi. Xin các đồng tu hãy từ bi chỉ ra những điểm không phù hợp với Pháp!

Ghi chú của Ban Biên tập: Bài viết này thể hiện nhận thức cá nhân của tác giả ở trạng thái tu luyện hiện tại, xin chia sẻ cùng quý đồng tu để chúng ta “Tỉ học tỉ tu” (“Hồng Ngâm”).

Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2022/5/20/443526.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/6/16/201828.html

Đăng ngày 26-08-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share