[MINH HUỆ 29-07-2022] 23 năm qua ở Trung Quốc không phải là khoảng thời gian bình thường. Mặc dù mọi thứ diễn ra có vẻ bình thường theo nhịp sống hối hả của xã hội, nhưng rất nhiều người vô tội đang bị giam giữ và tra tấn trong các trại giam, trại lao động và nhà tù chỉ vì có đức tin.
Họ là những học viên Pháp Luân Công, một môn tu luyện thiền định theo nguyên tắc cốt lõi là Chân-Thiện-Nhẫn. Kể từ khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) phát động cuộc bức hại Pháp Luân Công vào ngày 20 tháng 7 năm 1999, nhiều học viên đã trở thành nạn nhân chỉ vì cố gắng trở thành người tốt. Các học viên bị giam giữ, tra tấn thể xác, cưỡng bức lao động, ngược đãi tinh thần, cưỡng chế tiêm thuốc, thậm chí bị cưỡng bức thu hoạch nội tạng.
* * *
Năm 1999, ĐCSTQ đã phát động cuộc bức hại Pháp Luân Công. Vào thời điểm đó, thế giới im lặng và nhiều người bên ngoài Trung Quốc thậm chí còn chưa biết Pháp Luân Công là gì.
Sau 23 năm nỗ lực không biết mệt mỏi của các học viên Pháp Luân Công nhằm phơi bày cuộc bức hại của ĐCSTQ, mọi người trên khắp thế giới đã hiểu được môn tu luyện Phật gia cổ xưa này và những thống khổ mà các học viên phải chịu đựng ở Trung Quốc.
Tháng 12 năm 2020, hơn 900 chức sắc từ 35 quốc gia và khu vực đã ký một tuyên bố chung, kêu gọi ĐCSTQ chấm dứt cuộc bức hại Pháp Luân Công. Cộng đồng quốc tế cũng đang thiết lập các biện pháp trừng phạt đối với các thủ phạm ở Trung Quốc.
Đây là một bước chuyển biến khá lớn – trước đây, thế giới chỉ im lặng trước vấn đề Pháp Luân Công, một số quốc gia thậm chí còn thuận theo yêu cầu của ĐCSTQ mà dập tắt các cuộc kháng nghị của các học viên Pháp Luân Công.
Các học viên Pháp Luân Công kháng nghị phản đối cuộc bức hại trong các chuyến công du của quan chức ĐCSTQ
Năm 2002, Giang Trạch Dân, cựu lãnh đạo ĐCSTQ, đến thăm Dresden, Đức. Giang yêu cầu nước chủ nhà không để bất kỳ người kháng nghị nào mặc áo vàng (các học viên Pháp Luân Công thường mặc áo màu vàng) xuất hiện trước mắt ông ta. Chính quyền Đức đã cử 725 cảnh sát đến chặn các học viên Pháp Luân Công. Cảnh sát tra hỏi bất kỳ ai mặc áo vàng và lục soát túi xách, thậm chí cả thân thể của họ, đồng thời cho trực thăng để theo dõi những người kháng nghị từ trên không.
Năm 2004, trong sự kiện kỷ niệm Năm Giao lưu Văn hóa Trung-Pháp, cảnh sát ở Paris đã giam giữ mấy chục học viên Pháp Luân Công, thậm chí còng tay một số học viên chỉ vì họ quàng khăn màu vàng thêu chữ “Pháp Luân Đại Pháp” và “Chân-Thiện-Nhẫn”.
Theo trang Minh Huệ, trong 20 chuyến thăm chính thức tới 15 quốc gia của 11 quan chức cấp cao của ĐCSTQ, ĐCSTQ đã áp đặt 17 hình thức bức hại đối với các học viên Pháp Luân Công ở các nước chủ nhà, như xua đuổi, đánh đập, quấy nhiễu, lấy mất biểu ngữ, tuyên truyền sai sự thật để vu khống Pháp Luân Công và cung cấp cho nước chủ nhà danh sách các học viên trong tầm ngắm.
“Cuộc đối thoại nhân quyền song phương” bí mật
Khi ĐCSTQ mới phát động cuộc bức hại Pháp Luân Công, một số nhà lập pháp và quan chức phương Tây đã yêu cầu ĐCSTQ dừng cuộc bức hại.
Để bịt miệng tiếng nói toàn cầu, ĐCSTQ đã nghĩ ra một thủ đoạn, đó là “đối thoại nhân quyền song phương”. Nó yêu cầu bất kỳ quốc gia nào muốn lên tiếng cho Pháp Luân Công phải thảo luận vấn đề này trong một cuộc họp kín, bí mật, một đối một. Những cuộc họp này, không có áp lực của công chúng, không có nhiều người tham gia, không ảnh hưởng đến ĐCSTQ. Đôi khi những cuộc họp này thậm chí còn trở thành những con chip đàm phán.
Khi không phải chịu nhiều áp lực quốc tế, ĐCSTQ đã công khai bắt giữ và tra tấn các học viên Pháp Luân Công trong 10 năm đầu của cuộc bức hại. Hàng trăm nghìn học viên đã bị bắt, bị kết án phi pháp và bị theo dõi. Trang web Minh Huệ xác minh có 4.828 học viên ở Trung Quốc đã bị bức hại đến chết, tính đến ngày 23 tháng 7 năm 2022.
Dần dần, khi áp lực quốc tế ngày càng lớn hơn, ĐCSTQ đã chuyển cuộc bức hại từ “công khai” sang “ngấm ngầm”. Nó tiến hành càng nhiều vụ bắt giữ bí mật và xét xử kín đối với các học viên để che giấu cuộc bức hại khỏi tầm ngắm của công chúng Trung Quốc và cộng đồng quốc tế.
Bức thư cầu cứu xuất hiện trong sản phẩm lao động nô lệ
Nhiều học viên Pháp Luân Công trong các nhà tù, trại lao động cưỡng bức của ĐCSTQ đã bị bắt lao động nô lệ cường độ cao. Một số học viên đã tìm được cơ hội phơi bày cuộc bức hại ra thế giới.
Cô Julie Keith tìm thấy một lá thư cầu cứu.
Năm 2012, cô Julie Keith, một cư dân Oregon, đã tìm thấy một bức thư cầu cứu khi mở một hộp đồ trang trí Halloween mới mua. Bức thư được gấp lại cẩn thận đến từ một trại lao động cưỡng bức ở Trung Quốc.
Ông Tôn Nghị là người viết bức thư. Ông bị đưa vào Trại Lao động Cưỡng bức Mã Tam Gia ở tỉnh Liêu Ninh vào năm 2008 chỉ vì tu luyện Pháp Luân Công và đã trải qua nhiều năm bị tra tấn và cưỡng bức lao động nô lệ. Ông đã viết hơn 20 bức thư cầu cứu và để vào trong những chiếc hộp trang trí Halloween xuất sang Hoa Kỳ.
Cô Julie đã tải bức ảnh lên mạng xã hội. CNN, FOX News, New York Times, và các hãng truyền thông lớn khác đã theo dõi và đưa tin về câu chuyện của cô.
Bức thư này đã khiến thế giới phải nhìn nhận một cách nghiêm túc về cuộc bức hại Pháp Luân Công ở Trung Quốc.
Trước đó, các hãng truyền thông quốc tế hiếm khi đưa tin về vấn đề Pháp Luân Công. Nhưng lá thư cầu cứu này đã gây chấn động thế giới khi cho mọi người thấy cuộc bức hại thực sự tồn tại và vẫn đang tiếp tục. Kể từ đó, cộng đồng quốc tế bắt đầu chú ý đến tình hình của các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc.
Tháng 4 năm 2018, bộ phim tài liệu “Thư từ Mã Tam Gia” (Letter from Masanjia) dựa trên câu chuyện có thật của ông Tôn Nghị đã ra mắt.
Tháng 5 năm 2019, FOX TV đã sản xuất và phát sóng một tập phim điều tra “Người chị giải cứu” (Sister’s Salvation), trong đó cho biết học viên Pháp Luân Công, cô Vương Khả Phi đã bị tra tấn đến chết, nhưng thi thể của cô vẫn bị đóng băng trong trại lao động cưỡng bức 20 năm sau đó, và gia đình cô không thể chôn cất cô.
Những bộ phim tài liệu này đã gây chấn động và làm xúc động thế giới phương Tây.
ĐCSTQ bức hại cư dân Hồng Kông và che đậy thông tin COVID
Năm 2019, một loạt sự kiện mang tính lịch sử đã diễn ra, khiến mọi người càng hiểu rõ bản chất của ĐCSTQ.
Sự kiện đầu tiên là sự phản đối của người dân Hồng Kông đối với dự luật dẫn độ nhằm đưa “tội phạm” (gồm cả những người có thể là người bất đồng chính kiến) sang Trung Quốc đại lục để truy tố. Tháng 6 năm đó, hơn một triệu cư dân Hồng Kông đã tổ chức biểu tình chống dẫn độ. Cuộc biểu tình ôn hòa của họ đã vấp phải sự bức hại tàn bạo của ĐCSTQ trước sự chứng kiến của thế giới. Đoạn video ghi lại 1.400 cảnh bạo lực của ĐCSTQ đối với những người biểu tình do một thanh niên ở Hồng Kông biên tập, đã gây chấn động thế giới.
Tòa án Luận tội Trung Quốc ra phán quyết ngày 17 tháng 6 năm 2019, trong đó kết luận nạn thu hoạch nội tạng từ tù nhân lương tâm vẫn tồn tại ở Trung Quốc.
Cùng thời gian này, tháng 6 năm 2019, Tòa án Luận tội Trung Quốc (China Tribunal) độc lập tại London đã đưa ra phán quyết cuối cùng, trong đó kết luận rằng ĐCSTQ phạm tội thu hoạch nội tạng sống và sử dụng các học viên Pháp Luân Công làm một trong những nguồn cung nội tạng chính. Mặc dù ban đầu chưa thu hút được sự chú ý của toàn thế giới, nhưng tòa án vẫn tin rằng phán quyết này cuối cùng sẽ được thế giới công nhận.
Cuối năm 2019, “Vi-rút Trung Cộng” (COVID-19) đã bùng phát ở Vũ Hán, tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc. ĐCSTQ đã che giấu thông tin và để vi-rút phát tán ra các nước khác trên thế giới. Mặc cho vi-rút đang lây lan, chính quyền Vũ Hán vẫn quyết định tổ chức “Đại tiệc vạn người” ở Bách Bộ Đình, và cư dân của khu hoa viên này bắt buộc phải tham dự, khiến nơi này trở thành tâm chấn của đại dịch.
Cuộc đàn áp của ĐCSTQ ở Hồng Kông và vụ lây lan “vi-rút Trung Cộng” ra toàn thế giới đã thức tỉnh nhiều người trên khắp thế giới. Họ bắt đầu nhận ra và hiểu bản chất thật của ĐCSTQ. Hoa Kỳ và nhiều quốc gia ở Châu Âu đã cấm các Viện Khổng Tử, nơi ĐCSTQ sử dụng để truyền bá tư tưởng của nó ra thế giới dưới hình thức hợp tác giáo dục. Chính phủ Hoa Kỳ cũng tuyên bố một số hãng truyền thông của ĐCSTQ là gián điệp của ĐCSTQ và bắt đầu áp đặt một loạt biện pháp trừng phạt đối với các quan chức ĐCSTQ.
Một liên minh bảo vệ công lý chống ĐCSTQ gồm nhiều quốc gia trên thế giới đã bắt đầu hình thành.
“Tôi muốn gửi lời xin lỗi đến các học viên Pháp Luân Công”
Nhiều nhân viên của The Epoch Times và Đài Truyền Hình Tân Đường Nhân (NTDTV)là học viên Pháp Luân Công. Sự can đảm và cống hiến của họ khi đưa tin chân thực cho công chúng đã được ngày càng nhiều người công nhận. Nhiều công dân Hồng Kông đã thay đổi thái độ đối với Pháp Luân Công sau khi thấy các phóng viên học viên này sát cánh với những người biểu tình chống dẫn độ trước sự tấn công và đàn áp của cảnh sát.
Một phụ nữ trẻ ở Hồng Kông, trong cuộc phỏng vấn với phóng viên Minh Huệ năm 2020, nói: “Tôi muốn xin lỗi các học viên Pháp Luân Đại Pháp và Thời báo The Epoch Times. Tôi bị ảnh hưởng bởi tuyên truyền của ĐCSTQ và từng cho rằng các bạn là tà giáo. Tôi đã từng phản đối The Epoch Times. Nhưng sau khi tham gia một số cuộc biểu tình vào năm ngoái, tôi đã cảm động trước sự kiên cường của các phóng viên The Epoch Times và NTDTVkhi có mặt ở tuyến đầu để đưa tin về những gì đang xảy ra.”
Nhiều công dân Hồng Kông cũng bày tỏ sự ủng hộ và xin lỗi trên các trang mạng xã hội vì trước đây đã hiểu sai về Pháp Luân Công. Dưới đây là một số bình luận của họ:
“Trước đây, tôi nhất định không tin rằng ĐCSTQ mổ lấy nội tạng của các học viên Pháp Luân Công để bán kiếm lời. Tôi muốn gửi lời xin lỗi đến các học viên.”
“Sau những gì đã kinh qua trong các cuộc biểu tình, bây giờ tôi mới nhận ra rằng cuộc bức hại của ĐCSTQ nhắm vào các học viên Pháp Luân Đại Pháp tàn bạo đến mức nào.”
“Sau khi tận mắt chứng kiến sự tàn bạo của ĐCSTQ, tôi mới tin đúng là Pháp Luân Công đã bị bức hại.”
“Pháp Luân Công, tôi xin lỗi!”
Báo cáo Minh Huệ: Cuộc bức hại Pháp Luân Công tại Trung Quốc 20 năm qua
Cuốn sách “Báo cáo Minh Huệ: Cuộc bức hại Pháp Luân Công tại Trung Quốc 20 năm qua” của Nhà xuất bản Minh Huệ đã được trao giải bạc của Hiệp hội các Nhà Xuất bản Sách Độc lập (IBPA), hiệp hội thương mại xuất bản lớn nhất ở Hoa Kỳ. Giải thưởng IBPA, với hơn 160 thành viên bình chọn, được coi là giải thưởng cấp quốc gia cao nhất dành cho các nhà xuất bản độc lập. Cuốn sách của Minh Huệ đã giành giải bạc trong giải cuốn sách đầu tiên của nhà xuất bản thuộc thể loại phi hư cấu.
Báo cáo trên Minh Huệ: Cuộc bức hại Pháp Luân Công tại Trung Quốc 20 năm qua
Zhang Lin, một nhà văn, cũng là nhân vật bất đồng chính kiến nổi tiếng của Trung Quốc, đã chúc mừng Minh Huệ về giải thưởng này và nhận định, “Trong tất cả các nhóm bị ĐCSTQ bức hại, các học viên Pháp Luân Công là người hiểu chế độ này (ĐCSTQ) rõ ràng nhất.”
Kết luận
Khi sự thật lần lần được tiết lộ cho công chúng, công lý nhất định sẽ đến.
Sau khi quốc hội Hoa Kỳ thông qua Đạo luật Magnitsky, 29 quốc gia khác đã noi theo và ban hành luật tương tự. Các luật này cho phép các quốc gia này trừng phạt các thủ phạm nhân quyền ở các quốc gia khác bằng những hành động như từ chối thị thực hoặc đóng băng tài sản của các thủ phạm.
Chính phủ Hoa Kỳ đã ngừng cấp thị thực cho các đảng viên ĐCSTQ có dính líu tới vi phạm nhân quyền cũng như người nhà của họ. Trong đó, một cảnh sát và một quan chức của Phòng 610 đã bị trừng phạt vì tội bức hại Pháp Luân Công. Để những kẻ hành ác bị trừng phạt, các học viên Pháp Luân Công cũng đã trình lên 38 quốc gia danh sách 9.300 tên của các đặc vụ làm việc cho Phòng 610, cơ quan do ĐCSTQ thành lập với nhiệm vụ duy nhất là bức hại Pháp Luân Công.
Trong cuộc bức hại của ĐCSTQ suốt 23 năm qua, các học viên Pháp Luân Công luôn kiên trì hành xử theo “Chân-Thiện-Nhẫn” và phơi bày sự thật về cuộc bức hại tàn khốc của ĐCSTQ dưới những hình thức ôn hòa và bất bạo động.
Thông qua những nỗ lực không mệt mỏi của họ, tiếng nói của công lý đang lan ra khắp thế giới, và “Pháp Luân Đại Pháp hảo” đã được vang lên trên toàn thế giới.
Mùa đông cay đắng sắp qua đi, mùa xuân liệu có còn xa xôi nữa?
Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/7/29/428298.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/7/24/202410.html
Đăng ngày 27-07-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.