Bài viết của Lâm Triển Tường

[MINH HUỆ 20-07-2022] Ở Trung Quốc, mọi người thường nghe nói, “Chính phủ cấm không cho tu luyện Pháp Luân Công.” Nhưng kỳ thực hoàn toàn không phải vậy, Pháp Luân Công luôn là một môn tập hợp pháp ở Trung Quốc.

Ngay từ năm 1998, ông Kiều Thạch, Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Đại hội Nhân dân Toàn quốc đã nghỉ hưu, đã tổ chức cho một số quan chức cấp cao tiến hành một cuộc điều tra chuyên sâu toàn diện về Pháp Luân Công. Họ kết luận rằng “Pháp Luân Công đối với nước với dân chỉ có trăm điều lợi mà không có một điều hại.” Báo cáo điều tra này đã được trình lên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

Khi Giang Trạch Dân, lãnh đạo thời bấy giờ của ĐCSTQ, phát động cuộc bức hại đối với môn tu luyện vào tháng 7 năm 1999, sáu trong số bảy thành viên của Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị đã phản đối. Giang là thành viên duy nhất kiên quyết ra lệnh bức hại và lạm dụng quyền lực của mình để huy động toàn bộ bộ máy tham gia vào cuộc bức hại này.

Khi cuộc bức hại bắt đầu vào tháng 7 năm 1999, Giang thề sẽ “xóa sổ Pháp Luân Công trong ba tháng”. Nhưng ba tháng sau, Pháp Luân Công vẫn là môn tu luyện phổ biến. Giang bèn leo thang cuộc bức hại vào tháng 10 năm đó. Trong một cuộc phỏng vấn với Le Figaro, tờ báo được phát hành rộng rãi ở Pháp, Giang đã gọi Pháp Luân Công tà giáo. Ngay ngày hôm sau, Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận của ĐCSTQ, đã đăng bài lặp lại những lời tuyên bố của Giang.

Thế nhưng, những gì Giang và tờ Nhân dân Nhật báo nói không có ý nghĩa pháp lý. Ngày 30 tháng 10 năm 1999, Ủy ban Thường vụ của Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc (NPC), cơ quan lập pháp duy nhất ở Trung Quốc, đã thông qua “Nghị quyết về cấm và phòng chống các tổ chức tà giáo, và trừng phạt các hoạt động tà giáo”. Nhưng Pháp Luân Công không được đề cập ở bất cứ đâu trong Nghị quyết này.

Sau đó, Tòa án Nhân dân Tối cao và Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao Trung Quốc đã đưa ra “Quyết định cấm các tổ chức tà giáo, ngăn chặn và trừng phạt các hoạt động tà giáo”. Trong đó cũng không đề cập đến Pháp Luân Công.

Nguyên tắc cơ bản của luật hình sự là “không phạm tội khi không có luật”. Pháp Luân Công không được đề cập trong Nghị quyết pháp lý của NPC hay trong Quyết định của Tòa án Nhân dân Tối cao và Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao. Thế nhưng, bởi sự tuyên truyền suốt ngày đêm của các phương tiện truyền thông nhà nước, mọi người đã lầm tưởng rằng Pháp Luân Công là như thế.

Hơn nữa, Bộ Công an cũng không liệt Pháp Luân Công vào một trong 14 tổ chức tà giáo được công bố vào năm 2000. Năm 2005, Bộ Công an, Bộ Ngoại giao và Văn phòng Trung ương ĐCSTQ đã ban hành một tuyên bố chung và xác định 14 tổ chức tà giáo, trong danh sách đó cũng không có Pháp Luân Công.

Theo luật pháp của Trung Quốc, Bộ Ngoại giao là chính phủ Trung Quốc và là cơ quan hành pháp nhà nước cao nhất. Điều này có nghĩa là Bộ Ngoại giao (chính phủ Trung Quốc) có quan điểm khác với chế độ của Giang Trạch Dân (Đảng Cộng sản Trung Quốc). Cho đến nay, cả NPC và Bộ Ngoại giao đều không công bố bất kỳ lệnh cấm nào đối với Pháp Luân Công. Câu chuyện về “Chính phủ cấm Pháp Luân Công” chỉ tồn tại trong các bản tin tuyên truyền.

Ngoài ra, Thông báo 50 do Tổng cục Báo chí và Xuất bản ban hành ngày 1 tháng 3 năm 2011, đã bãi bỏ lệnh cấm đối với sách Pháp Luân Công. Từ đó trở đi, việc xuất bản và sở hữu các sách Pháp Luân Công ở Trung Quốc là hợp pháp.

Năm 2017, Tòa án Nhân dân Tối cao và Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao đã giải thích về việc “xử lý các vụ án hình sự sử dụng các tổ chức tà giáo để phá hoại việc thực thi pháp luật”. Bản giải trình tư pháp không được Bộ Công an ký nên cơ quan hành pháp (Bộ Công an) không bị ràng buộc về mặt pháp lý. Việc giải thích vượt quá thẩm quyền của Bộ Công an và là bất hợp pháp.

Trong 23 năm qua, chế độ của Giang Trạch Dân và ĐCSTQ đã huy động bộ máy nhà nước bằng các tài liệu bí mật, thông báo nội bộ, cưỡng ép, gây áp lực chính trị và hối lộ để bức hại Pháp Luân Công. Điều đó đã gây ra không biết bao nhiêu vụ án oan sai, và vô số thảm kịch về thu hoạch nội tạng đáng kinh hoàng.

ĐCSTQ là một bóng ma từ phương Tây, và ĐCSTQ không phải là Trung Quốc. Bỏ qua những lời dối trá của ĐCSTQ, chúng ta có thể thấy rõ rằng Pháp Luân Công luôn là hợp pháp ở Trung Quốc. Và cuộc bức hại của ĐCSTQ đối với Pháp Luân Công không có cơ sở pháp lý, hoàn toàn là bất hợp pháp.

Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2022/7/20/446492.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/7/22/202372.html

Đăng ngày 24-07-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share