Bài viết của Văn Hân

[MINH HUỆ 28-04-2022]

(Tiếp theo Phần 1)

Cuộc bức hại Pháp Luân Công

Ngày 20 tháng 7 năm 1999, người đứng đầu Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bấy giờ là Giang Trạch Dân đã phát động một chiến dịch tàn khốc nhắm vào các học viên Pháp Luân Công. Cuộc bức hại này diễn ra đến nay đã hơn 20 năm nhưng chưa hề suy giảm. Sự tàn ác và cường độ của cuộc bức hại này còn ghê gớm hơn bất cứ cuộc bức hại chính giáo chính đạo nào khác trong lịch sử.

Năm 1992, Pháp Luân Công (còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp) bắt đầu được truyền xuất ra công chúng tại thành phố Trường Xuân, tỉnh Cát Lâm, lấy Chân-Thiện-Nhẫn làm nguyên tắc tu luyện cùng năm bài công pháp nhu hòa, đã tịnh hóa thân tâm, thăng hoa đạo đức cho mọi người. Chỉ vỏn vẹn mấy năm, Pháp Luân Công đã được quảng đại quần chúng trên khắp Trung Quốc hoan nghênh đón nhận.

Theo thống kê chính thức của Trung Quốc, đến năm 1999, số người tu luyện Pháp Luân Công đã lên đến hơn 100 triệu người, được đông đảo quan chức cấp cao trong ĐCSTQ cho đến quảng đại dân chúng phổ thông kính trọng. Thực tế này khiến Giang Trạch Dân đố kỵ, lòng như lửa đốt, mất hết cả lý trí, đem một cuộc thỉnh nguyện hết sức bình hòa và hợp pháp vu khống thành “bao vây Trung Nam Hải”, bất chấp sự phản đối của sáu trong bảy vị thường ủy Bộ Chính trị mà đơn phương khởi phát cuộc bức hại đối với Pháp Luân Công.

Cuộc bức hại này có sự cấu kết của các cơ cấu trong bộ máy ĐCSTQ để trục lợi, bao gồm các ban ngành chính phủ, quân đội, y tế, công an, tư pháp, tòa án, v.v. Vì Trung Cộng kiểm duyệt thông tin hết sức nghiêm ngặt, nên những báo cáo mà trang web Minh Huệ tiếng Trung (Minghui.org) thu thập được về các học viên Pháp Luân Công bị Trung Cộng bức hại chỉ là phần nổi của tảng băng chìm.

Mặc dù vậy, hơn 20 năm qua, Minh Huệ vẫn cóp nhặt được một lượng lớn tư liệu, bằng chứng của các nhân chứng trực tiếp, và đến nay vẫn tiếp tục thu thập, phân loại các trường hợp bị bức hại, và phản ánh phần nào trong “Báo cáo Minh Huệ: Cuộc bức hại Pháp Luân Công tại Trung Quốc 20 năm qua” (dưới đây gọi tắt là “Báo cáo Nhân quyền của Minh Huệ”). Do độ dài có hạn, bài viết này chỉ tóm lược một số điểm chính về cuộc bức hại này.

Phạm vi bức hại

Cuộc bức hại các học viên Pháp Luân Công được triển khai trên toàn Trung Quốc, từ thành phố đến nông thôn, bao phủ khắp 31 tỉnh, khu tự trị và thành phố trực thuộc trung ương, trong đó, nghiêm trọng nhất là ở tỉnh Hắc Long Giang, tỉnh Cát Lâm, tỉnh Liêu Ninh, tỉnh Hà Bắc, tỉnh Sơn Đông, Bắc Kinh, tỉnh Tứ Xuyên và tỉnh Hồ Bắc.

Các học viên bị bức hại thuộc mọi tầng lớp xã hội, từ giáo sư, nông dân, nghệ sỹ, chủ doanh nghiệp, đến quan chức chính phủ, cán bộ ngành hành pháp và tư pháp. Họ thuộc mọi giới tính và độ tuổi, từ trẻ sơ sinh đến người già ngoài 80-90 tuổi, ngay cả phụ nữ mang thai và người tàn tật cũng không được tha.

Nơi tra tấn các học viên Pháp Luân Công là các đồn cảnh sát, trại giam, trại lao động cưỡng bức, nhà tù, bệnh viện tâm thần, trung tâm tẩy não chuyển đổi từ trường học, và một số khách sạn.

Hình thức tra tấn

Theo các báo cáo trên Minghui.org, các hình thức tra tấn được sử dụng đối với các học viên Pháp Luân Công bao gồm nhưng không chỉ dừng ở việc đánh đập, sốc điện, tiêm thuốc không tự nguyện, và lạm dụng tình dục, v.v. Nói tóm lại, bất cứ cách thức nào có thể gây tổn hại cho các học viên đều được sử dụng để tra tấn họ.

Mỗi hình thức tra tấn có thể được sử dụng một cách khác nhau để gia tăng đau đớn cho các học viên. Ví dụ, nạn nhân có thể bị còng cổ tay hoặc cả hai tay, rồi dùng dây lồng qua cùm tay treo vào khung cửa; có trường hợp bị treo người lên qua chiếc vòng sắt, hoặc treo lên trong tư thế đại bàng sải cảnh, hoặc treo lộn ngược trong không trung.

Mức độ bức hại

Cuộc bức hại Pháp Luân Công của ĐCSTQ đã gây tổn thất lớn về nhân mạng. Theo thống kê chưa đầy đủ, tính đến ngày 19 tháng 7 năm 2022, Minghui.org đã xác minh được 4.828 trường hợp học viên Pháp Luân Công bị thiệt mạng vì bị bức hại.

Con số này chỉ là phần nổi của tảng băng về số người chết thực tế. ĐCSTQ vẫn luôn bưng bít thông tin về những tội ác của nó, bởi vậy một số lượng lớn các trường hợp bị bức hại vẫn bị che giấu trong bóng tối, nhiều bằng chứng bị phi tang ở nhiều cấp độ, đặc biệt là các vụ cưỡng bức thu hoạch nội tạng.

Theo thống kê của Minghui.org, tính đến ngày 10 tháng 7 năm 2019, đã có đến 86.050 học viên bị bắt giữ phi pháp, 28.143 người bị đưa đi cải tạo ở các trại lao động, 17.963 người bị kết án tù phi pháp, 18.838 người bị cưỡng bức đưa vào các lớp tẩy não và 809 học viên bị cưỡng chế đưa vào bệnh viện tâm thần. Các trường hợp bức hại dưới nhiều hình thức đã lên tới 518.940. Nhiều gia đình bị tan vỡ, khiến những người thân trong gia đình phải ly tán hoặc qua đời.

Chính tín vẫn luôn xuyên việt hắc ám

Cho đến nay, chúng ta đã bước sang năm thứ 22 của thế kỷ 21, cuộc bức hại tàn bạo đối với các học viên Pháp Luân Công vẫn tiếp diễn và đang diễn ra hàng ngày ở Trung Quốc. Mặc dù phải đối mặt với áp lực gắt gao và sự đe dọa, cùng với các quyền cơ bản trong cuộc sống, công việc, ngôn luận và đức tin bị chà đạp nghiêm trọng, nhưng các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc vẫn giữ được sự kiên trung, thiện lương, chân thành và vị tha đến kinh ngạc. Điều này đã làm xúc động vô số người trong ngoài Trung Quốc, kể cả những người từng có quan điểm tiêu cực về Pháp Luân Công và đối xử tệ với các học viên.

Chẳng hạn, trong tù, các học viên Pháp Luân Công thường bị các tù nhân đánh đập và ngược đãi – dưới sự xúi giục của cai tù, song các học viên vẫn không nảy sinh sự thù địch hay căm phẫn đối với họ, mà đối xử với họ bằng tâm thiện và sự nhẫn chịu.

Một học viên nhớ lại: “Dần dần, họ cũng thay đổi thái độ khi nhận ra chúng tôi là người tốt. Họ trông chừng qua ống nhòm trên cửa để chúng tôi khỏi bị lính canh phát hiện (khi học Pháp, luyện công). Vì trong tù không có nhạc luyện công nên khi chúng tôi luyện bài công pháp thứ hai, có tù nhân xem giờ và nhắc chúng tôi chuyển thế tay. Họ tin tưởng và trò chuyện tâm giao với chúng tôi. Họ giúp chúng tôi chuyển tài liệu, giấy, sách Đại Pháp, v.v. Cho các đồng tu. Khi lính canh lục soát phòng giam của chúng tôi, họ lại giúp cất giấu sách Đại Pháp.”

Những phẩm chất cao đẹp của các học viên Pháp Luân Công đã tác động tích cực đến các tù nhân. “Họ ít đánh nhau hơn, ít bạo hành người khác hơn. Một số không còn chửi thề nữa. Khi nói lời tục tĩu, họ sẽ cảm thấy xấu hổ và lập tức dừng lại. Một số tù nhân còn học Pháp cùng chúng tôi. Một số người nói, ‘Nếu như biết Pháp Luân Công sớm hơn, tôi đã không phạm phải tội ác nào và đã không bị giam giữ ở đây’.”

Trong những năm qua, Pháp Luân Công đã nhận được hàng nghìn bằng khen và thư công nhận từ khắp nơi trên thế giới ghi nhận những đóng góp và lợi ích to lớn của Pháp Luân Công đối với người dân và cộng đồng. Pháp Luân Công đã được thực hành ở hơn 100 quốc gia và lãnh thổ trên thế giới, và ngày càng có nhiều người nhận ra giá trị và tầm quan trọng của Chân-Thiện-Nhẫn, nhất là khi thế giới đang bị đại dịch COVID-19, bạo lực và chiến tranh trong mấy năm qua.

Thị trưởng Kevin Hartke của thành phố Chandler, tiểu bang Arizona, Hoa Kỳ đã tuyên bố trong một thông cáo: “Quyết tâm và lòng can đảm của các học viên Pháp Luân Công đứng lên bảo vệ Chân-Thiện-Nhẫn ngay trong cuộc bức hại tàn khốc của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã cho thế giới thấy giá trị của sự sống và sự quý giá của phẩm giá con người.”

Dân biểu Bang Nevada, Tracy M. Brown, đã tuyên bố trong một thông cáo: “Trong thời kỳ hậu đại dịch đầy khó khăn này, môn thiền định Pháp Luân Đại Pháp đã mang lại cho nhiều người dân Nevador một lựa chọn tự nhiên và hiệu quả để đạt được tinh thần minh mẫn, giải tỏa căng thẳng và năng lượng mới.”

“Pháp Luân Đại Pháp không chỉ mang lại sự bình an nội tại và trạng thái lạc quan trong những hoàn cảnh khắc nghiệt, mà còn giúp con người cả sự hiểu biết sâu sắc về sinh mệnh và vũ trụ.”

Hiện nay, cộng đồng quốc tế đã đạt được sự đồng thuận nói chung trong việc lên án cuộc bức hại Pháp Luân Công của ĐCSTQ. Chấm dứt cuộc bức hại và trả lại tự do cho tất cả các học viên Pháp Luân Công đã trở thành một chương trình nhân quyền và nhân quyền toàn cầu. Tội ác của ĐCSTQ đối với Pháp Luân Công chắc chắn sẽ bị xử lý trong một tương lai không xa. Bóng tối sẽ sớm qua đi và ánh sáng sẽ lại tỏa chiếu.

Lời kết: Khải thị từ lịch sử

Bốn vị hoàng đế trong “Tam vũ nhất tông” của lịch sử Trung Quốc đến cuộc bức hại tín đồ Cơ Đốc giáo của Đế chế La Mã, đều lợi dụng quyền lực để thiêu hủy kinh thư và bức hại tín ngưỡng. Song những biểu hiện đại thiện, đại nhẫn của những người có chính tín, dần dần đã khiến ngày càng nhiều dân chúng cảm nhận được nội hàm và sức mạnh của tín ngưỡng, không những cảm phục mà còn bước vào hàng ngũ người tu luyện. Thời gian dần trôi, vật đổi sao dời, cải triều hoán đại, người chấp chính mới lên thay, đều thuận theo thiên ý mà kết thúc bức hại. Nhìn lại lịch sử, ánh sáng tín ngưỡng luôn có thể xuyên việt hắc ám, nghênh đón ánh rạng đông.

Quỹ đạo vận hành của lịch sử từ xưa đến nay chưa bao giờ thay đổi. Từ năm 1999 đến nay, đã 23 năm trôi qua, ngày càng có nhiều người ở Trung Quốc, từ quan chức đến cảnh sát, từ những người cầm quyền cho đến dân thường, đã hiểu được chân tướng Pháp Luân Công, và cuộc bức hại ngày càng khó duy trì.

Quyền lực chỉ là thứ tạm bợ, nhưng tín ngưỡng lại đến từ Thần, có quan hệ thiết thân với nhân sinh. Vào thời khắc quan trọng này, ở ngã ba của lịch sử, nguyện cho tất cả những người thiện lương đừng bao giờ xem thường tín ngưỡng. Cho dù cuộc sống có thế nào, ai cũng đều là “Đến hai tay trắng, đi một ụ đất”. Chỉ có thấy rõ đại thế, liễu giải chân tướng, giữ vững thiện lương, mới có thể bước vào kỷ nguyên mới. Hãy đưa ra lựa chọn chính xác!

Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2022/4/28/441648.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/7/20/202337.html

Đăng ngày 23-07-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share