Bài viết của Lê Minh

[MINH HUỆ 20-07-2022] 23 năm qua ở Trung Quốc không phải là quãng thời gian bình thường. Trong khi mọi thứ dường như bình thường với nhịp sống hối hả thường thấy trong xã hội, thì bên trong các trại tạm giam, trại lao động và nhà tù, một số lượng lớn người vô tội đang bị giam giữ và tra tấn vì đức tin của họ.

Họ là những người theo tập Pháp Luân Công, một phương pháp thiền định dựa trên nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn. Kể từ khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bắt đầu cuộc bức hại Pháp Luân Công vào ngày 20 tháng 7 năm 1999, nhiều học viên đã bị nhắm đến chỉ vì phấn đấu trở thành những công dân tốt. Nhiều học viên bị giam giữ đã bị tra tấn thể xác, lao động cưỡng bức, lạm dụng tinh thần, sử dụng thuốc không tự nguyện, và thậm chí bị cưỡng bức thu hoạch nội tạng.

* * *

Sau khi được Đại sư Lý Hồng Chí truyền xuất ra công chúng vào năm 1992, do phù hợp với truyền thống tu luyện tự thân và giác ngộ tâm linh, Pháp Luân Công đã nhanh chóng được truyền rộng ở Trung Quốc. Những bài giảng chính của Chuyển Pháp Luân cũng trở thành một trong những cuốn sách bán chạy nhất ở Bắc Kinh vào tháng 1 năm 1996.

Tháng 3 năm 1995, Đại sư Lý được mời tham gia một cuộc hội thảo tại Đại sứ quán Trung Quốc tại Pháp. Sau đó, ông Lý đã tổ chức một đợt thuyết giảng tại Paris từ ngày 13-19 tháng 3 năm 1999, nhằm đưa Pháp Luân Công ra thế giới. Đến năm 1999, môn tu luyện này đã thu hút khoảng 100 triệu người ở gần 30 quốc gia.

Trước thực tế số học viên đông hơn số đảng viên ĐCSTQ, chế độ toàn trị của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã không chấp nhận môn tu luyện ôn hòa này. Tháng 7 năm 1999, lãnh đạo ĐCSTQ lúc bấy giờ là Giang Trạch Dân đã phát động một cuộc đàn áp Pháp Luân Công trên toàn quốc, và thề sẽ xóa sổ môn tu luyện chỉ trong ba tháng. Tuy nhiên, được truyền cảm hứng từ nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn, các học viên Pháp Luân Công chưa bao giờ dao động đức tin của họ hoặc ngừng nâng cao nhận thức về tính bất hợp pháp của cuộc bức hại, ngay cả khi điều đó đồng nghĩa với việc phải đối mặt với việc giam giữ, tống giam, cưỡng bức lao động, tra tấn, tẩy não tăng cường, hoặc thậm chí là cưỡng bức thu hoạch nội tạng.

Không thể tiêu diệt được Pháp Luân Công, ĐCSTQ đã dàn dựng vụ tự thiêu trên Quảng trường Thiên An Môn vào ngày 23 tháng 1 năm 2001, đúng đêm giao thừa Tết cổ truyền của Trung Quốc. Khi nhiều người dân Trung Quốc bật TV để xem buổi dạ tiệc năm mới hàng năm, họ đã bị sốc khi thấy những cảnh quay về vụ tự thiêu. ĐCSTQ tuyên truyền rằng những người tự thiêu là học viên Pháp Luân Công, do đó đã thành công trong việc kích động lòng căm thù của công chúng đối với Pháp Luân Công.

Vài tháng sau, vào ngày 20 tháng 11 năm 2001, 36 học viên Pháp Luân Công từ 15 quốc gia đã tập trung tại Quảng trường Thiên An Môn. Họ ngồi thành hai hàng, căng một biểu ngữ có dòng chữ “Chân-Thiện-Nhẫn” và bắt đầu thiền định. Mặc dù họ đã bị cảnh sát bắt giữ trong vòng chưa đầy một phút, nhưng cảnh tượng và tin tức về sự việc này đã cho thế giới biết được người dân từ nhiều quốc gia yêu mến Pháp Luân Công như thế nào.

Năm 2002, các học viên ở Hoa Kỳ đã khởi kiện Giang để giúp ngăn chặn tình trạng vi phạm nhân quyền nghiêm trọng này. Sau đó, các vụ kiện tương tự đã được đệ trình ở Argentina, Úc, Thụy Sỹ, Đức, Hy Lạp và nhiều quốc gia khác.

Tòa án tối cao Trung Quốc đã ban hành “Ý kiến ​​về việc Tòa án Nhân dân thực hiện cải cách hệ thống lưu ký hồ sơ vụ án”, với cam kết đảm bảo việc lưu ký và xử lý tất cả các đơn khiếu nại được nộp. Sau khi chủ trương này có hiệu lực vào ngày 1 tháng 5 năm 2015, hơn 200.000 học viên và người thân của họ ở Trung Quốc đã nộp đơn tố cáo Giang phạm tội trong vòng một năm. Họ tìm cách chấm dứt cuộc bức hại và buộc Giang phải chịu trách nhiệm về những tổn hại đã gây ra cho họ.

Trái ngược với những gì ĐCSTQ mong đợi, cuộc bức hại còn giúp nhiều người biết đến môn tu luyện hơn. Chỉ trong một thời gian ngắn, số học viên ở Đài Loan đã tăng từ 3.000 lên hàng trăm nghìn người. 23 năm đã trôi qua kể từ khi cuộc bức hại bắt đầu vào năm 1999, và môn tu luyện này đã mang lại vô số lợi ích cho người dân ở hơn 100 quốc gia.

Sự ấm áp ở Vòng Bắc Cực băng giá

Nằm trong Vòng Bắc Cực, thủ đô Helsinki của Phần Lan là một trong những thành phố ở cực Bắc. Khi Giải Vô địch Trượt băng Nghệ thuật Châu Âu diễn ra ở đó vào tháng 1 năm 2009, thời tiết lạnh cóng đã không ngăn được các học viên Pháp Luân Công đến đây và nâng cao nhận thức về cuộc bức hại ở Trung Quốc.

Khi học viên Sinikka đang treo biểu ngữ, một quý ông cao tuổi tiến đến và đọc tờ thông tin Pháp Luân Công. Ông nói: “Mọi người cần biết về hành vi tàn bạo này ở Trung Quốc, đặc biệt là nạn cưỡng bức thu hoạch nội tạng.“

Rồi ông trầm ngâm, “Tôi hiếm khi thấy ai ra ngoài như chị trong một ngày lạnh giá thế này. Những gì các chị làm chắc phải quan trọng lắm.”

Khi nghe nói các học viên quyết tâm giữ vững đức tin của họ trong cuộc bức hại tàn khốc, ông lão đã xúc động đến rơi lệ và muốn đi mua một ly đồ uống nóng cho cô Sinikka.

Khi hai người tiếp tục trò chuyện, ông lão biết được rằng các học viên làm tất cả những điều này không phải vì bản thân họ, mà là để mọi người đưa ra lựa chọn đúng đắn trong trận chiến giữa thiện và ác. Trên thực tế, nếu có nhiều người có thể từ bỏ ĐCSTQ tàn ác, thế giới sẽ là một nơi tốt đẹp hơn. Ông lão tán thành, “Đúng vậy, tất cả chúng ta đều cần biết sự thật, nhưng tìm ra nó đâu có dễ. Cảm ơn các bạn đã mang sự thật đến cho chúng tôi.”

Một người đàn ông khác đồng ý, “Chúng ta phải vạch trần những hành động xấu xa của ĐCSTQ. Các bạn làm tốt lắm, hãy tiếp tục nhé!” Một người đàn ông trẻ tuổi cùng bạn bè của anh lần lượt đọc các tấm áp phích. Anh thốt lên, “Điều này thật kinh khủng! Chúng ta phải ngăn chặn nó ngay lập tức!”

Một du khách đến từ Trung Quốc nhận tài liệu và cho biết anh có một đồng nghiệp cũng là học viên Pháp Luân Công. Anh đồng ý thoái Đội Thiếu niên Tiền phong, một tổ chức liên đới của ĐCSTQ, mà anh đã gia nhập từ nhiều năm trước.

Ngoài Helsinki, các học viên ở các thành phố khác của Phần Lan và Na Uy ở khu vực Bắc Cực, và Arkhangelsk của Nga, thường ra ngoài để kể cho mọi người những câu chuyện thực về Pháp Luân Công và cách giữ an toàn trong thế giới hỗn loạn này.

Phép màu ở Sao Paulo, Brazil

Tại thành phố Sao Paulo lớn nhất của Brazil có một cặp vợ chồng là Gilberto và Sueli, họ sở hữu một doanh nghiệp nhỏ với hơn 10 nhân viên. Hai vợ chồng làm việc chăm chỉ và hành xử theo nguyên tắc Chân-Thiện-Nhẫn. Các nhân viên của họ đều hiểu rõ tính bất hợp pháp của cuộc bức hại ở Trung Quốc và thậm chí còn đề nghị giúp đỡ các hoạt động của Pháp Luân Công.

Với nỗ lực trở thành những công dân tốt, cặp vợ chồng này luôn quan tâm đến người khác và đối xử với khách hàng của họ một cách trung thực và tử tế. Trong hai năm qua, nền kinh tế của Brazil suy thoái nghiêm trọng, nhiều doanh nghiệp trong ngành của họ đã phải đóng cửa, nhưng công việc kinh doanh của họ vẫn hoạt động tốt. Anh Gilberto chia sẻ: “Tôi nghĩ đó là phước lành từ Pháp Luân Công.”

Ngoài việc giúp nhân viên của họ tìm hiểu về Pháp Luân Công, anh Gilberto còn phát Tuần báo Minh Huệ phiên bản tiếng Trung ở Khu phố Tàu vào mỗi thứ Bảy hàng tuần. Bị tẩy não bởi tuyên truyền của ĐCSTQ, một số người Trung Quốc đã từ chối nhận tài liệu và thậm chí ném tài liệu vào mặt anh. Thông qua việc học các bài giảng của Pháp Luân Công, anh biết những người đó đã bị đánh lừa bởi những lời giả dối. Anh quyết định giúp họ thức tỉnh và đối xử với họ bằng thái độ ôn hòa và nhân ái hơn.

Bảo tàng Nghệ thuật Sao Paulo cũng là một địa điểm nổi tiếng đối với cả người dân địa phương và khách du lịch. Tháng nào anh Gilberto cùng các học viên khác cũng đến khu vực quanh đó để trưng bày các biểu ngữ, áp phích, tài liệu và trình diễn bài công pháp. Nhiều người đã nghe nói về Pháp Luân Công ở đó và một số đã bước vào tu luyện. Bị sốc trước sự tàn bạo ở Trung Quốc, người qua đường đã ký tên vào bản kiến ​​nghị yêu cầu chấm dứt tình trạng vi phạm nhân quyền nghiêm trọng trong xã hội hiện đại ở Trung Quốc.

Một viên ngọc quý

Từ châu Âu đến châu Á, từ châu Mỹ đến châu Úc và châu Phi, mọi người trên khắp các Châu lục đều bị thu hút bởi Pháp Luân Công. Ngoài tác dụng cải thiện sức khỏe, họ còn biết nguyên tắc Chân-Thiện-Nhẫn sẽ gắn kết xã hội của chúng ta và đưa chúng ta đến chương tiếp theo của lịch sử.

Lấy ví dụ về trường hợp của anh Bogdan, một thanh niên 24 tuổi sống ở Calgary, Canada. Anh Bogdan bắt đầu sử dụng ma túy từ năm 15 tuổi và từng có hai lần bị bỏ tù vì tội ăn trộm để nuôi cơn nghiện. Thấy con trai không còn hy vọng gì, cha mẹ anh đành bỏ cuộc.

Một lần, anh Bogdan cần làm mấy việc vặt ở trung tâm thành phố, và ở đó anh đã nhận được một tờ rơi từ một học viên Pháp Luân Công. Chính tờ rơi này đã thay đổi cuộc đời anh. Bốn tháng sau khi bắt đầu đọc Chuyển Pháp Luân, anh Bogdan đã hoàn toàn bỏ được ma túy. “Ngay cả khi có ma túy trước mặt tôi – trong đời thực hay trong mơ, tôi sẽ không do dự từ chối nó. Đây quả là một phép màu đối với tôi.”

Sau bốn tháng tu luyện, anh Bogdan quyết định tìm một công việc để kiếm sống. Anh được nhận vào làm đầu bếp trong một nhà hàng. Trong đợt đại dịch, các đồng nghiệp của anh lần lượt bị nhiễm covid, nhưng anh Bogdan vẫn khỏe mạnh bình thường. Anh không bao giờ vắng mặt và thường làm thay ca cho các đầu bếp khác, hoặc làm thêm giờ mà không phàn nàn. Ông chủ thấy vậy mừng rỡ nói với anh, “Cậu đã cứu công việc kinh doanh của tôi.”

Đã có rất nhiều báo cáo trên Minghui.org cho thấy sức mạnh kỳ diệu của Pháp Luân Công trong việc giúp mọi người khỏi bệnh nan y, bệnh mãn tính, trầm cảm, nghiện ma túy và nhiều triệu chứng khác. Nhiều học viên cũng đã trở thành những người tốt hơn và tử tế hơn. Sau tất cả, nếu một người thực sự phấn đấu để trở nên tốt hơn mỗi ngày thì điều chờ đợi sẽ là một tương lai tươi sáng.

Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2022/7/20/446384.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/7/21/202357.html

Đăng ngày 22-07-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share