Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ ở tỉnh Vân Nam, Trung Quốc

[MINH HUỆ 19-01-2022] Khi cựu lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) Giang Trạch Dân bắt đầu đàn áp Pháp Luân Công vào năm 1999, ông ta đã thành lập Phòng 610 ngoài vòng pháp luật. Nó hoạt động bên ngoài mạng lưới chính quyền cộng sản, cơ quan giống như Gestapo này không bị giới hạn bởi Hiến pháp hay pháp luật hiện hành và có quyền tự ý sử dụng không giới hạn vào các nguồn tài nguyên [của quốc gia].

Ví dụ, khi người nhà của các học viên Pháp Luân Công bị giam giữ khiếu nại về các hành vi phi pháp đang xảy ra trong Nhà tù Nữ Số 2 Vân Nam, trưởng đội Dương Minh Sơn đã thẳng thừng trả lời rằng họ đang làm theo lệnh của Phòng 610 Vân Nam.

Bên cạnh việc chỉ đạo bắt giữ, giam cầm và tra tấn các học viên Pháp Luân Công, Phòng 610 cũng chỉ đạo các nhân viên chính quyền tra tấn tinh thần và cưỡng bức tẩy não các học viên và tống các học viên khoẻ mạnh vào các bệnh viện tâm thần. Bên cạnh việc phạt tiền, đuổi việc và cắt lương hưu, Phòng 610 cũng lệnh cho các nhân viên chính quyền lục soát nhà các học viên và tịch thu tài sản của họ. Trong các trung tâm tẩy não, lính canh đã ngược đãi học viên bằng cách cưỡng bức phá thai, sốc điện bằng dùi cui và thậm chí là mổ cướp nội tạng.

Ngoài ra, Phòng 610 đã đưa ra những chính sách ngăn cản các học viên Pháp Luân Công và con cái của họ được tham gia quân đội, xin việc trong các cơ quan nhà nước hoặc trở thành các bác sỹ, giáo viên hoặc viên chức. Cơ quan này cũng ra lệnh cho người sử dụng lao động phải ngừng trả lương hưu của các học viên, giáng chức hay thậm chí sa thải họ.

Theo thống kê của Minh Huệ Net, có hơn 2.000 học viên Pháp Luân Công ở tỉnh Vân Nam đã bị bắt, sách nhiễu, bỏ tù, tẩy não, bị đưa đến các trại lao động cưỡng bức hay bị kết án tù. Trong số họ, 473 người đã bị đưa đến các trại lao động và 547 người bị kết án. Bà Hà Liên Xuân ở thành phố Mông Tự bị giam lâu nhất – 21 năm. Học viên lớn tuổi nhất là một nam kỹ sư 86 tuổi ông Lý Bồi Cao vẫn bị giam. Được biết có 59 học viên đã qua đời do bị tra tấn trong khi giam cầm.

Dưới đây là danh sách các trưởng Phòng 610 Vân Nam từ năm 1999 đến 2018.

1. Đào Quốc Tương

Trước 20 tháng 7 năm 1999, Đảng Uỷ tỉnh Vân Nam đã thành lập “Nhóm lãnh đạo xử lý các vấn đề về Pháp Luân Công” do Vương Thiên Tỷ, phó Bí thư Đảng kiêm trưởng Ban Tuyên Tuyên truyền Vân Nam phụ trách. Đào Quốc Tương được chỉ định làm trưởng Phòng 610.

5571cea0dd48ae68256caa2ecfe67c0c.jpg

Đào Quốc Tương (陶国相)

Đào Quốc Tương: nam, ngoài 60 tuổi. Từ năm 1999 đến tháng 4 năm 2001, ông ta giữ chức Phó Phòng 610 của Tỉnh Uỷ Vân Nam (quyền trưởng phòng)

Đào tích cực thực thi chính sách bức hại Pháp Luân Công do Giang Trạch Dân (lãnh đạo ĐCSTQ khi đó) chỉ thị. Cụ thể hơn, ông ta đã lãnh đạo hai chiến dịch bức hại Pháp Luân Công.

Trong một cuộc họp của các lãnh đạo địa phương do Đảng Uỷ tỉnh Vân Nam tổ chức vào ngày 22 tháng 7 năm 1999, Đào và Phòng 610 đã yêu cầu các nhân viên chính quyền “canh kỹ cửa nhà và quản lý người của mình” để “chiến đấu” với Pháp Luân Công. Chiến lược của họ là “phát hiện sớm, kiểm soát sớm và giải thể sớm”. Ngoài việc đe dọa sai thải, cắt lương hưu và cách chức các học viên, họ còn tịch thu các sách và tài liệu Pháp Luân Công, gây áp lực ép các học viên từ bỏ đức tin.

Sau khi tuyên bố “tiêu diệt Pháp Luân Công trong ba tháng” của Giang thất bại, Phòng 610 Vân Nam đã tổ chức một hội nghị vào tháng 11 năm 1999 về việc “cấm Pháp Luân Công” trong tỉnh. Trong làn sóng thứ hai, Đào và Phòng 610 chỉ đạo cảnh sát cùng hệ thống chính trị pháp luật trên toàn tỉnh làm việc với nhau để tiêu diệt Pháp Luân Công. Khi cuộc đàn áp Pháp Luân Công ở Vân Nam leo thang, chỉ riêng tháng 4 năm 2000 đã có hơn 100 học viên bị bắt và bị đưa đến các trại lao động.

Trong nhiệm kỳ hơn một năm của Đào lúc làm trưởng Phòng 610, hàng ngàn học viên Pháp Luân Công đã bị bắt ở Vân Nam. Hàng trăm người trong số đó bị đưa đến các trung tâm tẩy não, 180 người bị đưa đến các trại lao động, 37 người bị kết án và nhiều người qua đời.

Bắt giữ

Sáng sớm ngày 20 tháng 7 năm 1999, nhiều trạm trưởng trạm phụ đạo (tình nguyện viên) của Pháp Luân Công đã bị bắt, bao gồm Vương Lam, Triệu Kỳ Lân, Lại Cao Hoa, Lý Thụ Minh, Biện Vân San, Trương Mĩ Viện, Vương Vũ Bình, Mã Tiên Minh, Chu Lan và Lưu Yến. Họ bị giam giữ và lục soát nhà cửa.

Sau khi ĐCSTQ bắt đầu công khai cuộc đàn áp vào ngày 22 tháng 7 năm 1999, chính quyền đã tiến hành nhiều cuộc bắt giữ quy mô lớn nhắm vào các học viên luyện công ngoài trời, thỉnh nguyện lên các cơ quan chính quyền ở tỉnh Vân Nam hay đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện. Hàng trăm học viên đã bị bắt, giam giữ hay bị đưa đến các trung tâm tẩy não và lục soát nhà cửa.

Trong Hội chợ Triển lãm Thế giới vào tháng 10 năm 1999, các học viên Pháp Luân Công đã bị giám sát chặt chẽ. Nhiều người đã bị bắt vào ngày 31 tháng 10 vì vạch trần cuộc bức hại trong thời gian diễn ra triển lãm, bao gồm Lương Đông, Tương Minh Phượng, Trương Úy Cẩn, Hoàng Vũ Đệ, Ngô Cương và Tả Lập. Lương Đông đã bị kết án phi pháp 3 năm tù, ông là học viên bị kết án đầu tiên ở Vân Nam. Nhiều người bị đưa đến các trại lao động trong 2 năm, trong đó có Tương Minh Phượng và Trương Úy Cẩn.

Năm 2001, Đào đã tiêu một triệu nhân dân tệ vào việc gắn các vệ tinh mặt đất nhằm bắt giữ các trạm trưởng trạm phụ đạo của Pháp Luân Công giống như học viên Vương Lam.

Tẩy não

Phòng 610 Vân Nam lập cái gọi là “tổ chuyên gia” để “chuyển hoá” các học viên (tức cưỡng bức họ từ bỏ đức tin vào Pháp Luân Công). Bên cạnh việc “chuyển hoá” các học viên bị giam, tổ này đã thực hiện ít nhất 62 bài diễn thuyết với sự tham gia của 63.000 người ở 11 thành phố. Những sự kiện này được công bố rộng rãi trên truyền thông nhằm kích động dân chúng thù hận Pháp Luân Công.

Trong tháng 9 và tháng 11 năm 2000, Phòng 610 Vân Nam đã đổ một lượng lớn tiền của để mời “các chuyên gia” từ Trại Lao động Cưỡng bức Mã Tam Gia khét tiếng đến dạy những chiến lược đánh bại Pháp Luân Công. Ngoài việc đào tạo trong các nhà tù và các trại lao động, những “chuyên gia” này đã tổ chức 24 phiên tẩy não ở nhiều thành phố gồm Côn Minh, Hồng Hà, Khúc Tĩnh và Văn Sơn.

Một ví dụ là Tạ Hoành Vũ, một sinh viên đại học 22 tuổi của trường Đại học Khoa học và Kỹ thuật An Huy danh tiếng của Trung Quốc. Trường học đã gọi cha anh đến đưa anh về. Khi về nhà, các quan chức địa phương đã bắt anh đến những lớp tẩy não ở Côn Minh. Bị truy lùng một cách có hệ thống bởi tỉnh, thành phố, huyện, thị trấn và các Phòng 610 cấp thôn, anh Tạ đã suy sụp mà phát bệnh tâm thần và qua đời vào ngày 23 tháng 8 năm 2001.

Kích động sự thù hận trong dân chúng

Từ ngày 22 tháng 7 năm 1999, Phòng 610 Vân Nam đã lệnh cho tất cả kênh truyền thông trong tỉnh bôi nhọ Pháp Luân Công. Những cơ quan này bao gồm Nhật báo Vân Nam, Báo chiều Xuân Thành, Thời báo Đông Lục, Nhật báo Côn Minh, Báo sáng Điền Trì, Báo người cao tuổi Vân Nam, Báo Pháp luật Vân Nam, Báo Tin tức Vân Nam, Đài Truyền hình Vân Nam, Đài Truyền hình Côn Minh, Đài Phát thanh Vân Nam, Đài Phát thanh Côn Minh, cùng nhiều kênh truyền thông địa phương khác.

Phòng 610 Vân Nam cũng tổ chức nhiều hoạt động trên toàn tỉnh nhằm bôi nhọ và phỉ báng Pháp Luân Công. Các cơ quan và tổ chức đảng; quân đội, tư pháp, các hiệp hội công nhân, thanh niên và phụ nữ; các cơ quan, tổ chức chính trị; trường học, nhà máy và hầm mỏ; quân đội đồn trú; các chuyên gia khoa học và công nghệ; các nhóm tôn giáo; các giới văn học; các tổ chức văn hoá; những người khuyết tật và những cơ quan khác,… đều đồng loạt tổ chức các hội nghị phê phán Pháp Luân Công. Trong các cuộc họp công kích và lăng mạ Pháp Luân Công, mỗi người bị ép phải công kích và phỉ báng Pháp Luân Công. Các cuộc công kích bằng chữ ký được tổ chức ở những nơi công cộng nhằm buộc các cư dân địa phương, bao gồm cả học sinh tiểu học và trung học phải bôi nhọ và thù hận Pháp Luân Công.

2. Thịnh Vân Phú

426085d1d746ae9a1da397ae067c0e1e.jpg

Thịnh Vân Phú (盛云富)

Thịnh Vân Phú: nam, sinh tháng 6 năm 1956. Từ tháng 4 năm 2001 đến tháng 4 năm 2003, ông ta giữ chức bí thư kiêm trưởng Phòng 610 Vân Nam.

Khi ĐCSTQ làm ra vụ tự thiêu giả mạo trên Quảng trường Thiên An Môn vào năm 2001 để bôi nhọ Pháp Luân Công, Thịnh đã phát động chiến dịch thứ ba nhằm tấn công Pháp Luân Công. Bên cạnh việc kích động thù hận Pháp Luân Công, ông ta đã chỉ đạo những vụ bắt giữ học viên trên quy mô lớn. Nhiều người đã bị lĩnh án lao động hoặc cầm tù.

Trong nhiệm kỳ của Thịnh, hơn 1.000 học viên đã bị bắt hoặc bị đưa đến các trại lao động. Trong số họ, 120 người bị đưa đến các trại lao động và gần 100 người bị kết án tù. Ít nhất 12 học viên, bao gồm Hoàng Cúc Mỹ, Trần Thục Thu, Tằng Thiệu Lan và Ổ Gia Hòa đã qua đời do bị tra tấn trong khi bị cảnh sát giam giữ.

Năm 2001, Phòng 610 tỉnh đã tổ chức những buổi triển lãm quy mô lớn để bôi nhọ Pháp Luân Công trên địa bàn 100 huyện thị và có hơn 8 triệu người tham gia.

3. Chu Phát Hồng

c5a08867cad2e7c585113ec1895a9423.jpg

Chu Phát Hồng (周发洪)

Chu Phát Hồng: nam, sinh tháng 4 năm 1954. Từ tháng 4 năm 2003 đến ngày 13 tháng 11 năm 2007, ông ta giữ chức trưởng Phòng 610 Tỉnh Vân Nam.

Trong hơn 4 năm làm trưởng Phòng 610, Chu đã chỉ đạo đàn áp Pháp Luân Công và thực hiện cái gọi là “đấu tranh chuyên hạng” thông qua hệ thống công an.Trong thời gian đó, 183 học viên ở Vân Nam đã bị bắt đến các trại lao động và hơn 100 người bị kết án. Hơn 10 học viên đã qua đời do bị bức hại, gồm Dương Tô Hồng, Sử Hỷ Chi, Quế Minh Phân, Trương Phượng Tiên, Lý Tuyết Phân và Trương Quế Phương.

Sau khi Đại Kỷ Nguyên đăng tải Cửu Bình (Chín bài bình luận về Đảng Cộng sản)vào cuối năm 2004, Phòng 610 Vân Nam đã điên cuồng thi hành đàn áp bí mật theo lệnh của chính quyền Giang Trạch Dân. Khi cuộc bức hại leo thang hơn, chỉ riêng từ năm 2004 đến 2005, đã có hơn 200 học viên đã bị bắt, đưa đến các trại lao động hay kết án tù.

4. Tôn Đại Hồng

0dada9ebef421183b7dcfa020ea77db4.jpg

Tôn Đại Hồng (孙大虹)

Tôn Đại Hồng (nam) giữ chức bí thư Đảng kiêm trưởng Phòng 610 tỉnh Vân Nam từ tháng 11 năm 2007 đến tháng 9 năm 2009, đồng thời tại thời điểm đó, ông ta cũng là phó giám đốc Công an tỉnh Vân Nam.

Trước Thế Vận hội 2008 ở Bắc Kinh, Uỷ ban Chính trị và Pháp luật (UBCTPL) đã ban hành một văn kiện có tiêu đề “Duy trì hiệu quả sự ổn định xã hội và đảm bảo an toàn cho Thế Vận hội Bắc Kinh.” Tôn đã theo sát và tăng cường bức hại Pháp Luân Công. Các cơ quan và chủ doanh nghiệp nhà nước đã giám sát và theo dõi sát sao các học viên.

Nhiều học viên đã bị bắt và bị giam như Vương Hối Chân, Lý Bồi Cao, Dương Thục Hoa, Đổng Chí Côn, Vương Liên Chi, Đặng Quỳnh Tiên, Lê Côn Bình, Lý Khiêm và vợ, Đại Quỳnh Tiên, Đặng Trí Húc, Cát Hồng Liên, Lý Đào Hữu, Lâm Tú Anh, Ngô Lệ Vân, Long Hoa Tiên, Chu Tấn và con gái. Thật ra, ít nhất 24 học viên đã bị đưa đến các trại lao động và 44 người bị kết án. Hơn 10 học viên đã qua đời do bị bức hại, gồm Tô Tuệ Quỳnh, Lý Bảo Nghĩa, Thái Bằng Thuận, Dương Tố Phân, Trương Tú Anh, Vương Liên Chi, Trầm Dược Bình, Trì Chí, Tôn Hoài Phượng và Lý Kiện Anh.

5. Tiên Yến Minh

64f25bcdac9d3b807bda358691d15c16.jpg

Tiên Yến Minh (先燕明)

Tiên Yến Minh (nam, sinh tháng 11 năm 1953) là trưởng Phòng 610 tỉnh Vân Nam từ tháng 10 năm 2009 đến tháng 1 năm 2011. Trong thời gian này, ông ta đã chỉ đạo các vụ bắt bớ và giam giữ học viên Pháp Luân Công.

Ngày 12 tháng 4 năm 2011, nhiều học viên gồm Ngô Kỳ Phân, Vương Thụ Lan, Dương Công Tú và Chu Ân Hoa, đã bị Công an quận Tây Sơn bắt giữ và nhà họ bị lục soát. Hai vợ chồng học viên Lý Phúc và Tôn Hiển Hinh cũng bị bắt giữ sau đó.

Khoảng 2 giờ sáng ngày 13 tháng 4 năm 2011, hai cảnh sát Trương Trị Trung và Vương Nhân Phổ thuộc Sở Công an Huyện Trấn Hùng đã bắt giữ các học viên Long An Thành, Trương Triêu Tuyên, Long An Tuấn cùng nhiều người khác. Nhà họ đã bị lục soát và Long An Thành bị đưa đến một trại lao động cưỡng bức.

Ngày 27 tháng 8 năm 2011, một đợt bắt giữ quy mô lớn đã diễn ra dưới sự chỉ đạo của Phòng 610 Côn Minh và Công an Côn Minh. Trong số những học viên bị bắt giữ có Ngô Vân, Trương Thủy Lan, Thẩm Trụ Hữu và Hàn Thụ Lâm. Sau đó một số đã bị kết án tù.

Ngày 22 và 23 tháng 3 năm 2011, dưới sự chỉ đạo của Phòng 610 Khúc Tĩnh và Công an Khúc Tĩnh, năm học viên đã bị bắt và nhà họ bị lục soát, trong đó có Hoàng Hỷ Lan, Nhiêu Tuyết và Lương Quốc Phân.

Ngày 3 tháng 7 năm 2011, theo lệnh của Phòng 610 Hồng Hà, cảnh sát của các thành phố Cá Cựu, Mông Tự và Khai Viễn đã bắt giữ nhiều học viên và lục soát nhà họ. Các học viên bao gồm vợ chồng Lê Minh và Lưu Yến, Thôi Lâm, Vương Lan Phân, Trần Tương Trân, Tương Ngọc Hoa, Thường Bình, Vạn Quỳnh, Mã Quốc Trung và những người khác. Đây là lần thứ tư học viên Lưu Yến (47 tuổi, một nhân viên của Phòng Thủy lợi Hồng Hà) bị bắt giữ. Bà đã bị kết án 10 năm tù.

6. Lý Hưng Dân

2022-1-18-203415-3.jpg

Lý Hưng Dân (李兴民)

Lý Hưng Dân (nam, sinh tháng 11 năm 1964). Ông ta giữ chức trưởng Phòng 610 Vân Nam từ tháng 2 năm 2011 đến tháng 7 năm 2011.

Năm tháng sau khi Lý nhận chức, ông ta đã tăng cường cuộc bức hại ở tỉnh Vân Nam. Các học viên bị giám sát, sách nhiễu, bắt giữ, lục soát nhà cửa và tịch thu tài sản. Trong chưa đầy 6 tháng, hơn 80 học viên đã bị bắt, giam giữ và đưa đến các trại lao động hoặc bị kết án tù. Hàng loạt các phiên tẩy não được tổ chức nhằm “chuyển hoá” tất cả các học viên trên địa bàn Vân Nam trong vòng 3 năm.

7. Tưởng Bình

a06aaf4338387dc822e7fb4de8cbb81d.jpg

Tưởng Bình (蒋平)

Tưởng Bình (nam, sinh ngày 6 tháng 11 năm 1955). Từ tháng 7 năm 2011 đến tháng 10 năm 2015, ông ta giữ chức trưởng Phòng 610 Vân Nam. Trong thời gian này, cuộc bức hại ở Vân Nam còn tồi tệ hơn trước.

Từ ngày 7 tháng 7 năm 2011, ông ta là trưởng Phòng 610 của Đảng Uỷ kiêm bí thư Nhóm Lãnh đạo Đảng. Đó là thời kỳ mà cuộc đàn áp và bức hại Pháp Luân Công ở Vân Nam trầm trọng hơn. Chỉ tính riêng trong thời gian diễn ra Đại hội Đại biểu Toàn quốc Lần thứ 18 của ĐCSTQ (tháng 11 năm 2012) và Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới (tháng 5 năm 2012), hàng chục học viên đã bị bắt và bị kết án. Một số đã qua đời do bị bức hại.

Ngày 7 tháng 2 năm 2012, khi các học viên ở huyện Lục Lương đang tổ chức đón Tết nguyên tiêu cùng với cộng đồng địa phương bằng màn biểu diễn trống lưng, cảnh sát Vân Nam và cảnh sát địa phương đã bắt giữ 14 học viên, bao gồm La Lệ Chi, Tiêu Ngọc Hà, Ngô Kỳ Huệ, Ngô Kỳ Phương, Nhâm Lệ Na, Tấn Đạo Lan, Ngô Quang Trân, Ngô Hải Yến, Dương Cúc Anh, Tương Tuyết Mai, Ngô Khải Văn, Dương Cung Tú cùng những người khác. Tiêu Ngọc Hà, Tương Tuyết Mai và Ngô Kỳ Huệ đã bị giam giữ và kết án phi pháp.

Ngày 14 tháng 2 năm 2012, các học viên Lý Toàn, Tiểu Tam, Triệu Tú Nga, Trương Thuận Anh, Kỷ Hán Lương, Lý Tiên và Chu Binh Đẳng ở huyện Phượng Khánh đã bị bắt giam và kết án.

Vào khoảng thời gian xung quanh Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới vào tháng 5 năm 2012, Phòng 610 Vân Nam đã bắt giữ hàng chục học viên trên toàn tỉnh. Một số đã bị đưa đến các trại lao động hoặc bị kết án.

Những người bị bắt ở Côn Minh bao gồm Hiệp Bảo Phúc, Dương Minh Thanh, Hiệp Mậu (ba người của cùng một gia đình), Tô Côn cùng vợ là Trương Hiểu Đan, Khương Doãn Nam, Mâu Thanh, Phổ Bảo Ngọc, Lý Bồi Cao, Trần Thục Cầm, Chu Vân Trân, Lý Trúc Tú, Đoàn Húc Anh, Ôn Vĩnh Thụ, Thái Xuân Bị, Vương Hối Chân, Thái Văn Huệ, Phó Quốc Lan, Mai Bích Lâm cùng vợ/chồng và vợ chồng ông Chu Mô Phương và Lý Tư Tương.

Những người bị bắt ở Ngọc Khê là Tiết Huệ Lệ, Vương Vĩ, Trương Quế Hòa, Tiền Hải Minh (cháu trai của Trương Quế Hòa, không phải là học viên), Chu Đại Đa và Trương Nhược Long. Các học viên bị bắt ở Hồng Hà bao gồm Dương Lệ Văn, Vương Huy, Mã Húc Dũng, Lí Khải Bằng, Đái Bồn Thuận, Trương Sỹ Lâm, Trương Công Cần cùng vợ và hai con gái là Trương Nghệ Oánh và Giang Nhuận Lân. Uông Lệ Trân ở Văn Sơn cũng bị bắt.

Năm 2013, hơn 60 học viên đã bị bắt ở tỉnh Vân Nam và 29 người bị kết án. Ngoài ra, hàng chục người đã bị khám xét phi pháp và sách nhiễu. Ba người đã chết do bị tra tấn trong lúc giam cầm.

Nửa đầu năm 2014, 65 học viên đã bị bắt và bị kết án. Hơn nữa, 36 người bị xét xử, 22 người bị kết án và 44 người bị sách nhiễu và lục soát nhà cửa.

Năm 2015, tổng cộng 200 học viên đã bị kết án ở Vân Nam. Trong số họ, 107 người bị bắt, 83 người bị lục soát nhà, 74 người bị sách nhiễu và 19 người bị kết án.

8. Hoàng Chính Hồng

0d14d3e3f0f3c35e8148aa70e99749bc.jpg

Hoàng Chính Hồng (黄政红)

Hoàng Chính Hồng (nam, sinh vào ngày 6 tháng 11 năm 1955) giữ chức bí thư Đảng kiêm trưởng Phòng 610 Vân Nam trong khoảng thời gian từ tháng 10 năm 2015 đến tháng 1 năm 2018,

Chỉ riêng năm 2016, tổng cộng 115 học viên đã bị bức hại ở tỉnh Vân Nam. Trong số họ, 27 người bị sách nhiễu, 20 người bị bắt bớ, 18 người bị giam và 19 người bị xét xử và kết án. Trong năm 2017, con số tăng lên 118 người, với 17 người bị kết án, 55 người bị bắt và 45 người bị sách nhiễu. Một học viên đã qua đời do bị bức hại.

Những thống kê trên đây đã tóm tắt phần nào sự tham gia sâu rộng của Phòng 610 trong cuộc đàn áp Pháp Luân Công ở tỉnh Vân Nam. Trong nhiều trường hợp, các học viên và người thân của họ đã mất việc làm và gia đình tan nát chỉ vì các học viên muốn trở thành người tốt hơn theo tiêu chuẩn Chân-Thiện-Nhẫn.

Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2022/1/19/437001.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/5/25/201494.html

Đăng ngày 26-06-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share