Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ ở tỉnh Vân Nam, Trung Quốc
[MINH HUỆ 05-02-2022] Trong khoảng thời gian từ tháng 7 năm 1999 đến năm 2013, Tòa án Trung cấp Thành phố Côn Minh ở tỉnh Vân Nam với vai trò là tòa xét xử sơ thẩm, đã kết án 75 học viên Pháp Luân Công địa phương chỉ vì họ không từ bỏ đức tin của mình, bốn trong số các học viên đã bị kết án hai lần, học viên lớn tuổi nhất bị kết án đã ngoài 80 tuổi và án tù dài nhất là 7 năm.
Những án tù này đã dẫn đến cái chết của bà Vương Liên Chi (73 tuổi) và bà Sử Hỷ Chi (ngoài 60). Cả hai người phụ nữ này đều bị tiêm thuốc gây tổn thương thần kinh và bị sốc điện bằng dùi cui điện trong thời gian thụ án tại Nhà tù Nữ Số 2 Tỉnh Vân Nam. Bà Quách Linh, một bệnh nhân bại liệt, đã phải ngồi tù 2 lần với tổng cộng 11 năm. Xương chậu của bà đã bị tổn thương vĩnh viễn vì những cuộc tra tấn trong tù.
Sau đây là chi tiết về 12 thẩm phán của Tòa án Trung cấp Thành phố Côn Minh (trong đó có 3 nữ thẩm phán) và tội ác của họ trong việc kết án các học viên Pháp Luân Công. Trong hầu hết các vụ án, nhiều thẩm phán đã cùng tham gia kết án một học viên.
1. Dương Hiểu Bình
Dương Hiểu Bình
Dương Hiểu Bình, sinh vào tháng 5 năm 1977, từng là Phó Chánh tòa của Tòa Hình sự Số 1 của Tòa án Trung cấp Thành phố Côn Minh. Dương đảm nhiệm vị trí trợ lý thẩm phán vào năm 2003 và làm thẩm phán vào năm 2007. Sau đó, bà ta được thăng chức lên làm thẩm phán trưởng và cuối cùng là phó chánh án của Tòa án Quận Bàn Long.
Trong thời gian Dương làm thẩm phán trưởng của Tòa án Trung cấp Thành phố Côn Minh từ tháng 4 năm 2008 đến tháng 1 năm 2012, bà ta đã cùng với các quyền thẩm phán viên Dương Tiệp, Lý Đàm và Lý Hưng Hổ kết án ít nhất 36 học viên Pháp Luân Công từ 1 đến 7 năm tù.
Sau đây là một số trường hợp bị Dương kết án.
(1) Hai vợ chồng bị kết án vì tu luyện Pháp Luân Công
Phó Thị trưởng Thành phố Côn Minh đã ra lệnh cho hàng chục cảnh sát của Công an Ngũ Hoa bắt giữ bà Trần Diễm Diễm tại Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Côn Minh vào ngày 20 tháng 5 năm 2008. Cùng ngày hôm đó, họ cũng bắt giữ chồng bà Trần là ông Từ Vĩ và lục soát nhà của họ. Dương và các thẩm phán khác đã xét xử hai vợ chồng học viên này vào ngày 26 tháng 3 năm 2009, và kết án bà Trần 7 năm tù và ông Từ 1,5 năm tù.
(2) Lĩnh án 3 năm tù vì phân phát đĩa DVD
Bà Quách Linh Na (48 tuổi) từng làm việc tại Công ty TNHH Xi măng Côn Minh Quốc Tư Vân Nam. Bà bị bắt sau khi bị báo cảnh sát vì tặng cho hai học sinh những chiếc đĩa DVD có thông tin về Pháp Luân Công vào ngày 13 tháng 12 năm 2009.
Bà Quách đã bị xét xử vào ngày 27 tháng 8 năm 2010 mà gia đình bà không hề hay biết. Các đĩa DVD đó đã được sử dụng làm bằng chứng truy tố bà với tội danh “phá hoại việc thực thi pháp luật”. Dương và các thẩm phán khác đã kết án bà Quách 3 năm tù.
(3) Người phụ nữ bị cầm tù vì treo biểu ngữ Pháp Luân Công
Ba học viên lớn tuổi, gồm bà Bành Tố Phân (70 tuổi), bà Trương Mỹ Lan (75 tuổi) và cô Lưu Dung (ngoài 30 tuổi) đã treo một biểu ngữ trên một cây cầu vượt vào ngày 16 tháng 10 năm 2009. Trên biểu ngữ có ghi “Pháp Luân Đại Pháp hảo“ và “Thế giới cần Chân Thiện Nhẫn”. Cảnh sát đã bắt giữ ba học viên và lục soát nhà của họ.
Sau khi xét xử, Dương và các thẩm phán khác đã tuyên bà Bành và bà Trương mỗi người 1 năm tù. Chưa rõ bản án của cô Lưu.
(4) Lĩnh án 3 năm tù vì từ chối từ bỏ Pháp Luân Công
Cảnh sát ở huyện Trình Cống đã bắt bà Chu Vinh Trân vào đầu năm 2010 và đưa bà vào một Trại tạm giam. Bởi bị ngược đãi, bà bị tăng huyết áp và suy tim. trại tạm giam đã đưa bà đến Bệnh viện Tỉnh Vân Nam để cứu chữa.
Dương và một thẩm phán khác đã mở một phiên tòa giản lược để bí mật xét xử bà Chu ở trong bệnh viện vào ngày 23 tháng 12 năm 2010. Dương nói với bà Chu rằng bà có thể về nhà với bản án quản thúc tại gia nếu bà ký tên vào bản cam kết từ bỏ Pháp Luân Công. Bà Chu vẫn kiên định đức tin của mình và không làm theo. Dương đã kết án bà Chu 3 năm và thụ án trong Nhà tù Nữ Số 2 Vân Nam. Ở đây, sức khỏe của bà xấu đi và sau đó bà đã được tạm tha y tế.
Dương Hiểu Bình đã tham gia vào việc kết án các học viên sau:
Diệp Bảo Phúc 6 năm
Dương Minh Thanh 4 năm
Diệp Mậu 4 năm
Tô Côn 6 năm
Trương Hiểu Đan 4 năm
La Dân Hồ 3 năm
Hạ Quế Trân 3 năm
Lưu Vinh Tiên 3 năm
Lý Huệ Dân 3 năm (với 5 năm thử thách)
Xa Tứ Khôn 3 năm
Lý Văn Ba 5 năm
Quế Minh Trân 3 năm
Triệu Phi Quỳnh 4 năm
Cảnh Thục Hoa 18 tháng
Đổng Chí Côn 3 năm
Lý Huệ Bình 4 năm
Lý Thụy Hoa 3 năm
Vương Thụ Lan 3 năm
Lăng Lỵ 5 năm
Dương Thục Hoa 3 năm
Lý Bồi Cao 3 năm
Bành Tố Phân 1 năm
Quách Linh Na 3 năm
Long Hoa Tiên 3 năm
Châu Tấn 3 năm
Giang Nhuận Lân 3 năm
Đại Quỳnh Tiên 3 năm
Đổng Quế Phân 3 năm
Trương Tú Anh 3 năm
Vương Dũng 3 năm
Lý Huệ Bình 4 năm
Trình Hồ Trù 3 năm (với 3 năm thử thách)
Giang Côn Nhất 1,5 năm
Chu Đức Siêu 6 năm
Vương Tiến Tiên 3 năm
Dương Văn Thanh 3 năm
Cù Trạch Bích 3 năm (với 3 năm thử thách)
Chu Tự Lâm 3 năm (với 3 năm thử thách)
Hứa Gia Mạn 3 năm
Trần Yến Yến 7 năm
Từ Vĩ 18 tháng
La Dân Hồ 3 năm
Dương Công Tú 4 năm (với 4 năm thử thách)
2. Dương Tiệp
Dương Tiệp từng là thẩm phán trưởng của Tòa Hình sự Số 1 của Tòa án Trung cấp Thành phố Côn Minh cho đến khi bà ta rời vị trí này vào năm 2012. Trong thời gian là thẩm phán trưởng và quyền thẩm phán viên, Dương đã bỏ tù nhất 45 học viên, với các mức án từ 18 tháng đến 7 năm.
Sau đây là một số trường hợp bị Dương kết án.
(1) Hai vợ chồng trải qua bốn phiên tòa và cuối cùng bị bỏ tù dù không có bằng chứng
Cảnh sát của Công an Quận Bàn Long đã bắt ông Tô Côn và vợ ông là bà Trương Hiểu Đan tại nhà vào ngày 4 tháng 5 năm 2012. Ông Tô (46 tuổi) từng dạy môn khoa học máy tính tại Trường Cao đẳng Nghề và Kỹ thuật Công nghiệp Quốc phòng Vân Nam ở thành phố Côn Minh .
Phiên tòa đầu tiên của họ được mở vào ngày 21 tháng 1 năm 2013. Thẩm phán Dương Tiệp đã cho dừng phiên tòa sau 30 phút.
Trong phiên tòa thứ hai vào ngày 7 tháng 4, Dương đã cấm luật sư của hai học viên đặt câu hỏi. Dương tuyên bố luật sư chỉ có thể hỏi đương sự những câu hỏi mà bà ta đã thông qua. Luật sư từ chối yêu cầu này và Dương đã cho dừng phiên tòa.
Phiên xét xử thứ ba được tổ chức vào ngày 24 tháng 5. Trong phần đối chất, luật sư yêu cầu công tố viên đưa ra các vật chứng vật chất thay vì sử dụng ảnh chụp hoặc đưa ra một vài câu nói để làm bằng chứng trước tòa. Sau khi công tố viên không đưa ra được bất kỳ vật chứng nào, Dương đã cho dừng phiên tòa.
Trong phiên tòa thứ tư vào ngày 2 tháng 7, công tố viên lấy việc ông Tô đã cài đặt máy tính miễn phí cho người khác để làm bằng chứng cho việc ông tu luyện Pháp Luân Công. Dù không có bằng chứng phạm tội, Dương vẫn kết án ông Tô 6 năm và bà Trương 4 năm tù.
(2) Bị lãnh án 5 năm vì viết một lá thư ngỏ
Ông Lý Văn Ba (46 tuổi) ở huyện Tấn Ninh đã bị bắt vì nói với người khác về cuộc bức hại Pháp Luân Công. Ông đã bị lãnh án 2 năm lao động cưỡng bức tại Trại Lao động Cưỡng bức Số 2 Tỉnh Vân Nam vào tháng 2 năm 2005. Lính canh trong trại lao động đã tra tấn và đánh đập ông, khiến ông bị mất gần hết thị lực, rụng sáu chiếc răng và có một vết sẹo dài 20 cm ở chân. Các nhà chức trách đã tự ý kéo dài bản án của ông thêm 4 tháng và trả tự do cho ông vào ngày 21 tháng 6 năm 2008.
Ông Lý đã viết một bức thư ngỏ gửi tới các cư dân ở huyện Tấn Ninh để nói về những bức hại mà ông đang phải chịu đựng. Để trả đũa, cảnh sát đã bắt giữ và lục soát nhà của anh ông Lý.
Quyền thẩm phán lúc đó là Dương Tiệp đã cùng với thẩm phán chủ tọa Dương Hiểu Bình xét xử ông Lý tại Tòa án Quận Tấn Ninh vào ngày 12 tháng 10 năm 2009 mà không thông báo cho gia đình ông. Các thẩm phán đã xử ông 5 năm tù và thụ án trong Nhà tù Số 1 Tỉnh Vân Nam. Lính canh tù thường xuyên đánh đập ông khiến ông bị nôn ra máu. Sức khỏe của ông suy giảm và các bác sỹ tại nhiều bệnh viện đã chuẩn đoán ông bị chảy máu và tắc nghẽn đường tiêu hóa, thiếu máu trầm trọng và viêm thực quản do trào ngược axit, thân thể suy nhược.
(3) Gia đình không được biết bất kỳ thông tin gì cho đến khi nhận được thông báo của nhà tù
Bà La Dân Hồ (50 tuổi) làm việc tại một công ty phần mềm ở thành phố Côn Minh. Ngày 23 tháng 6 năm 2011, cảnh sát của Công an Quận Tây Sơn đã bắt bà tại nơi làm việc và giam bà trong trại tạm giam Quận Tây Sơn hơn 1 năm. Gia đình đã gọi điện cho chủ tọa phiên tòa Dương Tiệp để hỏi về thời gian diễn ra phiên tòa xét xử bà La, nhưng tất cả mọi cuộc gọi đều không được kết nối.
Gia đình chưa từng nhận được phán quyết từ tòa án. Mãi đến khi nhận được thông báo về việc cầm tù, họ mới biết rằng bà La đã bị xét xử và kết án 3 năm tù. Bà đã bị đưa đến Nhà tù Nữ Số 2 Tỉnh Vân Nam vào ngày 23 tháng 8 năm 2012.
Dương Tiệp đã tham gia vào việc kết án các học viên sau:
Diệp Bảo Phúc 6 năm
Dương Minh Thanh 4 năm
Diệp Mậu 4 năm
Tô Côn 4 năm
Trương Hiểu Đan 4 năm
La Dân Hồ 3 năm
Hạ Quế Trân 3 năm
Lưu Vinh Tiên 3 năm
Lý Huệ Dân 3 năm (với 5 năm thử thách)
Xa Tử Khôn 3 năm
Lý Văn Ba 5 năm
Quế Minh Trân 3 năm
Triệu Phi Quỳnh 4 năm
Cảnh Thục Hoa 1,5 năm
Đổng Chí Công 3 năm
Lý Huệ Bình 4 năm
Dương Công Tú 4 năm (với 4 năm thử thách)
Vương Thụ Lan 3 năm
Lăng Lỵ 5 năm
Lý Bồi Cao 3 năm
Bành Tố 1 năm
Quách Linh Na 3 năm
Long Hoa Tiên 3 năm
Châu Tấn 3 năm
Giang Nhuận Lân 3 năm
Đại Quỳnh Tiên 3 năm
Đổng Quế Phân 3 năm
Trương Tú Anh 3 năm
Vương Dũng 3 năm
Quế Minh Trân 3 năm
Dương Thục Hoa 3 năm
Trình Hồng Trù 3 năm (với 3 năm thử thách)
Giang Côn 1,5 năm
Chu Đức Siêu 6 năm
Vương Tiến Tiên 3 năm
Dương Văn Thanh 3 năm
Cù Trạch Bích 3 năm (với 3 năm thử thách)
Châu Tự Lâm 3 năm
Hà Giai Mạn 3 năm
Trần Yến Yến 7 năm
Từ Vĩ 1,5 năm.
3. Trương Triệu Long
Trương Triệu Long
Trương Triệu Long sinh ngày 6 tháng 12 năm 1969. Ông ta từng là chánh tòa của Tòa Dân sự Số 5, phó chánh tòa của Tòa Lập án, và phó chánh tòa của Tòa Hình sự Số 1 thuộc Tòa án Trung cấp Thành phố Côn Minh. Sau đó, ông ta giữ chức vụ thẩm phán và chỉ huy của Trung tâm Chỉ huy Khẩn cấp. Trong những năm làm thẩm phán trưởng, ông ta đã kết án 10 học viên Pháp Luân Công với thời hạn từ 3 đến 7 năm tù.
Sau đây là một số trường hợp bị Trương Triệu Long kết án.
(1) Thẩm phán ngắt lời bị cáo và luật sư
Cảnh sát của Công an Ngũ Hoa đã bắt giữ ông Hàn Chấn Khôn và vợ ông là bà Quách Quyên tại nhà vào ngày 23 tháng 4 năm 2004. Công tố viên của Viện Kiểm sát Thành phố Côn Minh đã truy tố họ vào tháng 7. Ông Hàn từng làm việc tại Khách sạn Cẩm Hoa ở Côn Minh vào năm 1991. Ông bị buộc thôi việc vào năm 2003 vì cuộc bức hại.
Phiên tòa xét xử hai vợ chồng ông Hàn diễn ra vào ngày 24 tháng 8. Tòa án thông báo rằng đây là một phiên tòa công khai nhưng trên thực tế, tòa không cho phép mọi người vào phòng xử án để xem xét xử. Khi người thân của hai vợ chồng và các học viên khác tập trung ở bên ngoài tòa án hỏi han về phiên tòa, cảnh sát đã ghi hình họ và sau đó thông qua những đoạn video, cảnh sát đã lần ra và bắt giữ một số học viên Pháp Luân Công.
Tại phiên tòa, ông Hàn đã hỏi chủ tọa Trương tại sao luật sư bào chữa của ông không có mặt. Thay vì trả lời câu hỏi của ông, Trương đã lại chất vấn về chữ ký của ông ở trên giấy ủy quyền.
Trương liên tục ngắt lời biện hộ của hai vợ chồng và cấm luật sư của bà Quách bào chữa cho bà. Trương đã tuyên ông Hàn 7 năm và bà Quách 3 năm tù.
(2) Bị lãnh án 3 năm sau một phiên tòa bí mật
Trương và một thẩm phán khác đã đi đến trại tạm giam Thành phố An Ninh và mở phiên tòa xét xử bà Cao Huệ Tiên vào tháng 3 năm 2004. Trương không thông báo cho bất kỳ thành viên nào trong gia đình bà Cao về phiên tòa và sau đó tuyên bà 3 năm tù.
(3) Cảnh sát vào nhầm nhà những vẫn ngoan cố bắt giữ học viên
Cảnh sát của Đội An ninh Nội địa Quận Tây Sơn đã đột nhập vào nhà của bà Triệu Hải Ưng vào ngày 2 tháng 6 năm 2011. Lúc đó chỉ có chồng bà ở nhà. Cảnh sát không xưng danh tính và ngay lập tức xông vào lục tung ngôi nhà. Sau khi bà Triệu về nhà, cảnh sát nhận ra rằng bà không phải là người mà họ muốn bắt và họ đã đến nhầm nhà.
Mặc dù đã biết là xác định nhầm đối tượng, nhưng thay vì xử lý ổn thỏa, cảnh sát lại lấy cớ ông Trình Hồng Trù (chồng của bà Triệu) đã truy cập vào trang web của Pháp Luân Công và bắt giữ ông. Một cảnh sát còn nói: “Ở đây chỉ có hai người, và tôi đành phải bắt một người”. Sau đó, cảnh sát đe dọa bà Triệu không được nói cho người khác biết về việc bắt nhầm này, nếu không bà cũng sẽ bị bắt.
Cảnh sát đã đưa ông Trình tới trại tạm giam Quận Tây Sơn và cáo buộc ông “lợi dụng một tổ chức tà giáo để phá hoại việc thực thi pháp luật”. Lính canh của trại đã tra tấn ông Trình khiến sức khỏe của ông ngày càng giảm sút, chân của ông sưng tấy nghiêm trọng. Do đó, các nhà chức trách đã để ông tại ngoại.
Lúc đó Trương, với vai trò là chủ tọa phiên tòa đã xét xử ông Trình vào ngày 13 tháng 3 năm 2012, mà không thông báo cho gia đình ông. Trương đã kết án ông 3 năm tù với 3 năm quản chế.
Trương Triệu Long đã tham gia kết án các học viên sau:
Hà Kỳ Quỳnh 4 năm
Chu Mô Phương 5 năm
Hàn Chấn Côn 7 năm
Quách Tuyên 3 năm
Cao Huệ Tiên 3 năm
Trình Hồng Trù 3 năm (với 3 năm thử thách)
Trương Tĩnh Như 4 năm
4. Chu Chính Du
Chu Chính Du là thẩm phán viên kiêm phó chánh tòa Tòa Hình sự Số 2 của Tòa án Trung cấp Thành phố Côn Minh. Trong quá khứ ông ta đã kết án tù ít nhất 27 học viên Pháp Luân Công.
Sau đây là một số trường hợp bị Chu Chính Du kết án.
(1) Một cụ ông bị bắt tại công viên sinh thái
Ông Lý Lân Thư, một công nhân về hưu của Công ty Sắt Thép Côn Minh, đã đến Công viên Sinh thái Bạch Sa Hà cùng vợ và một số học viên Pháp Luân Công. Các cảnh sát của Đồn Công an Vương Gia Kiều đã bắt ông tại công viên và tống giam ông trong trại tạm giam Ngũ Hoa. Bốn tháng sau, chủ tọa phiên tòa Chu Chính Du đã tuyên án ông 3 năm tù vào ngày 26 tháng 2 năm 2008.
(2) Người giáo viên bị kết án 3 năm tù trong một hiên tòa bí mật
Ông Đổng Chí Côn, ngoài 50 tuổi, giảng dạy tại Học viên Kỹ thuật Lâm nghiệp Vân Nam. Cảnh sát của Đồn Công an Kim Điên đã bắt ông vào tháng 8 năm 2008. Chu Chính Du, lúc đó đang làm thẩm phán trưởng, đã xét xử ông Đổng vào tháng 9 năm 2009 mà không thông báo cho gia đình ông về phiên tòa. Ông Đổng bị tuyên 3 năm tù. Chỉ sau khi ông bị đưa đến Nhà tù Số 1 Tỉnh Vân Nam, gia đình ông mới nhận được bản án.
(3) Một phụ nữ cao niên bị xét xử mà không có luật sư và người nhà tham dự
Bà Trương Tĩnh Như, 70 tuổi, từng làm việc tại Công ty TNHH Sắt Thép Côn Minh. Lãnh đạo công ty và cảnh sát đã ập vào nhà bà vào ngày 5 tháng 5 năm 2002 và bắt giữ bà vì bà đã phân phát các tờ tài liệu phơi bày Vụ tự thiêu giả mạo ở trên Quảng trường Thiên An Môn năm 2001. Tòa án đã không thông báo cho gia đình bà về phiên tòa và bà cũng không được chỉ định luật sư nào bào chữa cho bà. Chu Chính Du làm chủ tọa phiên tòa và ông ta đã dựa vào những tờ tài liệu và đĩa DVD Pháp Luân Công mà cảnh sát tịch thu từ nhà bà Trương để kết án bà Trương 4 năm tù.
(4) Gia đình ba người bị cầm tù vì một lá thư giải thích về Pháp Luân Công
Khi ông Diệp Bảo Phúc, cựu phó viện trưởng của Bệnh viện Trung tâm Lâm nghiệp Vân Nam, dự định nghỉ hưu vào năm 2005, bệnh viện đã từ chối giải quyết thủ tục nghỉ hưu cho ông và thay vào đó giam ông trong 283 ngày. Sau đó, ông Diệp đã viết một lá thư gửi cho Đảng ủy của bệnh viện để giải thích lý do tại sao cuộc bức hại là sai trái. Tuy nhiên, bí thư đảng ủy đã báo cáo bức thư với Phòng 610 địa phương, sau đó cơ quan này đã ra lệnh bắt giữ ông Diệp, vợ ông là bà Dương Minh Thanh và con gái của họ là cô Diệp Mậu vì quảng bá Pháp Luân Công.
Một công tố viên từ Viện Kiểm sát Côn Minh đã truy tố gia đình ba người này. Trong phiên điều trần của mình, chủ tọa phiên tòa Chu Chính Du chỉ hỏi một câu: “Ông có viết thư cho đảng ủy không?” Ông Diệp tự biện hộ cho mình và nói rằng “việc viết thư để khiếu nại về sự bất công là quyền tự do của công dân”. Chu đã ngắt lời biện hộ của ông Diệp và cho kết thúc phiên tòa.
Sau đó Chu đã kết án ông Diệp 5 năm tù, vợ và con gái của ông mỗi người 3 năm. Vợ ông bị buộc tội “đánh cắp bí mật quốc gia” khi bà còn làm chủ nhiệm văn phòng tại đơn vị công tác, bởi lúc đó khi nhận được lệnh đàn áp Pháp Luân Công từ cấp trên, bà đã mang văn kiện đó về nhà vì chồng bà là một học viên. Con gái họ bị buộc tội vì dạy cha mình cách truy cập Internet.
Chu Chính Dư đã tham gia kết án các học viên sau:
Triệu Thần Vũ 3 năm
Vương Lam 4 năm
Mao Đan Tâm 1,5 năm
Triệu Vịnh Mai 3 năm
Tả Lập Tân 1,5 năm
Lý Quân Bình 1,5 năm
Cao Hồng 1,5 năm
Điền Vân Ba 1,5 năm
Long Hoa Tiên 3 năm
Châu Tấn 3 năm
Quế Minh Trân 3 năm
Đồng Tiên Trân (chưa rõ thời hạn bản án)
Vương Chí Mai 4 năm
Lâm Thiên Thanh 5 năm
Dương Mộc Hoa 2 năm
Trương Tĩnh Như 4 năm
Hà Gia Hoa 1 năm
Đổng Chí Côn 3 năm
Cảnh Thục Hoa 1 năm
Cao Minh Tiên 15 tháng
Vương Hồng Phân 4 năm
Vương Quỳnh Hoa 3 năm
Lý Lân Thư 3 năm
Chu Ngọc Liên 2 năm
Đặng Quế Anh 3 năm
Diệp Bảo Phúc 5 năm
Dương Minh Thanh 3 năm
Diệp Mậu 3 năm
5. Hậu Phong
Hậu Phong, từng là thẩm phán và phó chánh tòa Tòa Hình sự Số 2 của Tòa án Trung cấp Thành phố Côn Minh. Sau đó, ông ta trở thành chánh tòa Tòa Hình sự Số 1 tại Tòa án Cấp cao Tỉnh Vân Nam.
Trong khi làm thẩm phán viên và thẩm phán chủ tọa, ông ta đã tống giam ít nhất 18 học viên với thời hạn từ 18 tháng đến 4 năm tù.
Sau đây là một số trường hợp bị Hậu Phong kết án.
(1) Chín học viên bị bắt trong chuyến du lịch đến Tây Tạng
Đầu tháng 7 năm 2005, chín học viên Pháp Luân Công từ thành phố Côn Minh đã đến Tây Tạng để du lịch. Đến cuối tháng, cảnh sát địa phương ở quận Ba Mật (Tây Tạng) đã bắt họ và đưa họ trở lại Côn Minh. Cảnh sát ở Côn Minh đã tống giam các học viên và lục soát nhà của họ.
Hậu Phong, với vai trò là thẩm phán chủ tọa vào thời điểm đó, đã tổ chức một phiên tòa vào ngày 10 tháng 2 năm 2006. Hậu đã kết án tất cả các học viên với tội danh “sử dụng một tổ chức tà giáo để phá hoại việc thực thi pháp luật”. Bà Vương Lam bị kết án 4 năm, ông Mao Đan Tâm 1,5 năm, bà Triệu Thần Vũ 3 năm, bà Triệu Vịnh Mai 3 năm, ông Tả Lập Tân 1,5 năm, bà Lý Quân Bình 1,5 năm, ông Tôn Vân Tập 3,5 năm, bà Cao Hồng 1,5 năm, và ông Điền Vân Ba 1,5 năm.
(2) Cụ già 80 tuổi bị kết án 3 năm tù sáu khi cảnh sát đổ bộ vào nhà và bắt giữ ông vào lúc nửa đêm
Cảnh sát của Đồn Công an Đại Quan và Đội An ninh Nội địa Ngũ Hoa đã đột nhập vào nhà của ông Lý Bồi Cao sau 10 giờ tối ngày 21 tháng 6 năm 2008. Một trong số họ đã đưa ông vào phòng riêng của ông, còn những người khác gọi thêm hàng chục cảnh sát khác đến lục soát nhà ông. Họ tịch thu sách Pháp Luân Công, máy tính, hai máy in, hai máy cắt giấy, một sách điện tử và một ổ cứng. Ông bị truy tố vào năm 2008, và thẩm phán Hậu Phong đã kết án ông 3 năm tù vào năm 2009.
(3) Học viên bị xét xử bí mật mà không có luật sư
Hậu Phong và hai thẩm phán khác đã đến Tòa án Huyện Nghi Lương vào ngày 19 tháng 1 năm 2009, để xét xử án chống lại Bùi Thiện Phi. Trong phiên tòa, bà Bùi không có luật sư đại diện và tòa án cũng không thông báo cho gia đình bà về phiên tòa. Tòa án Trung cấp Thành phố Côn Minh đã kết án bà 1,5 năm tù và gửi phán quyết cho bà vào ngày 23 tháng 2 năm 2009.
(4) Người đàn ông cao tuổi bị bắt tại nhà và bị kết án 3 năm tù
Ông Chu Quốc Thanh, 80 tuổi, đã nghỉ hưu tại Nhà máy Thuốc lá Côn Minh. Ngày 19 tháng 9 năm 2005, hơn 20 cảnh sát của Đồn Công an Phiến Khu đã đột nhập vào nhà của ông và ghi hình toàn bộ quá trình họ lục soát nơi này. Sau đó, cảnh sát bắt ông Chu và đưa ông tới trại tạm giam Quận Ngũ Hoa. Công tố viên đã truy tố ông vào ngày 10 tháng 2 năm 2006, với tội danh “lợi dụng một tổ chức tà giáo để phá hoại việc thực thi pháp luật”.
Chủ tọa phiên tòa lúc đó là Hậu Phong và hai thẩm phán viên khác đã xét xử ông Chu vào ngày 15 tháng 3 năm 2006. Gia đình ông không được phép vào phòng xử án và Hậu đã kết án ông Chu 3 năm tù với 3 năm thử thách.
Hậu Phong đã tham gia kết án các học viên sau:
Triệu Thần Vũ 3 năm
Vương Lam 4 năm
Mao Đan Tâm 1,5 năm
Triệu Vịnh Mai 3 năm
Tả Lập Tân 1,5 năm
Lý Quân Bình 1,5 năm
Tôn Vân Tập 3,5 năm
Cao Hồng 1,5 năm
Điền Vân ba 1,5 năm
Dương Mộc Hoa 3 năm
Vương Chí Mai 4 năm
Cao Huệ Tiên 6 năm
Thiệu Tư Thái 3 năm (với 3 năm thử thách)
Dương Thục Hoa 3 năm
Bùi Thiệu Phi 1,5 năm
Lý Bồi Cao 3 năm
Chu Quốc Thanh 3 năm (với 3 năm thử thách)
6. Lý Hưng Hổ
Lý Hưng Hổ
Lý Hưng Hổ sinh ngày 6 tháng 7 năm 1983, là phó trưởng phòng của Phòng Giám sát của Tòa án Trung cấp Thành phố Côn Minh. Trong khi đảm nhiệm quyền thẩm phán, ông ta đã kết án ít nhất 16 học viên Pháp Luân Công từ 1 năm đến 6 năm tù.
Lý Hưng Hổ đã tham gia kết án các học viên sau:
Xa Tứ Khôn 3 năm
Diệp Bảo Phúc 6 năm
Dương Minh Thanh 4 năm
Diệp Mậu 4 năm
Tô Côn 6 năm
Trương Hiểu Đan 4 năm
Hà Giai Mạn 3 năm
Trương Mỹ Lan 1 năm
Lưn Dung chưa rõ thời hạn bản án
Dương Công Tú 4 năm (với 4 năm thử thách)
Quách Linh Na 3 năm
Vương Thụ Lan 3 năm
Dương Văn Thanh 3 năm
Cù Trạch Bích 3 năm (với 3 năm thử thách)
Chu Tự Lâm 3 năm (với 3 năm thử thách)
Bành Tố Phân 1 năm
7. Từ Kiến Bân
Từ Kiến Bân sinh tháng 9 năm 1978, là thẩm phán kiêm phó chánh tòa của Tòa Số 1 của Tòa án Trung cấp Thành phố Côn Minh. Khi Từ làm thẩm phán viên, ông ta đã tham gia kết án hàng chục học viên Pháp Luân Công từ 3 đến 7 năm tù.
Từ Kiến Bân đã tham gia kết án các học viên sau:
Hàn Chấn Côn 7 năm
Quách Quyên 3 năm
Hà Ký Quỳnh 4 năm
Cao Huệ tiên 3 năm
Chu Mô Phương 5 năm
Dương Mộc Hoa 3 năm
Vương Chí Mai 4 năm
Triệu Thần Vũ 3 năm
Vương Lam 4 năm
Mao Đan Tâm 1,5 năm
Triệu Vịnh Mai 3 năm
Tả Lập Tân 1,5 năm
Lý Quân Bình 1,5 năm
Tôn Vân Tập 3,5 năm
Cao Hồng 1,5 năm
Điền Vân Ba 1,5 năm
Vương Hồng Phân 4 năm
Lý Bồi Cam 3 năm
Diệp Bảo Phúc 5 năm
Dương Minh Thanh 3 năm
Diệp Mậu 3 năm
8. Lý Thế Siêu
Lý Thế Siêu là một chánh tòa của một tòa chuyên trách của Tòa án Trung cấp Thành phố Côn Minh. Khi đảm nhiệm quyền thẩm phán viên, ông ta đã tham gia kết án hàng chục học viên Pháp Luân Công từ 3 đến 6 năm tù.
Lý Thế Siêu đã tham gia kết án các học viên sau:
Diệp Bảo Phúc 6 năm
Dương Minh Thanh 4 năm
Diệp Mậu 4 năm
Tô Côn 6 năm
Trương Hiểu Đan 4 năm
Dương Văn Thanh 3 năm
Cù Trạch Bích 3 năm (với 3 năm thử thách)
Châu Tự Lâm 3 năm (với 3 năm thử thách)
9. Lý Đàm
Lý Đàm là một thẩm phán viên của Tòa án Trung cấp Thành phố Côn Minh. Khi đảm nhận vai trò quyền thẩm phán viên, ông ta đã tham gia kết án tù hàng chục học viên.
Lý Đàm đã tham gia kết án các học viên sau:
Lý Bồi Cao 3 năm
Triệu Phi Quỳnh 4 năm
Từ Vĩ 1,5 năm
Trần Diễm Diễm 7 năm
Cảnh Thục Hoa 1,5 năm
Đổng Chí Côn 3 năm
Quách Linh Na 3 năm
Lý Huệ Bình 4 năm
Lăng Lỵ 5 năm
Dương Thục Hoa 3 năm
Giang Nhuận Lân 3 năm
Đổng Quế Phân 3 năm
Trương Tú Anh 3 năm
Vương Dũng 3 năm
10. Đường Dũng
Đường Dũng sinh tháng 10 năm 1967, là một thẩm phán viên của Tòa Lập án Số 2. Khi làm thẩm phán viên, ông đã tham gia kết án phi pháp và khiến hàng chục học viên bị bỏ tù từ 3 đến 7 năm.
Đường Dũng đã tham gia kết án các học viên sau:
Hàn Chấn Côn 7 năm
Quách Quyên 3 năm
Hà Kỳ Quỳnh 4 năm
Châu Mô Phương 5 năm
Vương Hồng Phân 4 năm
Lý Bồi Cao 3 năm
Cao Minh Tiên 15 tháng
Trình Hồng Trù 3 năm (với 3 năm thử thách)
Diệp Bảo Phúc 5 năm
Dương Minh Thanh 3 năm
Diệp Mậu 3 năm
11. Chung Ngạn Quân
Chung Ngạn Quân là thẩm phán viên của Tòa án Trung cấp Thành phố Côn Minh. Khi Chung làm thẩm phán viên, bà ta đã tham gia kết án bà Long Hoa Tiên 3 năm, và con gái của bà Long là cô Châu Tấn 3 năm. Chung cũng kết án bà Trần Yến Yến 7 năm và ông Từ Vĩ (chồng bà Trần) 1,5 năm, và bà Quách Linh (một người bị tàn tật) 4 năm.
12. Kinh Chí Viễn
Kinh Chí Viễn là phó chánh tòa Tòa Hình sự Số 2 của Tòa án Trung cấp Thành phố Côn Minh. Khi đảm nhiệm quyền thẩm phán viên, ông ta đã tham gia xét xử bà Trương Tĩnh Như mà không chỉ định luật sư cho bà, cũng như không thông báo cho gia đình bà về phiên tòa. Kinh đã kết án bà Trương 4 năm tù.
Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2022/2/5/438580.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/2/20/199259.html
Đăng ngày 26-04-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.