Bài của phóng viên báo Minh Huệ ở ngoài Trung Quốc

[MINH HUỆ 06-01-2022] Nhân Ngày Nhân quyền Quốc tế 10 tháng 12 năm 2021, học viên Pháp Luân Công tại 36 quốc gia đã đệ trình lên chính phủ nước sở tại danh sách mới về những thủ phạm liên quan đến cuộc bức hại học viên Pháp Luân Công tại Trung Quốc. Theo đó các học viên yêu cầu chính phủ cấm những thủ phạm và các thành viên gia đình họ nhập cảnh và đóng băng tài sản của họ ở nước sở tại.

Trong 36 quốc gia này có 5 nước thuộc Liên minh Ngũ Nhãn (Hoa Kỳ, Canada, Vương quốc Anh, Australia và New Zealand), 23 nước thuộc Liên minh Châu Âu (Pháp, Ý, Tây Ban Nha, Hà Lan, Ba Lan, Bỉ, Thụy Điển, Áo, Ireland, Đan Mạch, Phần Lan, Czechia, Romania, Bồ Đào Nha, Hy Lạp, Hungary, Slovakia, Luxembourg, Bulgaria, Croatia, Slovenia, Estonia và Malta) và 8 nước khác (Nhật Bản, Nam Hàn, Indonesia, Thụy Sỹ, Na Uy, Liechtenstein, Israel và Mexico).

Pháp Luân Công, còn được gọi là Pháp Luân Đại Pháp, là một pháp môn tu luyện đã bị chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bức hại từ năm 1999. Trong cuộc bức hại này, nhiều học viên đã bị tra tấn đến chết và bị mổ cướp nội tạng. Gần đây, các học viên đã gửi nhiều danh sách những thủ phạm bức hại đến các quốc gia khác nhau, yêu cầu áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với những kẻ vi phạm nhân quyền này. Lần đệ trình này đánh dấu lần đầu tiên quốc gia Estonia tham gia vào nỗ lực này.

Hồ Đạo Tài, Chánh án Tòa án cấp cao tỉnh Hà Nam, là một trong những người có tên trong danh sách thủ phạm tham gia bức hại lần này.

Thông tin thủ phạm

Tên: Hồ Đạo Tài (胡道才)
Giới tính: Nam
Quốc tịch: Trung Quốc
Ngày/tháng năm sinh: tháng 9 năm 1962
Nơi sinh: Huyện Thuật Dương, tỉnh Giang Tô

56417b41b78727698ba9c14d62c821a9.jpg

Chức vụ

Tháng 1/2018 – Nay: Chánh án kiêm Bí thư Đảng ủy Tòa án Cấp cao Tỉnh Hà Nam

Tháng 5 năm 2011 – tháng 1 năm 2018: Quyền Chánh án và Chánh án Tòa án Trung cấp Thành phố Nam Kinh, tỉnh Giang Tô

Tháng 12 năm 2007 – tháng 5 năm 2011: Phó Chánh án Tòa án Nhân dân Cấp cao Giang Tô

Tháng 12 năm 2002 – tháng 12 năm 2007: Quyền Chánh án và Chánh án Tòa án Trung cấp Thành phố Từ Châu, tỉnh Giang Tô

Tháng 8 năm 2000 – tháng 12 năm 2002: Phó Chánh án Tòa án Trung cấp Thành phố Tú Thiên, tỉnh Giang Tô

Tháng 12 năm 1997 – tháng 8 năm 2000: Chánh án Tòa án Huyện Thuật Dương, tỉnh Giang Tô

Tội ác chủ yếu

Kể từ khi cuộc bức hại Pháp Luân Công bắt đầu vào tháng 7 năm 1999, Hồ Đạo Tài đã đảm nhiệm nhiều chức vụ quan trọng trong hệ thống tòa án và trực tiếp tham gia vào cuộc bức hại. Đặc biệt là sau khi ông ta được bổ nhiệm làm Bí thư Đảng ủy kiêm Chánh án Tòa án Cấp cao Hà Nam vào tháng 1 năm 2018. Ông ta là tổng chỉ huy cuộc bức hại Pháp Luân Công trong hệ thống tòa án tỉnh Hà Nam. Ông ta liên tục có các bài phát biểu phỉ báng Pháp Luân Công và yêu cầu nhân viên tòa án các cấp “đàn áp thẳng tay” Pháp Luân Công.

Trong nhiệm kỳ từ tháng 1 năm 2018 đến tháng 6 năm 2021 của Hồ, 208 học viên Pháp Luân Công ở tỉnh Hà Nam đã bị kết án, trong đó có 70 người bị kết án từ tháng 1 đến tháng 6 năm 2021, điều này khiến tỉnh Hà Nam trở thành một trong những nơi bị bức hại nghiêm trọng nhất. Trong số các học viên này, ông Trịnh Gia Kim (một học viên 81 tuổi ở thành phố Tân Hương) bị kết án 9 năm tù.

Theo thống kê chưa đầy đủ, kể từ khi Hồ nhậm chức tại Tòa án Cấp cao Hà Nam vào năm 2018, ít nhất 3 học viên ở tỉnh Hà Nam, gồm ông Quách Bảo Quân, ông Bạch Quốc Hiển và ông Phùng Trung Hiện, đã qua đời do cuộc bức hại. Nhiều học viên bị tra tấn đến mức bị thương tích, tàn tật hoặc rối loạn tâm thần, một số gia đình vợ chồng ly tán, phải sống trôi dạt.

Dưới đây là một số trường hợp qua đời và bị kết án do cuộc bức hại.

1. Ông Quách Bảo Quân qua đời sau gần 1,5 năm bị giam giữ ở trong trại tạm giam

Ngày 10 tháng 11 năm 2019, ông Quách Bảo Quân, ở thành phố Trịnh Châu, đã bị kết án 2 năm tù, sau khi ông bị bắt vì phân phát tài liệu về Pháp Luân Công. Sau gần 1,5 năm bị giam giữ, vào sáng sớm ngày 14 tháng 3 năm 2021, một lính canh của Trại giam Số 3 Trịnh Châu đã nhắn tin cho người nhà của ông rằng ông đã qua đời.

Lính canh đã yêu cầu gia đình xác nhận bằng văn bản chính thức rằng họ “không có ý kiến gì về cái chết của ông Quách” và trại tạm giam tuyên bố rằng đó là một cái chết tự nhiên. Tuy nhiên gia đình đã không đồng ý. Do đó trại tạm giam đã không cho phép họ xem di thể của ông Quách.

2. Cụ ông 80 tuổi bị kết án 8 năm qua đời chưa đầy 2 năm sau khi được tạm tha y tế

Ngày 19 tháng 4 năm 2021, ông Bạch Quốc Hiển, ở thành phố Tín Dương, tỉnh Hà Nam đã qua đời sau chưa đầy 2 năm kể từ khi được tạm tha y tế (trong lúc đang thụ án tù 8 năm vì tu luyện Pháp Luân Công). Ông Bạch hưởng thọ 80 tuổi.

Ngày 16 tháng 3 năm 2017, ông Bạch bị bắt sau khi cảnh sát theo dõi ông và năm học viên địa phương khác trong lúc họ phân phát tài liệu Pháp Luân Công. Tòa án Quận Dịch Thành thuộc Trú Mã Điếm đã kết án sáu học viên từ 2 đến 8,5 năm. Ông Bạch bị kết án 8 năm và phạt 26.000 nhân dân tệ.

Sau gần 1 năm bị giam giữ tại Nhà tù Trịnh Châu, ông Bạch bắt đầu bị cao huyết áp và khó thở vào nửa cuối năm 2019. Ông được tạm tha y tế và qua đời chưa đầy 2 năm sau đó.

3. 41 học viên Pháp Luân Công đã bị kết án phi pháp tại Tòa án Thành phố Nam Dương với mức án cao nhất là 13 năm tù; học viên Phùng Trung Hiện bị tra tấn đến chết.

Đầu tháng 4 năm 2019, theo mệnh lệnh của Ủy ban Chính trị và Pháp luật Nam Dương, Phòng 610 và Công an Tỉnh Hà Nam, Công an Thành phố Nam Dương đã tiến hành một cuộc bắt giữ quy mô lớn tất cả các học viên Pháp Luân Công địa phương và bắt đầu theo dõi họ.

Tháng 7, cảnh sát bắt đầu đến từng nhà học viên, hỏi sổ hộ khẩu, thẻ căn cước, và chụp ảnh các thành viên gia đình của họ. Chiều ngày 29 tháng 8, tất cả các nhân viên liên quan đến việc triển khai kế hoạch bắt giữ này đều được triệu tập và phân công nhiệm vụ cụ thể. Họ phải nộp điện thoại di động và không được liên lạc với thế giới bên ngoài trước khi diễn ra cuộc bắt giữ vào lúc 10 giờ tối. Hơn 160 học viên đã bị bắt từ ngày 29 đến ngày 31 tháng 8 năm 2019, trong đó có các cục trưởng đã nghỉ hưu, giáo viên tiểu học, nha sỹ và kỹ sư. Khoảng 130 nhà của các học viên đã bị lục soát.

Ngày 30 tháng 8 năm 2019, ông Phùng Trung Hiện bị bắt giữ. Ông bị còng tay qua đêm tại đồn công an và được thả vào ngày hôm sau do tình trạng sức khỏe kém. Ông qua đời 3 tháng sau khi trở về nhà, ở tuổi 70.

Ngày 11 tháng 8 năm 2020, Tòa án Quận Uyển Thành của thành phố Nam Dương đã tổ chức một phiên tòa xét xử 27 học viên. Thẩm phán chỉ định luật sư biện hộ cho các học viên.

Ngày 30 tháng 12 năm 2020, thẩm phán đã tuyên phán quyết, mức án cao nhất lên tới 13 năm, với tổng số tiền phạt là gần nửa triệu nhân dân tệ.

Mười bảy học viên đã bị kết án tù, gồm:

Triệu Bồi Nguyên 13 năm và phạt tiền 50.000 nhân dân tệ.
Vương Vĩ 9 năm và phạt tiền 40.000 nhân dân tệ.
Phan Đông Hưng 8 năm và phạt tiền 30.000 nhân dân tệ.
Lai Quế Mẫn 7 năm 8 tháng và phạt tiền 30.000 nhân dân tệ.
Tôn Đồng Nhân 7 năm và phạt tiền 40.000 nhân dân tệ.
Vương Tiểu Bích 7 năm và phạt tiền 30.000 nhân dân tệ.
Lương Triệu Phương 4,5 năm và phạt tiền 30.000 nhân dân tệ.
Ôn Kiến Hoa 4 năm và phạt tiền 20.000 nhân dân tệ.
Đàm Ba 4 năm và phạt tiền 20.000 nhân dân tệ.
Lý Khiết Vinh 3 năm và phạt tiền 20.000 nhân dân tệ.
Trần Đào 3 năm và phạt tiền 20.000 nhân dân tệ.
Lý Hiểu Linh 2 năm và phạt tiền 20.000 nhân dân tệ.
Đổng Tụ An 2 năm và phạt tiền 10.000 nhân dân tệ.
Vương Anh Lâm 1 năm 10 tháng và phạt tiền 10.000 nhân dân tệ.
Vương Cần 1 năm 3 tháng và phạt tiền 10.000 nhân dân tệ.
Vương Tĩnh Thụy (chị của Vương Vĩ) 1 năm 3 tháng và phạt tiền 10.000 nhân dân tệ.
Vương Liên Phượng 1 năm 3 tháng và phạt tiền 10.000 nhân dân tệ.

Chín học viên đã bị kết án nhưng bị quản chế tại nơi cư trú. Họ không phải chấp hành án ở trong tù trừ phi các điều kiện quản chế bị vi phạm trong thời gian quản chế.

Dương Phong Đông 3 năm với 5 năm quản chế và phạt 20.000 nhân dân tệ.
Cát Phượng Chi 3 năm với 4 năm quản chế và phạt 20.000 nhân dân tệ.
Vương Chí Thanh 3 năm với 4 năm quản chế và phạt 20.000 nhân dân tệ.
Phương Bảo Quân 3 năm với 3 năm quản chế và phạt 20.000 nhân dân tệ.
Lưu Nguyên Chân 2 năm với 2 năm quản chế và phạt 5.000 nhân dân tệ.
Tống Hằng Lâm (chồng của Vương Liên Phượng) 1 năm với 1,5 năm quản chế và phạt 5.000 nhân dân tệ.
Tần Chí Vĩ 10 tháng với 1 năm quản chế và nộp phạt 3.000 nhân dân tệ.
Lưu Huệ Hà 7 tháng với 1 năm quản chế và phạt 3.000 nhân dân tệ.
Điêu Cải Xuân 7 tháng với 1 năm quản chế và phạt 3.000 nhân dân tệ.
Hiện chưa rõ bản án của bà Lưu Thiên Vũ.

Tháng 3 năm 2021, 14 học viên Pháp Luân Công đã bị các tòa án quận khác nhau của thành phố Nam Dương kết án, với mức án lên đến 9 năm tù và tổng số tiền phạt là 190.000 nhân dân tệ, bao gồm:

Hà Hỷ Mai 9 năm.
Tào Ái Lan 8 năm.
Vương Thiết Tráng 7 năm.
Thiếp Lâm Phong (chồng của Hà Hỷ Mai) 4 năm.
Hàn Lan Anh (gần 80 tuổi) 4 năm.
Lật Mỹ Ngọc 4 năm.
Trương Túc Liên 3 năm 5 tháng.
Viên Hỷ Phong bị kết án 3 năm.
Khuê Ưng Tường (nam, ngoài 80 tuổi) 3 năm.
Trương Hỷ Bân (nam, 80 tuổi) 3 năm.
Viên Đại Linh 3 năm quản chế.
Giả Kính An 3 năm quản chế.
Lưu Phó Vinh 3 năm quản chế.
Ngụy Kiệt 2 năm quản chế.

Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2022/1/6/435918.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/3/2/199368.html

Đăng ngày 02-05-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share