Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ ở tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc

[MINH HUỆ 20-05-2022] Ngày 13 tháng 5 năm 2022, bà Mã Cần (một cư dân ở thành phố Bình Độ, tỉnh Sơn Đông) đã bị xét xử vì tu luyện Pháp Luân Công. Luật sư của bà Mã đã biện hộ vô tội cho bà. Thẩm phán tìm cách dụ dỗ bà nhận tội bằng cách hứa hẹn một bản án nhẹ hơn. Bà từ chối và kiên quyết rằng bà sẽ không từ bỏ đức tin của mình.

Pháp Luân Công, còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp, là một pháp môn tu luyện cả tâm lẫn thân đã bị chính quyền cộng sản Trung Quốc bức hại từ năm 1999.

2022-5-19-213225-0.jpg

Bà Mã Cần

Bà Mã (một cựu giáo viên 53 tuổi) bị bắt ở gần nhà của mình vào ngày 28 tháng 3 năm 2021. Bà bị giam ở trong Trại tạm giam Số 2 thành phố Thanh Đảo kể từ khi bị bắt.

Ngày 13 tháng 5 năm 2022, Tòa án quận Hoàng Đảo đã xét xử vụ án của bà ngay tại trại tạm giam. Ban đầu, thẩm phán Âu Hiểu Bân từ chối cho gia đình bà Mã tham dự phiên tòa. Sau khi luật sư của bà tranh luận hơn một giờ, ông ta mới cho phép con trai bà Mã tham dự, nhưng lại đuổi anh ra ngoài vào giữa phiên xét xử, với lý do anh có tên trong danh sách nhân chứng truy tố. Chị gái bà Mã cũng yêu cầu được tham dự phiên tòa, nhưng thẩm phán Âu viện có dịch bệnh để từ chối.

Trong quá trình xét xử, bà Mã đã kể lại việc bà bị bệnh vảy nến hành hạ như thế nào trước khi tu luyện Pháp Luân Công. Bà đã đi tới tất cả các huyện để tìm cách chữa trị, nhưng dù đã tiêu tốn hết số tiền tiết kiệm (khoảng 300.000 nhân dân tệ), bệnh của bà cũng không mấy cải thiện và sức khỏe của bà tiếp tục suy giảm. Không lâu sau khi bước vào tu luyện Pháp Luân Công, bệnh của bà đã biến mất. Thế nhưng giờ đây, sau vài tháng bị giam giữ và không được học Pháp và luyện công, bệnh của bà đã lại tái phát.

Thẩm phán Âu hỏi bà Mã có muốn ngừng luyện Pháp Luân Công hay không và nói rằng nếu bà ngừng tu luyện, bà sẽ có thể bị kết án nhẹ hơn. Bà Mã trả lời: “Pháp Luân Công dạy người ta hướng thiện. Đây là pháp môn rất tốt.” Bà một lần nữa khẳng định rằng bà sẽ không từ bỏ đức tin của mình.

Luật sư của bà Mã chỉ ra rằng tu luyện Pháp Luân Công là quyền tự do tín ngưỡng của bà. Ông cũng nói rằng công tố viên đã không chứng minh được bà Mã vi phạm luật nào nào hoặc đã gây thiệt hại gì. Ông yêu cầu thẩm phán tha bổng cho bà Mã.

Đại Ngọc Cương của Phòng 610 thành phố Bình Độ và Lưu Kiệt của đội an ninh nội địa đã tới trại tạm giam vào ngày diễn ra phiên tòa xét xử của bà Mã. Gia đình bà nghi ngờ rằng hai người này tham gia vào việc định đoạt kết quả vụ án của bà Mã.

Luật sư của bà Mã nói với gia đình rằng ngay sau khi ông nhận vụ án của bà Mã, thẩm phán Âu đã gọi điện cho ông và hỏi liệu ông có nhận tội thay mặt thân chủ của mình hay không. Khi luật sư trả lời rằng ông ấy vẫn chưa đưa ra quyết định, thì thẩm phán nói: “Tôi nói cho anh biết, Pháp Luân Công là tà giáo. Ông không thể biện hộ vô tội cho bà ta.” Luật sư trả lời: “Tôi có quyền bào chữa độc lập.”

Thông tin liên lạc của các cá nhân tham gia bức hại bà Mã:

Quốc Ngọc Thành (国玉成), phó trưởng Phòng 610 thành phố Bình Độ: +86-15615887178, +86-17669737776
Lý Pháp Kỳ (李法岐), phó trưởng Phòng 610 thành phố Bình Độ: +86-13573251262, +86-532-88369900
Đại Ngọc Cương (代玉刚), nhân viên của Phòng 610 thành phố Bình Độ: +86-532-87309201
Doãn Sùng Miểu (尹崇淼), thư ký tòa án
Tôn Kiệt (孙杰), công tố viên

(Thông tin liên lạc của các cá nhân tham gia bức hại khác có trong bản gốc tiếng Trung.)

Bài liên quan:

Một người phụ nữ ở tỉnh Sơn Đông bị bắt giữ vì tín ngưỡng của mình sau lễ hỏi của con trai, lễ cưới phải hoãn lại

Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2022/5/20/443852.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/5/26/201514.html

Đăng ngày 23-06-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share