Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ ở tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc

[MINH HUỆ 19-03-2022] Sau khi tòa phúc thẩm đưa ra phán quyết giữ nguyên bản án 4 năm tù của bà La Minh Xuân (cư trú ở thành phố Tây Xương, tỉnh Tứ Xuyên) vì tu luyện Pháp Luân Công, bà vẫn tiếp tục nỗ lực tìm kiếm công lý cho mình.

Pháp Luân Công, còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp, là một pháp môn tu luyện đã bị chính quyền cộng sản Trung Quốc bức hại từ năm 1999.

Bắt giữ, kết án và kháng cáo

Ngày 12 tháng 8 năm 2019, bà La bị bắt vào trong một cuộc truy quét của cảnh sát. Bà cùng 5 học viên khác và chồng của một học viên đã bị Tòa án Thành phố Tây Xương kết án từ 6 tháng tới 5 năm tù vào ngày 9 tháng 12 năm 2020. Bà La bị kết án 4 năm tù giam. Họ đã nộp đơn kháng cáo lên Tòa án Trung cấp châu tự trị dân tộc Di Lương Sơn, nhưng tòa án này lại đưa ra phán quyết giữ nguyên bản án an đầu của họ vào ngày 2 tháng 3 năm 2021.

Kiến nghị xem xét lại vụ án

Sau đó, bà La cùng 6 cư dân địa phương bị kết án oan sai đã nộp đơn kiến nghị lên Tòa án Trung cấp châu tự trị dân tộc Di Lương Sơn, yêu cầu xem xét lại vụ án của mình. Luật sư của họ cũng đệ đơn lên Viện kiểm sát Trung cấp châu Lương Sơn, khiếu nại các cảnh sát, công tố viên và thẩm phán vì đã bắt giữ và kết án thân chủ của họ mà không có cơ sở pháp lý.

Đồng thời, gia đình bà La đã đệ đơn lên Viện Kiểm sát châu Lương Sơn, khiếu nại lính canh của Trại tạm giam Thành phố Tây Xương đã treo bà lên từ cổ tay trong thời gian dài (còng hoặc trói cổ tay rồi treo người lên với hai chân không chạm đất). Mặc dù công tố viên đã chuyển hồ sợ vụ án của họ tới bộ phận giám sát, nhưng gia đình không hề nhận được bất kỳ thông tin phản hồi nào về vụ việc.

Tháng 12 năm 2021, sau hai phiên xét xử, Tòa án Trung cấp châu tự trị dân tộc Di Lương Sơn đã bác bỏ kiến nghị xem xét lại vụ án của các học viên.

Tiếp tục nỗ lực tìm kiếm công lý

Gia đình bà La vẫn tiếp tục nỗ lực tìm kiếm công lý. Vào giữa tháng 1 năm 2022, họ lại nộp một kiến nghị xem xét vụ án lên Tòa án cấp cao Tứ Xuyên. Đồng thời, họ cũng nộp hai đơn kháng nghị lên Viện Kiểm sát Trung cấp châu Lương Sơn và Viện Kiểm sát tỉnh Tứ Xuyên. (Ở Trung Quốc, thông thường chỉ viện kiểm sát mới có thể kháng nghị bản án của các bị cáo, hiện chưa rõ tại sao bà La, với vai trò là bị cáo, lại được dệ đơn kháng nghị.)

Ngày 17 tháng 2 năm 2022, Viện Kiểm sát châu Lương Sơn đã thông báo cho gia đình bà La rằng họ đã chuyển đơn kháng nghị cho viện kiểm sát cấp dưới và cơ quan này đã tiếp nhập và sẽ phản hồi trong vòng 3 tháng.

Bị tra tấn sau vụ bắt giữ gần đây nhất

Bà La bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công từ năm 2008. Bà tin rằng pháp môn này đã chữa khỏi bệnh trầm cảm nặng và các bệnh khác của bà. Nhân sinh quan của bà thay đổi, và bà đảm nhận nhiều công việc nhà, giảm bớt nhiều gánh nặng cho gia đình. Bởi kiên định đức tin của mình, bà đã bị bắt nhiều lần trước khi bị kết án vào năm 2020.

Đặc biệt là sau vụ bắt giữ gần đây nhất xảy ra ngày 12 tháng 8 năm 2019, bà La bị tra tấn bàn bạo. Sau khi bị đưa tới trại tạm giam Thành phố Tây Xương, bởi từ chối mặc quần áo tù nhân hay điểm danh, bà đã bị lính canh Tống Kiến Bình trói vào cây cột điện suốt cả buổi sáng ngày 18 tháng 8.

Sau đó, khi bà La chống đối trong khi có người đến “kiểm tra” tại trại tạm giam, các lính canh Tống và Dương Hồng Bình đã yêu cầu cảnh sát vũ trang kéo bà ra ngoài. Quần áo của bà bị rách vì bị kéo lê dọc lề đường.

Cảnh sát treo bà lên khung cửa từ cổ tay (vớ các ngón chân gần như không chạm đất) khiến hai tay của bà nhanh chóng chuyển màu đen sì. Sau một hồi, toàn thân bà đau đớn, và bà bị khó thở và không còn chút sức lực và khát nước. Lính canh tiếp tục treo bà như vậy trong suốt buổi sáng. Khi được hạ xuống, cánh tay của bà đã bị thương và bà không thể cầm nắm lại được nữa.

Đầu tháng 12 năm 2019, lính canh Dương ra lệnh cho cảnh sát treo bà La lên lần thứ 3 vì bà từ chối mặc quần áo tù nhân. Để trừng phạt bà, họ đã vứt tất cả quần áo của bà đi và không cho phép bất kỳ ai đưa quần áo cho bà mượn.

Khi luật sư của bà Lưu tới gặp bà, một cảnh sát tên Vương Khải đã còng tay bà ra sau lưng. Trong khi đang đi tới phòng thăm thân, anh ta đẩy bà, siết còng tay chặt hơn và còn chửi mắng bà.

Thông tin liên lạc của các cá nhân tham gia bức hại:

Lý Trị Bình (李治平), viện trưởng, Viện Kiểm sát châu Lương Sơn: +86-834-6990001
Lưu Ba (刘波), phó viện trưởng, Viện Kiểm sát châu Lương Sơn: +86-834-6990011, +86-18228738888
Viên Lực Cường (袁力强), phó viện trưởng, Viện Kiểm sát châu Lương Sơn: +86-834-6990006, +86-18908151177

(Thông tin liên lạc của các thủ phạm tham gia bức hại khác có trong bản gốc tiếng Trung.)

Bài liên quan:

Đơn kháng án của 5 cư dân tỉnh Tứ Xuyên đã được Tòa trung thẩm thụ lý

Tứ Xuyên: Một cư dân bị kết án oan sai vì kiên định đức tin, quyền kháng cáo bị tước đoạt

Tứ Xuyên: Một người phụ nữ bị kết án bốn năm, bị treo lên trong trại tạm giam

Bảy cư dân ở Tứ Xuyên bị kết án tù, gia đình vô cùng thống khổ

Sáu học viên Pháp Luân Công và người chồng của học viên bị xét xử phi pháp

Bốn cư dân Tứ Xuyên bị truy tố vì kiên định đức tin đã đệ đơn khiếu nại yêu cầu hủy bỏ bản cáo trạng

Sáu học viên Pháp Luân Công và chồng của một học viên đối mặt với phiên tòa

Tỉnh Tứ Xuyên: 64 học viên Pháp Luân Công bị bắt giữ trong hai tuần

Bà La Minh Xuân bị bắt và đối mặt với xét xử

Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2022/3/29/440628.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/4/18/199953.html

Đăng ngày 03-06-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share