Bài viết của Y Liên, phóng viên Minh Huệ tại Ấn Độ
[MINH HUỆ 16-04-2022] Nằm ở khu vực phía Đông của Ấn Độ dọc theo Vịnh Bengal, Tây Bengal là bang đông dân thứ tư ở Ấn Độ với hơn 91 triệu dân, trong đó chủ yếu là người Bengal. Thủ phủ Kolkata là thành phố lớn thứ bảy của Ấn Độ về dân số. Hội chợ Sách Kolkata thường niên là một sự kiện nổi tiếng. Đây là hội chợ sách phi thương mại lớn nhất trên thế giới mở cửa tự do cho công chúng, cũng là hội chợ sách lớn nhất Châu Á và là sự kiện văn hóa lớn ở Tây Bengal, Ấn Độ.
Kể từ năm 2015, năm nào các học viên Pháp Luân Đại Pháp cũng được mời tham gia hội chợ sách thường niên này. Các học viên đã cung cấp nhiều sách Pháp Luân Đại Pháp cùng các tài liệu âm thanh, hình ảnh tại gian hàng của họ. Trong số đó có hai cuốn sách Pháp Luân Đại Pháp gồm cuốn Chuyển Pháp Luân và cuốn Pháp Luân Công bằng tiếng Bengal. Các bản dịch sang tiếng Bengal giúp nhiều người nói tiếng Bengal có thể hiểu được Đại Pháp. Dịch giả của hai cuốn sách này là Tiến sỹ Dr. Utpal Bit, 64 tuổi, trưởng khoa phẫu thuật tạo hình Trường Cao đẳng Y tế Calcutta (tên chính thức là Cao đẳng Y tế và Bệnh viện Kolkata).
Gian hàng Pháp Luân Đại Pháp tại Hội chợ Sách Kolkata, tháng 3 năm 2022
Các học viên hướng dẫn mọi người luyện các bài công pháp Pháp Luân Đại Pháp tại Hội chợ Sách Kolkata, tháng 3 năm 2022
Sách Chuyển Pháp Luân và Pháp Luân Công phiên bản tiếng Bengal
Nhìn Tiến sỹ Bit hiện có thần sắc khỏe mạnh như vậy, thật khó có thể hình dung được rằng mười năm trước ông đã từng bị bệnh tật hành hạ đến sống không bằng chết. Là một bác sỹ chữa bệnh cứu người nhưng lại không thể tự cứu chữa cho mình, điều đó khiến Tiến sỹ Bit vô cùng đau buồn.
Tiến sỹ Bit đã thử qua các phương pháp thiền và tập luyện khác nhau. Ông cho hay những phương pháp đó chỉ như tra thêm chút dầu vào một cỗ máy để chúng vận hành tốt hơn. Còn Pháp Luân Đại Pháp đã ban cho ông một cỗ máy hoàn toàn mới với những bộ phận mới. Ông chia sẻ: “Hiện giờ tôi ngoài 60 tuổi nhưng có sinh lực và thể lực của một thanh niên. Là trưởng khoa phẫu thuật tạo hình của Trường Cao đẳng Y tế Calcutta, tôi điều trị cho nhiều bệnh nhân và giải quyết các trường hợp cấp cứu mỗi ngày. Tôi đã thực hiện hơn 1000 ca phẫu thuật nhưng sự thay đổi ở chính bản thân là điều kỳ diệu khó tin nhất trong sự nghiệp bác sỹ của tôi.”
Tiến sỹ Utpal Bit, trưởng khoa phẫu thuật tạo hình, Trường Cao đẳng Y tế Calcutta
Có cuộc đời mới sau khi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp
Khi ngoài 20 tuổi, tiến sỹ Bit bị hen phế quản mãn tính và dị ứng với nhiều chất, như bụi, phấn hoa, bông và nhiều thực phẩm, thậm chí cả không khí lạnh. Điều này dẫn đến chứng khó thở, viêm họng và các bệnh ngoài da. Khi ngoài 30 tuổi, ông bị cao huyết áp, ông còn bị đau đầu gối mỗi khi đi bộ hoặc leo cầu thang vì việc dùng thuốc steroid để điều trị bệnh hen suyễn làm chứng viêm xương khớp mãn tính của ông trở nên tồi tệ hơn. Căn bệnh hen suyễn và dị ứng khiến cuộc sống của ông vô cùng khổ sở. Công việc và cuộc sống bình thường trở thành điều xa xỉ và ông phải sống dựa vào liệu pháp hít thở hàng ngày kết hợp thuốc kháng sinh. Cuộc sống trở thành gánh nặng khốn khổ cho bản thân và gia đình ông.
Năm 2004, Tiến sỹ Bit bắt đầu tìm hiểu về tâm linh. Ông đã theo nhiều đạo sư, nghiên cứu nhiều trường phái khác nhau và đọc rất nhiều sách. Gia đình ông đã quen với việc ông liên tục thử những điều mới. Tháng 10 năm 2011, một người bạn đã khuyên ông tìm hiểu về Pháp Luân Đại Pháp. Ông vô cùng ngạc nhiên khi trong ngày ông luyện các bài công pháp lần đầu tiên, bệnh hen suyễn của ông đã biến mất một cách thần kỳ, các triệu chứng dị ứng của ông cũng được cải thiện đáng kể. Trước đây, bệnh hen suyễn đã khiến ông không thể nằm thẳng khi ngủ và thường xuyên bị thức giấc vì khó thở. Đêm hôm đó, ông đã có một giấc ngủ ngon và vô cùng dễ chịu.
Ông đã tải các file ghi âm chín bài giảng của Pháp Luân Đại Pháp. Ông nghe các bài giảng và luyện các bài công pháp mỗi ngày. Sau vài tháng, đầu gối của ông không còn đau khi ông đi bộ hay leo cầu thang nữa. Hiện giờ, tiến sỹ Bit đã hơn 60 tuổi, nhưng ông có thể đi bộ hàng giờ mà không cảm thấy mệt mỏi, điều mà khi ở độ tuổi 30 tuổi ông cũng không dám mơ tới.
Điều đáng nói là khi ông bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, vợ và mẹ vợ đã cười nhạo ông, cho rằng ông lại tìm được một môn mới khác và rồi sẽ lại bỏ như trước đây. Tuy nhiên, với sự cải thiện sức khỏe của tiến sỹ Bit, người thân trong gia đình ông đã từ không tin chuyển sang kinh ngạc, tín phục và hiện giờ họ cũng cùng tu luyện Pháp Luân Đại Pháp với ông.
Tiến sỹ Bit cùng vợ tại Hội chợ Sách Kolkata, tháng 3 năm 2022
Cảnh giới thăng hoa nhờ tu luyện
Tiến sỹ Bit cho biết trước khi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, ông luôn nhất mực tự cho mình là đúng. Hàng chục năm học tập và những trải nghiệm trong cuộc sống khiến ông cảm thấy bản thân mình tài giỏi. Nếu người khác không làm theo yêu cầu của ông, ngay cả những việc nhỏ cũng khiến ông tức giận. Ông cũng rất coi trọng tiền bạc và danh vọng. Nếu ông cảm thấy bị đối xử bất công trong công việc hay ngoài xã hội, ông sẽ phàn nàn và trở nên ghen tị. Ở nhà, ông là người quyết định duy nhất và không bao giờ nghe vợ.
Sau khi bước vào tu luyện, những truy cầu danh vọng và tiền tài của ông dần dần phai nhạt. Khi đối mặt với mâu thuẫn, ông học cách phân tích suy nghĩ của mình và hành xử theo Chân-Thiện-Nhẫn, tìm ra những thiếu sót của bản thân và nỗ lực sửa đổi.
Một lần, năm sinh viên trong khoa tham gia một kỳ kiểm tra. Sau khi điểm số được công bố, một sinh viên đã công khai bày tỏ sự bất mãn về điểm số của mình và khiếu nại giáo viên đã chấm điểm không công bằng. Là trưởng khoa, tiến sỹ Bit là người chịu trách nhiệm giải quyết sự việc. Ông hiểu rằng đây là một kỳ thi dài và khó, sinh viên không dễ hoàn thành và cho điểm công bằng cũng không dễ. Ông cũng nhận thấy hai sinh viên có cùng câu trả lời mà điểm số nhận được lại khác nhau.
Sau khi xem xét song sự việc, tiến sỹ Bit nói với sinh viên rằng thực sự có vấn đề trong việc chấm điểm, đó là trách nhiệm của ông với tư cách là trưởng khoa và cần có một cơ chế chấm điểm chặt chẽ hơn. Nếu sự việc xảy ra trước khi tiến sỹ Bit tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, sẽ thật khó hình dung được ông lại có thể thừa nhận thiếu sót như vậy.
Các đồng nghiệp của ông rất ngạc nhiên trước tâm thái và câu trả lời của ông đối với sinh viên đó. Một số người cho rằng tiến sỹ Bit không nhất thiết phải xin lỗi sinh viên như thế. Tiến sỹ Bit nói rằng tu luyện Pháp Luân Đại Pháp dạy ông phải khiêm nhường. Ông nói: “Thật khó để một người thừa nhận sai lầm, nhưng bây giờ tôi không thấy điều đó khó như vậy nữa.”
Ông cũng trở nên chu đáo và ân cần khi ở nhà. Giờ đây ông thảo luận các vấn đề với vợ và sẽ suy xét ý kiến của vợ. Bà cũng có thể chỉ ra những thiếu sót của ông và ông sẽ tự quy chính chúng.
Dịch các sách Pháp Luân Đại Pháp để người dân quê hương được thụ ích
Tiến sỹ Bit đã giới thiệu Pháp Luân Đại Pháp cho bạn bè, gia đình và đồng nghiệp của mình. Nhiều người muốn tìm hiểu thêm về Đại Pháp, nhưng các sách chỉ có bản tiếng Ấn Độ và tiếng Anh, trong khi hầu hết người dân ở Tây Bengal chỉ đọc được tiếng Bengal. Một người bạn đã hỏi tiến sỹ Bit rằng tại sao không có các sách Pháp Luân Đai Pháp tiếng Bengal và gợi ý ông dịch một vài cuốn.
Năm 2013, tiến sỹ Bit đã bắt đầu hành trình ba năm dịch và xuất bản các sách Đại Pháp tiếng Bengal. Để hiểu rõ hơn nguyên tác, ông đã học tiếng Trung theo lời khuyên của một học viên lâu năm. Ông đã tải các sách Pháp Luân Đại Pháp tiếng Trung, mua một cuốn từ điển Trung -Anh và học phát âm bính âm của Trung Quốc. Hàng ngày trên đường đi làm và từ cơ quan về nhà, ông nghe ghi âm các bài “Giảng Pháp tại Quảng Châu”, “Giảng Pháp tại Đại Liên” và “Giảng Pháp cho học viên Úc châu” của Sư phụ Lý Hồng Chí.
Thời điểm đó ở Tây Bengal có rất ít học viên Pháp Luân Đại Pháp, còn học viên ở các khu vực khác lại chỉ nói tiếng Ấn Độ và tiếng Anh. Tiến sỹ Bit đã phải tự lực vượt qua mọi khó khăn.
Mặc dù có rất nhiều thách thức nhưng ông nghĩ mình phải kiên trì vì ông đã được thụ ích quá nhiều từ Đại Pháp. Đôi khi ông rất bận rộn, cả gia đình đã trợ giúp ông – vợ ông đánh máy còn con trai ông hiệu đính.
Cuốn Chuyển Pháp Luân và cuốn Pháp Luân Công tiếng Bengal đã được xuất bản năm 2016. Ngẫm lại hành trình này, tiến sỹ Bit cho biết ông sẽ không thể làm được tất cả những điều này nếu không có sự gia trì của Sư phụ. Ông chia sẻ: “Khi tôi gặp khó khăn và quyết tâm vượt qua, thì liền có chuyển biến. Điều đó cũng giống như Sư phụ giảng trong Chuyển Pháp Luân: “liễu ám hoa minh hựu nhất thôn!”.
Từ năm 2015 đến nay, các học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Ấn Độ đã được mời tham gia Hội chợ Sách Kolkata, và từ năm 2016, cuốn Chuyển Pháp Luân và Pháp Luân Công tiếng Bengal đã thu hút sự chú ý của mọi người. Mỗi dịp cuối tuần, gian hàng đều đông kín người đến trò chuyện với các học viên và mua các sách Đại Pháp. Các học viên đã trình diễn các bài công pháp trong nền nhạc du dương, êm dịu và đã thu hút được nhiều người. Nhiều người đã học các bài công pháp sau khi mua sách.
Nhân viên triển lãm và những người bán sách khác cũng trở thành những người hâm mộ gian hàng Pháp Luân Đại Pháp. Chủ gian hàng bên cạnh ngày nào cũng đến học các bài công pháp mỗi khi anh rảnh rỗi. Một số cảnh sát làm nhiệm vụ đã trò chuyện với các học viên và tìm hiểu về Pháp Luân Đại Pháp.
Hội chợ Sách Kolkata 2021 đã phải hủy do đại dịch covid. Tiến sỹ Bit cùng các học viên khác bắt đầu tổ chức các buổi giới thiệu Pháp Luân Đại Pháp định kỳ hàng tuần trên mạng bằng tiếng Bengal. Nhiều người từ Tây Bengal cũng như người dân nước láng giềng Bangladesh đã tham dự các buổi giới thiệu này. Ngoài ra, còn có các buổi hướng dẫn trực tuyến được tổ chức định kỳ hai lần một tuần và nhiều người đã bước vào tu luyện Pháp Luân Đại Pháp thông qua phương thức này. Những học viên mới cũng có môi trường tu luyện trong thời kỳ dịch bệnh và không ngừng tiến bộ.
Các học viên mới
Ông Prodyut Đức được chẩn đoán mắc hội chứng ống cổ tay. Phẫu thuật cũng không ích gì và sau đó ông lại bị các vấn đề về cột sống. Đầu gối ông gần như không thể gập được nên ông không thể đi lên cầu thang được nữa.
Ông Đức đã tham gia lớp giới thiệu Pháp Luân Đại Pháp tổ chức gần nhà và học năm bài công pháp tại đó vào tháng 3 năm 2020. Sau đó, ông Đức luyện các bài công pháp hai lần một ngày. Tình trạng của ông đã cải thiện sau bốn tháng. Ông chia sẻ: “Tôi có thể dùng tay để viết và làm các công việc khác. Tựa như tôi có một cuộc sống mới vậy. Tôi có thể ngồi, giặt giũ và làm mọi công việc cần gập đầu gối một cách dễ dàng.”
Ông Đức cho biết ông có được một cuộc sống mới như vậy tất cả là nhờ Sư phụ Lý Hồng Chí: “Chân-Thiện-Nhẫn đã ban cho tôi cuộc đời mới, giải thoát tôi khỏi đau khổ và giúp tôi có một cuộc sống khỏe mạnh trở lại. Tôi thực lòng cảm tạ và tôn kính Sư phụ Lý Hồng Chí.”
Nhiều học viên cũng có những trải nghiệm tương tự như ông Đức. Sau khi được thụ ích cả về sức khỏe thể chất và tinh thần, mọi người đã giới thiệu Pháp Luân Đại Pháp cho người thân và bạn bè. Thông qua người truyền người, tâm truyền tâm, nhiều người đã bắt đầu bước vào tu luyện Pháp Luân Đại Pháp.
Tiến sỹ Bit là một ví dụ điển hình trong vô số các học viên. Tu luyện Pháp Luân Đại Pháp đã cải biến họ từ những người thân tâm kiệt quệ trở thành những người tu luyện, nỗ lực đồng hóa với Chân-Thiện-Nhẫn và phó xuất vì người khác.
Tiến sỹ Bit chia sẻ: “Mười năm tu luyện Pháp Luân Đại Pháp đối với tôi mà nói đó mới đúng là sinh mệnh chân chính, vì hiện giờ tôi đã hiểu được tại sao chúng ta lại ở đây. Hào quang của Pháp Luân Đại Pháp soi sáng sinh mệnh tôi và cũng soi sáng tất cả những ai tiếp xúc với tôi.”
Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2022/4/16/441356.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/4/19/199967.html
Đăng ngày 21-04-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.