Bài viết của Phạm Gia Thái
[MINH HUỆ 29-10-2021] Hồng Lâu Mộng là một tiểu thuyết cổ điển của Trung Hoa có điểm gì hay đáng để ngàn vạn người bàn luận? Người ta thường nói: “Văn vô đệ nhất, vũ vô đệ nhị”. Nếu xét đến tiểu thuyết xưa nay thì Hồng Lâu Mộng đứng hàng đầu cũng không phải là quá cường điệu, là cuốn truyện mà văn nhân nào cũng đều muốn đọc. Thực ra, ngoài tứ đại danh tác của Trung Quốc, có được mấy tác phẩm mang nhiều đạo lý như Hồng Lâu Mộng. Những đạo lý trong Hồng Lâu Mộng, nếu có ngồi cả năm 365 ngày cũng bàn không hết, thực sự là tùy kỳ lật mở cuốn sách ra, đều có chuyện hay để bàn.
Ngày hôm nay, tôi mở Hồng Lâu Mộng ra là Hồi 12, có câu chuyện về “Phong Nguyệt Bảo Giám” của một đạo sỹ, đã chữa khỏi bệnh cho Giả Thụy. Phong Nguyệt Bảo Giám kỳ thực là chiếc gương hai mặt, khi soi, hình ảnh hiện ra ở hai mặt gương sẽ là tương phản.
Trong sách kể về chàng thư sinh Giả Thụy vì tơ tưởng đến người vợ xinh đẹp của anh họ nhưng bị cự tuyệt, rồi bị lửa dục vọng nhập tâm mà mắc bệnh, đang nằm thoi thóp. Lúc này, có một vị đạo sỹ thọt chân đưa cho Giả một chiếc gương, nói là “chuyên để trị chứng bệnh tương tư do tà niệm vọng động, có công năng tế thế, bảo mệnh… nhưng không được soi mặt trước, mà chỉ được soi mặt sau. Giả Thụy như bắt được bảo vật, liền soi vào mặt sau gương, vừa nhìn thì thấy bộ xương khô, liền mạ lị một hồi, rồi lật mặt trước ra nhìn. Vừa nhìn, liền thấy mỹ nhân kia vẫy tay, liền động tà niệm mà nhảy vào gương và trải qua một đêm tình tự với nàng. Đáng thương thay, Giả Thụy tuổi trẻ không học tốt mà tự chôn vùi bản thân.
Vài giờ sau, gia đình Giả thấy anh đã chết trên giường. Đêm hẹn hò của anh với người đẹp hóa ra chỉ là ảo ảnh trong gương.
Chiếc gương này đúng là bảo bối, soi mặt trước là một mỹ nữ mê hoặc lòng người, soi mặt sau thì thấy bộ xương khô đáng sợ. Mỹ nữ và bộ xương khô vì sao lại đồng thời hiện ra? Thực ra, ở đây là có đạo lý, nghĩa là, mỹ sắc nơi nhân gian, lúc đang si mê thì thấy hoàn mỹ không tì vết; mà khi thanh tỉnh sẽ thấy cực kỳ đáng sợ. Cùng là cô gái đẹp kia, anh chàng đẹp trai kia, ở trạng thái si mê hay thanh tỉnh mà nhìn lại là mang hình tượng khác nhau. Cảm giác, cảm ngộ ấy, một đằng là từ thiên thượng, một đằng ở nơi hạ giới, khác nhau rất lớn. Có những người có hiểu biết cũng có cách nhìn nhận như vậy.
Chiếc gương của vị đạo sỹ thọt quả là thần kỳ! Đem soi những sự việc tốt khác nơi nhân gian, phải chăng cũng như vậy? Như một người theo đuổi “công thành danh toại”, soi mặt trước là đầu đội mũ ô sa, một đám tiểu nô tài vây quanh; mặt sau lại là hình ảnh tro xương chôn dưới nấm mồ. Mũ ô sa cũng tốt, nô tài cũng tốt, nhưng nhiều lắm cũng chỉ mấy chục năm, tới âm gian đều phải dã biệt.
Còn như theo đuổi “được tiền được bạc”, soi mặt trước thì thấy xe hàng hiệu, biệt thự sang trọng, tài sản kếch sù; mặt sau lại thấy vừa đặt hai chân vào thì đã nhắm mắt xuôi tay. Xe, nhà, tiền bạc cũng không mang đi được.
Lại chiếu đến vợ chồng, con cháu, nhìn mặt trước là cảnh vợ chồng ân ái, con cháu đầy nhà, quần tụ sum vầy; nhìn mặt sau đã thấy chết rồi thì vợ đi tái giá, già rồi thì con cháu lạnh lùng xa cách. Lòng người dễ thay đổi cũng là chuyện thường tình của con người.
Chiếu sự việc cũng vậy, cho dù có chuyện tốt đến đâu, tình cảm tốt đẹp đến đâu, cũng không bền lâu mãi được. Đạo sỹ thọt có chiếc gương thần kỳ ấy đã viết những đạo lý đó thành bài đồng dao:
Thế nhân đều muốn làm Thần Tiên, chẳng qua công danh buông không nổi!
Cố nhân nay phương nào? Mộ hoang một đống cỏ cũng không còn!
Thế nhân đều muốn làm Thần Tiên, chẳng qua tiền bạc buông không nổi!
Chỉ hận tích không nhiều, đến khi nhiều thì đã đến lúc mắt nhắm rồi!
Thế nhân đều muốn làm Thần Tiên, chẳng qua vợ đẹp quên không được!
Vua quân ngày ngày nói ân tình, vua chết lại theo người đi
Thế nhân đều muốn làm Thần Tiên, chẳng qua con cháu quên không được!
Si tâm cha mẹ bao đời có bao nhiêu, hiếu thuận con cháu nào ai thấy?
Theo văn hóa truyền thống của Trung Quốc, con người trong luân hồi chuyển sinh, chỉ có thể mang theo đức và nghiệp, chứ không phải những nơi thế gian. Muốn làm thần tiên thì chỉ có chú trọng đề cao tâm tính và trở thành người tốt.
Ảo tưởng và thực tế
Dù được viết cách đây hơn 200 năm, Hồng Lâu Mộng và câu chuyện về chiếc gương thần kỳ vẫn cho cái nhìn sâu sắc về bản chất của cuộc khủng bố đỏ thời nay.
Từ khi được thành lập vào năm 1921, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã phủ lên Trung Quốc cuộc khủng bố đỏ. Sau khi nó lên nắm quyền vào năm 1949, tình hình càng tệ hơn. Để duy trì thế gọng kìm sắt của mình, ĐCSTQ đã phát động hết chiến dịch chính trị này đến chiến dịch chính trị khác, gây ra cái chết bất thường của hàng chục triệu người và gần như xóa sổ nền văn minh hàng nghìn năm.
Thời gian trôi qua, ĐCSTQ đã trang bị cho cỗ máy dối trá của nó, như che đậy có hệ thống và tuyên truyền sai lệch về đợt bùng phát virus corona. Mặc dù nhiều người bị lừa dối bởi những dối trá của ĐCSTQ, nhưng nếu nhìn kỹ, chúng ta sẽ thấy mặt khác của chiếc gương thần kỳ, nghĩa là nhận ra thực tế đằng sau những ảo ảnh mà ĐCSTQ tuyên truyền. Dưới đây là một vài ví dụ.
Ảo tưởng: ĐCSTQ thường khoa trương về nền kinh tế “bùng nổ” của nó rằng nó là nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới với GDP ngày càng tăng.
Thực tế: GDP bình quân đầu người của Trung Quốc chỉ bằng một phần nhỏ so với các nước phương Tây lớn. Tháng 5 năm 2020, Thủ tướng Lý Khắc Cường tuyên bố khoảng 600 triệu người ở Trung Quốc có thu nhập hàng tháng từ 1.000 nhân dân tệ (hoặc 150 đô la) trở xuống.
Ảo tưởng: ĐCSTQ cũng phô trương về khoa học công nghệ và khả năng sản xuất của Trung Quốc.
Thực tế: Một phần lớn sự “phát triển” này là nhờ trộm cắp tài sản trí tuệ, còn quá trình sản xuất phải đánh đổi bằng tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng và cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên.
Ảo tưởng: Giáo dục tiểu học và trung học cơ sở ở Trung Quốc là miễn phí và giáo dục đại học ngày càng phổ biến hơn.
Thực tế: Các nước lớn ở phương Tây đều miễn phí giáo dục tiểu học và trung học, trong khi học sinh Trung Quốc phải trả học phí ở bậc trung học phổ thông. Hơn nữa, những gia đình không có hộ khẩu lại phải trả phí cao hơn nhiều để cho con đi học. Cuối cùng, nền giáo dục hiện đại của Trung Quốc chủ yếu tập trung vào tuyên truyền ủng hộ ĐCSTQ, thay vì trung thực và phát triển nhân cách. Điều này dẫn đến sự suy giảm các giá trị đạo đức đặc biệt là trong hai, ba thập kỷ qua.
Ngay cả các chiến dịch chống tham nhũng cũng không đơn giản như biểu hiện trên bề mặt.
Ảo tưởng: Hàng trăm quan chức cấp cao của ĐCSTQ bị hạ bệ và hàng triệu quan chức cấp dưới bị liên lụy.
Thực tế: Những hành động này được thực hiện phần lớn là do đấu đá nội bộ giữa các quan chức ĐCSTQ. Trên thực tế, hai năm sau khi ĐCSTQ nắm quyền, Mao Trạch Đông đã phát động Chiến dịch Tam phản, Ngũ phản để thanh trừng những người mà ông ta cho là mối đe dọa. Khi ĐCSTQ tiếp tục bức hại các nhóm tín ngưỡng, như các học viên Pháp Luân Công, nó đã tạo ra ngày càng nhiều quan chức tham nhũng.
Trên thực tế, bản thân các quan chức của ĐCSTQ cũng biết Đảng đã thối nát đến xương tủy, nhưng họ lại dựa vào quân đội để duy trì quyền lực của mình. Như vậy có tác dụng gì chăng?
Ảo tưởng: Với hơn 2 triệu quân nhân tại ngũ, Trung Quốc có quân đội lớn nhất thế giới.
Thực tế: ĐCSTQ đã có thể kiểm soát quân đội của nó nhờ các cuộc tẩy não. Một khi mọi người nhận ra bản chất tà ác của Đảng, quân đội cũng vô dụng – giống như Liên Xô cũ đã sụp đổ chỉ sau một đêm cho dù quân đội có tới gần 4 triệu người.
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/10/29/432985.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/1/10/198073.html
Đăng ngày 31-01-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.