Bài viết của một học viên ở Trung Quốc

[MINH HUỆ 16-12-2021] Trung là một mỹ đức, cũng là một cảnh giới, có thể thể hiện tín và thiện, thể hiện Chân-Thiện-Nhẫn. Trên thực tế, trung rất quan trọng đối với xã hội con người và tu luyện.

Trong xã hội, trung thường biểu hiện ở thái độ trung thành với chức vụ, giữ vững lập trường nguyên tắc, khắc phục khó khăn và buông bỏ chấp trước để hoàn thành trách nhiệm với công việc, trung trinh, kiên định, đồng sức đồng lòng cùng vượt qua mọi thăng trầm.

Tuy vậy, trong xã hội hiện đại, khi đạo đức suy đồi, người ta thường coi “nhảy việc”, “đứng núi này trông núi nọ”, “ai trả lương cao thì làm cho người đó” là điều bình thường. Còn có những yếu tố khác như tinh thần trách nhiệm, bền bỉ, trong dụ hoặc thì đối đãi ra sao, v.v., ở đây không bàn đến nhiều. Điều muốn bàn đến ở đây là chữ “Trung” trong tu luyện.

Nhạc Phi diễn nghĩa chữ “Trung”

Cá nhân tôi nhìn nhận rằng, trung là một cảnh giới tu luyện cao thâm. Đệ tử Đại Pháp cần phải trung với Sư phụ như Nhạc Phi triều Tống trung với Hoàng đế.

Nhạc Phi bị Tể tướng Tần Cối nham hiểm hãm hại, Hoàng đế có thể không biết sao? Bởi vậy, người ta sẽ cho rằng Hoàng đế là hôn quân. Thế nhưng, Nhạc Phi diễn chữ “Trung” là để cho những đệ tử Đại Pháp hậu thế nào hiểu không thấu, tâm không kiên định mà làm tham chiếu trong tu luyện. Để cho những đệ tử Đại Pháp này cho dù có sinh nghi ngờ Sư phụ thì cũng phải trung thành tuyệt đối với Sư phụ, bằng không thì cũng tu luyện không nổi nữa.

Trong 2000 năm hoàng triều, rất nhiều trung thần dù bị hoàng đế phán xử oan khuất, hạ lệnh đánh đập, xử tử, nhưng cũng không cách nào lay động được chữ trung của họ đối với hoàng đế. Hậu thế, rất nhiều người thường coi đó là “ngu trung”, đó là bởi người thường không hiểu được “Trung” mới là một đại pháp cao thâm, sinh mệnh đối với chủ của mình, căn bản không tồn tại cái gọi là “ngu trung”, đó là cảnh giới cao nhất của Trung. Lịch sử không diễn trắng hết ra. “Trung hiếu tiết nghĩa” mà Nhạc Phi diễn nghĩa ra, vì lý gì lại là tích có một không hai, được nhân loại thiên cổ truyền tụng? Bởi vì đó là cách ứng xử căn bản của đệ tử đối với Sư phụ.

Chúng ta biết Nhạc Phi là một lần chuyển thế của Sư phụ. Vì để cấp cho đệ tử Đại Pháp hậu thế tham chiếu trong giai đoạn tu luyện cuối cùng này mà Sư phụ phải đích thân diễn nghĩa chữ “Trung”.

Một số đệ tử Đại Pháp hiện nay, vì tâm tính thấp, lý giải có chỗ sai lệch mà ngày càng mất đi tín tâm đối với Sư phụ, đối với Đại Pháp, lại còn cảm thấy Sư phụ ngày càng nghiêm khắc, họ đã rớt lại trên con đường tu luyện mà vẫn chỉ muốn nghe lời dễ chịu. Đó là họ dùng tầng thứ tâm tính của mình mà đo lường Sư phụ, căn bản không cách nào tu nữa. Nếu ai có thể đo lường Sư phụ, chẳng phải chính là tự coi mình cao hơn Sư phụ sao? Thế nhưng, thực chất, ở chốn mê này, họ vẫn chỉ là sinh mệnh nơi tầng thấp nhất trong toàn vũ trụ, không có bản sự gì, vậy thì cao so với đâu đây?

Câu chuyện của Phật Milarepa

Sư phụ của Milarepa đã khiến ông khổ sở đủ đường [bắt tự vác gỗ lên núi để xây nhà, rồi lại đập đi, xây lại hết lần này đến lần khác, lại phải chịu cơn thịnh nộ tưởng chừng vô lý của Sư phụ]. Từ quan điểm của người thường thì không thể dùng lý hay đạo lý nào mà lý giải cho cách đối xử như vậy của sư phụ Milarepa; ngay cả hàm dưỡng cơ bản của nhân loại cho đến nhân nghĩa thiện tâm đều không có, hơn nữa biểu hiện còn rất ác… Một vị sư phụ như thế, nếu là người thường thì ai có thể tin ông đây? Không chỉ không tin, mà có thể còn sẽ phỉ báng các kiểu, sẽ cho rằng là sư phụ rởm, chứ không phải chân Phật.

Đệ tử Đại Pháp chúng ta ngày hôm nay xem ra cũng có một bộ phận ở tầng tâm tính người thường này. Điều Sư phụ muốn làm, lẽ nào đệ tử có thể nhìn thấu? Vì để trừ bỏ chấp trước của đệ tử, viên mãn đệ tử, thì Sư phụ có thể tùy nghi an bài, làm sao có thể cứu được đệ tử thì làm. Bao nhiêu đệ tử Đại Pháp có thể lĩnh ngộ được Pháp lý này đây? Bao nhiêu đệ tử Đại Pháp có thể trong áp lực lớn đến vậy mà vẫn kiên định không đổi? Có người còn muốn Sư phụ đối đãi với mình như đối đãi với bằng hữu — bao dung nhân từ, tương kính như tân, muốn ngang hàng với Sư phụ — bằng không thì khó mà chấp nhận Sư phụ, rồi sinh tâm hoài nghi, bất tín đối với Sư phụ; đây chẳng phải cũng chính là biểu hiện của chủng tâm này sao?

Sư phụ của Milarepa vì để tiêu nghiệp, trừ bỏ chấp trước cho đệ tử mà ông bị người thường cho là kẻ ác, đến ngay cả Milarepa cũng thiếu chút nữa là chịu không nổi nữa. Nhưng Milarepa có điểm tốt là, cho dù chịu không nổi, ông vẫn một mực tin sư phụ của ông. Chính nhờ một điểm kiên định này mà ông không bị đào thải. Quả thực là sâu xa khó mà lĩnh hội cho hết được.

Đối với bộ phận đồng tu chưa ngộ ra điểm này, đứng trước khảo nghiệm này, trước quan ải tu luyện này, hy vọng các đồng tu sẽ không rớt xuống, mà so với tín tâm của Milarepa đối với sư phụ của ông, chí ít chúng ta cũng cần phải làm tốt hơn một chút.

Trên đây chỉ là chút nhận thức cá nhân. Đại Pháp của Sư phụ còn có nội hàm cao hơn, thâm sâu hơn vượt quá thể ngộ của tôi.

Bài chia sẻ này là thể ngộ của cá nhân tác giả, chỉ nhằm mục đích giao lưu với các đồng tu để mọi người có thể cùng nhau “Tỉ học tỉ tu” (“Thực tu” Hồng Ngâm)

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/12/16/434871.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/12/21/197084.html

Đăng ngày 31-12-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share