Bài viết của học viên Pháp Luân Đại Pháp bên ngoài Trung Quốc

[MINH HUỆ 18-12-2021] Các học viên Pháp Luân Công ở 36 quốc gia đã đệ trình lên chính phủ nước sở tại một danh sách mới gồm các thủ phạm bức hại Pháp Luân Công ở Trung Quốc vào khoảng ngày 10 tháng 12, Ngày Nhân quyền Quốc tế. Các học viên đề nghị chính phủ nước mình cấm nhập cảnh và phong tỏa tài sản của các thủ phạm cũng như người nhà của họ.

36 quốc gia này bao gồm Liên minh Ngũ Nhãn (Five Eyes gồm Hoa Kỳ, Canada, Vương quốc Anh, Úc, và New Zealand), 23 quốc gia trong Liên minh Châu Âu (Pháp, Ý, Tây Ban Nha, Hà Lan, Ba Lan, Bỉ, Thụy Điển, Áo, Ireland, Đan Mạch, Phần Lan, Séc, Romania, Bồ Đào Nha, Hy Lạp, Hungary, Slovakia, Luxembourg, Bulgaria, Croatia, Slovenia, Estonia, Malta) và 8 quốc gia khác (Nhật Bản, Hàn Quốc, Indonesia, Thụy Sỹ, Na Uy, Liechtenstein, Israel, Mexico).

Pháp Luân Công, còn được gọi là Pháp Luân Đại Pháp, đã bị Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bức hại tàn bạo từ tháng 7 năm 1999. Trong những năm gần đây, các học viên đã nhiều lần gửi danh sách thủ phạm đến nhiều quốc gia để yêu cầu trừng phạt những thủ phạm nhân quyền này. Lần đệ trình danh sách thủ phạm mới nhất này đánh dấu lần đầu tiên Estonia tham gia sáng kiến này.

Danh sách mới bao gồm các quan chức ĐCSTQ từ nhiều ban ngành trên khắp Trung Quốc đóng nhiều vai trò khác nhau trong cuộc bức hại Pháp Luân Công, bao gồm:

  • Trương Quân (张军): Trưởng Công tố Viện Kiểm sát Tối cao
  • Trần Tứ Nguyên (陈思源): Thứ trưởng Bộ Công an, Bí thư Đảng ủy Cục An ninh Chính trị, Ủy viên Đảng ủy Bộ Công an
  • Vương Tiến Nghĩa (王进义): Chánh Thanh tra Bộ Tư pháp
  • Kha Lương Đống (柯良栋): nguyên Phó Giám đốc Phòng 610 Trung ương
  • Trương Duyên Côn (张延昆): cựu Bí thư Đảng ủy Ủy ban Chính trị và Pháp luật (PLAC) Bắc Kinh
  • Lỗ Vi (鲁 为): Phó Bí thư Đảng ủy Ủy ban Chính trị và Pháp luật (PLAC) Bắc Kinh, nguyên Giám đốc Phòng 610 Bắc Kinh
  • Lưu Khải (刘凯): Phó Chủ tịch Tỉnh Hà Bắc, Giám đốc Sở Công an Hà Bắc, Bí thư Đảng ủy Sở Công an Hà Bắc, ủy viên Ủy ban Chính trị và Pháp luật (PLAC) tỉnh Hà Bắc
  • Cao Kế Minh (高 继 明): Bí thư Đảng ủy Viện Kiểm sát Tỉnh Hắc Long Giang, Trưởng Công tố Viện Kiểm sát Tỉnh Hắc Long Giang
  • Trần Dũng (陈勇): Bí thư Đảng ủy Viện Kiểm sát tỉnh Sơn Đông, Trưởng Công tố Viện Kiểm sát Sơn Đông
  • Hồ Đạo Tài (胡 道 才): Chánh án Tòa án Cấp cao tỉnh Hà Nam, Bí thư Đảng ủy Tòa án Cấp cao tỉnh Hà Nam
  • Hồ Gia Phúc (胡家福): nguyên Bí thư Đảng ủy Ủy ban Chính trị và Pháp luật (PLAC) tỉnh Cát Lâm, nguyên Thường vụ Đảng ủy Cát Lâm
  • Lý Quang Huy (李光辉): Bí thư Đảng ủy Ủy ban Chính trị và Pháp luật (PLAC) tỉnh Cát Lâm, Phó Giám đốc Phòng 610 Cát Lâm
  • Trương Chấn Đạc (张振 铎): Giám đốc Sở Cảnh sát Đại Liên tỉnh Liêu Ninh, nguyên Bí thư Đảng ủy kiêm Cục trưởng Cục Quản lý Nhà tù Tỉnh Liêu Ninh.

Danh sách cũng bao gồm các quan chức ĐCSTQ ở các cấp thấp hơn (không nêu tên ở đây).

Toàn bộ thông tin về các quan chức này được tổng hợp dựa trên dữ liệu được công bố trên trang web Minh Huệ (Minghui.org). Hai năm trước, một quan chức của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã xác nhận các tài liệu do các học viên Pháp Luân Công cung cấp là đáng tin cậy. Hiện tại, các báo cáo thường niên của chính phủ Hoa Kỳ về nhân quyền hoặc tự do tôn giáo thường trích dẫn trực tiếp số liệu thống kê từ Minh Huệ khi đề cập đến cuộc bức hại Pháp Luân Công. Các số liệu thống kê được trích dẫn bao gồm số trường hợp tử vong, kết án và giam giữ, cũng như chi tiết về các trường hợp cụ thể.

Ngày càng có nhiều quốc gia dân chủ nhận ra tầm quan trọng của việc xử phạt các thủ phạm nhân quyền, và nhiều quốc gia đã áp dụng luật tương tự như Đạo luật Magnitsky Toàn cầu của Hoa Kỳ. Kể từ Ngày Nhân quyền năm ngoái, luật về trách nhiệm giải trình nhân quyền đã được áp dụng tại Hoa Kỳ, Canada, Vương quốc Anh và Liên minh Châu Âu (gồm 27 quốc gia).

Ngoài ra, ngày 2 tháng 12 năm 2021, Quốc hội Úc đã thông qua “Dự luật sửa đổi 2021 về các biện pháp trừng phạt tự trị (theo tinh thần của Đạo luật Magnitsky và các biện pháp trừng phạt khác)”. Sau khi được Tổng Toàn quyền (Governor-General) của Úc ký thành luật vào ngày 7 tháng 12, dự luật này cho phép chính phủ Úc trừng phạt các thủ phạm nhân quyền, quan chức tham nhũng và tội phạm mạng nguy hiểm.

Chế tài gồm có đóng băng tài sản tại Úc của các quan chức, tổ chức hoặc nhóm có liên quan và cấm các cá nhân nhập cảnh. Một ủy viên của Ủy ban Lưỡng viện về Nhân quyền cho biết mặc dù cơ quan lập pháp này không thể đảm bảo sẽ trừng phạt các thủ phạm nhân quyền ở nước sở tại, nhưng sẽ từ chối cho họ tiếp cận bãi biển, trường học, hệ thống y tế và các tổ chức tài chính của Úc.

Các quốc gia khác cũng đã thực hiện hoặc đang xem xét các biện pháp tương tự. Na Uy, không thuộc Liên minh Châu Âu, đã thông qua “Đạo luật thực thi các biện pháp trừng phạt quốc tế”, có hiệu lực từ tháng 4 năm 2021. Mặc dù Nhật Bản không thông qua luật Magnitsky, nhưng các quan chức nước này cho biết họ vẫn có thể xử phạt thủ phạm nhân quyền dưới hình thức đóng băng tài sản và cấm nhập cảnh theo các luật thương mại và ngoại giao hiện hành.

Hơn nữa, các nước lớn của phương Tây như Hoa Kỳ, Canada và Anh đã lên kế hoạch tăng cường trao đổi thông tin liên quan đến thủ phạm nhân quyền.

Các học viên Pháp Luân Công gửi danh sách này là muốn cảnh báo những người tham gia vào cuộc bức hại Pháp Luân Công ở Trung Quốc rằng mọi thủ phạm sớm muộn gì cũng sẽ bị nêu tên trong danh sách thủ phạm nếu họ tiếp tục nghe theo ĐCSTQ.

Bất kỳ hình thức trả đũa nào đối với các học viên Pháp Luân Công vì đức tin của họ đều là tội ác và sẽ dẫn đến hậu quả. Các cơ quan hành pháp, viện kiểm sát và các tòa án Trung Quốc được giao nhiệm vụ bảo vệ công lý, nhưng họ đã trở thành công cụ bức hại các học viên Pháp Luân Công theo chỉ thị của Phòng 610, một cơ quan ngoài vòng pháp luật. Những thủ phạm này đang vi phạm pháp luật trong khi tưởng rằng mình đang thực thi pháp luật pháp. Nếu không dừng tay bức hại các học viên, họ sẽ bị truy cứu trách nhiệm. Chúng tôi kêu gọi họ hãy lập tức chấm dứt bức hại Pháp Luân Công và bồi hoàn cho những thiệt hại mà họ đã gây ra.

Các bài viết liên quan

Danh sách những thủ phạm trong “Văn phòng xử lý tà giáo” của ĐCSTQ được đệ trình lên hơn 30 chính phủ quốc gia

Danh sách thứ ba liệt kê những thủ phạm tham gia vào cuộc đàn áp Pháp Luân Công được gửi đến Chính phủ của năm Quốc gia

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/12/18/434985.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/12/19/197049.html

Đăng ngày 26-12-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share