Bài viết của phóng viên Minh Huệ tại Úc

[MINH HUỆ 12-12-2021] Ngày 2 tháng 12 năm 2021, Quốc hội Úc đã thông qua “Dự luật sửa đổi các biện pháp trừng phạt tự trị năm 2021 (kiểu như của Đạo luật Magnitsky và các biện pháp trừng phạt khác theo loại hành vi phạm tội)”. Dự luật có hiệu lực từ ngày 7 tháng 12 sau khi toàn quyền Úc ký thành luật, ba ngày trước Ngày Nhân quyền Quốc tế.

Các loại hành vi bị trừng phạt gồm có:

  • Phổ biến của vũ khí hủy diệt hàng loạt
  • Đe dọa đối hòa bình và an ninh quốc tế
  • Hoạt động mạng nguy hiểm
  • Vi phạm nhân quyền nghiêm trọng và tàn bạo
  • Hoạt động phá hoại nền quản trị tốt hoặc nền pháp trị, bao gồm cả hành vi tham nhũng nghiêm trọng
  • Vi phạm nghiêm trọng luật nhân đạo quốc tế

Dự luật này cho phép chính phủ Úc xử phạt các thủ phạm nhân quyền, quan chức tham nhũng và tội phạm mạng nguy hiểm. Các biện pháp trừng phạt bao gồm đóng băng tài sản tại Úc của các quan chức, tổ chức hoặc nhóm liên đới. Những cá nhân thuộc diện bị trừng phạt sẽ bị cấm nhập cảnh vào Úc.

Một phóng viên Minh Huệ đã phỏng vấn Thượng nghị sỹ Hon Eric Abetz qua video về chủ đề này. Thượng nghị sỹ Abertz luôn đánh giá cao lòng can đảm của các học viên Pháp Luân Công trong hành trình kháng nghị ôn hòa hơn 20 năm qua trước cuộc bức hại của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Ông đặc biệt cảm phục những nỗ lực can đảm của các học viên nhằm vạch trần tội ác cưỡng bức thu hoạch nội tạng ghê rợn của ĐCSTQ.

Ông cho biết, “Các học viên Pháp Luân Công trên khắp thế giới, đặc biệt là ở Trung Quốc, đã phải chịu đựng rất nhiều”, và “Quốc hội Úc sẽ không thể không lên án mạnh mẽ hành vi này (cưỡng bức thu hoạch nội tạng).”

1bcf48ecee1eeab5ea3c22e014fc8fa9.jpg

Thượng nghị sỹ Eric Abetz trong cuộc phỏng vấn

“Cưỡng bức thu hoạch nội tạng đang diễn ra”

Thượng nghị sỹ Abetz hiện đang giữ chức Chủ tịch Ủy ban Pháp chế Ngoại giao, Quốc phòng và Thương mại, và là ủy viên của Ủy ban Thường trực Liên hợp về Tình báo và An ninh.

Ông đã nhiều lần lên án những tội ác của ĐCSTQ độc tài và kêu gọi sự ủng hộ nhằm chấm dứt cuộc bức hại của ĐCSTQ đối với Pháp Luân Công và các nhóm khác.

“Tôi cho rằng nó [việc thông qua luật kiểu Magnitsky] có ý nghĩa rất quan trọng và là thể hiện mạnh mẽ rằng trong giới chính trị Úc, chúng ta cần phải có lập trường chống lại các chế độ độc tài có lịch sử vi phạm nhân quyền nghiêm trọng”, ông cho hay.

Thượng nghị sỹ Abetz ca ngợi các học viên Pháp Luân Công vì những nỗ lực dũng cảm của họ nhằm vạch trần tội ác chống lại loài người của ĐCSTQ, kể cả nạn cưỡng bức thu hoạch nội tạng, “một tội ác xưa nay chưa từng thấy trên hành tinh” khi chính các học viên là nạn nhân của cuộc bức hại tàn bạo này.

“Các học viên Pháp Luân Công đã đặc biệt mạnh mẽ và dũng cảm khi thu hút sự chú ý của thế giới vào vấn đề này”, ông nói. “Và chúng ta ở đây hôm nay cùng với những bằng chứng không thể chối cãi của Tòa án Trung Quốc, và việc Tòa án Trung Quốc, dưới sự chủ tọa của Ngài Geoffrey Nice, đã xem xét những cáo buộc này, sau đó đã đưa ra kết luận, là có ý nghĩa vô cùng quan trọng.”

“Không còn nghi ngờ gì nữa… những hành vi này, những hành vi độc ác này đang diễn ra. Người ta có thể từng cho rằng làm gì có chuyện này, rằng đó là bịa đặt, thêu dệt lên… có một số người nói không có chuyện này, họ làm sao phát hiện ra những điều này được.”

“Nhưng thực tế, đó là điều không thể tranh cãi, tôi nghĩ rằng, thứ nhất nó đang diễn ra, thứ hai là những gì các học viên Pháp Luân Công nói với thế giới suốt hai thập kỷ qua, hoàn toàn là sự thật.”

“Giờ đây, việc này đã bị phơi bày, không còn nghi ngờ gì nữa, mọi người trên thế giới phải gây áp lực để bảo vệ các học viên Pháp Luân Công. Nhưng tôi cũng biết còn có những tù nhân lương tâm khác cũng phải chịu những hành vi man rợ này. Tuy nhiên, rõ ràng là Pháp Luân Công là nhóm nạn nhân chính của tội ác tàn bạo này.”

Thượng nghị sỹ Abetz nhận xét rằng “người dân Úc nhất quyết phải lên án mạnh mẽ hành vi cưỡng bức thu hoạch nội tạng tàn bạo và xấu xa này của chế độ độc tài.”

Khi được hỏi liệu Quốc hội Úc có tổ chức điều trần để chống lại nạn cưỡng bức thu hoạch nội tạng như Nghị viện Châu Âu thực hiện gần đây hay không, Thượng nghị sỹ Abetz cho biết: “Tôi nghĩ không một nghị sỹ Úc nào thấy thuyết phục mà lại không lên án mạnh mẽ nạn cưỡng bức thu hoạch nội tạng man rợ đang diễn ra này. Vì vậy, đây có thể là một vấn đề mà Quốc hội Úc cần xem xét vào năm 2022, nhưng tôi nghĩ bất kỳ ai ký tên trong các bạn cũng có thể hài lòng khi biết Quốc hội Úc sẽ không thể không lên án mạnh mẽ hành vi này.”

ab68596c8cf24052beb461798418d872.jpg
Thượng nghị sỹ Abetz cùng một học viên Pháp Luân Công tại văn phòng của ông ở Hobart, Tasmania, năm 2019

“Những người thiện lương trên toàn thế giới ủng hộ các học viên Pháp Luân Công”

Thượng nghị sỹ Abetz muốn gửi lời tới tất cả các học viên Pháp Luân Công thông qua trang web Minh Huệ Minghui.org: “Các bạn có quyền như bất kỳ người nào khác trên thế giới về thực hành tín ngưỡng và đức tin của mình, và việc các bạn bị chế độ độc tài cộng sản Trung Quốc đối xử và bức hại là không thể chấp nhận được và đó là lý do tại sao những người thiện lương trên khắp thế giới ủng hộ các học viên Pháp Luân Công – những người đang phải chịu đựng khủng khiếp như vậy. Và tôi cầu chúc cho tất cả họ có được sức mạnh, lòng can đảm và sự kiên định không ngừng vì họ có hàng tỷ người trên thế giới đang ủng hộ họ cả về tư tưởng lẫn tinh thần.”

Thượng nghị sỹ Abetz là đại diện cho bang Tasmania từ tháng 2 năm 1994. Ông từng làm luật sư với mức lương hậu hĩnh. Tuy nhiên, ông đã chấp nhận mức lương thấp hơn để được vào Nghị viện vì muốn duy trì công lý và bảo vệ quyền tự do cũng như nhân quyền.

“Động lực của tôi luôn luôn là được phát huy hết khả năng của mình, làm điều đúng đắn và lên tiếng cho những người không có tiếng nói”, ông cho hay.

Ông cũng nhấn mạnh rằng đức tin Cơ đốc giáo của ông là kim chỉ nam cho ông, nhất là vào những thời điểm khó khăn.

“Tôi có thể nói rằng đức tin Cơ đốc giáo đã và đang là một động lực rất quan trọng thúc đẩy tôi tham gia đời sống cộng đồng. Bởi vậy, tôi không những có động lực cải thiện bản thân hay bất cứ điều gì khác, nên đêm xuống khi kéo chăn lên cằm và đi ngủ, tôi biết rằng tôi đã làm điều đúng đắn và can đảm vì những người cần tiếng nói.”

“Còn với hàng triệu người, hàng trăm triệu người đang phải chịu đựng chế độ độc tài của Đảng Cộng sản Trung Quốc, tôi nói rằng tôi có một đặc quyền, đó là có thể lên tiếng cho họ và phơi bày những hành vi lạm dụng. Vì vậy, nạn cưỡng bức thu hoạch nội tạng từ các tù nhân lương tâm, mà Pháp Luân Công bị tổn hại nặng nề nhất, là quá man rợ, cần phải bị lên án, như Tòa án Trung Quốc đã làm, và hiện cả thế giới đã công nhận rằng điều này đã và đang diễn ra và cần phải chấm dứt.”

“Đôi khi, mọi người gọi tôi là dũng sỹ điên, nhưng tôi nghĩ đó là điều duy nhất nên làm. Và nếu nhiều người đàn ông và phụ nữ có đặc quyền có một chiếc micro như tôi với tư cách là một quan chức đắc cử, cũng sẽ sử dụng nó để trở thành một tiếng nói cho người tốt, thì tôi nghĩ sẽ có nhiều áp lực hơn nữa đối với chế độ độc tài này”, Thượng nghị sỹ Abetz nói.

“Cuối cùng người dân sẽ chiến thắng

Thượng nghị sỹ Abertz giải thích thêm về các bước thực hiện Dự luật:

“Bộ trưởng Ngoại giao sẽ cần phải ra quyết định cho từng cá nhân có tên trong danh sách và người nhà của họ, và danh sách này sẽ được duy trì cho đến khi có người muốn kháng nghị quyết định đó hoặc nói rằng quyết định này không thích đáng với họ. Vì vậy, chúng tôi sẽ áp dụng công lý thông thường để mọi người có thể tranh biện về vụ việc, nhưng người có tiền sử tham nhũng hoặc lạm dụng nhân quyền khủng khiếp sẽ không muốn tội trạng của họ bị phơi bày trong một diễn đàn, là một khâu cần làm nếu họ kháng nghị phán quyết chẳng hạn.”

“Vì vậy, nếu không thể đầu tư vào Châu Âu, Vương quốc Anh, Úc, Canada, Hoa Kỳ, thì cơ hội của người ta sẽ khá hạn chế, và đó là điều chúng tôi đang muốn làm, để đảm bảo rằng chúng tôi không vô tình trở thành nơi an dưỡng và trú ẩn an toàn cho những khoản thu bất chính tới đầu tư để rồi lại cung cấp tiền cho những kẻ tham nhũng, những thủ phạm nhân quyền rõ ràng là không xứng đáng được hưởng lợi từ những khoản đầu tư đó.”

Về việc Úc có thể đẩy lùi sự can thiệp của nước ngoài như thế nào, ông nói, “Chúng tôi đã có Chương trình Minh bạch về sự Can thiệp của Nước ngoài, cho phép chúng tôi phá vỡ sáng kiến ​​Vành đai Con đường mà chính quyền Đảng Lao động ở bang Victoria đã ký kết với chế quyền độc tài Trung Quốc, vì vậy dự án đó đã bị dừng lại. Chúng tôi đang phân tích hợp đồng cho thuê cảng Darwin, chúng tôi đang rà soát một số Viện Khổng Tử ở Úc, như vậy chúng tôi đang xem xét điều đó.”

“An ninh mạng là một lĩnh vực khác mà với vai trò chính phủ, chúng tôi đã đảm bảo các biện pháp bảo vệ lớn hơn, mạnh mẽ hơn cho người dân, doanh nghiệp, và cơ quan chính quyền của chúng tôi. Chúng tôi hiện đang chi tiêu nhiều hơn cho quốc phòng. Chúng tôi không còn làm đẹp lòng Trung Quốc bằng hiệp ước dẫn độ nữa.”

“Vì vậy, với tư cách là một chính phủ, chúng tôi đã cố gắng để trở nên vững mạnh, ngày nào tôi cũng nghĩ, người ta ngày càng nhận ra tầm quan trọng của việc kiên quyết phản đối chế độ độc tài.”

Thượng nghị sỹ Abertz tin tưởng vững chắc vào sức mạnh của công lý và người dân.

“Thật ngẫu nhiên, tôi có một niềm tin rằng trong mỗi người đàn ông và phụ nữ đều đập một trái tim khao khát quyền tự do và nền tự do. Những người sống dưới các chế độ áp bức cũng mong muốn hệt như vậy về một nền tự do và quyền tự do cá nhân như tôi được hưởng ở Úc. Bởi vậy, tôi cho rằng những chế độ độc tài này, khi len lỏi vào người dân của họ sẽ rất dễ sụp đổ, cuối cùng họ sẽ thất bại, họ sẽ phải thất bại, bởi vì cuối cùng nền tự do và quyền tự do sẽ chiến thắng, phải chiến thắng, luôn luôn chiến thắng. Đôi khi phải mất thời gian dài hơn, nhưng cuối cùng, người nhân sẽ chiến thắng”, ông nói.

Các thủ phạm nhân quyền của ĐCSTQ sẽ không còn nơi trú ẩn an toàn nữa

Quốc hội Hoa Kỳ đã thông qua Đạo luật Truy cứu Trách nhiệm Nhân quyền Magnitsky Toàn cầu (The Global Magnitsky Human Rights Accountability Act) năm 2016. Từ đó đến nay, Canada, Vương quốc Anh và Liên minh Châu Âu cũng đã thông qua đạo luật tương tự.

Thượng nghị sỹ James Paterson của Đảng Tự do Úc đã rất thẳng thắn về hành vi vi phạm nhân quyền của ĐCSTQ, cũng là người ủng hộ mạnh mẽ Dự luật này. Ông nói, “Họ sẽ không còn có thể thoải mái với ý nghĩ rằng cho dù họ bị các đồng minh của chúng tôi trừng phạt thì Úc vẫn có thể là nơi trú ẩn an toàn cho những lợi nhuận bất chính của họ hay là nơi tị nạn cho họ đào thoát.” Ông nói, ông muốn thấy các lệnh trừng phạt được mở rộng ra toàn thế giới để các thủ phạm nhân quyền và quan chức nước ngoài tham nhũng không còn nơi nào dung thân nữa.

Thượng nghị sỹ Kimberley Kitching của Đảng Lao động Úc đã tweet rằng, mặc dù với các vấn đề khác, các đảng có những ý kiến bất đồng, nhưng tất cả đều bỏ phiếu cho dự luật “Các biện pháp trừng phạt theo tinh thần Magnitsky và các tội trạng khác.”

“Một thông điệp rõ ràng và mạnh mẽ dành cho các quan chức cấp dưới và những tên côn đồ phạm tội là, dù là nhân danh cấp trên hay được cấp trên bảo hộ, họ sẽ không tránh được sự trừng phạt quốc tế”, ông Kitching nói.

“Luật này cho họ thông điệp rằng ‘Tiền các vị cướp đoạt được không có chỗ ở đây. Bất kể các vị đánh cắp được của người dân như thế nào, các vị sẽ không được mua sắm ở Paris, không có biệt thự trước bến cảng ở Sydney, không có trượt tuyết ở Aspen, và không có ổ trứng ở một ngân hàng phương Tây.”

Ngày 20 tháng 7 năm 2021, nhân kỷ niệm 22 năm Pháp Luân Công phản kháng ôn hòa trước cuộc bức hại, các học viên Pháp Luân Công từ 37 quốc gia đã đệ trình một danh sách thủ phạm nữa lên chính phủ nước sở tại, yêu cầu các thủ phạm và gia đình của họ phải bị trừng phạt theo quy định pháp luật, bao gồm cấm nhập cảnh và đóng băng tài sản bất minh của họ. 37 quốc gia này bao gồm Liên minh Five Eyes (Hoa Kỳ, Canada, Vương quốc Anh, Úc và New Zealand) và 23 quốc gia thuộc Liên minh Châu Âu.

Các học viên này cho biết họ sẽ tiếp tục thu thập và ghi lại hành vi của các thủ phạm trong cuộc bức hại cũng như thông tin cá nhân của họ và gửi đến Minghui.org.

Cho đến nay, danh sách đã có tới 113.533 thủ phạm, và sớm hay muộn, tất cả các thủ phạm sẽ có tên trong danh sách trừng phạt của các chính phủ dân chủ.

“Luật theo tinh thần của Đạo luật Magnitsky”

“Luật Magnitsky” được đặt theo tên của ông Sergei Magnitsky, một luật sư và kiểm toán viên thuế người Nga. Ông bị giam giữ bất hợp pháp vì vạch trần một mạng lưới gian lận thuế sâu có liên kết với các quan chức Điện Kremlin vào tháng 11 năm 2008, rồi bị tra tấn và bị từ chối điều trị y tế. Ông chết một cách bí ẩn trong tù vào tháng 11 năm 2009.

Cái chết của ông đã dấy lên mối quan ngại lớn ở Nga và trên khắp thế giới, vì thế mà “Luật Magnitsky” đã ra đời để bảo vệ nhân quyền và trừng phạt các thủ phạm nhân quyền và tham nhũng nghiêm trọng ở bất cứ đâu trên thế giới.

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/12/12/434700.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/12/16/197014.html

Đăng ngày 26-12-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share