Bài viết của phóng viên Minh Huệ tại tỉnh Cam Túc, Trung Quốc

[MINH HUỆ 16-11-2021] Ông Cao Phong là nhân viên bán hàng của Nhà máy Sản xuất Thiết bị Điện tử Trung Hưng, thành phố Lan Châu, tỉnh Cam Túc từ năm 1995. Cùng năm đó, ông bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp hay còn gọi là Pháp Luân Công, một môn tu luyện cả tâm lẫn thân theo nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn.

Không lâu sau khi tu luyện, ông Cao đã khỏi hẳn nhiều bệnh lâu năm như viêm khí quản, đau dạ dày. Ông còn tu bỏ được tính khí cáu kỉnh và những thói hư tật xấu như uống rượu và cờ bạc. Ông Cao tự yêu cầu bản thân mình phải hành xử theo nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn. Ông làm việc chăm chỉ mà không hề kêu ca và không còn bận tâm đến danh lợi.

Ông Cao làm việc tại một văn phòng chi nhánh ở thành phố Thạch Gia Trang, tỉnh Hà Bắc. Ông được khách hàng khen ngợi vì tính liêm chính của mình.

Sau khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) phát động cuộc bức hại tàn khốc đối với Pháp Luân Công vào năm 1999 dưới sự chỉ đạo của cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân, ông Cao liên tục trở thành mục tiêu bị bức hại vì kiên định với đức tin của mình. Ông từng bị kết án 4 năm tù giam vào năm 2001 vì đã đến Bắc Kinh thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công. Không lâu sau đó, công ty đã sa thải ông.

Ngày 19 tháng 11 năm 2004, ông Cao được ra tù nhưng bị đưa thẳng đến một trung tâm tẩy não và bị giam ở đó đến ngày 4 tháng 4 năm 2005.

Bởi vì nhà tù không cấp cho ông giấy chứng nhận mãn hạn tù chính thức nên ông không thể đăng ký hộ khẩu theo quy định tại Trung Quốc để bảo đảm có việc làm toàn thời gian. Vì thế, ông phải vật lộn để kiếm sống bằng những công việc lặt vặt.

Ngày 26 tháng 5 năm 2006, ông lại bị bắt một lần nữa khi đang ở cùng với một học viên tại Bắc Kinh. Vài ngày sau, ông bị đưa trở lại Lan Châu và bị quản thúc tại gia.

Những năm sau đó, cảnh sát liên tục sách nhiễu ông, cha mẹ và anh chị em của ông. Sức khỏe của cha ông giảm sút theo những lần sách nhiễu và đe dọa của cảnh sát. Ngày 6 tháng 9 năm 2013, cha ông bị ngã và qua đời vài giờ sau đó.

Lần sách nhiễu gần đây nhất của cảnh sát diễn ra vào ngày 28 tháng 5 năm 2021 khi năm người gõ cửa nhà của người mẹ già đã 80 tuổi của ông. Họ hạch hỏi bà về nơi ở của ông và rằng ông có về thăm bà không.

Bị bắt vì thỉnh nguyện tại Bắc Kinh

Vào ngày 20 tháng 7 năm 1999, khi cuộc bức hại Pháp Luân Công được phát động, ông Cao đã xin nghỉ phép và đi đến Bắc Kinh để lên tiếng cho quyền tu luyện và cho thanh danh của Lý Sư phụ – nhà sáng lập Pháp Luân Công. Ngày hôm sau, 21 tháng 7, hàng chục ngàn học viên Pháp Luân Công đã bị bắt vì thỉnh nguyện tại Bắc Kinh. Họ bị đưa đến sân vận động Phong Đài tại Bắc Kinh bằng xe buýt. Ông Cao không chịu lên xe nên bị nhiều nhân viên cảnh sát đánh đập dã man, khiến cho mặt mày ông sưng vù và thân thể bị nhiều thương tích. Mắt kính của ông bị rơi ra và bị cảnh sát nghiền vỡ nát.

937db8fb39aedebbb8f980afbe6a12cf.jpg

Minh họa tra tấn: Đánh đập tàn bạo

Hôm sau ông Cao vẫn tiếp tục đi thỉnh nguyện. Ông bị bắt và bị giam giữ một ngày trong một thính phòng tại quận Hải Điến, Bắc Kinh.

Cuối tháng 2 năm 2000, ông Cao đi công tác bằng xe lửa đến Bắc Kinh. Ông bị bắt trên xe khi bị phát hiện đang đọc sách Chuyển Pháp Luân, quyển sách chính của Pháp Luân Công. Quyển sách bị tịch thu còn ông thì phải xuống xe và bị đưa đến Sở cảnh sát thành phố Tập Ninh, thuộc khu tự trị Nội Mông. Sau đó ông bị chuyển đến Trung tâm Cai nghiện thành phố Tập Ninh. Cùng lúc, một học viên khác có tên Tào Đông cũng bị giam giữ bất hợp pháp tại đó khi ông đang trên đường trở về Bắc Kinh sau chuyến đi Lan Châu vì việc riêng

Bị ngược đãi tại Trung tâm Cai nghiện Tập Ninh

Tại Trung tâm Cai nghiện Tập Ninh, cả ông Cao Phong và Tào Đông bị cai ngục và những người nghiện đánh đập dã man đến 11 lần. Ông Tào bị nôn mửa và khó thở do bị đánh đập nhiều lần. Ông Cao bị mất thính giác bên tai phải sau nhiều ngày bị đánh đập. Họ còn bị buộc phải làm việc nặng, vệ sinh hố phân, cắt tỉa cây cối. Mỗi ngày họ được cấp những chiếc bánh hấp kém chất lượng nhưng bị tính 8 nhân dân tệ cho bữa ăn hàng ngày. Hai ông mua thêm thức ăn và vật dụng hết 300 nhân dân tệ nhưng bị những người nghiện lấy trộm hết.

Ông Cao và ông Tào bị giam trong 22 ngày và bị tính phí “sinh hoạt“ hết 352 nhân dân tệ. Sách Đại Pháp của họ bị tịch thu và một số đồ cá nhân bị lấy cắp.

Bị tra tấn tàn bạo tại Trại giam quận Hải Điến, Bắc Kinh

Ngày 19 tháng 11 năm 2000, khi ông Cao và khoảng một chục học viên khác đang cùng đọc các bài giảng của Pháp Luân Công tại nhà riêng thì hàng chục đặc vụ từ các đơn vị khác nhau bao gồm Sở cảnh sát Bắc Kinh và Lũ đoàn An ninh Quốc gia đột nhập vào và bắt giữ họ.

Trong suốt buổi thẩm vấn bất hợp pháp, cảnh sát đã đánh đá các học viên. Họ túm tóc ông Cao và đập đầu ông vào tường. Họ còn tịch thu của ông gồm sách Đại Pháp, điện thoại di động, thẻ điện thoại, máy nhắn tin và tiền mặt.

Tối hôm đó, ông Cao bị đưa đến Trại giam quận Hải Điến. Ngay khi ông đến nơi, ba cai ngục mặc thường phục đánh đập ông tàn bạo. Họ túm tóc ông và đập đầu ông vào tường. Nhiều cai ngục mặc sắc phục chỉ đứng nhìn cảnh bạo hành mà không nói lời nào. Đầu của ông bị sưng vù vì bị đánh.

bf9e0e5787e376c474c4eab68055c5a7.jpg

Minh họa tra tấn: Đập đầu vào tường

Một cai ngục tên Lý Quân và hai thanh niên trẻ đã tiến hành thẩm vấn ông Cao một cách bất hợp pháp trong 3 ngày liên tiếp. Họ trói ông vào giường và sốc điện vào những nơi nhạy cảm trên thân thể gồm bộ phận sinh dục và lòng bàn chân. Họ còn không cho ông ngủ.

8f7961627ec99f7a28baac6c5ec27203.jpg

Minh họa tra tấn: Trói vào giường và sốc điện

Để điều tra nhà của một học viên Pháp Luân Công khác, cai ngục đã còng tay ông ra sau và cùm ông suốt một đêm trước khi tống ông vào xe tuần tra vào ban đêm. Hai xe cảnh sát cũng được điều tới. Trên đường đến quận Mật Vân, Bắc Kinh, cảnh sát đã đánh đập và mắng chửi ông. Họ còn đe dọa sẽ chôn sống ông trên núi hoặc dìm ông xuống hồ Mật Vân.

Khi đi ngang qua một cây cầu tại quận Thuận Nghĩa, Bắc Kinh, họ dừng lại và kéo ông Cao ra khỏi xe. Họ dọa ông: “Nếu ông không khai ra địa chỉ, chúng tôi sẽ đẩy ông xuống cầu và công bố rằng ông nhảy ra khỏi xe và tự tử.”

Có một lần khi ở trong trại giam, vì ông ngồi tọa thiền nên ông đã bị phạt phải ngồi trên tấm ván gỗ và bị cấm ngủ. Nếu ông nhắm mắt thì cai ngục sẽ đánh thức ông dậy, cho rằng ông đang luyện các bài công pháp của Pháp Luân Công. Nhiều lần ông còn bị dội nước lạnh.

db3e1be54ca71945478a6373f767aca2.jpg

Minh họa tra tấn: Dội nước lạnh

Do hoàn cảnh căng thẳng trong trại giam, ông Cao không đi tiêu trong bốn ngày đầu. Vào đêm thứ năm, ông phải đi đại tiện gấp. Nhưng ông bị lôi khỏi nhà vệ sinh với lý do là không được phép đi vệ sinh vào ban đêm. Sau biến cố đó, không Cao không bao giờ đi đại tiện được trong suốt thời gian bị giam tại trại giam Hải Điến.

Sau 22 ngày bị giam tại trại giam Hải Điến, ông Cao bị chuyển đến trại giam Thất Xứ ở Bắc Kinh. Cuối cùng ông cũng đi đại tiện được vào ngày thứ ba. Dù vậy, ông vẫn bị táo bón và thường 10 ngày mới đi tiêu ngay cả khi ông ăn uống bình thường.

Ông Cao bị thẩm vấn, điểm chỉ, và bị chụp ảnh. Ông bị sách nhiễu khi tập các bài công pháp của Pháp Luân Công. Có lần, hai tù nhân thấy ông đang luyện công vào ban đêm nên đã đánh đập ông thậm tệ.

Bị bức hại tàn bạo tại nhà tù Hồi hương quận Đại Hưng

Sau Tết Nguyên đán (nhằm ngày 24 tháng Giêng) năm 2001, ông Cao và nhiều học viên bị chuyển đến trại giam quận Phong Đài. Vào ngày 1 tháng 3 năm đó, ông Cao bị tòa án quận Phong Đài kết án bất hợp pháp 4 năm tù giam. Trong phiên xét xử, tòa án do ĐCSTQ kiểm soát đã vi phạm luật khi giới hạn thời gian biện hộ chỉ 3 phút. Chủ tọa thường cắt lời khi luật sư biện hộ.

Tháng 5 năm 2001, ông Cao bị đưa đến nhà tù Hồi hương quận Đại Hưng tại Bắc Kinh. Ông bị bắt kiểm tra sức khỏe và lấy mẫu máu. Ông bị bắt lao động, sản xuất hàng hóa như túi xách và đũa ăn để xuất khẩu.

Một đêm nọ, ông thức dậy để luyện công. Ông bị cai ngục trực đêm tố giác. Họ đã trói tay ông lại, trói chân ông vào 3 chiếc giường trong tư thế ‘đại bàng sải cánh’ suốt đêm. Sáng hôm sau, ông bị cùm dưới sàn xi măng. Vào buổi chiều và tối, ông bị trói vào 3 chiếc giường đó ở tư thế chữ thập với hai tay dang rộng và chân bị quấn với nhau bằng băng keo.

Cả chục cai ngục thay phiên theo dõi ông. Họ dọa nạt, mắng chửi, phỉ báng ông. Họ đánh đập ông nhiều lần với cái cớ ông không gấp mền, không làm việc, hay không điểm danh. Để phản đối cuộc bức hại, ông bắt đầu tuyệt thực.

Để “chuyển hóa” tất cả học viên Pháp Luân Công trong vòng ba tháng, cai ngục đã sử dụng nhiều biện pháp tra tấn các học viên hàng đêm. Ông Cao nói rằng việc tra tấn sẽ không bao giờ có kết quả. Ông bị bắt đắp chiếc mền 3 lớp vào những đêm hè nóng nực trong khi các tù nhân khác chỉ mặc đồ lót khi ngủ. Các tù nhân còn bôi dầu làm mát lên mặt và mắt của ông. Họ tát mạnh vào mặt ông và dùng que đánh vào các khớp xương của ông. Ông bị cưỡng bức truyền dịch tĩnh mạch trong bệnh viện dù ông không bị bệnh.

Bị cưỡng bức tại nhà tù Lan Châu

Vào ngày 22 tháng 5 năm 2001, ông Cao Phong và ông Tào Đông cùng bị dẫn độ từ Bắc Kinh đến nhà tù Lan Châu thuộc thành phố Lan Châu để tẩy não và lao động cưỡng bức.

Nhà tù dựng lên một vở kịch phỉ báng Pháp Luân Công và Lý Sư phụ; buộc các tù nhân sao chép tài liệu chính trị phỉ báng môn tu luyện này. Cai ngục và tù nhân tổ chức các buổi họp [công tác] tư tưởng để phê bình ông Cao một cách gay gắt. Ông bị bắt tham gia các lớp tẩy não và huấn luyện quân sự. Có lần, tù nhân Hà Tùng Sơn đe dọa sẽ trói ông vào cây giống một con chó nếu ông không tham gia lớp tẩy não.

Ông Cao thường bị bắt ngồi trên ghế đẩu nhỏ trong nhiều giờ. Ông còn bị bắt đi đổ rác và dọn nhà vệ sinh di động vào mỗi buổi sáng, hay quét sân, lấy nước, đào đất, phân loại hạt dưa. Nhiều lần ông không được ngủ hay nói chuyện với người khác. Cai ngục còn ra lệnh cho ông làm các bài kiểm tra tâm lý và viết “báo cáo tư tưởng.”

f200e0b94ecc580ceddad5ae6105da3f.jpg

Minh họa tra tấn: Ngồi trên ghế đẩu nhỏ

Ông Cao còn bị bắt lau chùi cửa sổ và dọn dẹp nhà xưởng vào cuối tuần. Ông sẽ bị chửi rủa bằng những lời tục tĩu khi cai ngục không hài lòng. Công việc hàng ngày của ông cũng bao gồm dán tem hàng trăm bao hạt dưa xuất khẩu, chấm công tù nhân ra vào xưởng và viết bảng tên cho tù nhân mới.

Bị tra tấn vì tín ngưỡng của mình

Dương Đông, Trưởng phòng Cải tạo, là cai ngục tàn bạo nhất và Hà Tùng Sơn là tù nhân hung ác nhất trong việc bức hại các học viên trong nhà tù Lan Châu. Dương Đông nói với Hà Tùng Sơn rằng: “Không được cho các học viên tập luyện Pháp Luân Công. Nếu họ mà tập, anh hãy trừng phạt họ”.

Có lần, Dương Đông bắt ông Cao ngồi xổm và thừa nhận mình vi phạm pháp luật . Ông Cao bị tra tấn khi nói cho Dương Đông biết chân tướng về Pháp Luân Công. Ông Cao nói: “Tôi không hận ông, nhưng sẽ không tốt cho ông nếu cứ đánh tôi”.

Vài ngày sau, Dương Đông nói với Hà Tùng Sơn đưa ông Cao đến văn phòng của mình. Đầu tiên ông ta giả vờ xin lỗi vì đã đánh đập ông Cao ngày hôm trước. Sau đó ông ta cho biết các chính sách bức hại của ĐCSTQ. Dương Đông nói: “Nhà tù có ba quy định đối với ông là không tập luyện, không tuyên truyền và không tin vào Pháp Luân Công. Ông bị coi là mê tín và đã bị Tòa kết án. Chúng tôi chỉ là cơ quan thực thi và công việc là đánh giá ông. Ông phải tuân thủ các quy tắc ở đây để được giảm án và về nhà sớm”.

Ông Cao trả lời: “Tu luyện Pháp Luân Công để trở thành một người tốt là tín ngưỡng của tôi. Tôi sẽ tiếp tục tu luyện”.

Bởi vì ông Cao thường công khai tập Pháp Luân Công nên các cai ngục gồm Tô Đông Hải, Triệu Ngạn Trung, Lưu Bỉnh Thành, Vương Trường Lâm và Nhạc Kiến Trung đã nhiều lần còng tay ông ra sau lưng và treo lên xà ngang với các ngón chân chỉ vừa chạm đất. Mỗi cuộc tra tấn đau đớn khôn xiết kéo dài một giờ đồng hồ. Lần đầu, ông Cao gần như ngất đi và trở nên mất tự chủ. Ông cũng nhiều lần bị trói vào cột điện, buộc phải đứng hoặc bị còng tay trong thời gian dài.

7f6b04238248a50d9ca4f2b214a880bd.jpg

Minh họa tra tấn: Bị treo người lên với hai tay bị trói ra sau lưng

Dương Đông từng đe dọa ông Cao và ông Tào rằng nhà tù có sẵn tất cả các dụng cụ tra tấn dành cho các học viên. Đội trưởng đội cảnh vệ Lưu Bỉnh Thành đã chửi mắng hai học viên, nói rằng đất nước đã chi một lượng lớn tiền bạc để giáo dục họ nhưng họ lại làm những điều chống lại chính phủ.

Bức thực

Ông Cao và ông Tào bắt đầu tuyệt thực để phản đối việc tra tấn. Vào ngày thứ năm, ông Tào bị chuyển đến nhà tù Bình Lượng ở tỉnh Cam Túc, trong khi ông Cao vẫn ở lại tiếp tục bị tra tấn cả về thể chất lẫn tinh thần. Ông bị một số cai ngục và tù nhân bức thực, ngoài ra còn bị xét nghiệm máu.

Việc bức thực dã mãn đã khiến ông Cao bị thương nặng ở các cơ quan nội tạng. Ông xuất hiện nhiều triệu chứng khác nhau như nôn mửa, buồn nôn, viêm mũi, mụn ghẻ, đau họng, tức ngực, phồng lưng và co thắt dạ dày. Ông luôn thấy có mùi hôi trong miệng, cảm giác nóng rát ở khí quản và thực quản, bụng ông thường xuyên ngứa ran. Ông cảm thấy chán nản, sợ hãi và mất phương hướng; đầu cũng thường xuyên bị sưng và đau.

Thấy ông Cao bị tổn thương về thể chất và tinh thần nên cai ngục đã dừng việc bức thực và thay vào đó là truyền dịch. Ông cũng bị tiêm nhiều loại thuốc không rõ nguồn gốc.

Sau đó, họ tiếp tục bức thực nhưng với tần suất ít hơn mà thời gian kéo dài hơn. Lúc đầu ông Cao bị bức thực ba bốn ngày một lần, sau đó là một tuần một lần.

cff550b089f5a646aad052f5fa1d4a34.jpg

Minh họa tra tấn: Bức thực tàn bạo

Trong thời gian ông Cao tuyệt thực, các lãnh đạo từ Cục Cải tạo Lao động, Cục Tư pháp và cán bộ từ các nhà tù khác thường đến nói chuyện với ông Cao. Ông đã nhân cơ hội đó để nói chuyện với họ chân tướng về Pháp Luân Công.

Bị phê bình trong các cuộc họp kiểu “Cách mạng Văn hóa”

Ngày 24 tháng 12 năm 2001, theo lệnh của cai ngục Vương Trường Lâm, Lưu Bỉnh Thành, Triệu Ngạn Trung và Hà Tiêu Cư, hai tù nhân Hà Tùng Sơn và Mã Lăng đã trói ông Cao vào giường sắt. Lưu Bỉnh Thành nói với ông Cao: “Vì ông không tuân mệnh lệnh và tiếp tục luyện các bài công pháp của Pháp Luân Công nên hôm nay chúng tôi bị cấp trên khiển trách.”

Vương Trường Lâm đã sốc điện ông Cao. Đáp lại, ông Cao đã nói rõ sự thật về Pháp Luân Công cho anh ta và những cai ngục khác hiểu. Điều này đã làm cho Lưu Bỉnh Thành tức giận. Ông ta chụp lấy dùi cui và sốc điện vào môi, mặt, đầu và cổ ông Cao trong hơn một tiếng đồng hồ. Ông ta còn mắng chửi ông Cao nữa.

Cai ngục lấy đi các tờ giấy mà ông Cao chép lại bài giảng Pháp Luân Công từ trí nhớ. Sau đó họ ra lệnh cho tù nhân treo ông Cao lên trong suốt 17 tiếng đồng hồ.

Họ khám xét cơ thể ông và cả giường ngủ hơn 40 lần trong hai tháng đầu năm 2002. Ông còn bị bức hại theo nhiều cách khác nhau. Nhiều tù nhân gồm Tào Phong, Hà Tùng Sơn và Mã Lăng thay phiên nhau đánh đập ông. Họ tổ chức các cuộc họp kiểu “Cách mạng Văn hóa” chống lại ông trong hơn 10 ngày liên tiếp. Ông Cao vẫn không từ bỏ đức tin của mình.

Gia đình chịu đựng khổ nạn

Cai ngục thường lợi dụng gia đình ông Cao để cố ép buộc ông từ bỏ đức tin của mình. Dương Đông đã đe dọa người nhà và họ hàng của ông vốn không tu luyện Pháp Luân Công và buộc họ thực hiện cái gọi là “công tác tư tưởng“ đối với ông Cao bằng cách trực tiếp hoặc viết thư để thuyết phục ông từ bỏ đức tin của mình. Nhân viên từ Lữ đoàn An ninh Quốc gia còn sách nhiễu em gái ông Cao và hai người họ hàng tại nơi làm việc, đe dọa họ để thuyết phục ông Cao từ bỏ tu luyện Pháp Luân Công. Bố mẹ và gia đình ông phải sống trong nỗi sợ hãi suốt những năm đó. Kể cả cô chú của ông cũng bị cảnh sát sách nhiễu.

(Còn tiếp)

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org.


Bản tiếng Hán: https://en.minghui.org/html/articles/2021/11/16/196605.html

Bản tiếng Anh: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/9/11/430680.html

Đăng ngày 01-12-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share