Bài viết của Arnaud H.

[MINH HUỆ 13-08-2001] (Tiếp theo Phần 2 Phần 1)

Những ví dụ trên đủ cho thấy màu đỏ trong văn hóa truyền thống Trung Quốc không phải là điềm lành như người hiện đại tưởng tượng. Tất nhiên, là một thành viên của sắc ký đồ, màu đỏ không nên bị phân biệt đối xử, bởi vì các màu sắc khác nhau ở các tầng thứ khác nhau, và nội hàm của chúng cũng hoàn toàn khác nhau ở các tầng diện khác nhau. Vì những gì nói ở đây chỉ là biểu hiện ở tầng diện tập tục dân gian ở thế gian, nó hoàn toàn khác với màu đỏ ở các tầng thứ cao hơn.

Màu máu và lửa

Theo quan điểm y học, con người có cảm thụ thần kinh giống nhau đối với màu sắc khác nhau, do đó sẽ có những điểm tương đồng về văn hóa. Khi hỏi một người phương Tây ở đâu có đầy màu đỏ trong những câu chuyện truyền thống phương Tây, câu trả lời phổ biến nhất là: một là chiến trường đầy máu, hai là địa ngục lửa thiêu rừng rực.

Màu đỏ trong văn hóa phương Tây chủ yếu bắt nguồn từ hai yếu tố chính là máu và lửa, tuy ý nghĩa biểu tượng khác nhau nhưng xét về tổng thể, màu này mang lại cho con người cảm giác tiêu cực hơn là tích cực. Ngay cả một số biểu đạt vốn được sử dụng ở mặt chính diện, thì cũng luôn có mang một số yếu tố phụ diện. Ví dụ, Hồng y Giáo chủ (Cardinal) trong Giáo hội Công giáo có trang phục màu đỏ, người ta nói rằng màu này tượng trưng cho máu mà Chúa Giê-su đã đổ ra cho tất cả chúng sinh, và tượng trưng cho bảo huyết của các tín hữu đổ máu, đồng thời đại biểu cho sự quyết tâm của các tín đồ dẫu xả thân đổ máu vì tín ngưỡng cũng không từ bỏ. Mặc dù đây là một lời giải thích chính diện, nhưng bản thân việc đổ máu cũng sẽ khiến mọi người cảm thấy khó chịu.

Những người làm việc trong lĩnh vực mỹ thuật thậm chí có thể nhìn thấy biểu hiện văn hóa của màu này trong tên gọi của một số chất màu nhất định. Bất cứ ai hiểu biết một chút về vật liệu học hội họa đều biết rằng, khi nhìn thấy tên “Mars Red” và “Mars Black” trong chất liệu màu, thì có nghĩa là chất liệu màu có chứa thành phần oxit sắt. “Sao Hỏa” (Mars) ở đây thực chất là tên của Mars – Thần Chiến tranh của người La Mã, tương ứng với nguyên tố sắt trong vật liệu học.

图例:罗马战神玛尔斯(Mars)雕像,约作于公元一世纪末或二世纪初,现存于意大利罗马的卡比托利欧博物馆(Musei Capitolini)。
Ảnh: Bức tượng Mars, vị Thần chiến tranh của người La Mã, được làm vào khoảng cuối thế kỷ thứ nhất hoặc đầu thế kỷ thứ hai sau Công nguyên và hiện đang ở Musei Capitolini ở Rome, Ý.

Vậy tại sao Thần Chiến tranh của người La Mã lại tương ứng với sắt? Bởi vì trong thời kỳ hoàng kim của Thần thoại La Mã, con người đã bước vào thời kỳ đồ sắt, trong các cuộc chiến tranh thời đó, vũ khí được làm bằng sắt, người ta sẽ đổ máu trong chiến tranh, và máu người cũng chứa sắt. Vì vậy, về phương diện văn hóa, thuật ngữ “cuộc chiến tranh sắt máu” rất xứng đáng với tên gọi.

Để ý kỹ hơn, máu người có màu đỏ vì nó chứa một lượng lớn huyết sắc tố, và thành phần chính của huyết sắc tố là sắt; vũ khí làm bằng sắt dễ bị gỉ sau khi dính máu, và rỉ sét cũng có màu đỏ … Do đó, trong văn hóa phương Tây thời kỳ đầu, Thần Chiến tranh Mars của người La Mã tương ứng với màu đỏ, đồng thời, màu đỏ cũng tượng trưng cho chiến tranh.

Hàng xóm của Trái đất, sao Hỏa, có oxit sắt phân bố rộng rãi trên bề mặt, khiến hành tinh này có màu đỏ. Bởi vì màu đỏ rực lửa này, sao Hỏa còn được đặt tên theo “Mars” trong các ngôn ngữ phương Tây, do đó, có một mối quan hệ tương ứng giữa hai loại này trong chiêm tinh học phương Tây.

Cuộc chiến giữa máu và lửa của con người vốn đã khá phụ diện, và phụ diện hơn nữa là màu máu và lửa trong địa ngục. Thiên Chúa giáo có nhiều mô tả về địa ngục cháy bỏng gây ấn tượng mạnh cho mọi người, nó cũng được thể hiện trong một số lượng lớn các tác phẩm nghệ thuật, điều này càng củng cố khái niệm địa ngục đỏ trong tâm trí mọi người.

图例:十二世纪的基督教百科全书《乐园》(Hortus deliciarum)中描绘地狱的插图,约作于1180年,图中的地狱里处处燃烧着熊熊烈火,代表着当时西方人对地狱环境的认知。
Hình ảnh minh họa mô tả địa ngục trong từ điển bách khoa toàn thư Thiên Chúa giáo “Hortus deliciarum” (Hortus deliciarum) thế kỷ 12, vào khoảng năm 1180. Địa ngục trong bức tranh đầy rẫy những ngọn lửa hoành hành, điều này thể hiện nhận thức của người phương Tây về môi trường địa ngục thời bấy giờ.

Ngoài ra còn có một sinh vật cấp thấp liên quan đến lửa địa ngục, vốn là một loại ác thú có thể phun lửa âm ở địa ngục phương Tây. Tuy nhiên, khi thời đại Thần thoại đã qua đi, sự mất mát liên tục của các loại kiến ​​thức siêu phàm, cùng với sự không thống nhất về tên của các vật cổ đại của các quốc gia phương Tây khác nhau, đã gây ra nhiều nhầm lẫn về nhận thức, và việc dịch thuật trên cơ sở này thậm chí còn hỗn loạn hơn. Chúng ta có thể thấy chỉ riêng trong tiếng Anh, có rất nhiều tên gọi khác nhau như Dragon, Wyvern, Amphiptere, Lindwurm, Wyrm, Drake,… dành cho những loài động vật gần giống với chúng khiến người ta nhầm lẫn. Người bình thường không thể phân biệt được nhiều loài động vật kỳ dị nhưng giống nhau đến vậy, vì vậy cái tên phổ biến nhất là gọi con quái vật phun lửa địa ngục này là “Dragon”, dịch ra là “Long” (Rồng) trong chữ Hán.

Tuy nhiên, con rồng trong quan niệm của người Trung Quốc không giống như vậy, vì vậy nhiều người cho rằng “Dragon” không nên dịch thành “rồng”, và một số người gọi nó là “rồng phương Tây”. Nhưng trên thực tế, hình tượng con rồng phương Tây tương tự như trong các tác phẩm điện ảnh và truyền hình ngày nay là do quá khứ dịch nhầm, và ở thời đại xa hơn, hình tượng con rồng trong nghệ thuật phương Tây không khác lắm so với hình ảnh con rồng Trung Quốc. Có thể thấy, quái thú phun lửa địa ngục và rồng thực chất là hai loài hoàn toàn khác nhau.

图例: 1969年出土于意大利考洛尼亚(Caulonia)周边的古希腊考伦古城(Kaulon)遗迹里的龙图,由马赛克拼贴而成,作于公元前三世纪。
Được khai quật vào năm 1969 trong tàn tích của thành phố cổ đại Hy Lạp Kaulon gần Caulonia, Ý, hình rồng được làm bằng tranh ghép và được làm vào thế kỷ thứ ba trước Công nguyên.

Từ “Dragon” có nguồn gốc từ tiếng Latinh “Draco”, có nghĩa là một con rắn lớn hoặc một loài động vật sống dưới nước giống rắn lớn. “Draco” được viết là “Dragon” trong tiếng Pháp cổ, và nó đã được giới thiệu sang tiếng Anh vào đầu thế kỷ 13 và vẫn còn được sử dụng cho đến ngày nay. Từ thời Hy Lạp cổ đại đến thời Trung cổ, đã có rất nhiều tác phẩm nghệ thuật về chủ đề rồng, nhiều trong số những con rồng được miêu tả là những con vật có thân dài chứ không phải là những con thằn lằn lớn với đôi cánh như dơi trong suy nghĩ của người phương Tây ngày nay.

图例: 十二世纪拜占庭的浮雕残片圣乔治(St. George)屠龙,可以看到雕刻的龙是蛇状动物。
Bức phù điêu Byzantine thế kỷ 12 về Thánh George giết con rồng, có thể thấy con rồng được chạm khắc là một con vật giống hình con rắn.

图例: 德国安克斯哈根乡村教堂(Dorfkirche Ankershagen)壁画中的圣乔治屠龙,作于十三世纪,虽然画工较为粗糙,但仍可看出画中的龙与中国龙形态类似。
Thánh George giết con rồng trong bức bích họa ở Dorfkirche Ankershagen, Đức, được vẽ vào thế kỷ 13. Tuy bức tranh thô nhưng có thể thấy con rồng trong bức tranh giống với con rồng của Trung Quốc.

Ngoài ra còn có một mô tả rất sống động về con rồng trong “Kinh thánh Khải Huyền”. Trong “Khải Huyền 12: 3” nói rằng “có một con rồng lớn màu đỏ”; “Khải Huyền 12: 9” cũng viết: “Con rồng lớn là con rắn cổ đại, tên của nó là ma quỷ, và nó cũng được gọi là Satan. Nó mê hoặc cả thế giới.”

Cũng có thể thấy từ mô tả trong “Tận thế” rằng vì con rồng đỏ lớn được đề cập ở đây là một con rắn cổ đại, nó có hình dạng giống con rắn dài, giống như hình dạng của con rồng Trung Quốc, chứ không phải là “con rồng phương Tây” như những người hiện đại nghĩ.

Là phần cuối cùng của Kinh Thánh Tân Ước, “Khải Huyền” chủ yếu nói về những lời cảnh báo cho tương lai. Từ thảm họa lớn liên tiếp cho đến ngày phán xét cuối cùng, khung cảnh của ngày tận thế được miêu tả đều gây sốc. Nhiều người biết rằng con rồng đỏ là hiện thân của cái ác, bởi vì Kinh Thánh nói rất thẳng: con rồng lớn màu đỏ là quỷ Satan. Cần biết rằng, khi bị rồng đỏ mê hoặc đồng nghĩa với cái chết vĩnh viễn trong địa ngục, và khi rồng độc đỏ mê hoặc thế giới hỗn loạn, mọi người trên toàn thế giới phải đối mặt với sự lựa chọn sinh tử cuối cùng.

(Còn tiếp)

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/8/13/429237.html

Đăng ngày 16-10-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share