Bài viết của Lâm Triển Tường

[MINH HUỆ 16-08-2021] Ngày 1 tháng 8 năm 2021, ông Trương Khánh Đệ (张庆弟), phó cảnh sát trưởng đã về hưu ở một thành phố vùng Đông Bắc Trung Quốc đã qua đời. Sau khi được chẩn đoán mắc bệnh ung thư ruột kết hai năm trước đó, ông Trương đã phải trải qua một số cuộc phẫu thuật, nhưng khối ung thư đã di căn và cuối cùng đã lấy đi mạng sống của ông ta.

Những người biết rõ ông ta thường liên hệ cái chết của Trương với chức vụ của ông ta. Xét cho cùng, Trương là một trong những quan chức tàn ác nhất trong cuộc bức hại Pháp Luân Công, một môn tu luyện dựa trên nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn.

Trương đã làm trong hệ thống hành pháp của Trung Quốc mấy chục năm qua. Ông ta từng là Phó Cục trưởng Cục Công an Quận Kim San Truân (金山屯), thành phố Y Xuân (伊春), tỉnh Hắc Long Giang. Kể từ khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) phát động cuộc bức hại vào tháng 7 năm 1999, thành phố của ông ta đã đối xử tàn ác với các học viên Pháp Luân Công. Cảnh sát ở đó đã bắt giữ, kết án, tra tấn và giam giữ nhiều học viên Pháp Luân Công. Theo thông tin đăng trên Minh Huệ Net, 32 học viên ở thành phố Y Xuân đã qua đời do bị bức hại.

Minh Huệ báo cáo, chỉ trong năm 2015, ở thành phố Y Xuân đã có 14 trường hợp bị bắt giữ, giam giữ hoặc lục soát nhà đối với 28 học viên và người nhà; bốn học viên bị tổn thương nghiêm trọng hoặc suy sụp tinh thần do bị tra tấn; và hai người bị kết án tù.

Trương đã tích cực chỉ đạo nhiều đợt bức hại đối với các học viên địa phương. Ví dụ, ông ta là một trong những thủ phạm chính đối với gia đình của học viên Tần Nguyệt Minh (秦月明). Vào năm 2002, cảnh sát ở Y Xuân đã đột nhập vào nhà ông Tần; đánh vợ ông ngã xuống đất, túm tóc và đập đầu bà vào sàn gạch cho đến khi bà bất tỉnh; đánh con gái 14 tuổi của hai vợ chồng họ và giam cô bé trong một tháng bằng cách khai man rằng cô bé đã trên 18 tuổi. Chính Trương đã hậu thuẫn cho cảnh sát trưởng tra tấn ông Tần. Chúng lăng mạ và đánh đập ông, bắt ông ngồi ghế cọp, và hơn 10 lần trói chặt ông (một hình thức tra tấn cực kỳ đau đớn). Những lần tra tấn khiến ông Tần bị liệt, nhiều xương chân và xương sườn bị rạn, gãy. Mặc dù vậy, các quan chức vẫn kết án ông 10 năm tù giam, ở đó, ông bị tra tấn đến chết vào năm 2011.

Tàn ác và quả báo

Ở thành phố Y Xuân, ngoài Trương, còn có nhiều cán bộ hành pháp của ĐCSTQ tham gia vào cuộc bức hại cũng gặp quả báo đáng sợ. Như Lý Vĩ Đông (李伟东), phó thiếu tá kiêm cảnh sát trưởng đã nghỉ hưu ở Y Xuân, đã bị kết án 11 năm tù vì tội nhận hối lộ.

Thực ra, ngay từ năm 2008, 17 cán bộ hành pháp ở Y Xuân, từng tích cực tham gia vào cuộc đàn áp đã gặp nhiều bi kịch. Trong đó, có 3 người đột tử hoặc mắc bệnh nan y, 2 người mất đi người thân, 7 người mắc bệnh nặng, 5 người bị sa thải hoặc ép thôi việc, và 1 người bị kỷ luật.

Các thành phố khác từng bức hại nghiêm trọng cũng gặp quả báo. Tại Thất Đài Hà (七台河), một thành phố cách Y Xuân 200 dặm, một phó thiếu tá kiêm cảnh sát trưởng đã tự sát để khỏi phải chịu đựng những cơn đau vì ung thư. Phó cảnh sát trưởng của ông ta cũng chết vì bệnh ung thư. Phó chủ tịch tòa án trung cấp của thành phố này, từng là một cựu cảnh sát trưởng, đã bị kết án vì tội thông đồng với xã hội đen.

Những trường hợp tương tự cũng đã xảy ra ở nhiều nơi khác trên khắp Trung Quốc.

Hệ thống bức hại từ trên xuống dưới

Bất chấp những dấu hiệu cảnh báo, nhiều người trong hệ thống hành pháp vẫn tiếp tục thực thi chính sách bức hại của ĐCSTQ. Có những kẻ “tử vì đảng”, có kẻ bị cám dỗ trước những khoản tiền béo bở, có kẻ chỉ đơn giản là mù quáng tuân theo mệnh lệnh như những bánh răng trong cỗ máy tàn bạo và dối trá của ĐCSTQ.

Cỗ máy này gồm ba thành phần chính: Ủy ban Chính trị và Pháp luật (PLAC), Phòng 610 và cơ quan hành pháp.

PLAC là trung tâm chỉ huy và là cơ quan hoạch định chính sách cho cuộc bức hại này. Đây là tổ chức cao nhất trong cơ cấu của ĐCSTQ trong cuộc bức hại. Phòng 610 là cơ quan hành pháp. Cảnh sát, viện kiểm sát (gồm các công tố viên), tòa án và các cơ quan tư pháp là đơn vị thực thi.

Bốn quan chức cấp cao nhất của ĐCSTQ đã lãnh đạo cuộc bức hại là: Giang Trạch Dân, cựu lãnh đạo ĐCSTQ, kẻ phát động cuộc bức hại; La Cán và Chu Vĩnh Khang, hai Bí thư Đảng của PLAC (cũng là quan chức hàng đầu của “Ban Lãnh đạo Trung ương Xử lý Vấn đề Pháp Luân Công”); và Lưu Kinh, Giám đốc Phòng 610 Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an.

PLAC tổ chức hội nghị toàn quốc hàng năm vào mỗi mùa hè nhằm huy động lực lượng và chỉ đạo để duy trì cuộc bức hại Pháp Luân Công.

Hiện nay, ngày càng có nhiều người nhận ra rằng ĐCSTQ không có cơ sở pháp lý nào để bức hại Pháp Luân Công. Ngày 26 tháng 1 năm 2021, Thời báo The Epoch Times đã có được một tài liệu nội bộ từ thành phố Đan Đông, tỉnh Liêu Ninh. Tài liệu này do Văn phòng Quản lý Khu phố Hưng Đông (兴东) phát hành, trong đó có nêu, “Khu vực chúng tôi rất nhiều học viên ‘Pháp Luân Công’ mà chúng tôi không thể khiến họ từ bỏ đức tin. Chúng tôi cần PLAC địa phương nhận ra những thách thức này.”

Trong những năm qua, PLAC không chỉ duy trì cuộc bức hại mà còn đưa ra những hình thức đàn áp mới. Chẳng hạn, từ năm 2017 đến năm 2020, nó đã tiến hành chiến dịch gõ cửa (để quấy nhiễu các học viên Pháp Luân Công tại nhà). Kể từ năm 2020, nó cũng đã thực hiện chiến dịch xóa sổ (để ép tất cả các học viên trong danh sách đen của chính quyền từ bỏ đức tin).

Công lý đang đến

Các trường hợp quả báo đối với các cơ quan ĐCSTQ trong hệ thống PLAC, gồm cả Phòng 610, ngày càng nhiều.

Năm 2013, Chu Vĩnh Khang, một trong bốn quan chức hàng đầu của ĐCSTQ chỉ huy cuộc bức hại Pháp Luân Công, đã bị ngã ngựa dưới tội danh lạm dụng quyền lực và tham nhũng. Gần đây, người đứng đầu ĐCSTQ đã tiến hành một chiến dịch khác nhằm “kiên quyết và triệt để xóa sổ thế lực của Chu Vĩnh Khang” trong hệ thống hành pháp. Đây là động thái nhằm xác định và hạ bệ những kẻ trung thành với Chu hoặc tuân theo các chính sách của y.

Ngày 7 tháng 8 năm 2021, trang web của Ban Thanh tra Kỷ luật Trung ương và Ủy ban Giám sát Nhà nước của ĐCSTQ thông báo rằng trong nửa đầu năm nay, hơn 90 quan chức PLAC từ cấp phòng đến cấp cục và cao hơn đã bị điều tra và kỷ luật. Ngay cả những người đã nghỉ hưu cũng không thể trốn thoát – hơn 30% trong số các quan chức bị kỷ luật này đã nghỉ hưu.

Minh Huệ gần đây đã báo cáo, từ ngày 1 tháng 6 đến ngày 7 tháng 7 năm 2021, có 56 trường hợp thủ phạm bức hại gặp quả báo. Bốn trường hợp là từ Phòng 610 và 43 trường hợp từ hệ thống PLAC, trong đó có bí thư Đảng của Ủy ban PLAC Tỉnh Hà Nam và phó bí thư Đảng của Ủy ban PLAC Tỉnh Hắc Long Giang.

Vì những hậu quả này, một số người đã gọi Phòng 610 là “vị trí tử thần”. Ngoài áp lực trong nước, các quan chức này cũng đang phải đối mặt với những hậu quả ở nước ngoài. Đó là, cộng đồng quốc tế đã bắt đầu trừng phạt thủ phạm bức hại đã xác định được ở Trung Quốc.

Ngày 10 tháng 12 năm 2020, chính phủ Hoa Kỳ đã xác định trừng phạt Hoàng Nguyên Hùng (黄元雄), Trưởng Đồn Công an Ngô Thôn thuộc Cục Công an Thành phố Hạ Môn, tỉnh Phúc Kiến vì tội “xâm phạm nghiêm trọng quyền tự do tín ngưỡng của các học viên Pháp Luân Công, cụ thể là sự liên đới tới việc giam giữ và thẩm vấn các học viên Pháp Luân Công vì thực hành tín ngưỡng của họ.”

Ngày 12 tháng 5 năm 2021, chính phủ Hoa Kỳ đã trừng phạt Dư Huy (余辉), cựu Giám đốc Phòng 610 của thành phố Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên.

Các học viên Pháp Luân Công cũng đã cung cấp một số danh sách các quan chức ĐCSTQ từng tham gia vào cuộc bức hại cho hơn 30 quốc gia dân chủ để đề nghị các biện pháp trừng phạt đối với những người này. Danh sách này gồm nhiều quan chức trong hệ thống PLAC và các tổ chức của Phòng 610.

Một số người trong hệ thống PLAC từng bức hại các học viên Pháp Luân Công vì tiền hoặc được thăng chức, có người thì bị ra lệnh hoặc bị ép buộc mà tham gia vào cuộc bức hại. Tuy nhiên, khi hành động trái lương tâm và đi theo ĐCSTQ tà ác, người nào càng làm nhiều việc xấu, thì sau này càng gặp quả báo nặng nề hơn.

Vụ việc ở Đức năm 1992 là một tham chiếu hay cho những ai thực thi chính sách bức hại của ĐCSTQ. Hai cựu lính biên phòng Đông Đức đã bị kết án vì đã bắn chết một người tị nạn đang chạy trốn vào tháng 2 năm 1989, mặc dù họ chỉ làm theo lệnh. Phán quyết này đặt ra một tiền lệ pháp lý, theo đó một quan chức hay viên chức có thể bị trừng phạt vì những hành động, cho dù hành động đó phù hợp với pháp luật của quốc gia họ hay do họ bị ép thực thi.

Hành pháp có thể là một nghề nguy hiểm, đặc biệt nếu người ta mù quáng tuân theo lệnh của ĐCSTQ mà phạm phải tội ác và hãm hại người vô tội.

Bài viết tiếng Hán liên quan:

https://www.minghui.org/mh/articles/2021/8/28/430131.html

https://www.minghui.org/mh/articles/2008/4/4/175767.html

Mọi bài viết, hìnhảnh, hay nội dung khác đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/8/16/429637.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/9/27/195933.html

Đăng ngày 01-10-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share