Bài viết của Lý Sơn

[MINH HUỆ 23-03-2021]

“Chính sách của đảng như mặt trăng, mùng một khác hẳn với ngày rằm”, ĐCSTQ tráo trở lật lọng, từ vinh quang ngời ngời đến “ma trâu quỷ rắn” chỉ cách nhau nửa bước.

Cuộc đời đảo ngược của “nhà văn đỏ” Ngụy Nguy

“Nhà văn đỏ” Ngụy Nguy trở nên vinh quang ngời ngời vì đã viết bài báo “Ai là người đáng yêu nhất”. Từ năm 1951, bài viết này được đưa vào sách giáo khoa trung học, liên tục kéo dài cho đến năm 2007, nó đã ảnh hưởng đến mấy thế hệ người Trung Quốc. “Người đáng yêu nhất” cũng đã trở thành cái tên thay thế cho người lính tình nguyện Trung Quốc và người lính Trung Quốc.

Nhưng sau khi Cách mạng Văn hóa nổ ra năm 1966, Ngụy Nguy đã trở thành một nhân vật trọng điểm đầu tiên của Quân khu Bắc Kinh bị đưa ra đấu tố, bị chụp cho tội danh “Nhân vật phản động của Cách mạng Văn hóa”, bị đưa ra phê phán 23 lần. Sau khi Cách mạng Văn hóa kết thúc, năm 1988, Ngụy Nguy tham gia sáng lập tạp chí cánh tả “Giữa dòng”, và làm chủ biên. Năm 2000, Giang Trạch Dân, người đứng đầu ĐCSTQ, đề ra “3 đại biểu”, và đưa nó vào Điều lệ ĐCSTQ làm tư tưởng chỉ đạo, khiến cho cánh tả ĐCSTQ bất mãn mạnh mẽ. Năm 2001, tạp chí “Giữa dòng” đăng bài viết phê bình “3 đại biểu”. Giang Trạch Dân xem xong thì tức giận nói: “Một người đã viết ‘Ai là người đáng yêu nhất’, gần đây lại viết ‘Ai là người đáng ghét nhất’, tôi thấy hắn chính là ‘Người đáng ghét nhất’. Nói theo cách quê tôi thì hắn là ‘Ông Thọ ăn thạch tín, đã chán sống rồi!’” Vì thế, Ngụy Nguy đã bị ĐCSTQ giam lỏng.

2021-3-22-i091714_01--ss.jpg
“Nhà văn đỏ” Ngụy Nguy

Anh hùng dưới ngòi bút của Ngụy Nguy như thế nào? Nguyên mẫu của Đại đội trưởng anh hùng Trương Trung Phát trong tác phẩm “Thượng Cam lĩnh” của ông, cũng chính là Tiểu Hổ Trương Lập Xuân, người đã từng 8 lần lập chiến công, là nhân vật mà ông đã viết trong tác phẩm “Ai là người đáng yêu nhất”. Những năm cuối đời, Trương Lập Xuân rất thê thảm. Năm 2005, tức 50 năm sau, Ngụy Nguy có cơ hội tái ngộ Tiểu Hổ lúc này đã 81 tuổi, ông mới hiểu rõ Trương Lập Xuân đã từng bị lãnh đạo vu cáo hãm hại tống vào ngục tù 5 năm, hai vợ chồng đều mất việc làm, cô con gái nhỏ bị đói mà chết, hai người con trai đều thất nghiệp. Để nuôi sống gia đình, ông đã phải ra vỉa hè sửa chữa giày 30 năm.

Dân mạng bình luận rằng: “Người đáng yêu nhất đã trở thành người đáng thương nhất!” Cũng có bình luận rằng: “Những quân nhân tham gia chiến tranh Triều Tiên, chiến tranh với Ấn Độ, chiến tranh với Việt Nam, những binh sĩ cấp thấp cơ bản đều nghèo khổ khốn cùng, không nơi nương tựa. Đảng cộng sản lấy họ làm miếng giẻ lau, dùng xong là vứt đi!”

Nguyên mẫu Vương Thành: Từ anh hùng đến ‘kẻ phản bội’

Tưởng Khánh Tuyền, nguyên mẫu của nhân vật chính trong bộ phim đỏ “Những người con trai con gái anh hùng” trong chiến tranh Triều Tiên, vì từng bị bắt làm tù binh nên bị quy thành kẻ phản bội. Vương Thành đã từng nói “Hãy nhằm vào tôi mà bắn pháo” mà trở thành anh hùng hiển hách. Nhưng sau này được biết câu anh thét lớn khi đó là: “Quân địch cách tôi 50m, 30m, 10m… Hãy nhằm vào đỉnh boong-ke của tôi mà bắn pháo!”. Ký giả chiến trường đã tô vẽ cho nó đẹp lên thành “Hãy nhằm vào tôi mà bắn pháo”.

Khi đó ở Trung Quốc đang tuyên truyền rầm rộ sự tích anh hùng của Tưởng Khánh Tuyền, nhưng rất nhanh chóng bị lệnh dừng lại, vì họ phát hiện ra Tưởng Khánh Tuyền lại không chết, mà trở thành tù binh của quân địch. Trong danh sách tù binh trở về không tên anh. Khi đó có hơn 20.000 quân tình nguyện bị quân đội Liên Hợp Quốc bắt làm tù binh, rất nhiều người lựa chọn đi Đài Loan, chỉ có 6.670 người về nước, Tưởng Khánh Tuyền là một trong số đó. Nhưng họ không tưởng tượng được là, vừa về nước là bị thẩm tra chính trị, bởi vì một khi trở thành tù binh thì không còn được ĐCSTQ tiếp nhận nữa. Tưởng Khánh Tuyền bị xử phạt cảnh cáo nội bộ đảng, đây là xử phạt nhẹ nhất, kết cục của đại bộ phận những người trong số họ đều rất thảm hại: 700 người bị khai trừ quân tịch, trên 4.600 chỉ được thừa nhận quân tịch trước khi bị bắt làm tù binh, trên 2.900 tuyệt đại đa số bị khai trừ đảng tịch.

2021-3-22-i091714_02--ss.jpg
Tưởng Khánh Tuyền: Từ anh hùng đến ‘kẻ phản bội’

Về những gì xảy ra với mình, ngay cả với vợ con, Tưởng Khánh Tuyền cũng không dám đề cập đến. Đến khi ông xem bộ phim “Những người con trai con gái anh hùng”, ông đã ôm mặt khóc trên đường. Trở về nhà trùm chăn khóc, vợ ông hỏi nhưng ông không dám trả lời. “Khi đó tôi nghĩ, nói ra thì chẳng phải đem chuyện mình bị bắt làm tù binh kể ra đó sao? Những năm đó, bị bắt làm tù binh là chuyện kinh khủng lắm!”

Nhưng Tưởng Khánh Tuyền dè dặt ít nói vẫn không thoát được Cách mạng Văn hóa. Sau khi Cách mạng Văn hóa nổ ra, hồ sơ bị phe tạo phản lôi ra, Tưởng Khánh Tuyền bị quy là kẻ phản bội, thường xuyên bị lôi đi đấu tố, đã phải viết một chồng lớn giấy kiểm điểm, giấy nhận tội. Mãi cho đến năm 1981, ĐCSTQ mới tuyên bố xóa bỏ xử phạt, nhưng ông muốn khóc thì đã không còn nước mắt nữa rồi.

Chu Dương: Từ “Sa hoàng văn nghệ” đến tù nhân dưới thềm

Làm quan đến chức Phó Bộ trưởng Bộ Tuyên truyền Trung ương, Phó Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Chu Dương là nhân vật có thực quyền trong giới văn nghệ Trung Quốc những năm niên đại 1950, 1960, được gọi là “Sa hoàng văn nghệ”. Ông tích cực hưởng ứng sự sắp xếp của ĐCSTQ và Mao Trạch Đông, trở thành ác ôn của giới văn nghệ, đã lên kế hoạch và phát động nhiều lần phong trào phê phán, những vụ như ‘tập đoàn Hồ Phong, Đinh Linh phản đảng’… Trong một loạt liên tiếp những hành động, một loạt lớn những người phụ trách Liên hiệp Văn nghệ, Hiệp hội Nhà văn và Bộ Văn hóa đã bị quy là kẻ bất đồng, bao gồm cả Hạ Diễn, Điền Hán, Dương Hàn Sênh và những người khác đã từng sát cánh chiến đấu với Chu Dương, Nhà văn Vĩ Quân Nghi đã viết hồi ký về Chu Dương trong tác phẩm “Tư thống lục” rằng: “Thành bại cả đời của bao nhiêu nhà văn đều được quyết định trong tay ông ta”; “Giới văn nghệ chỉ có mình ông ta là đúng đắn”.

Năm 1979, trong một Hội nghị Công tác Lý luận, người cùng nhóm với Chu Dương hỏi ông ta rằng, năm xưa trừng trị người khác, tại sao lại có thể xuống tay được. Chu Dương nói: “Trước khi tóm phái cánh hữu, Chủ tịch đã đưa cho tôi một danh sách, người trong danh sách đều phải lần lượt chụp cho cái mũ, hơn nữa còn yêu cầu tôi báo cáo hàng ngày ‘thành quả chiến đấu’. Tôi nói, có những người trong thời gian yêu cầu góp ý đó họ không nói gì, không có tư liệu thì làm thế nào? Chủ tịch nói, lật lại món nợ cũ thời Diên An! Khi đó tôi thường nói ‘số kiếp khó thoát’, rất nhiều người nghe mà không hiểu”.

Mặc dù Chu Dương cực kỳ tôn sùng Mao Trạch Đông, kiên trì chấp hành đường lối của Mao, nhưng Mao phê bình ông ta là “Về chính trị không sắc bén”, chê ông ta tâm nhân từ, tay mềm yếu. Ngày 1 tháng 7 năm 1966, tạp chí Hồng Kỳ đăng lại một bài diễn văn của Mao Trạch Đông “Diễn văn trong Tọa đàm Văn nghệ Diên An”, biên tập Án Ngữ đã công khai chỉ rõ tên Chu Dương, các bài viết “phê phán Chu Dương thối tha” lập tức tràn đầy các báo và tạp chí. Ông ta bị cầm tù 9 năm. Ở quê nhà Hồ Nam, đứa con trai chết yểu từ nhỏ của Chu Dương bị đào mồ phơi xác. Đúng như Vĩ Quân Nghi đã nói: “Người phê phán người khác cuối cùng trong giới văn nghệ, tự đã bị phê phán rồi”.

2021-3-22-i091714_03--ss.jpg
Chu Dương bị đấu tố trong Cách mạng Văn hóa

Lục Định Nhất, cựu Bộ trưởng Bộ Tuyên truyền ĐCSTQ đã nói: “Trong hơn 10 năm, Bộ Tuyên truyền chúng tôi không làm gì khác ngoài việc trừng trị người này xong thì tiếp theo trừng trị người khác”. Sau khi nghe xem, Chu Dương bày tỏ tán đồng: “Chẳng phải thế sao, sự việc chính là như thế”.

Sau khi Chu Dương được tự do, ông bày tỏ rất hối hận về những hành vi của mình trong quá khứ. Ông nói: “Những người bị trừng trị sai xưa kia quả là quá nhiều”; “Theo kinh nghiệm cả cuộc đời tôi, bồi dưỡng một nhân tài cần thời gian 1, 2 chục năm, mà hủy hoại một nhân tài chỉ cần 1, 2 ngày, thậm chí 1, 2 giờ đồng hồ”.

ĐCSTQ xưa nay tráo trở lật lọng, trong các cuộc vận động hết lần này đến lần khác, đã đánh đổ những tướng tài hết lớp này đến lớp khác, những người theo sát ĐCSTQ cũng sẽ trở thành vật hy sinh của ĐCSTQ, ai cũng không thoát khỏi vòng xoáy đỏ của ĐCSTQ. Nhưng từ góc độ khác mà nói, những người theo sát ĐCSTQ làm việc xấu đều không có cái kết tốt đẹp, cũng chẳng phải là sự thể hiện của thiện ác hữu báo, hiện thế hiện báo đó sao? Chẳng phải là sự trừng phạt và cảnh tỉnh của Thượng Thiên đó sao?

Vợ chồng “Trưởng phòng công an mẫu mực” Nhậm Trường Hà đều đột tử

Ngày 29 tháng 10 năm 2008, Vệ Xuân Hiểu, chồng của “Trưởng phòng công an mẫu mực Nhậm Trường Hà”, 4 năm sau khi vợ ông ta chết trong một tai nạn giao thông ly kỳ thì ông ta cũng đột tử vì xuất huyết não đột ngột, khi đó mới 45 tuổi. Nhậm Trường Hà, người bị ĐCSTQ tuyên truyền tẩy não, gia đình chỉ còn lại một người con trai, quần chúng địa phương cảm thán cái họ Đỏ hại người, liên lụy hại đến cả người nhà của kẻ theo ĐCSTQ hành ác.

Ngày 14 tháng 4 năm 2004, Nhậm Trường Hà 40 tuổi, Trưởng phòng công an Thành phố Đăng Phong tỉnh Hà Nam, trên đường cao tốc từ Trịnh Châu trở về Đăng Phong, chiếc xe Toyota cô ngồi cùng với chiếc xe tải lớn đi cùng chiều đâm vào nhau, những người khác trong xe, bao gồm cả tài xế đều bình yên vô sự, chỉ mình cô, người ngồi ở vị trí an toàn nhất, lại chết ngay tại chỗ.

Nhậm Trường Hà sau khi chết 3 ngày vẫn không nhắm được mắt. Rất nhiều người dân địa phương nói, đó là có người tìm đến cô đòi mạng. Rất nhiều cảnh sát trong thành phố hiểu rõ sự tình đều bàn tán rằng, cô ấy dốc sức đàn áp Pháp Luân Công bị báo ứng, vì đã vô cớ giam giữ rất nhiều học viên Pháp Luân Công. Em gái của cô ấy nói với người khác rằng: “Trước kia tôi không tin ‘thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo’ mà Pháp Luân Công nói, bây giờ tôi thực sự tin rồi”.

Sau khi Nhậm Trường Hà chết, cô được Bộ Công an truy tặng danh hiệu “Vệ sĩ tốt của nhân dân”, và được Đài Truyền hình Trung ương làm thành phim truyền hình dài 21 tập. Người dân địa phương nói, Nhậm sau khi chết vẫn còn bị ĐCSTQ lợi dụng, dựng người chết để lừa người sống, như thế có nghĩa là bị tai họa lại tăng thêm tội, thực tế chính ĐCSTQ đã hại tính mệnh cả nhà cô ấy.

Trở lại ngày nay, Phó Bộ trưởng Bộ Công an Tôn Lập Quân cũng đã từng là nhân vật hiển hách, phụ trách những vụ án kinh tế lớn nhất, trong tay nắm giữ hệ thống giám sát to lớn, lại sử dụng nguồn dữ liệu lớn của những trùm Internet, xứng danh là nhân vật ‘ngầu’ nhất Bộ Công an, cũng chẳng phải đã bị ngã ngựa đó sao?

Nhìn lại lịch sử, những ác ôn hàng đầu của ĐCS Liên Xô, Đức Quốc Xã cũng bị thanh lý giống như vậy. ĐCSTQ là bộ máy hủy diệt con người, chỉ có nhận rõ bản chất của ĐCSTQ, thoát ra khỏi sự trói buộc của nó, không theo nó bức hại người tốt tín ngưỡng Chân Thiện Nhẫn nữa, thì mới có hy vọng.

Một cảnh sát tên là Ngô Tử Hựu đã tuyên bố Tam thoái (thoái xuất khỏi Đảng, Đoàn, Đội của ĐCSTQ) rằng: Bản thân trở thành “một con ốc vít trong bộ máy bạo lực quốc gia, tâm hướng tới tự do, nhưng bất lực vì công việc và cuộc sống đều bị cường quyền bắt cóc. Không có tự do, thì ngay cả thở cũng đều nặng nề và thận trọng. Chính quyền này giương cờ hiệu nhân dân, làm nhiều việc xấu không đếm xuể. Tôi đứng ở đây, đứng đứng trong hàng ngàn vạn quần chúng bị nô dịch mà không tự biết, tuyên bố thoái xuất khỏi ĐCSTQ, phá tan gông cùm của nó trói buộc sự tự do của nhân loại”.

2021-3-22-i091714_04--ss.jpg

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/3/23/422448.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/8/5/194456.html

Đăng ngày 01-09-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share