Bài viết của Lý Thanh Âm
[MINH HUỆ 28-04-2021] Tướng Hứa Duẫn thời Tam Quốc đính hôn với con gái của quan trấn thủ bảo vệ kinh thành Nguyễn Vệ. Vì cuộc hôn nhân là do sắp đặt, nên trước ngày cưới, tướng Hứa chưa từng gặp hôn thê. Bởi nương tử xấu xí, Hứa Duẫn tìm đủ loại cớ để không vào động phòng.
Vừa hay, viên quản kho Hoàn Phạm tới chơi, cùng Hứa tán gẫu, ôn lại kỷ niệm cũ. Tướng Hứa bày tỏ sự thất vọng của mình với Hoàn Phạm. Hoàn Phạm khuyên bảo Hứa Duẫn rằng gia đình nhà Nguyễn đã đem con gái gả cho ông, thì tân nưởng tử ắt phải có chỗ hơn người, ông nên quan sát một chút.
Hứa Duẫn tiến vào phòng tân hôn, thấy thê tử dung mạo xấu xí, bèn quay người đi ra khỏi phòng. Tân nương tử níu vạt áo Hứa Duẫn. Hứa Duẫn nói: “Phụ nữ phải có tứ đức (công, dung, ngôn, hạnh) — nàng có gì trong mấy thứ đó. Thê tử đáp lời: “Trong tứ đức này, thiếp chỉ thiếu mỗi dung mạo thôi. Còn bậc quân tử đọc sách Thánh cần có rất nhiều phẩm chất tốt đẹp, vậy chàng có mấy thứ trong đó?” Hứa nói: “Phẩm chất nào ta cũng có cả.”
Thê tử nói: “Người đọc sách lấy ‘đức hạnh’ làm trọng, còn chàng thích mỹ sắc mà không trọng đức hạnh, làm sao có thể nói phẩm chất nào cũng có đây?
Hứa Duẫn thấy xấu hổ trước lời nói của thê tử, nhận ra nàng là một phụ nữ hiền lương, đức hạnh. Từ đó trở đi, hai người họ tương kính như tân, luôn tôn trọng và yêu thương nhau như buổi đầu.
Từ xưa đến nay, sự thấu hiểu và tôn trọng lẫn nhau là cần có trong những cuộc hôn nhân lâu bền, hòa hợp. Thay vì quá coi trọng ngoại hình, vẻ đẹp nội tâm và lương thiện mới là điều gắn kết vợ chồng với nhau.
Câu chuyện của Hứa Duẫn có từ gần 1.800 năm trước. Ông Lương Vũ Sinh thời nay (1924-2009) cũng có những điểm tương đồng trong cuộc hôn nhân với vợ là bà Lâm Tụy Như
Lương Vũ Sinh là một tác giả nổi tiếng về tiểu thuyết võ hiệp. Những cuốn sách của ông như “Bạch phát ma nữ truyện”, “Thất kiếm hạ thiên sơn” và những tiểu thuyết khác thường kể về những bi kịch ái tình. Nhưng thực tế, vợ chồng ông đã bên nhau 53 năm với cuộc hôn nhân của họ hạnh phúc mỹ mãn.
32 tuổi, Lương là tổng biên tập của tờ Đại Công Báo Hồng Kông và là cây bút cho một số tờ báo. Thấy ông còn độc thân, Phó tổng biên tập Lý Tông Doanh đã tha thiết giới thiệu cháu gái Lâm Tụy Như bên vợ cho Lương.
Khi Lương Vũ Sinh đến buổi gặp mặt, cô Lâm, 26 tuổi, là một công chức có mức lương cao gấp đôi ông Lương. Bà có nước da ngăm đen, ấm áp, rộng lượng, nhưng chưa được trăm phần vừa ý, nên Lương không rung động vì cô.
Sau đó, họ gặp nhau một vài lần theo sự sắp đặt, Lâm Tụy Như bắt đầu mua tờ “Tin tức Tối” rồi đọc “Rồng hổ náo loạn Bắc Kinh” mà Lương Vũ Sinh đã đăng nhiều kỳ. Lương cũng dần cảm nhận được sự thiện lương của Lâm; bà tình nguyện đến nhà thờ làm từ thiện vào mỗi cuối tuần, mà đã kiên trì suốt 5 năm.
Một tháng sau, Lương đi bệnh viện cắt polyp mũi, Lâm Tụy Như đã xin nghỉ phép để chăm sóc. Ngày xuất viện, Lâm Tụy Như cũng đi đón Lương Vũ Sinh. Thừa dịp Lâm khom lưng thu thập hành trang, Lương đã quỳ xuống cầu hôn: “Anh rất nghèo, nhưng chỉ cần anh siêng năng viết lách, anh cũng có thể chăm sóc cho em. Em sẽ lấy anh chứ?”
Sau tám tháng quen biết, cô Lâm Tụy Như, xuất thân từ một gia đình danh giá, đã kết hôn với Lương Vũ Sinh. Sống chung hơn một tháng, những khuyết điểm của Lương Vũ Sinh đều lộ ra: trí nhớ kém, thiếu ý thức vệ sinh, không ăn rau, chỉ thích ăn thịt… Lâm Tụy Như cố gắng cách nào cũng không ăn thua, đành xin nghỉ việc, toàn tâm toàn ý chăm sóc cuộc sống sinh hoạt thường nhật của chồng, không oán, không hận, không cố gắng thay đổi chồng, chỉ khích lệ điểm mạnh của ông.
Với sự chăm sóc thầm lặng của vợ, khi 60 tuổi, ông Lương đã ngừng viết, và đưa vợ đi du lịch vòng quanh thế giới trong ba năm, sau đó định cư ở Úc, nơi bà yêu thích nhất.
Sự hy sinh và thấu hiểu trong hôn nhân
Trong bất kỳ mối quan hệ nào, không thể tránh khỏi những lúc tính cách, cá tính, và khuyết điểm của mỗi người sẽ nổi lên và gây căng thẳng, hiểu lầm, hay oán giận. Giải quyết vấn đề như thế nào sẽ quyết định mức độ thành công của cuộc hôn nhân.
Katja yêu Heinz năm 16 tuổi. Mấy năm sau, cô kết hôn với mối tình đầu của mình như ý nguyện. Tuy nhiên, sự chào đời của ba đứa con đã chiếm hết thời gian và sức lực của cô, vợ chồng cô ngày càng xa cách và cuộc hôn nhân của họ đổ vỡ.
Heinz thường ra ngoài một mình. Anh xem Katja chỉ là mẹ của ba đứa con của anh, anh thậm chí còn nghĩ đến việc tìm kiếm một người đồng hành mới. Katja nhận ra cuộc hôn nhân của cô đang rơi vào khủng hoảng. Cô lo lắng, chán nản, và trở nên tự ti. Hàng ngày, cô vất vả chăm sóc chồng con nhưng không được chồng quan tâm, yêu thương. Cô cảm thấy cuộc sống không còn ý nghĩa nữa.
Một người bạn lâu không gặp đã tặng cô cuốn Chuyển Pháp Luân, cuốn sách chính của môn tu luyện và thiền định cổ xưa Pháp Luân Đại Pháp, cùng âm nhạc và video hướng dẫn các bài công pháp. Katja và chồng đã đọc xong cuốn sách trong hai ngày. Katja cảm thấy đây là cuốn sách trân quý nhất mà cô từng đọc. Cô nhận ra mình cũng có lỗi trong cuộc khủng hoảng hôn nhân này.
“Chắc hẳn tôi đã từng làm tổn thương anh ấy trong kiếp nào đó trước đây, hoặc đã từng đối xử tệ với anh ấy, hoặc vô tình làm điều gì đó mới đi đến tình huống ngày hôm nay. Với thể ngộ mới này, tôi dần thay đổi tâm lý coi mình là nạn nhân. Làm sao tôi có thể bắt người khác chịu trách nhiệm về cuộc hôn nhân thất bại này? Tôi nhận ra tâm lý coi mình là nạn nhân chính là nguyên nhân, rất khó để nói ai đúng ai sai, điều duy nhất tôi có thể làm là thay đổi bản thân mình.”
“Ví dụ, tôi thường thấy khó diễn đạt cảm xúc của mình bằng lời, trong khi chồng tôi lại thích nghe những câu trả lời rõ ràng, thẳng thắn. Tôi phải mất nhiều năm mới hiểu ra điều này. Giờ đây, tôi không còn ôm khư khư quan điểm của mình nữa, chúng tôi đã quan tâm và tôn trọng nhau hơn, và mối quan hệ của chúng tôi dần dần được cải thiện cho đến khi trở nên hoàn toàn hòa hợp.”
Tu luyện và thiền định trong Đại Pháp đã giúp cô tĩnh tâm và biết soi xét bản thân. Những lúc tĩnh được, cô có thể nhận ra ý niệm nào đang nổi lên và động cơ đằng sau đó là gì. Nhờ học Pháp, Katja đã có thể bình tĩnh khi đối diện với những khó khăn trong cuộc sống và nhìn nhận mọi việc một cách lý trí.
Cô Katja cho biết: “Pháp Luân Đại Pháp đã thay đổi cuộc đời tôi hoàn toàn. Đại Pháp đã dạy tôi nhìn mọi việc bằng nhãn quan khác. Tôi biết nghĩ cho người khác trước, biết quan tâm đến người khác, tôi có thể cảm nhận được những thay đổi tích cực hàng ngày.”
“Ví dụ, trước đây, tự do đối với tôi là mọi thứ diễn ra theo cách tôi muốn. Bây giờ, tôi lại hiểu nó theo cách khác: Tự do nghĩa là, cho dù gặp phải điều gì, tôi cũng có thể bình thản đón nhận, kể cả đó là khó nạn. Có Chân-Thiện-Nhẫn chỉ đường, tôi sẽ làm tốt hơn mỗi ngày.”
“Đây là nhận thức mới của tôi về từ ‘tự do’. Nếu không tu luyện Đại Pháp, tôi đã không thể làm được như thế. Tôi cần phải giới thiệu Đại Pháp cho những người khác để mọi người đều có cơ hội thụ hưởng những lợi ích của Đại Pháp. Đồng thời, họ cũng có thể tìm hiểu về cuộc bức hại và giúp chúng tôi chấm dứt nó.”
Cô Katja kể về những thử thách và khó khăn trong cuộc sống hóa ra lại là những bậc thang để leo lên. Cô tin rằng tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, con đường của cô sẽ tự tin, lạc quan và vững vàng hơn.
Trong một bài viết, một học viên Pháp Luân Đại Pháp nói rằng khi cô phải tính toán chi tiêu và sống tằn tiện, thì chồng cô, không tu luyện, không quan tâm và thường phung phí tiền bạc. Điều này đã trở thành nguyên nhân gây xung đột giữa họ.
Khi cùng nhau đi mua hàng, cô vợ chỉ lấy đủ đồ ăn cho một, hai bữa, còn anh chồng thường mua quá nhiều. Chẳng hạn, một cân cần tây là đủ, nhưng người chồng phải mua cả bó lớn. Cuối cùng, nhiều rau củ đã bị bỏ thùng rác.
Sau khi người vợ bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, cô đã học cách hướng nội bất cứ khi nào xung đột nổi lên. Cô thấy rằng cô tức giận chồng vì không biết cách tiết kiệm chi tiêu và sống thanh đạm. Nhưng cô cũng nhận ra mỗi người đều có số phận riêng, giàu nghèo đều do số phận quyết định. Kể từ đó, cô không còn phàn nàn về cách mua sắm của chồng nữa mà cố gắng dung hòa. Nếu chồng mua quá nhiều đồ ăn, cô sẽ chia cho hàng xóm. Chồng cô cũng thay đổi và không còn mua những đồ không cần thiết nữa.
Cô từng là một phụ nữ bị nhiễm văn hóa Đảng, độc đoán, trịch thượng. Chồng cô luôn phải làm theo ý cô để tránh cãi vã. Nhờ các đạo lý của Pháp Luân Đại Pháp, cô bắt đầu nhìn nhận mọi thứ từ góc độ khác. Cô học cách tôn trọng chồng và hướng nội tìm ra thiếu sót của chính mình. Cuộc hôn nhân của họ vì thế mà đã trở nên hòa hợp.
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/4/23/423632.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/7/4/193940.html
Đăng ngày 19-07-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.