Bài viết của Văn Tư Nhuệ
[MINH HUỆ 28-04-2021]
“Tồn tại hay không tồn tại, đó là vấn đề”, đại văn hào người Anh Shakespeare đã viết câu này trong tác phẩm Hamlet, cũng là danh ngôn của hoàng tử Hamlet, nhân vật chính trong vở kịch. Trong đời sống hiện thực, đối diện với sự lựa chọn quan trọng, thực sự không phải tất cả mọi người đều có thể dùng bàn tay của mình nắm chắc đáp án chính xác.
1. Vài câu chuyện xưa về những người từ tay sai đắc lực nhất đến dê thế tội tốt nhất
Yezhov, người phục tùng Đảng vô điều kiện
Trong khoảng thời gian từ năm 1934 đến 1940, Liên Xô có khoảng 19 triệu người bị bắt, rất nhiều người đã chết trong các trại cải tạo lao động.
Yezhov là người đứng đầu KGB (Ủy ban An ninh Quốc gia Liên Xô) trong thời gian 1934-1939. Ông ta được gọi là “Chiến sĩ Cộng sản” trung thành với Stalin nhất, luôn phục tùng vô điều kiện mọi nhiệm vụ mà Đảng Cộng sản Liên Xô (ĐCSLX) giao cho.
Tổ chức đặc vụ KGB là tay sai hàng đầu của ĐCSLX được sử dụng để tạo ra các vụ án oan. Yezhov vừa lên nắm quyền thì việc đầu tiên là thanh trừng nội bộ KGB, đem xử bắn loạt lớn những cán bộ tham gia và biết về sự tình các vụ trấn áp thanh trừng của KGB thời tiền nhiệm. Chỉ hai năm cuối thời kỳ Yezhov nắm quyền, trong thời gian từ 1937 – 1938, cuộc thành trừng nội bộ Liên Xô lên đến đỉnh cao, có khoảng 3,5 – 4,5 triệu người bị trấn áp.
ĐCSLX không bỏ lỡ thời cơ, ban thưởng cho Yezhov các loại vinh dự như huân chương Lenin, huy chương Nhân viên Cheka (Ủy ban Đặc biệt Toàn Nga) danh dự… Bức ảnh khổ lớn của ông ta xuất hiện trên các trang báo, chiến công thành tích của ông ta được các họa sỹ, nhà văn ca tụng bằng các hình thức nghệ thuật như tranh, tượng, tiểu thuyết, thơ ca… Rất nhiều thành phố, đường phố, quảng trường được đặt tên ông ta. Trong một báo cáo bí mật, nhà lãnh đạo Liên Xô Khrushchev đã từng nói “Yezhov là ác ma thứ hai”.
Thế nhưng mỗi lần đại thanh trừng của Liên Xô đều gây ra những án oan chất chồng như núi, mà mỗi án oan đều cần phải có người gánh vác trách nhiệm. Liên Xô cũng thường rêu rao họ mãi mãi “vĩ đại và chính xác”, do đó mỗi lần xử lý các án oan thì luôn luôn là người chấp hành ở dưới phạm sai lầm, luôn luôn cần phải tìm ra một con dê thế tội tốt nhất trong số những người chấp hành ở dưới.
Lần này, tai sai tốt nhất Yezhove trở thành dê thế tội tốt nhất. Ngày 10 tháng 4 năm 1939, Yezhov bị bắt. Trong bản khởi tố của cơ quan kiểm sát, ĐCSLX đã đem những tội danh mà Yezhov dùng để đổ tội hãm hại người khác như thế nào thì định tội Yezhov như thế ấy: “Yezhov có quan hệ gián điệp với các cơ quan tình báo nước ngoài và những nước thù địch với Liên Xô, đồng thời lãnh đạo các hoạt động âm mưu nội bộ của Ủy ban Nội vụ”.
Kẻ cầm đầu KGB đã bị nhóm xạ thủ 5 người hành quyết. Mỗi người đều cho rằng mình được lựa chọn để kết thúc cuộc đời lãnh đạo tiền nhiệm không trung thành, mà không biết rằng đồng thời với việc dốc sức tàn sát, bán sinh mệnh cho ĐCSLX, thì họ cũng chính là đối tượng bị bắt và bị giết tiếp theo. Trong sách “Vận mệnh những chủ tịch KGB” (viết bởi Leonid Mletchin), tác giả viết rằng: “Rất nhiều người bước vào công trình kiến trúc nổi tiếng ở quảng trường Lubyanka này trong tiếng vỗ tay, và ở đó họ giành được quyền lực và khen thưởng, nhưng rất ít người rời khỏi Lubyanka bởi tự nguyện hoặc được thăng chức”.
Kẻ ép nộp lương thực, cuối cùng ép mình vào chỗ chết
Thời kỳ nạn đói 3 năm từ 1959 đến 1961, do chỉ tiêu thu lương thực của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) quá cao, nông dân không thể giao nộp nổi, thế là ĐCSTQ đưa ra một mục tiêu đấu tranh mới: Đội sản xuất đã giấu lượng lương thực, chia chác lương thực cá nhân.
Thế là một phong trào “Chống giấu lương thực chia chác cá nhân” đã bắt đầu. Ngày 6 tháng 12 năm 1960, Lộ Hiến Văn, Bí thư thứ nhất của Ủy ban Khu Tín Dương, tỉnh Hà Nam, trong hội nghị qua điện thoại đã truyền bá kinh nghiệm đấu tranh chống giấu lương thực.
Các cán bộ các huyện, xã, thôn thuộc khu Tín Dương đã sử dụng sức ép chính trị, tra tấn tinh thần và bạo lực tàn khốc để lục soát vơ vét lương thực và hạt giống còn lại của những người nông dân.
Ngày 15 tháng 10 năm 1059, Trương Chi Vinh, xã viên tiểu đội Hùng Loan không giao đủ lương thực, bị đánh tàn nhẫn, sau đó tử vong. Cán bộ đại đội còn dùng que cời bếp nhét thóc và đỗ tương vào hậu môn người chết, vừa nhét vừa mắng chửi: “Để thân thể ngươi mọc ra lương thực”. Trương bị đánh chết để lại hai đứa con 8 tuổi và 10 tuổi, hai đứa trẻ sau đó lần lượt chết vì đói.
Ngày 13 tháng 11 năm 1959, Phùng Đạo Tường, đội trưởng tiểu đội Hùng Loan vì không nhường cơm cho cán bộ đại đội đến đó, nên bị cho là coi thường cán bộ đại đội, và bị treo lên xà nhà của nhà ăn đại đội và bị đánh đập tàn nhẫn, và bị xé rách tai, 6 ngày sau thì chết.
Những sự tình như thế này ở Tín Dương thời đó nhiều không kể xiết. Ngoài bị đấm đá, bị bỏ lạnh bỏ đói ra, họ còn bị mấy chục loại nhục hình cực kỳ tàn nhẫn như dùng que tre xiên qua lòng bàn tay, dùng quả thông gai đánh răng, bị “đốt đèn trời” (tức lột quần áo ra, sau đó dùng vải thô bọc lại, ngâm dầu, buộc vào cột, rồi đêm đốt từ chân cháy lên đầu), than đỏ nhét miệng, dùng lửa đốt đầu vú, nhổ lông chỗ kín, dùng que chọc âm đạo, chôn sống…
Mặc dù nhục hình tàn khốc như thế này nhưng vẫn không thu được đủ lương thực. Bởi vì trong phong trào “Đại nhảy vọt tiến lên Chủ nghĩa Xã hội”, nhà nhà luyện gang thép, ruộng đồng bỏ hoang, lương thực thiếu, trong tay người nông dân hoàn toàn không có lương thực.
Tháng 12 năm 1959, Tín Dương ở vào thời kỳ người chết đói nhiều nhất, Tỉnh ủy Hà Nam vẫn đau đáu không quên nhiệm vụ thu mua lương thực. Sau khi xung phá tầng tầng phong tỏa, cuối cùng tin tức cũng đã đến Bắc Kinh, Tín Dương đã chết 1.050.000 người rồi.
ĐCSTQ đối đãi với sự kiện Tín Dương như thế nào? Tháng 10 năm 1960, trong “Báo cáo của Ủy ban Khu Tín Dương về phong trào Chỉnh phong và tình hình công tác sản xuất và cứu trợ tai họa” (Số [61]4) của Trung ương ĐCSTQ chuyển phát đã dùng một câu nói của Mao Trạch Đông rằng: “Kẻ xấu cầm quyền, đánh người giết người, lương thực giảm sút, ăn không đủ no, cách mạng dân chủ còn chưa thành công, thế lục phong kiến nổi lên tác quái, càng thù địch Chủ nghĩa Xã hội, phá hoại quan hệ sản xuất và sức sản xuất Chủ nghĩa Xã hội”. Đối với sự kiện Tín Dương, ĐCSTQ đã khẳng định như thế này: “Những tên địa chủ, Quốc dân đảng khoác cái áo Đảng Cộng sản trả thù giai cấp tàn khốc đối với nhân dân lao động”.
Tổ chức Đảng, chính quyền các cấp biến thành đại bản doanh của địa chủ, Quốc dân đảng tấn công nhân dân. Cán bộ lãnh đạo các cấp biến thành kẻ tổ chức, kẻ lãnh đạo và hung thủ giết người thống trị và tàn sát nhân dân.
Bộ Công an ĐCSTQ đưa 39 người đứng đầu là Bí thư Khu ủy Tín Dương Lộ Hiến Văn vào đối tượng thẩm tra. Ở các công xã và đại đội dưới cấp huyện thì tiến hành tố cáo và đấu tố với những cán bộ cơ sở, những người mà 2 năm trước còn tác oai tác quái. Mấy chục loại nhục hình mà 2 năm trước các cán bộ dùng để trừng phạt xã viên, thì đổi lại lại dùng trên thân thể các cán bộ cơ sở.
Trương Thụ Phiên, chuyên viên khu Tín Dương sau này nhớ lại nói rằng, tổng cộng khu Tín Dương có 200.000 cán bộ bị tập trung thẩm tra, thậm chí bao gồm cả những người như nhân viên quản lý nhà ăn, nhân viên kế toán.
Mặc dù Tín Dương có 1 triệu người chết đói, nhưng ĐCSTQ vẫn cứ “đúng đắn, vinh quang”, các cán bộ cơ sở chấp hành chỉ lệnh của ĐCSTQ cuối cùng đã trở thành những con dê thế tội, bị ĐCSTQ đem ra xử tử.
Bí thư Tỉnh ủy chạy trời không khỏi nắng
Nạn đói trong 3 năm từ năm 1958 đến 1961, số người chết đói lên đến mấy chục triệu người. Các tỉnh Tứ Xuyên, An Huy, Hà Nam, Sơn Đông, Cam Túc là những tỉnh có số lượng người chết đói nhiều nhất. Nhưng khi truy cứu trách nhiệm thì ĐCSTQ chỉ truy đến các cán bộ cơ sở ở cấp tỉnh trở xuống, Bí thư Tỉnh ủy Tứ Xuyên Lý Tỉnh Tuyền, Bí thư An Huy Tăng Hy Thánh, Bí thư Hà Nam Ngô Chi Phố, Bí thư Sơn Đông Thư Đồng, Bí thư Cam Túc Trương Trọng Lương sau khi kết thúc nạn đói 3 năm vẫn không bị truy cứu.
Thời kỳ nạn đói 3 năm, khởi đầu từ năm 1959, Lý Cảnh Tuyền làm Bí thư Tỉnh ủy Tứ Xuyên. Khi toàn tỉnh Tứ Xuyên dấy lên phong trào “Mẫu ruộng vạn cân” (tức sản xuất vạn cân lương thực trên một mẫu ruộng, tức 14 tấn/ha). Dưới sức ép và xúi giục điên cuồng của Lý Tỉnh Tuyền, vùng ngoại thành Thành Đô đã báo cáo “lên trời” rằng “một mẫu sản xuất 24.000 cân lúa (tức 33.4 tấn/ha). Năm 1960, sản xuất nông nghiệp trên toàn quốc (TQ) bị phá hoại nghiêm trọng, sản lượng lương thực sụt giảm mạnh.
Trung ương không ngừng ra chỉ lệnh, yêu cầu Tứ Xuyên đảm bảo cung ứng lương thực cho Bắc Kinh, Thiên Tân và Thượng Hải. Lý Tỉnh Tuyền vì thế đã trở thành tội đồ đầu sỏ “cực tả, khiến dân chết đói”, số lượng người chết đói ở Tứ Xuyên đứng đầu toàn quốc, lên đến trên 10 triệu người.
Nhưng sau khi “Cách mạng Văn hóa” bắt đầu nổ ra năm 1966, Lý Cảnh Tuyền cực tả đã gặp phải Hồng vệ binh còn cực tả hơn. Lý Tỉnh Tuyền trở thành đối tượng bị đấu tố. Tháng 2 năm 1967, con trai trưởng của ông ta là Lý Lê Phong bị bắt giam ở Trại giam số 1 của Sở Công an Bắc Kinh để thẩm tra. Ngày 24 tháng 8 năm 1967, con trai thứ 2 của ông ta là Lý Minh Thanh, người đang học ở Học viện Hàng không Bắc Kinh, bị liên lụy, bị phái tạo phản đánh cho đến khi còn thoi thóp, rồi bị đưa vào nhà hỏa táng, tuy vẫn còn sống nhưng vẫn bị đẩy vào lò thiêu. Người vợ kết tóc xe duyên của Lý Tỉnh Tuyền là Tiêu Lý bị giật hết tóc trong khi bị đấu tố. Ngày 23 tháng 4 năm 1969, Tiêu Lý bị bức hại đến chết trong trại giam, khi đó mới 52 tuổi. Các con của Lý Tỉnh Tuyền không có tiền không có cơm ăn, phải đi nhặt đồ trong thùng rác ăn.
Ngô Chi Phố, Bí thư Tỉnh ủy Hà Nam, bị đấu tố trong Cách mạng Văn hóa, và chết năm 1967.
Bí thư thứ nhất Tỉnh ủy Cam Túc Trương Trọng Lương, trong Cách mạng Văn hóa bị phái tạo phản nói: “Trương Trọng Lương nợ nhân dân Cam Túc chúng ta món nợ máu 1.300.000 mạng”, và bị ngăn cản không được đi nhậm chức ở Giang Tô.
Có người nói một câu thế này, ai mà tin vào ĐCS thì người đó phải trả bằng tính mạng của mình. Sự thực cho thấy, chỉ cần nhìn vào thời gian dài một chút sẽ thấy, những người bán sinh mạng mình cho ĐCSTQ tàn hại dân chúng, cuối cùng không ai có được kết cục tốt đẹp.
2. “Ai tin ĐCSTQ thì người đó phải trả bằng tính mạng của mình”
“Đánh chết cũng không sao” là cạm bẫy mà ĐCSTQ đặt ra
Tháng 7 năm 1999, tập đoàn Giang Trạch Dân phát động cuộc bức hại tàn khốc đối với Pháp Luân Công. Tên hề Giang Trạch Dân xắn tay ra trận, đích thân chỉ huy, ra lệnh kêu gọi, từng bước leo thang đàn áp các học viên Pháp Luân Công, “đánh chết cũng không sao, đánh chết coi là tự sát”.
Theo thống kê chưa đầy đủ của trang mạng minghui.org, tính đến tháng 7 năm 2019, tổng số học viên Pháp Luân Công bị bắt cóc trong 20 năm lên đến 86.050 người (những người bị bắt cóc nhiều lần chỉ tính là 1 người), bị phán quyết hình sự phi pháp là 18.7896 lượt người, bị giam trong các lớp tẩy não là 19.566 lượt người. Trong thời gian từ năm 1999 đến 2013, số lượng học viên Pháp Luân Công bị cải tạo lao động lên đến 28.430 lượt người. Trong đó, số học viên Pháp Luân Công bị bức hại đến chết là 4.334 người.
Hơn nữa, cuộc bức hại của ĐCSTQ đối với Pháp Luân Công vẫn đang xảy ra hàng ngày. Cho đến hiện tại, trong các phiên toàn của ĐCSTQ xét xử trái pháp luật các học viên Pháp Luân Công, thì một câu thường thấy nhất là: “đối với Pháp Luân Công thì không theo pháp luật”.
Thời kỳ ma đầu Giang Trạch Dân nắm quyền, nhóm người Bạc Hy Lai, Chu Vĩnh Khang… ham dục quyền chức đánh mất trái tim, dốc hết sức bức hại Pháp Luân Công. Giang Trạch Dân đã công khai nói với Bạc Hy Lai rằng: “Đối với Pháp Luân Công, anh phải thể hiện cứng rắn mạnh mẽ thì mới có vốn thăng tiến”.
Từ Đại Liên đến Liêu Ninh, Bạc Hy Lai bức hại tàn khốc các học viên Pháp Luân Công, ông ta hạ lệnh cho các nhân viên Sở Công an rằng: “Đối với Pháp Luân Công, hãy mạnh tay chỉnh họ đến chết cho tôi”.
Từ năm 2000 đến tháng 12 năm 2002, trong thời gian nhậm chức Bí thư Tỉnh ủy Tứ Xuyên, Chu Vĩnh Khang đã dốc hết sức thúc đẩy và tham gia bức hại các học viên Pháp Luân Công. Có một lần, Giang Trạch Dân đến Tứ Xuyên thị sát, khi nghe báo cáo, Giang đã vô cùng tán thưởng việc Chu Vĩnh Khang đã bức hại chết 43 học viên Pháp Luân Công, và đã trọng dụng ông ta.
Về việc này, Chu Vĩnh Khang, kẻ đã nhìn thấu ngọn ngành, đã từng công khai ra chỉ lệnh rằng: “Giết người đốt nhà có thể mặc kệ, nhưng Pháp Luân Công thì phải tóm chặt”.
Sự bại hoại của hệ thống tư pháp Trung Quốc, chỉ cần người có chút hiểu biết về xã hội Trung Quốc đều sẽ buột miệng nói là sự hủ bại của Giang Trạch Dân đã hủy hoại tất cả.
Tuy nhiên, giống như Yezhov, Beria, những kẻ đứng đầu KGB, cuối cùng bị ĐCSLX vứt bỏ, những quan chức ĐCSTQ như Bạc Hy Lai, Chu Vĩnh Khang… đang bức hại người tốt, sau khi làm hết những việc ác, cũng bị tống vào ngục như thế, bị ĐCSTQ ném xuống ngựa.
Làm nhiều việc bất nghĩa ắt tự giết mình
Đúng như câu nói “Làm nhiều việc bất nghĩa ắt tự giết mình”, từ Đại hội ĐCSTQ thứ 18 đến nay, tổng cộng có 164 quan chức cao cấp cấp tỉnh và cấp bộ bị trừng trị, trong đó hệ thống chính trị và pháp luật là 47 người. Trên bảng ác ôn trên mạng minghui.org có ghi chép tội trạng của 164 người này bức hại Pháp Luân Công. Về bề mặt, họ bị trừng trị vì tham nhũng, nhưng trong văn hóa truyền thống Trung Quốc mấy nghìn năm nay đều tin rằng, thiện ác hữu báo.
Thời gian gần đây, ĐCSTQ đã triển khai phong trào “sàng lọc” “xem xét lại 20 năm” đối với Ủy ban Chính trị và Pháp luật, trong đó 35 cơ quan Chính trị và Pháp luật của các tỉnh như Hắc Long Giang, Giang Tô, Hà Nam, Tứ Xuyên, Thiểm Tây… đều đang thí điểm “xem xét lại 20 năm” đối với các cơ cấu bao gồm cả tòa án, viện kiểm sát, sở công an, sở tư pháp, sở an ninh, và trại giam…
Theo tin tức của truyền thông nhà nước ĐCSTQ, tính đến cuối tháng 11 năm 2020, trong 16.000 cảnh sát bị thẩm tra ở những khu thí điểm thì có 2.247 người bị xử lý, trong đó quan chức cấp sở là 2 người, quan chức cấp phòng là 227 người, lập án thẩm tra 448 người, chuyển sang tư pháp thụ lý 39 người.
Truyền thông Hồng Kông đưa tin, cứ 8 người thì có 1 người bị xử lý, có thể thấy tính nghiêm trọng của vấn đề. Mà việc thẩm tra xem xét lại 20 năm, thực tế bao gồm thời gian của Hồ Cẩm Đào và Giang Trạch Dân, cũng chính là thời gian Chu Vĩnh Khang bắt đầu đảm nhiệm chức Bộ trưởng Bộ Công an, Bí thư Ủy ban Chính trị và Pháp luật khi đó là La Cán.
Còn gần một năm nay, Bí thư Ủy ban Chính trị và Pháp luật là Mạnh Kiện Trụ và Quách Thanh Côn. Hiện nay phong trào xem xét lại 20 năm đã triển khai toàn diện trong hệ thống Chính trị và Pháp luật.
Ngày 18 tháng 4, Sở Công an Bắc Kinh thông báo, Mã Lập Na, Chủ nhiệm Phòng Chính trị, Viện kiểm sát thành phố Bắc Kinh bị rơi lầu chết ở nơi cư trú. Chính quyền cho biết đã loại trừ khả năng nghi can án hình sự, và nói rằng người tử nạn khi còn sống có “chứng trầm cảm”.
Có dân mạng để lại bình luận rằng: “Lại là chứng trầm cảm, chứng trầm cảm đã trở thành hiệp khách chịu oan, thành bệnh ‘không cần có’ rồi”. Còn có dân mạng bình luận rằng, những quan chức động tí là mắc chứng trầm cảm hoặc tự sát, khiến người ta có cảm giác không tra hỏi tự khai.
Phong trào “đả hổ” của ĐCSTQ từ Đại hội lần thứ 18 đến nay, những người trong hệ thống Chính trị và Pháp luật của ĐCSTQ ai nấy đều nơm nớp. Theo thống kê chưa đầy đủ, từ tháng 1 năm 2013 đến tháng 9 năm 2017, ít nhất có 1 quan chức tự sát, trong đó đại bộ phận là quan chức cao cấp trong hệ thống Chính trị và Pháp luật.
Lời kết
Đúng như người ta thường nói “Từ xưa mưu thâm họa cũng thâm, chớ tham phú quý mất lương tâm. Giọt nước mái hiên không sai lệch, báo ứng xưa nay vẫn rành rành”. Dưới gầm trời này, có một đạo lý vĩnh viễn bất biến, đó là người ta bất kể làm sự việc gì đều phải tự mình chịu hậu quả. Đối với sự thực tập đoàn Giang Trạch Dân bức hại Pháp Luân Công, ĐCSTQ vẫn đang che giấu, và sai khiến những nhân viên Ủy ban Chính trị và Pháp luật đang tại vị hiện nay tiếp tục bức hại các học viên Pháp Luân Công. Thực tế, số lượng khá lớn nhân viên Chính trị và Pháp luật đã minh bạch chân tướng, đã lựa chọn thiện lương, nhưng vẫn còn những người chấp mê bất ngộ, vẫn thay cho ĐCSTQ bán tính mệnh mình, nào có hay họ đang đẩy mình đến bờ vực vô cùng nguy hiểm.
Hy vọng tất cả những nhân viên Chính trị và Pháp luật sớm tỉnh ngộ, lý trí đối xử với các học viên Pháp Luân Công. Thiện niệm hễ xuất ra là đã gieo những hạt giống lấy công chuộc tội, có được kết cục tốt cho chính mình.
(Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org)
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/4/28/从最恶打手到最佳替罪羊-423819.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/5/28/193377.html
Đăng ngày 20-06-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.