Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ ở tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc

[MINH HUỆ 14-06-2021] Ông Trương Ngọc Đường đã bị kết án 5,5 năm tù vào ngày 13 tháng 2 năm 2015 vì đức tin vào Pháp Luân Công, một pháp môn tu luyện cả tâm lẫn thân đã bị chính quyền cộng sản Trung Quốc bức hại suốt 22 năm qua. Sau khi mãn hạn tù vào năm 2019, chính quyền địa phương đã lắp đặt các thiết bị giám sát xung quanh căn hộ của ông và thường xuyên sách nhiễu ông và gia đình.

Ông Trương, khoảng 68 tuổi, là một thợ mộc ở thôn Thiết Tây, thành phố Mật Sơn, tỉnh Hắc Long Giang. Ông bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công vào tháng 9 năm 1998. Sau khi chính quyền cộng sản Trung Quốc bắt đầu đàn áp Pháp Luân Công, ông Trương đã bị bắt đi lao động cưỡng bức hai năm vào tháng 12 năm 1999, bị kết án ba năm tù vào tháng 4 năm 2002, sau đó bị bắt đến một trại tẩy não vào ngày 12 tháng 8 năm 2011 vì yêu cầu trả tự do cho vợ của cháu trai mình.

2014-7-5-minghui-mudanjiang-zhangyutang--ss.jpg

Ông Trương Ngọc Đường

Sau đây là những gì ông Trương đã trải qua trong vụ bắt giữ xảy ra vào tháng 4 năm 2014 và bị kết án 5,5 năm tù. Ông đã đã phải trải qua sáu phiên xét xử, và ở phiên xử cuối cùng, ông dường như rơi vào trạng thái rối loạn tinh thần sau khi uống một cốc nước do chủ tọa phiên tòa Quý Minh đưa cho được 10 phút.

Cảnh sát đột nhập vào căn hộ đi thuê của ông Trương và bắt giữ ông

Ngày 1 tháng 4 năm 2014, cảnh sát Lý Học Quân của Đội An ninh Nội địa thành phố Mẫu Đơn Giang, cùng với một cảnh sát mặc thường phục đã đến căn hộ của ông Trương. Họ ngắt nguồn điện nhà ông, trốn trong bóng tối, và khi ông Trương xuống cầu thang để kiểm tra tình hình, họ bèn lẻn vào căn hộ của ông.

Khi ông Trương trở vào nhà, ông đã rất ngạc nhiên khi thấy hai người lạ đang đứng ở đó. Ông hỏi: “Các anh là ai? Tại sao lại vào nhà tôi một cách lén lút như vậy?” Lý trả lời rằng họ đến lục soát nhà ông theo luật, nhưng từ chối cho ông Trương xem lệnh khám xét hoặc giấy tờ chứng minh thân phận cảnh sát của mình.

Khi Lý tìm thấy một thiết bị có thể gửi tin nhắn theo nhóm, ông ta đã gọi hơn 20 cảnh sát khác tới. Họ khống chế ông Trương và xới tung ngôi nhà, sau đó lấy đi một máy tính để bàn, hai máy tính xách tay, hai ổ cứng, 1.592 nhân dân tệ tiền mặt và sáu điện thoại di động của ông Trương.

Ban đầu cảnh sát đưa ông Trương và vợ đến Đồn Công an thành phố Mẫu Đơn Giang, sau đó chuyển họ đến trại tạm giam thành phố vào hôm sau. Trong khi đó, hai cảnh sát vẫn ở nhà ông, hòng cố gắng bắt con trai ông khi anh trở về nhà.

Ở trong trại tạm giam, cảnh sát thẩm vấn vợ ông Trương nhiều lần, nhưng bà từ chối cung cấp bất kỳ thông tin nào. Bà được trả tự do vào ngày 30 tháng 4, sau một tháng bị giam giữ.

Những gì đã xảy ra với ông Trương còn tồi tệ hơn gấp bội. Ông đã bị một viên chức tên là Vương Dân Quyền tát vào mặt 16 cái. Ông Trương đã tuyệt thực để phản đối bức hại và bị bức thực ba lần. Lính canh còng tay và chân ông vào ống nước với hai chân dang rộng, toàn thân ông bị ép sát và tường tạo thành tư thế hình chữ đại (大).

Trong thời gian này, cảnh sát liên tục cố gắng buộc ông Trương tiết lộ nguồn gốc của thiết bị mà ông đã sử dụng để gửi tin nhắn văn bản có nội dung về Pháp Luân Công. Họ đánh vào đầu, ném ông xuống đất và bắt ông phải điểm chỉ vào hồ sơ vụ án mà họ đã chuẩn bị sẵn, sau đó chuyển nó sang viện kiểm sát làm bằng chứng truy tố ông.

Xét xử bí mật trong trại tạm giam

Ông Trương bị truy tố vào cuối tháng 5 năm 2014. Ông nhờ lính canh chuyển lời đến gia đình, bảo họ thuê luật sư cho ông, nhưng các lính canh không nói giúp ông.

Một tháng sau, ông Trương bị Tòa án quận Ái Dân xét xử bí mật trong một phòng họp nhỏ ở trại giam. Khi ông hỏi tại sao gia đình anh không đến dự phiên tòa, chủ tọa phiên tòa Trương Dĩnh dối trá rằng đó là vì cả gia đình và luật sư của ông đều không đến tòa để làm các thủ tục cần thiết. Ông Trương từ chối tham dự phiên tòa và cố gắng rời khỏi phòng xử án, nhưng đã bị nhân viên chấp hành tòa án cưỡng chế quay lại để hoàn tất phiên xét xử kéo dài 30 phút.

Sau khi bị lãnh án 5,5 năm tù vào ngày 7 tháng 7 năm 2014, ông Trương đã đệ đơn kháng cáo lên Tòa án Trung cấp thành phố Mẫu Đơn Giang.

Tòa án cấp cao hơn đã bác bỏ bản án gốc, trả hồ sơ lại cho tòa sơ thẩm và yêu cầu xét xử lại.

Thẩm phán tìm cách cản trở quyền truy cập hồ sợ vụ án của luật sư

Trước khi xét xử lại, tòa án đã từ chối cho luật sư tiếp cận các tài liệu vụ án, điều này đã gây trở ngại cho luật sư, khiến ông khó có thể bào chữa hiệu quả cho ông Trương và ông đã bị đuổi khỏi phòng xử án.

Sau đó ông Trương đã thuê một luật sư mới để đại diện cho mình. Khi luật sư này đến tận thành phố Mẫu Đơn Giang để xem xét hồ sơ vụ án của thân chủ, một thẩm phán tên là Khương Băng Băng đã viện ra vô số lý do để ngăn cản. Trước sự cương quyết của luật sư, Khương miễn cưỡng phải đưa ra một phần hồ sơ, nhưng nhiều tài liệu quan trọng không được đưa vào.

Nói lắp và đau đầu dữ dội sau khi uống một ly nước

Thẩm phán đã tổ chức năm phiên xét xử trong lần xét xử tái thẩm. Giữa các phiên xét xử, ông Trương xuất hiện các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng và phải nhập viện nhiều lần. Ông được chẩn đoán bị tai biến và bệnh tim mạch vành. Ông phải ngồi xe lăn khi tham gia phiên tòa và có một bác sỹ đi cùng.

Trước phiên xét xử đầu tiên của phiên tòa tái thẩm, khi thẩm phán Trương Dĩnh của phiên tòa sơ thẩm đã tới bệnh viện gặp ông Trương, bà ta đã nói với ông rằng: “Tôi đã sai trong lần xử đầu tiên, mong ông đừng để bụng”. Bà ấy cũng hứa sẽ không tham gia vào các vụ án Pháp Luân Công nữa.

Bất chấp sức khỏe của ông Trương đang rất yếu, chủ tọa phiên tòa Quý Minh vẫn buộc ông phải ra hầu tòa. Khi ông Trương đang đọc phần biện hộ của mình, thẩm phán Quý (trước đó ông ta đã nhận được một mẩu giấy từ tay của một chấp hành viên) ra lệnh cho một người nào đó đưa cho ông một chai nước. Mười phút sau, ông Trương bắt đầu nói líu nhíu. Ông ôm đầu đầy đau đớn và nói với thẩm phán rằng đầu ông rất đau, tay và chân cứng đơ.

Thẩm phán Quý cho gọi một bác sĩ đến và người này đã kiểm tra sơ bộ cho ông Trương và tuyên bố rằng ông đủ sức khỏe để tiếp tục phiên tòa. Ông Trương nói trong đau đớn: “Các vị đang cố giết tôi à?” Luật sư của ông Trương cũng lên tiếng phản đối: “Thân chủ của tôi rõ ràng là không đủ sức khỏe để hầu tòa ngay lúc này. Các vị không mảy may quan tâm đến mạng sống của ông ấy csao?” Nhưng cũng vô ích.

Thấy chồng mình đang ở trong tình cảnh nguy hiểm đến sinh mạng, vợ của ông Trương đã đứng dậy ở hàng ghế người xem xét xử và nói về việc chồng mình bị đối xử tồi tệ như thế nào. Khi bà bị lôi ra khỏi phòng xử án bởi một số cảnh sát tòa án, ông Trương không biểu lộ cảm xúc và dường như không nhìn thấy hoặc nghe thấy bất cứ điều gì trong suốt cuộc náo loạn này.

Tra trấn trong Nhà tù Mẫu Đơn Giang

Sau phiên xét xử thứ năm, thẩm phán lại đưa ra mức án 5,5 năm giống như cũ. Ông Trương đã nộp đơn kháng cáo khác lên tòa án trung cấp. Khi thẩm phán Cao Ngọc Hỷ của tòa án cấp cao đến bệnh viện và hỏi ông Trương về lý do kháng cáo, ông Trương nói rằng Pháp Luân Công là một môn tu luyện chính Pháp và việc ông không làm bất kỳ điều gì sai trái khi thực hành đức tin của mình, và ngay từ đầu việc tu luyện Pháp Luân Công hoàn toàn là hợp pháp. Ban đầu Cao nói rằng ông ta hiểu và sẽ giải quyết vấn đề đó, nhưng sau đó đã bác bỏ kháng cáo của ông Trưong.

Ông Trương bị đưa đến Nhà tù thành phố Mẫu Đơn Giang vào ngày 26 tháng 8 năm 2015. Ông cùng với hàng hàng chục tù nhân khác nằm chung trên một chiếc giường cỡ lớn và nó chật đến nỗi mọi người phải nằm nghiêng, đầu của người này sẽ chạm vào chân của người khác. Nếu ai đó dậy đi vệ sinh thì khi quay lại họ sẽ mất chỗ ngủ.

Bởi ông Trương không thể ghi nhớ nội quy nhà tù hoặc trả lời khi điểm danh, ông thường bị đánh đập và ngược đãi. Lính canh cũng giữ lại quần áo và các nhu yếu phẩm hàng ngày mà gia đình gửi cho ông, vì ông không tặng bất kỳ món đồ nào cho lính canh.

Đánh đập tàn bạo trong Nhà tù Thái Lai

Ông Trương bị chuyển đến Nhà tù Thái Lai vào ngày 13 tháng 11 năm 2015, và ông bị bắt ngủ trên sàn gạch. Bởi ông từ chối học thuộc nội quy nhà tù và không viết tuyên bố từ bỏ đức tin của mình, lính canh Đổng Tân đã chỉ đạo hai tù nhân cấm ông ngủ.

Sau hai ngày không ngủ, ông Trương ơi vào trạng thái tinh thần mơ màng, và đã ký vào bản tuyên bố từ bỏ đức tin của mình. Sau khi tỉnh táo trở lại, ông đã viết “Nghiêm chính thanh minh” tuyên bố bản cam kết kia là vô hiệu.

Do sức khỏe yếu, ông Trương đã được chuyển đến khu dành cho các tù nhân ốm yếu. Vào đầu tháng 8 năm 2018, ông bị chuyển đến Nhà tù thành phố Tề Tề Cáp Nhĩ và tất cả các bài giảng Pháp Luân Công chép tay của ông đều bị tịch thu.

Ngày 30 tháng 10 năm 2018, Đinh Siêu, trưởng Đội 5, đã gọi ông Trương đến một văn phòng không có camera giám sát và hỏi ông tại sao ông không nộp tiền bảo hiểm y tế. Ông Trương trả lời rằng việc ông mua bảo hiểm hay không là vấn đề tự nguyện. Sau đó Đinh đã tát vào mặt và đánh vào ngực ông, đồng thời còn đá mạnh vào mông ông Trương khiến ông bị sa hậu môn.

2018-12-29-torture-duda--ss.jpg

Tranh minh họa tra tấn: Đánh đập tàn bạo

Đinh dừng lại và hỏi: “Ông có định trả tiền không?” Ông Trương kiên quyết nói không. Sau đó anh ta tiếp tục đánh ông Trương. Sau ba lần đánh đập, khi Đinh toan đánh một lần nữa, ông Trương bất ngờ kéo cửa ra và hét lên: “Quản giáo đánh ngườii! Quản giáo đánh người!” Khi giám đốc nhà tù Nhâm Thiệu Trung nghe thấy, ông ta đã bảo Đinh hãy cấm ông Trương mua nhu yếu phẩm hàng ngày trong hai tháng.

Một lần khác khi Đinh hỏi ông Trương tại sao ông lại từ chối điểm danh, ông Trương trả lời rằng đó là vì ông vô tội và không phải là tội phạm. Đinh nói rằng thái độ của ông không tốt và đánh ông bằng dùi cui điện.

Một năm sau, vào tháng 8 năm 2019, ông Trương và một số học viên khác bị chuyển trở lại Nhà tù Thái Lai. Vào ngày 11 tháng 9 năm 2019, sau khi lính canh tìm thấy một mảnh giấy viết thông tin về Pháp Luân Công, họ đã biệt giam ông Trương cho đến khi ông mãn hạn tù vào ngày 1 tháng 10 năm 2019. Trước mặt các tù nhân khác, quản giáo cũng trách mắng cho ông Trương đã không yêu yêu đảng, không yêu nước.

Tiếp tục sách nhiễu

Sau khi ông Trương được thả, cảnh sát địa phương đã lắp đặt một camera giám sát ở hai bên của lối vào tòa nhà căn hộ của ông Trương, và một camera khác ở chính diện lối vào.

Chính quyền địa phương không ngừng nỗ lực ép ông Trương từ bỏ đức tin của mình. Vào ngày 11 tháng 12 năm 2020, Hàn Tiên Kế, bí thư thị trấn Mật Sơn, đến nhà ông Trương và cố gắng ép ông viết tuyên bố từ bỏ đức tin của mình.

Ông Trương hỏi: “Anh nghĩ cái nào tốt hơn, một là chiểu theo Chân-Thiện-Nhẫn, và một là làm theo giả, ác, đấu?” Hàn không trả lời nhưng đe dọa: “Nếu ông không viết cam kết, tôi sẽ báo cáo ông với công an. Ông sẽ được thấy cách mà họ đối xử với ông.”

Khoảng một tuần sau, vào chiều ngày 17 tháng 12, bảy cảnh sát đến gõ cửa nhà ông Trương, nhưng không có ai ở nhà. Vào khoảng 9 giờ 30 tối hôm sau, một nhóm cảnh sát khác kéo đến. Con trai của ông Trương là anh Trương Truyền Phú đã mở cửa và hỏi họ đang làm gì. Một trong những cảnh sát lấy ra một cuốn sổ nhỏ và ve vẩy trước mặt anh Trương, nói rằng đó là thẻ cảnh sát của họ, nhưng không để anh ấy xem kỹ hơn. Vì ông Trương không có ở nhà nên họ đã rời đi.

Vài ngày sau, vào khoảng 5 giờ 20 chiều ngày 21 tháng 12, khi con trai ông Trương trở về nhà thì bị cảnh sát chặn lại, giật lấy chìa khóa và mở cửa lục lọi khắp nơi. Họ đã lấy đi sáu cuốn sách Pháp Luân Đại Pháp, hai điện thoại di động và hai chiếc đài, với giá trị ướng tính vào khoảng 2.000 nhân dân tệ. Cùng đêm đó, cảnh sát đã bắt ông Trương và đưa ông đến đồn công an để thẩm vấn. Ông từ chối trả lời mọi câu hỏi. Cảnh sát đã giam giữ ông mười ngày. Trong thời gian đó, hai cảnh sát lại vào nhà ông và không rõ họ đã lấy đi những gì.

Con gái của ông Trương cũng bị cảnh sát sách nhiễu và bị yêu cầu thay mặt cha mẹ cô ấy ký các tuyên bố từ bỏ Pháp Luân Công đã chuẩn bị trước. Cô từ chối, nhưng chồng cô đã không chịu nổi áp lực mà làm theo yêu cầu của cảnh sát.

Đến 3 giờ 35 chiều ngày 19 tháng 5 năm 2021, Lý Trường Hân, trưởng Đồn Công an Số 4 thành phố Mật Sơn cùng với cảnh sát Từ Hiểu Cường lại đến gõ cửa nhà ông Trương. Họ nói rằng họ đến để xác minh một số vấn đề, chẳng hạn như hai vợ chồng ông có tập Pháp Luân Công hay không và liệu họ có bị bắt hay không. Ông Trưong trả lời: “Chúng tôi không bị bắt, nhưng đã bị các anh bắt cóc một cách phi pháp. Các anh chính là những người phạm tội, vi phạm pháp luật. Các anh mên quay về văn phòng của mình, đừng đến nhà tôi nữa”. Ông Trương từ chối mở cửa. Từ đã gọi điện thoại và báo cáo tình hình lên cấp trên, sau đó liền rời đi.

Bài liên quan:

Hắc Long Giang: Ông Trương Ngọc Đường bị bức hại đến không thể đi lại sau nhiều năm bị cầm tù

Nhà tù Thái Lai tăng cường bức hại các học viên Pháp Luân Công

Một người đàn ông đang ở tình trạng nguy kịch trong tù nhưng không được tại ngoại để chữa trị

Bằng chứng mới cho thấy các học viên Pháp Luân Công có thể đã bị đánh thuốc mê trong các phiên xét xử

Thẩm phán cản trở không cho luật sư sử dụng hồ sơ

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/6/14/426951.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/7/10/194029.html

Đăng ngày 17-07-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share