Bài viết của phóng viên Minh Huệ ở tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc

[MINH HUỆ 22-11-2016] Từ tháng 11 năm 2015, khi một chỉ lệnh mới được ban hành nhắm vào những học viên không chịu từ bỏ tu luyện Pháp Luân Công, Nhà tù Thái Lai đã tăng cường bức hại những học viên đang bị giam giữ.

Ở Trung Quốc không có điều luật nào quy định tu luyện Pháp Luân Công là phạm pháp nên các học viên bị giam giữ không bao giờ nhận là họ có tội, do đó họ từ chối tham gia lao động cưỡng bức. Đáp lại sự phản kháng ôn hòa của họ đối với giam giữ phi pháp lại vấp phải chỉ lệnh mới này.

Chỉ lệnh quy định rằng tất cả các tù nhân có sức khỏe phải tham gia lao động cưỡng bức nếu không sẽ phải chịu hình phạt nặng nề, bao gồm tra tấn thân thể, bị hạn chế đi lại trong nhà tù, bị tước quyền thăm thân, không được giao tiếp, ăn uống tử tế hay mua đồ.

Nhiều người trong số 21 học viên được xác nhận vẫn bị giam giữ trong tù và phải chịu nhiều hình thức tra tấn từ khi chỉ lệnh mới có hiệu lực.

Quá trình tra tấn ròng rã 16 ngày

Ông Hứa Văn Long, bị kết án tám năm tù vào năm 2012, đã từng phải trải qua một đợt tra tấn ròng rã 16 ngày vì từ chối hợp tác với lính canh nhà tù.

Ngày 3 tháng 12 năm 2015, lính canh đưa ông Hứa vào phòng biệt giam. Họ trói ông vào một chiếc ghế trong tư thế hai tay quặt ra sau lưng và chân bị cùm lại. Họ còn dùng một dây đai trói ngang qua ngực ông.

Ông Từ đã vẽ lại vài tấm hình mô tả những gì ông đã trải qua. Trong phần ghi chú, ông nêu rõ rằng khi ông bị trói chặt trên ghế thì các lính canh xịt hạt tiêu vào ông. Ông phản đối sự ngược đãi của họ nhưng họ lại càng xịt nhiều hơn lên người ông khiến thị lực của ông suy giảm trầm trọng. Mặt và mũi của ông bị sưng u lên.

Đến ngày 9 tháng 12, khi ông Từ được cởi trói, ông không còn sức để đi nữa. Sau đó, lính canh lại cùm chân tay ông vào cái vòng gắn trên sàn nhà.

2016-11-18-xuwenlong_01.jpg

Hình vẽ mô tả tra tấn bằng hình thức trói trên sàn của ông Hứa

Trong phần chú thích, ông Hứa có ghi ông thấy vô cùng lạnh vì khi đó chỉ mặc có một bộ quần áo mỏng trên người. Ông bị những vết rộp ở mông vì phải ngồi trên nền bê tông nhiều ngày mà không có đệm.

Lính canh tiếp tục gông ông trên sàn nhà như vậy cho đến ngày 18 tháng 12 năm 2015.

Đến tháng 7 năm 2016, ông Hứa lại bị tra tấn vì từ chối từ bỏ tu luyện Pháp Luân Công và phản đối sự ngược đãi đối với các học viên bị giam giữ. Lính canh lại một lần nữa tước quyền thăm thân của ông Hứa cũng như cấm ông không được liên lạc ra bên ngoài hay mua đồ ở căng-tin trong hai tháng ròng.

Các học viên khác cũng bị ngược đãi

Ngoài ông Hứa, ông Vũ Nguyên Long, Vương Lan Sinh, Quan Nhật An, Trương Hải Đào, một học viên họ Trương, Vi Xương Phong, Trương Tác Quân, Thẩm Bằng Trùng, Cúc Chí Viễn, Thạch Thời Tín, Trương Hải Đào, Lưu Phúc Bân, Thẩm Thế Vinh, Thạch Mạnh Văn, Trương Hải Âu, Trương Ngọc Đường, và Trương Ngọc Lương cũng bị ngược đãi dưới nhiều hình thức.

Ngày 8 tháng 11 năm 2015, ông Trương Ngọc Lương, ông Trương Ngọc Đường và ông Quan Nhật An bị tra tấn bằng hình thức “đóng băng”. Họ bị lột trần và phải ngồi trên sàn trong một căn phòng lạnh mở cửa sổ. Họ bị ép phải giữ một nắm tuyết trong tay mà nếu thả ra thì sẽ bị đánh.

Ngày 2 tháng 12 năm 2015, ông Vương Lan Sinh và ông Từ Thắng Lợi bị biệt giam. Cả hai ông đã tuyệt thực để phản đối nhưng họ lại bị bức thực.

Tháng 6 năm 2015, ông Vi Xương Phong bị trói cố định vào nền nhà trong 15 ngày liên tiếp.

Tháng 8 năm 2016, ông Vạn Thụ Thanh bị cấm ngủ và dội nước lạnh lên đầu trong hai ngày liên tiếp.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2016/11/22/337893.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2016/11/24/160065.html

Đăng ngày 20-12-2016; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share